K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 1 2019

Hà Nội năm 2018.

Các bạn thân mến!

Chắc hẳn mỗi chúng ta đều có một ai đó được coi là người hùng, là hình tượng chuẩn mực để chúng ta hướng đến. Người hùng của các bạn có thể là một nhân vật mang sức mạnh siêu nhiên, một người anh hùng lịch sử tài trí và dũng cảm, hay cũng có thể là một người cô, người thầy, người lái đò thầm lặng đưa chúng ta đến bến bờ tri thức. Còn đối với riêng tôi, người hùng của tôi chính là ông nội.

Ông nội tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, râu tóc ông bạc phơ nhưng thật may mắn làm sao khi ở độ tuổi này ông vẫn còn được minh mẫn tuy rằng đôi mắt ông đã mờ dần đi theo năm tháng. Tôi thường về thăm ông vào mỗi dịp cuối tuần để nghe ông sẻ chia, tâm sự và cùng ông trồng các loài hoa ở khu vườn nhỏ trước sân. Sở thích của ông là sưu tầm cây cảnh nên ông trồng rất nhiều loại hoa như hoa lan, hoa hồng, hoa huệ, ...và nhiều cây ăn quả khác xung quanh ngôi nhà của mình. Đã có lần ông nói với tôi rằng, hoa mang đến cho con người cái đẹp, người thích chơi hoa là người yêu cái đẹp. Ông thích trồng hoa bởi ông yêu những vẻ đẹp đầy màu sắc mà chúng mang lại.

Trước đây, ông tôi là một người lính, một người chiến sĩ dũng cảm xung phong vào chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ để góp sức mình vào công cuộc chiến đấu chung của dân tộc, mang lại hòa bình, hạnh phúc cho nhân dân. Theo lời ông kể, đó là những năm tháng gian khổ nhưng cũng là những năm tháng hào hùng nhất trong lịch sử. Chiến tranh vô cùng ác liệt, có những ngày bom Mĩ dội xuống liên tiếp khiến đồng bào ta phải gánh chịu những đau thương không sao kể hết. Những người lính chỉ được về phép một, hai hôm rồi lại từ biệt gia đình, vợ con để lên chiến trường. Những người thanh niên trai trẻ phải từ giã làng quê, từ giã mối tình còn đang tươi đẹp để hành quân, chiến đấu vì miền Nam yêu dấu. Mười năm trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ cũng là mười năm ông tôi trải qua đủ mọi cung bậc cảm xúc, trải qua mọi sự khắc nghiệt của chiến tranh. Mười năm ấy, gia đình không còn niềm tin, niềm hi vọng vào sự trở về của ông nữa.

Khi cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, đất nước hoàn toàn được thống nhất, ông tôi trở lại quê hương trong niềm vui, niềm hạnh phúc đến òa khóc của mọi người. Điều tôi ngưỡng mộ ở ông không chỉ là sự dũng cảm, tinh thần chiến đấu quật cường vì tổ quốc mà còn bởi tình yêu mặn nồng giữa ông và bà tôi. Trước khi trở thành một người lính, ông tôi là một chàng trai trẻ còn bà tôi là một cô gái ông thôn chất phác, hiền lành. Giữa thời buổi sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc hai người không dám hứa sẽ chờ đợi nhau. Vậy mà mười năm trôi qua, tuổi thanh xuân của bà đã được bù đắp trong giây phút nhìn thấy ông lành lặn trở về. Lời hứa chờ đợi ấy dù không được nói ra nhưng cả hai đều đã ngầm hiểu. Cho đến tận bây giờ, khi lớp bụi thời gian dần phủ mờ lên tất cả thì ông bà tôi vẫn yêu thương nhau như thuở ban đầu. Ông luôn dành sự quan tâm cho bà, ông nói rằng dù có dành cả cuộc đời của mình thì cũng không thể bù đắp hết được những khổ cực, buồn tủi bà phải chịu đựng trong ngần ấy năm xa cách.

Sự hi sinh của ông dành cho gia đình vô cùng to lớn. Tuy đã có tuổi nhưng ông vẫn phụ giúp bố mẹ tôi những công việc vừa sức để bố mẹ tôi đỡ được phần nào vất vả. Sau khi chiến tranh kết thúc, ông được cấp trên cử đi học và trở thành một thầy giáo. Xen kẽ những bài giảng của ông là câu chuyện về chiến tranh, câu chuyện về tình người để các học sinh biết quý trọng hơn cuộc sống mình đang có. Mặc dù ông đã về hưu nhưng ngày Nhà giáo Việt Nam hàng năm có rất nhiều học sinh cũ đến thăm và tặng hoa chúc mừng người thầy đã dìu dắt và gắn bó với mình. Có những người trở thành bác sĩ cũng có người trở thành giáo viên, nhà báo. Nhưng cho dù làm ngành gì chăng nữa thì ông cũng đều dặn dò các học sinh phải có cái tâm, như vậy, mới đạt được thành công trong công việc. Có lẽ vì thế mà những học trò cũ luôn kính trọng và coi ông như người cha của mình.

Những lúc rảnh rỗi, ông thường kể cho tôi nghe các câu chuyện để chúng tôi biết thêm về lịch sử đất nước, về những con người hi sinh thầm lặng để chúng ta có được cuộc sống tự do như ngày hôm nay. Ông dạy tôi cách ứng xử trong cuộc sống hàng ngày, dạy tôi những phép toán mà tôi không tìm ra lời giải. Là một người nghiêm khắc nên khi những thành viên trong gia đình mắc lỗi hay xử sự không đúng ông tôi đều thẳng thắn góp ý. Tôi nhớ những ngày còn thơ bé, ông đã làm rất nhiều đồ chơi cho tôi. Ông dạy tôi cách gấp con hạc, chiếc thuyền thúng, thuyền buồm bằng giấy. Ông làm cả đèn ông sao cho tôi mỗi dịp Trung thu đến để tôi đi rước kiệu cùng các bạn. Không một ai trong xã hội chê trách ông về điều gì bởi ông là một người có trách nhiệm, một Đảng viên gương mẫu, một người cha, người ông mẫu mực. Ông còn nhiệt tình giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn khiến họ cảm kích và biết ơn vô cùng.

Vào ngày sinh nhật, tôi bất ngờ nhận được món quà của ông. Đó là một chiếc xe đạp màu xanh tôi yêu thích. Ông không quên nhắc tôi phải học thật giỏi, thật chăm ngoan để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. Đồng thời, ông cũng không quên nhắc nhở bố mẹ tôi dù có bận rộn như thế nào cũng nên dành thời gian quan tâm, chăm sóc con cái. Những đứa trẻ rất cần sự lắng nghe của cha mẹ và tôi cũng vậy.

Tôi luôn nhận được sự khích lệ từ ông, mỗi kì được học sinh giỏi, ông thường thưởng cho tôi những món quà ý nghĩa. Đó là chiếc cặp sách hay những cuốn vở, chiếc bút để chuẩn bị cho một năm học mới. Là người đứng đầu trong gia đình, ông luôn bảo ban mọi thành viên cách sống, cách giao tiếp, ứng xử chuẩn mực nhất để không ai có thể chê trách. Ông luôn yêu thương hết mực các cháu nhưng cũng không quá nuông chiều để chúng làm nũng, đòi hỏi.

Đối với tôi, ông là một người hùng. Tôi ngưỡng mộ ông bởi cách sống, cách đối nhân xử thế, ngưỡng mộ ông ở sự hi sinh cao cả dành cho gia đình. Hi vọng rằng, ông sẽ luôn mạnh khỏe để bên cạnh chúng tôi và cùng chúng tôi có những giây phút ngập tràn yêu thương.

Tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn nhé!

Nguyễn Gia Linh

Bài 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống.Câu hỏi 1:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Chết ........... còn hơn sống nhục.Câu hỏi 2:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Rộng lượng, thứ tha cho người có lỗi được gọi là ...........Câu hỏi 3:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Chết đứng còn hơn sống ............Câu hỏi 4:Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Thong thả và được yên ổn, không...
Đọc tiếp

Bài 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống.

Câu hỏi 1:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Chết ........... còn hơn sống nhục.

Câu hỏi 2:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Rộng lượng, thứ tha cho người có lỗi được gọi là ...........

Câu hỏi 3:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Chết đứng còn hơn sống ............

Câu hỏi 4:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Thong thả và được yên ổn, không phải khó nhọc, vất vả thì gọi là ...........

Câu hỏi 5:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Vượt hẳn lên trên những cái tầm thường, nhỏ nhen về phẩm chất, tinh thần thì được gọi là ...........

Câu hỏi 6:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Ham hoạt động, hăng hái và chủ động trong các công việc chung thì được gọi là ...............

Câu hỏi 7:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Không giữ kín, mà để mọi người đều có thể biết thì được gọi là ...........

Câu hỏi 8:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Mạnh bạo, gan góc, không sợ nguy hiểm thì được gọi là ..........

Câu hỏi 9:

Điền từ hô ứng thích hợp vào chỗ trống: Gió ......... to, con thuyền càng lướt nhanh trên mặt biển.

Câu hỏi 10:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thì được gọi là ...........

Bài 2: Phép thuật mèo con.

Hãy ghép 2 ô trống chứa nội dung tương đồng hoặc bằng nhau thành đôi.
Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Lớp 5 Vòng 18 năm học 2016

Dương

Khuyển

Gió

Mây

Tẩu

Điền

Địa

Lão

Đồng

Trạch

Bài 3: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn.

Câu hỏi 1:

Từ “mực” trong các từ “mực nước biển”, “lọ mực”, “cá mực” “khăng khăng một mực”, có quan hệ với nhau như thế nào?

  • Đồng âm
  • Đồng nghĩa
  • Trái nghĩa
  • Nhiều nghĩa

Câu hỏi 2:

Trong các từ sau, từ nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu thơ
"Gió khô ô ...
Gió đẩy cánh buồm đi
Gió chẳng bao giờ mệt!"

  • Đồng ruộng
  • Cửa sổ
  • Cửa ngỏ
  • Muối trắng

Câu hỏi 3:

Trong các cặp từ sau, cặp nào là cặp từ đồng nghĩa?

  • béo - gầy
  • biếu - tặng
  • bút - thước
  • trước - sau

Câu hỏi 4:

Những câu thơ sau do tác giả nào viết ?
"Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy."

  • Nguyễn Thi
  • Nguyễn Đình Thi
  • Đoàn Thị Lam Luyến
  • Lâm Thị Mỹ Dạ

Câu hỏi 5:

Trong câu thơ “Sao đang vui vẻ ra buồn bã/ Vừa mới quen nhau đã lạ lùng.” có những từ trái nghĩa nào?

  • Vui – buồn
  • Mới – đã
  • Vui vẻ - buồn bã và quen – lạ lùng
  • Đang vui – đã lạ lùng

Câu hỏi 6:

Trong các từ sau, những từ nào là từ láy?

  • Bạn bè, bạn đường, bạn đọc
  • Hư hỏng, san sẻ, gắn bó
  • Thật thà, vui vẻ, chăm chỉ
  • Giúp đỡ, giúp sức

Câu hỏi 7:

Trong các từ sau, từ nào chỉ trạng thái yên ổn, tránh được rủi ro, thiệt hại?

  • an toàn
  • an ninh
  • an tâm
  • an bài

Câu hỏi 8:

Trong đoạn thơ sau, có những cặp từ trái nghĩa nào?
"Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa"

  • Bay, sa, thoảng
  • Trong- đục
  • Trong - đục, khoan - mau
  • Sa nửa vời – mau sầm sập

Câu hỏi 9:

Từ "ông" trong câu” Thời gian như lắng đọng khi ông mãi lặng yên đọc đi, đọc lại những dòng chữ nguệch ngoạc của con mình” thuộc loại từ gì?

  • đại từ
  • động từ
  • danh từ
  • tính từ

Câu hỏi 10:

Trong các câu sau, câu nào có từ “bà” là đại từ?

  • Bà Lan năm nay 70 tuổi.
  • Bà ơi, bà có khỏe không?
  • Tôi về quê thăm bà tôi.
  • Tiếng bà dịu dàng và trầm bổng.
1
13 tháng 6 2020

Câu 1 :

Vinh

Câu 2:

Khoan dung

Câu 3 :

quỳ

Câu 4:

bình yên

Câu 5:

cao thượng

câu 6:

năng nổ

Câu 7

công khai

Câu 8

dũng cảm

Câu 9

càng

Câu 10

truyền thống

Bài 3 :

Câu 1 : đồng âm

Câu 2: cửa sổ

Câu 3: biếu-tặng

Câu 4 :Nguyễn Đình Thi

Câu 5 : Vui vẻ - buồn bã và quen – lạ lùng

Câu 6:Thật thà, vui vẻ, chăm chỉ

Câu 7: an toàn

Câu 8: trong -đục  ; khoan - mau

Câu 9:đại từ

Câu 10:Bà ơi, bà có khỏe không?

27 tháng 7 2020

bài 1.Gia đình em có bốn thành viên, bao gồm có bố mẹ và hai chị em gái chúng em. Gia đình em luôn yêu thương, chăm sóc lẫn nhau, hai chị em em thì thường chia sẻ với nhau những vui buồn của cuộc sống, học tập. Với em, chị gái của mình không chỉ là một người chị mẫu mực luôn nhường nhịn, chăm sóc của em mà còn là một người bạn tri kỉ, một người mà em yên tâm khi tâm sự những gì đã trải qua trong cuộc sống.

Chị của em năm nay mười lăm tuổi, tuy hai chị em có sự cách biệt về tuổi tác nhưng không vì vậy mà chúng em xa cách, bất đồng. Em và chị gái của mình rất hợp tính nên có thể dễ dàng tâm sự, nói chuyện một cách thoải mái nhất. Mọi người thường nói nhà mà có hai chị em gái thì thường xuyên xảy ra tranh giành, xung đột, chị em thường khắc khẩu, không hợp nhau.

Nhưng điều ấy không hề xảy ra trong quan hệ của chị em em, chúng em luôn yêu quý và ý thức được vị trí cũng như trách nhiệm của mình, đối với chị em thì luôn nhường nhịn, chăm sóc cho em. Còn em thì yêu thương, tôn trọng chị của mình. Chị của em vô cùng xuất sắc, không những là một học sinh ưu tú của lớp mà còn là một người cán bộ lớp đầy mẫu mực, chị em tuy học giỏi nhưng không hề tỏ ra kiêu căng, luôn quan tâm giúp đỡ đến bạn bè cũng như những người xung quanh mình.

Chị em nổi tiếng trong trường vì những đức tính tốt bụng, khiêm nhường ấy, vì thế mà mỗi lần có người nhắc đến chị em là em không kiềm nổi sự tự hào dâng trào trong mình. Chị em không chỉ là một học sinh ưu tú mà còn là một người con ngoan của gia đình em. Chị luôn lễ phép với bố mẹ, ông bà, chăm sóc, nhường nhịn em.

Chị còn là một người vô cùng đảm đang, những công việc nhà đều được chị hoàn thành một cách xuất sắc, chị có thể nấu cơm, rửa bát, quét nhà. Chị nấu ra rất nhiều những món ăn ngon, trong đó món ăn mà em yêu thích nhất đó chính là món trứng cuộn của chị làm. Những lát trứng cuộn vàng ươm, được chị tráng một cách khéo léo, hương vị thơm ngon không kém món ăn do mẹ em làm là bao.

Em có một người chị tuyệt vời, đó là người luôn chăm sóc, quan tâm tận tình, cũng là một người bạn mà em tin tưởng khi chia sẻ những buồn vui của cuộc sống, học tập, chị luôn lắng nghe với thái độ chân thành và cho em những lời khuyên thật bổ ích.

bài 2.

Trong nhà, mẹ em là người chăm sóc và nuôi dạy em tỉ mỉ, chu đáo nhất.

Mẹ em là người bán hàng. Ngoài một buổi bán hàng, mẹ ở nhà chăm lo việc nhà cửa và chăm sóc bố con em. Mẹ lo cho em từng bát cơm nóng, canh ngọt, từng tấm áo thơm sạch là ủi phẳng phiu. Có bàn tay mẹ, mọi việc trong nhà đâu vào đấy, gọn gàng. Mẹ vẫn hay xoa đầu em và bảo: “Con phải chăm học và ngoan nhé!”. Em dạ vâng và thấy yêu mẹ thật nhiều. Mẹ em vất cả lo toan việc nhà nhưng mẹ chẳng bao giờ than vãn. Mẹ là nơi ấm áp, an toàn để em nương tựa trong tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho em.

Em tự hứa phải học thật giỏi để có khả năng giúp mẹ đỡ vất vả hơn.

1 tháng 8 2020

Bài thứ nhất :Trong gia đình có 4 người bố mẹ chị gái và em.Đối với em chị luôn người chị mẫu mức nhất mà em từng có.Chị gái em tênlà Hoa. Năm nay chị lên lớp 6.Trường Tiểu học cơ sở Bắc Lệnh.chị có dáng người dong dỏng cao. đôi mắt chị lấp lánh như các sao băng trên trời. Khuôn mặt chị trái xoan. Mỗi khi em buồn chị luôn an ủi em để em có thêm động lực. Chị luôn là tất cả đối với em. Chị là niềm tự hào để em thêm nỗ lực để em học tập . Chị như là một người bạn của em. Chị luôn hiểu em và chị hay giúp đỡ em trong mọi khó khăn. Em hứa sẽ trở thành một học sinh giống như chị. Em rất là quý chị.

bài số 2: Trong nhà mẹ là người mẫu mực nhất.Mẹ luôn chăm sóc em từ bữa cơm đến giấc ngủ .Mẹ là cán bộ bảo bảo hiểm. Em nghĩ rằng 1 ngày như mootj chuỗi ngày dài vất vả. Nhiều lúc mẹ em phải làm việc đến khuya em rất thương mẹ em. em sẽ cố gắng trở thành một người giống mẹ để sau này lên người và trang trại cuộc sống.Em chị muốn nói rằng " Mẹ ơi con yêu mẹ nhiều lắm". Em xin húa sẽ cố gắng phấn đấu học tập để trở thành một cán bộ bảo hiểm giống mẹ

26 tháng 7 2018

Ông Thọ

Con Voi

Con Chuột

8:4=4:3

Hai câu cuối mình ko biết

Ông Thọ

Còn ong

Con chuột hoặc con kiến

8 : 4 = 3 : 4

câu này mk ko bt

Cây đa

1 tháng 4 2020

Từ chỉ hoạt động: sửa soạn; chụm đầu; đùa vui.

Từ chỉ trạng thái: phủ dày; nổi lên.

14 tháng 6 2021

Trả lời :

Vua Hàm Nghi

Hok T~

14 tháng 6 2021

Hàm Nghi

Sông Hồng chảy qua khu vực trước kia là thành Tống Bình - Đại La – Thăng Long và nay là Hà Nội – đã nhiều lần đổi dòng. Có thể là cách đây vài nghìn năm, hồ Tây chỉ là một khúc uốn của sông Hồng, sau một trận lụt lớn, chỗ uốn khúc bị cát lấp hai đầu, sông chảy theo dòng khác và chỗ uốn khúc thành hồ lớn. Hồ Gươm – di tích còn sót lại của hồ Thuỷ Quân trong chuỗi hồ Tả Vọng - Hữu Vọng - trước kia là những lạch nước cạnh đê sông Hồng, rồi cát bồi đẩy lòng sông ra quá xa về phía đông, lại thêm có đê mới đắp bao quanh, lạch nước cũ đã thành hồ. Hệ thống hồ ở phía nam thành Thăng Long - hồ Văn Chương, hồ Trung Phụng, hồ Bảy Mẫu, hồ Thanh Nhàn – cũng do cùng một nguồn gốc đó. Những không gian mây nước cây cỏ tô điểm cho thành phố Hà Nội đều là sản phẩm của sông Hồng.

Sông Hồng, sông Tô Lịch là hai con sông chính của Hà Nội đã đi vào lịch sử Việt Nam cùng với sự hình thành của thành phố Hà Nội. Mới khởi thuỷ khi nước nhà còn dưới ách đô hộ của bọn phong kiến Trung Hoa, lũ quan lại Tuỳ - Đường (về thế kỷ VIII, thứ IX) đắp thành Tống Bình - Đại La, lúc đầu là để chống quân Nam Chiếu từ tây bắc đánh xuống, và sau là để đối phó với những phong trào chống quân xâm lược giành độc lập của dân tộc. Bọn chúng nơm nớp lo sợ, khi thì cho sông Tô là “nghịch thuỷ”, khi thì cho là khí thiêng Long Đỗ chống lại chúng nên chúng dùng phép bùa chú để yểm đi.

Khi nước nhà độc lập và thống nhất rồi, Lý Thái Tổ quyết định định đô ở địa điểm thành Đại La cũ, thì lại có những hiện tượng đặc biệt - sử cũ ghi việc “Rồng vàng hiện ra bay lượn quanh đoàn thuyền vua Lý” từ Hoa Lư trẩy ra. “Rồng bay”, “Thăng Long” chỉ là tượng trưng cho tinh thần độc lập tự cường của dân tộc kết tinh trong bốn câu thơ bất hủ của danh tướng Lý Thường Kiệt (“Nam quốc sơn hà Nam đế cư…”), người có công củng cố nền độc lập tự cường phôi thai từ thời Ngô Quyền – Đinh Bộ Lĩnh – Lê Hoàn.

Về phòng thủ đất nước nói chung và Hà Nội ngày xưa nói riêng, mặt tây nam ít nguy hiểm vì giáp với Lào, có nhiều núi non hiểm trở, mấy lần quân Xiêm có ý định xâm phạm song chúng không qua được Trấn Ninh. Nhưng mặt đông nam châu thổ thì lại là nơi dễ sơ hở của ta khi có địch hành quân từ bờ bể Thanh Nghệ đánh vào, như trường hợp ở thế kỷ XIII và XIV, quân Nguyên của Toa Đô đánh vòng từ phía nam lên, hoặc quân Chiêm Thành của Chế Bồng Nga ba lần ngược sông Hoàng Giang tiến đến tận Thăng Long đốt phá. Tuy nhiên nói chung thì kẻ thù truyền kiếp và nguy hiểm nhất suốt trong các thời kỳ lịch sử vẫn là bọn xâm lược phương Bắc xuống qua Chi Lăng và Bạch Đằng, cho nên sông Hồng luôn luôn là con hào thiên nhiên phòng thủ cho Hà Nội.

Hà Nội trên bờ sông Hồng, lịch sử còn ghi chiến công của nghĩa quân Lam Sơn tấn công bao vây thành Đông Quan, đại bản doanh của Lê Lợi - Nguyễn Trãi đóng ở bến Bồ Đề; quân của Trịnh Tùng (1492) và quân của Nguyễn Huệ (1786) từ nam ra bắc hạ thành Thăng Long đã ngược sông Hồng, từ phía đông nam tiến đánh vào thành.

Đến thời kỳ cận đại (thế kỷ XIX) trước nguy cơ xâm lược của bọn tư bản Pháp, chúng có tàu đồng súng lớn, con sông Hồng là đường hành quân duy nhất và thuận lợi của chúng để hạ thành Hà Nội. Ta không giữ được thành Hà Nội nên phải cắt cho Pháp một phần đất Hà Nội làm nhượng địa.

Đối với kinh tế của Hà Nội

Sông Hồng vốn đã là đường giao thông thuỷ quan trọng, là một con sông lớn nhất miền Bắc, thế địa hình miền Việt Bắc xoè hình nan quạt, những đường giao thông đã theo thung lũng các con sông chảy từ bắc xuống nam hướng về đồng bằng, qua điểm trung tâm, đầu mối giao thông thuỷ bộ, là Hà Nội. Phía tây bắc (Lai Châu – Sơn La – Lào Cai - Hà Tuyên) theo sông Đà, sông Thao, sông Lô đổ vào sông Nhị ở gần Việt Trì, thuyền bè vận tải nguyên liệu quặng mỏ thổ sản cho đồng bằng. Phía đông bắc (Cao Bằng - Lạng Sơn – Thái Nguyên - Bắc Giang) xuôi theo sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, hợp lưu ở Lục Đầu Giang, vào sông Đuống nối với sông Hồng ở mé trên Hà Nội, mang sản vật ở vùng đó về xuôi. Cảng xuất nhập khẩu của miền Bắc là Hải Phòng, khu than Hồng Gai chuyển hàng hoá và than lên Hà Nội qua sông Chanh, sông Kinh Thày, sông Đuống. Thuyền chở hành khách đi lại, vận chuyển nguyên liệu lương thực cho Hà Nội, hàng tiêu dùng sản xuất ở Hà Nội về địa phương, chức năng của sông Hồng về mặt kinh tế thật quan trọng.

Sông Hồng chảy qua địa phận thành phố Hà Nội không phải chỉ có đem lại lợi ích về giao thông, tác dụng của nó về nông nghiệp trong địa bàn thành phố chưa lớn nhưng cũng có hàng vạn người của Hà Nội sống ở trên bãi dọc bờ sông đã sinh sống về nghề trồng màu ngô khoai, trồng dâu tằm và có cả cấy lúa; gần sông nước họ sinh sống về chài lưới, về vớt củi trôi mùa nước lũ, khai thác cát ven sông.

Quan trọng hơn vẫn là giao thông tứ phương đổ về, Hà Nội là một thị trường lớn của cả nước, môi trường nuôi dưỡng và phát triển các nghề thủ công, cho nên ta thấy cảnh tượng phố phường sầm uất trải qua hàng chục thế kỷ, không một thành phố nào ở trong nước có thể cạnh tranh được với nó, tuy bao phen đã có những bước thăng trầm lịch sử.

8 tháng 1 2019

Sông Hồng góp phần quan trọng trong sinh hoạt đời sống cũng như trong sản xuất. Sông Hồng trên đất Việt Nam có hai phần chính: đoạn sông Thao và đoạn sông Nhị, hai đoạn đó đánh dấu cho hai giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam là thời dựng nước trước Công Nguyên và thời kỳ mở mang và bảo vệ đất nước trước thế kỷ XIX. Vì thế sông Hồng có vai trò quan trọng đối với chính trị, quân sự và kinh tế của Hà Nội.

Đối với chính trị, quân sự của Hà Nội

Sông Hồng chảy qua khu vực trước kia là thành Tống Bình - Đại La – Thăng Long và nay là Hà Nội – đã nhiều lần đổi dòng. Có thể là cách đây vài nghìn năm, hồ Tây chỉ là một khúc uốn của sông Hồng, sau một trận lụt lớn, chỗ uốn khúc bị cát lấp hai đầu, sông chảy theo dòng khác và chỗ uốn khúc thành hồ lớn. Hồ Gươm – di tích còn sót lại của hồ Thuỷ Quân trong chuỗi hồ Tả Vọng - Hữu Vọng - trước kia là những lạch nước cạnh đê sông Hồng, rồi cát bồi đẩy lòng sông ra quá xa về phía đông, lại thêm có đê mới đắp bao quanh, lạch nước cũ đã thành hồ. Hệ thống hồ ở phía nam thành Thăng Long - hồ Văn Chương, hồ Trung Phụng, hồ Bảy Mẫu, hồ Thanh Nhàn – cũng do cùng một nguồn gốc đó. Những không gian mây nước cây cỏ tô điểm cho thành phố Hà Nội đều là sản phẩm của sông Hồng.

Sông Hồng, sông Tô Lịch là hai con sông chính của Hà Nội đã đi vào lịch sử Việt Nam cùng với sự hình thành của thành phố Hà Nội. Mới khởi thuỷ khi nước nhà còn dưới ách đô hộ của bọn phong kiến Trung Hoa, lũ quan lại Tuỳ - Đường (về thế kỷ VIII, thứ IX) đắp thành Tống Bình - Đại La, lúc đầu là để chống quân Nam Chiếu từ tây bắc đánh xuống, và sau là để đối phó với những phong trào chống quân xâm lược giành độc lập của dân tộc. Bọn chúng nơm nớp lo sợ, khi thì cho sông Tô là “nghịch thuỷ”, khi thì cho là khí thiêng Long Đỗ chống lại chúng nên chúng dùng phép bùa chú để yểm đi.

Khi nước nhà độc lập và thống nhất rồi, Lý Thái Tổ quyết định định đô ở địa điểm thành Đại La cũ, thì lại có những hiện tượng đặc biệt - sử cũ ghi việc “Rồng vàng hiện ra bay lượn quanh đoàn thuyền vua Lý” từ Hoa Lư trẩy ra. “Rồng bay”, “Thăng Long” chỉ là tượng trưng cho tinh thần độc lập tự cường của dân tộc kết tinh trong bốn câu thơ bất hủ của danh tướng Lý Thường Kiệt (“Nam quốc sơn hà Nam đế cư…”), người có công củng cố nền độc lập tự cường phôi thai từ thời Ngô Quyền – Đinh Bộ Lĩnh – Lê Hoàn.

Về phòng thủ đất nước nói chung và Hà Nội ngày xưa nói riêng, mặt tây nam ít nguy hiểm vì giáp với Lào, có nhiều núi non hiểm trở, mấy lần quân Xiêm có ý định xâm phạm song chúng không qua được Trấn Ninh. Nhưng mặt đông nam châu thổ thì lại là nơi dễ sơ hở của ta khi có địch hành quân từ bờ bể Thanh Nghệ đánh vào, như trường hợp ở thế kỷ XIII và XIV, quân Nguyên của Toa Đô đánh vòng từ phía nam lên, hoặc quân Chiêm Thành của Chế Bồng Nga ba lần ngược sông Hoàng Giang tiến đến tận Thăng Long đốt phá. Tuy nhiên nói chung thì kẻ thù truyền kiếp và nguy hiểm nhất suốt trong các thời kỳ lịch sử vẫn là bọn xâm lược phương Bắc xuống qua Chi Lăng và Bạch Đằng, cho nên sông Hồng luôn luôn là con hào thiên nhiên phòng thủ cho Hà Nội.

Hà Nội trên bờ sông Hồng, lịch sử còn ghi chiến công của nghĩa quân Lam Sơn tấn công bao vây thành Đông Quan, đại bản doanh của Lê Lợi - Nguyễn Trãi đóng ở bến Bồ Đề; quân của Trịnh Tùng (1492) và quân của Nguyễn Huệ (1786) từ nam ra bắc hạ thành Thăng Long đã ngược sông Hồng, từ phía đông nam tiến đánh vào thành.

Đến thời kỳ cận đại (thế kỷ XIX) trước nguy cơ xâm lược của bọn tư bản Pháp, chúng có tàu đồng súng lớn, con sông Hồng là đường hành quân duy nhất và thuận lợi của chúng để hạ thành Hà Nội. Ta không giữ được thành Hà Nội nên phải cắt cho Pháp một phần đất Hà Nội làm nhượng địa.

Đối với kinh tế của Hà Nội

Sông Hồng vốn đã là đường giao thông thuỷ quan trọng, là một con sông lớn nhất miền Bắc, thế địa hình miền Việt Bắc xoè hình nan quạt, những đường giao thông đã theo thung lũng các con sông chảy từ bắc xuống nam hướng về đồng bằng, qua điểm trung tâm, đầu mối giao thông thuỷ bộ, là Hà Nội. Phía tây bắc (Lai Châu – Sơn La – Lào Cai - Hà Tuyên) theo sông Đà, sông Thao, sông Lô đổ vào sông Nhị ở gần Việt Trì, thuyền bè vận tải nguyên liệu quặng mỏ thổ sản cho đồng bằng. Phía đông bắc (Cao Bằng - Lạng Sơn – Thái Nguyên - Bắc Giang) xuôi theo sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, hợp lưu ở Lục Đầu Giang, vào sông Đuống nối với sông Hồng ở mé trên Hà Nội, mang sản vật ở vùng đó về xuôi. Cảng xuất nhập khẩu của miền Bắc là Hải Phòng, khu than Hồng Gai chuyển hàng hoá và than lên Hà Nội qua sông Chanh, sông Kinh Thày, sông Đuống. Thuyền chở hành khách đi lại, vận chuyển nguyên liệu lương thực cho Hà Nội, hàng tiêu dùng sản xuất ở Hà Nội về địa phương, chức năng của sông Hồng về mặt kinh tế thật quan trọng.

Sông Hồng chảy qua địa phận thành phố Hà Nội không phải chỉ có đem lại lợi ích về giao thông, tác dụng của nó về nông nghiệp trong địa bàn thành phố chưa lớn nhưng cũng có hàng vạn người của Hà Nội sống ở trên bãi dọc bờ sông đã sinh sống về nghề trồng màu ngô khoai, trồng dâu tằm và có cả cấy lúa; gần sông nước họ sinh sống về chài lưới, về vớt củi trôi mùa nước lũ, khai thác cát ven sông.

Quan trọng hơn vẫn là giao thông tứ phương đổ về, Hà Nội là một thị trường lớn của cả nước, môi trường nuôi dưỡng và phát triển các nghề thủ công, cho nên ta thấy cảnh tượng phố phường sầm uất trải qua hàng chục thế kỷ, không một thành phố nào ở trong nước có thể cạnh tranh được với nó, tuy bao phen đã có những bước thăng trầm lịch sử.

29 tháng 2 2020

a. Từ ghép tổng hợp: tẻ nhạt, thay đổi, chắc nịch, đăm chiêu

Từ ghép phân loại: xanh thẳm, đục ngầu

b. Láy âm đầu: hả hê, gắt gỏng, lạnh lùng, mơ màng

Láy vần: sôi nổi

Láy tiếng: ầm ầm

29 tháng 2 2020

bn ơi bn thiếu từ buồn vui kìa

30 tháng 12 2019

A.2 động từ ,2 tính từ

hc tốt và chúc ban được điểm 10

30 tháng 12 2019

Câu A nhá bạn:A.2 động từ,2 tính từ.