Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Suy thận.
- Sỏi thận.
- Viêm thận.
- Nang thận.
- Viêm ống thận cấp.
- Thận nhiễm mỡ.
- Đái tháo đường.
- Nhiễm trùng huyết.
Câu hỏi của Bảo Ngọc cute - Sinh học lớp 7 | Học trực tuyến
Một số bệnh thường gặp ở các cơ quan của hệ tiêu hóa:
- Đau dạ dày
- Viêm loét dạ dày
- Táo bón
- Tiêu chảy
- .....
Bệnh liên quan đến hệ bài tiết: (hệ tiết niệu)
1.Nhiễm trùng đường tiết niệu
2.Tiểu không tự chủ
3.Viêm bàng quang kẽ
4.Ung thư bàng quang
5.Sỏi thận
6.Suy thận
Hình như là có glucose và ceton
Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để ôxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải co2 ra ngoài
Một số bệnh hô hấp thường gặp là viêm phế quản cấp, viêm phổi do các loại vi khuẩn, virus; hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi, tràn dịch màng phổi, lao phổi, ...
Cách phòng bệnh là:
- Nâng cao sức đề kháng bằng cách tiêm phòng (chích ngừa) cúm hằng năm. Nhất là trẻ em và người trên 65 tuổi, những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tim, đái tháo đường, bệnh gan hoặc suy giảm miễn dịch. Có thể dùng một số thuốc tăng cường miễn dịch nhằm gia tăng sức đề kháng của niêm mạc đường thở.
- Ăn uống điều độ, đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Vệ sinh răng miệng để tránh nhiễm trùng răng miệng. Nếu có các bệnh, các ổ nhiễm trùng răng miệng nên chữa trị tận gốc để ngăn ngừa vi khuẩn lan xuống đường hô hấp dưới. Răng miệng rất gần các cơ quan hô hấp.
- Tập thể dục thường xuyên.Việc luyện tập giúp cơ thể ấm lên, hoạt động giúp cơ thể tỏa nhiệt và nâng cao sức đề kháng.
- Không để cơ thể nhiễm lạnh đột ngột, nhiễm lạnh lâu.
- Giữ ấm đúng cách. Trong nhà, nên giữ nhiệt độ vừa phải. Tránh dùng các kiểu lò sưởi mà chất đốt cháy không hoàn toàn như dùng lò than trong phòng kín vì có thể gây ngộ độc khí CO2.
-Khi phát hiện cơ thể có những biểu hiện khác thường như: ho, sổ mũi, sốt, khó thở, đau ngực… phải tới gặp bác sĩ chuyên khoa hô hấp để xác định bệnh và điều trị kịp thời.
-Khi điều trị nên uống thuốc đúng thời gian được chỉ định để bảo đảm bệnh được trị triệt để.
-Loại bỏ những thói quen xấu có hại
* Thận có vai trò làm nhiệm vụ lọc máu và chất lỏng trong cơ thể để thải ra ngoài những chất dư thừa, cặn bã. Ngoài ra thận còn đóng vai trò quan trọng trong điều hòa cân bằng nội môn.
*Một số bệnh về hệ bài tiết
+ Suy thận
+ Viêm cầu thận
+ Sỏi thận
+ viêm đường tiết niệu
+ viêm tuyến tiền liệt
*Quá trình hình thành nước tiểu
sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chứ năng của thận. Đầu tiên là quá trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu ở nang cầu thận. Tiếp đó là quá trình hấp thụ lại vào máu các chất cần thiết -> bài tiết tiếp các chất có hại, ko cần thiết và tạo ra nước tiểu chính thức
chúc bạn học tốt
1/Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu :
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm : thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
- Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận ; mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
- Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là một búi mao mạch máu), nang cầu thận (thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận), ống thận.
2/Mỗi ngày, các cầu thận một người trưởng thành phải lọc khoảng 1 440 lít máu và tạo ra khoảng 170 lít nước tiểu đầu. Nhờ quá trình hấp thu lại sau đó mà chỉ khoảng 1,5 lít nước tiểu chính thức được dẫn xuống bể thận rồi theo ống dẫn nước tiểu xuống bóng đái.
Chỗ bóng đái thông với ống đái có 2 cơ vòng bịt chặt, cơ nằm ngoài là cơ vân hoạt động theo ý muốn.
Lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới khoảng 200ml sẽ làm căng bóng đái, tăng áp suất trong bóng đái và cảm giác buồn đi tiểu xuất hiện. Nếu cơ vòng mở ra (có sự phối hợp co của cơ bóng đái và cơ bụng), nước tiểu sẽ thoát ra ngoài
3/Bài tiết là quá trình cơ thể ta phải không ngừng lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào tạo ra, cùng một số chất được đưa vào cơ thể quá liều lượng có thể gây hại cho cơ thể.
Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.
Vai trò cân bằng nội môi : ổn định về các điều kiện lí hóa của môi trường trong (máu, bạch huyêt và dịch mô) đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển. Các tế bào, các cơ quan của cơ thể chỉ có thể họat động hình thưởng khi các điều kiện lí hóa của môi trường trong thích hợp và ổn định. Khi các điều kiện lí hóa của môi trường trong ổn định và không duy trì được sự ổn định (gọi là mất cân bằng nội môi) sẽ gây nên sự biến đổi hoặc rối loạn hoạt động của các tê bào và các cơ quan, thậm chí gây ra tử vong ở động vật.
Rất nhiều bệnh tật của người và động vật là hậu quả của mất cân bằng nội môi. Ví dụ, nồng độ NaCl trong máu cao (do chế độ ăn có nhiều muối thường xuyên) gây ra bệnh cao huyết áp.
4/
- Hoạt động lọc máu để tạo nước tiểu đầu có thể kém hiệu quả hay ngưng trệ hoặc ách tác do các nguyên nhân sau :
+ Một số cầu thận bị hư hại về cấu trúc do các vi khuẩn gây viêm các cơ quan bộ phận khác (tai, mũi, họng,...) rồi gián tiếp gây viêm cầu thận.
+ Các cầu thận còn lại phải làm việc quá tải, suy thoái dần và dẫn tới suy thận toàn bộ.
- Hoạt động hấp thụ lại và bài tiết tiếp của ống thận cũng có thể kém hiệu quả hoặc ách tắc do :
+ Các tế báo ống thân do thiếu ôxi, do làm việc quá sức hay bị đầu độc nhẹ nên làm việc kém hiệu quả hơn bình thường.
+ Các tế bào ống thận bị tổn thương do đói ôxi lâu dài, do bị đầu độc bởi các chất độc (thủy ngân, asenic, các độc tố vi khuẩn, độc tố trong mật cá trắm...). Từng mảng tế bào ống thận có thể bị sưng phồng làm tắc ống thận hoặc thậm chí bị chết và rụng ra làm cho nước tiểu trong ống hòa thẳng vào máu.
- Hoạt động bài tiết nước tiểu cũng có thể bị ách tắc do sởi hay viêm :
+ Các chất vô cơ và hữu cơ trong nước tiểu như axit uric, canxi, phôtphat. ôxalat, xistêin, ... có thể bị kết tinh ở nồng độ quá cao và độ pH thích hợp, tạo nên những viên sỏi làm tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu.
+ Bể thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái có thể bị viêm do vi khuẩn theo đường bài tiết nước tiểu đi lên gây ra.
5.Thói quen: tiểu đúng lúc, không ăn quá mặn, quá chua, không ăn nhiều chất có khả năng tạo sỏi, uống nhiều nước, khẩu phần ăn uống hợp lý.
Giảỉ thích cơ sở khoa học của thói quen ấy:
- Tiểu đúng lúc: Để lượng nước tiểu được bài thải ra ngoài hoàn toàn, không tích tụ chất cặn bã lại => không tích tụ sỏi thận.
- Không ăn quá mặn, quá chua vì trong những món mặn chua có nhiều thứ làm hại hệ bài tiết nước tiểu.
- Uống nhiều nước để quá trình lọc máu, thải bỏ các chất độc dại diễn ra một cách trôi chảy, dễ dàng, không ê buốt.
6/Vai trò
Những nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu lâm sang cho phép kết luận: nhờ sự điểu khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết (mà thực chất là các hoocmon) đã:
– Duy trì được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.
– Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.
Do đó, sự mất cân bằng trong hoạt động nội tiết thường dẫn đến tình trạng bệnh lí. Vì vậy, hoocmon có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể.
Kể tên 1 số bệnh thường gặp ở các cơ quan của hệ tiêu hóa: Bệnh tiêu chảy, bệnh tả, bệnh kiết lị, bệnh táo bón,...
Tên bệnh | Bệnh tiêu chảy | Bệnh tả | Bệnh kiết lị | Bệnh táo bón |
Triệu chứng |
– Trẻ đau bụng – Đi đại tiện nhiều lần – Sốt cao, vã mồ hôi – Khát nước Bệnh tiêu chảy cấp rất nguy hiểm với trẻ nhỏ, nó gây ra tình trạng mất nước của cơ thể. Khi thấy trẻ có những triệu chứng trên gia đình cần điều trị ngay, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong do mất quá nhiều nước và nhiễm trùng đường ruột. |
Các biểu hiện chính của bệnh tả là tiêu chảy nhiều, không đau và nôn mửa những chất lỏng trong suốt. Các triệu chứng này thường bắt đầu bất ngờ, từ nửa ngày đến 5 ngày sau khi nhiễm khuẩn bằng đường ăn uống. Tiêu chảy thường được miêu tả như là "nước gạo" và có thể có mùi tanh. Một người bị tiêu chảy chưa được điều trì có thể thải ra 10 đến 20 lít nước chất thải một ngày gây tử vong. Đối với mọi người có triệu chứng, 3 đến 100 người bị nhiễm nhưng không có triệu chứng. Tiêu chảy đã từng được mệnh danh là "cái chết xanh" do da của bệnh nhân chuyển sang sắc xám xanh là kết quả của việc mất quá nhiều nước Nếu bị bệnh tiêu chảy nặng mà không điều trị bằng phương pháp bù nước qua tĩnh mạch, có thể đe dọa tính mạng do mất cân bằng điện giải và mất nước. Triệu chứng mất nước đặc trưng như huyết áp thấp, da bàn tay nhăn nheo, mắt trũng, và mạch đập nhan |
Người bệnh có thể sốt nhẹ, có thể không nhưng chủ yếu là đau quặn bụng, mót rặn. Phân ban đầu còn lỏng, sau toàn nhầy và máu, ngày đi 5-10 lần. Ðau bụng thường ở manh tràng ( hố chậu phải, dễ lầm với viêm ruột thừa) dọc theo khung đại tràng ( dễ lầm với loét dạ dày ). Tiêu phân nhày máu, đôi khi xen kẽ với tiêu lỏng, số lượng không nhiều, nhưng đi đại tiện nhiều lần trong ngày. Mót rặn : đau rát hậu môn kèm theo cảm giác đòi hỏi đại tiện một cách bức thiết. Sốt cao nếu là do shigella. |
Triệu chứng chung của táo bón là khi quá 3 ngày chưa đại tiện hoặc đại tiện dưới 3 lần trong một tuần và có thể có từng cơn đau quặn bụng, phân rắn màu đen và hay von cục (dân dã gọi là ***** sắt), muốn đại tiện được thì phải rặn mạnh đến nỗi có lúc bật cả máu tươi, ở một số người có biểu hiện là khi đại tiện rồi mà vẫn cứ cảm giác vẫn còn phân trong ruột. Tuy chỉ là triệu chứng nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống nhưng táo bón gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân. |
Nguyên nhân |
Bệnh thường có liên quan đến những nguyên nhân nhiễm khuẩn. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Nguyên nhân này là do mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột (do vệ sinh ăn uống kém). Các vi khuẩn có hại khi xâm nhập vào đường ruột và nếu chúng mạnh hơn vi khuẩn có lợi chúng sẽ lấn áp các vi khuẩn có lợi và tiết ra độc tố gây nên tiêu chảy. Nhưng nguyên nhân bệnh cũng có thể do tích lũy trong khoang bụng những dịch có áp suất thẩm thấu cao không hấp thụ được, như trong trường hợp thiếu hụt lactose hoặc do những kích thích ở dạ dày ruột, một nguyên nhân nữa là cũng có thể do ruột có cấu tạo hoặc khả năng nhu độngkhông bình thường. Tiêu chảy thường mắc nhiều nhất là do nhiễm virut Rotavirus, chiếm đến 40% trường hợp tiêu chảy ở trẻ dưới năm tuổi. Tuy nhiên, tiêu chảy ở những khách du lịch phần lớn là do nhiễm khuẩn. Các loại độc chất như ngộ độc do nấm và thuốc cũng có thể gây tiêu chảy cấp. Tiêu chảy mãn tính có thể là do mắc các bệnh mãn tính ảnh hưởng đến đường ruột. Các nguyên nhân phổ biến gồm có: viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích, không dung nạp axít mật,… Chứng tiêu chảy nhẹ mãn tính ở trẻ dưới ba tuổi có thể xảy ra mà không có nguyên nhân rõ ràng và không do bệnh nào khác gây ra; tiêu chảy này gọi là tiêu chảy trẻ con. |
Nguyên nhân gây ra bệnh tả thường là dùng nước nhiễm vi trùng gây bệnh. Vi trùng gây bệnh có nhiều nhất ở trong phân của người bệnh và trong nước thải có chứa phân. Ngoài ra cá và các thực phẩm khác từ nước nhiễm vi trùng gây bệnh cũng có thể là nguồn gây bệnh do nấu ăn không kỹ hoặc ăn hải sản sống. Loài vi khuẩn này có thể sống một cách tự nhiên trong bất kỳ môi trường nào. | Đó là do vi khuẩn shigella gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh thường lây truyền qua phân. Người thân trong gia đình bị bệnh, đi cầu không rửa tay, lấy thực phẩm cho bé ăn hoặc mua thực phẩm đường phố có nhiễm shigella. Cũng có thể trong nhà nuôi chó, mèo, phân chó, mèo cũng chứa vi khuẩn gây bệnh. Trẻ thích chơi với súc vật, sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi đưa tay vào miệng…Trong nhà có ruồi, ruồi bu vào phân người chứa vi khuẩn rồi bu trên thức ăn… |
Nguyên nhân có thể là triệu chứng khởi đầu của một bệnh lý thực thể nào đó tại đường tiêu hoá như bệnh của đại trường các bệnh toàn thân suy giáp trạng, tăng canxi máu, co thắt, nhu động giảm, phình đại trường... Bệnh ngoài đường ruột như ung thư gây chèn ép... hoặc bệnh toàn thân như chức năng tuyến giáp giảm, nhiễm độc chì, suy nhược cơ thể, một số bệnh lý thần kinh như bệnh Parkinson, thần kinh tâm thần bị ức chế như lo nghĩ, tức giận, buồn phiền… tập quán sinh hoạt thiếu điều độ... Hoặc có thể do rối loạn chức năng vận chuyển của ruột. Do thói quen ăn uống không khoa học, chế độ ăn nhiều đạm, ít chất xơ, ít vận động (thường xảy ra với người làm công tác văn phòng), ăn uống không hợp lý (thiếu chất xơ, uống ít nước làm cho phân cứng, khó thải ra ngoài), ít vận động, stress, do uống thuốc tây (một số thuốc có tác dụng phụ gây táo bón: thuốc ngủ, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm, chống dị ứng, thuốc chữa dạ dày,…) Lười đi cầu, nén hoặc nhịn việc đi cầu, do thói quen đi đại tiện không đều, bị mất ngủ, căng thẳng thần kinh, do gặp phải những vấn đề ở ruột, hoặc hút thuốc lá, uống quá nhiều trà và cà phê. Đông y cho rằng bí đi ngoài phần nhiều do đại tràng tích nhiệt, hoặc khí trệ, hoặc lạnh ngưng lại, hoặc âm dương khí huyết suy hư, khiến cho chức năng truyền dẫn của ruột già mất điều khiển. Ngoài ra, bế tắc của phế khí cũng có thể ảnh hưởng chức năng bài phân của đại tràng, cho nên Đông y lại có phương pháp thông qua tuyên thông phế khí để chữa trị bí đi ngoài. Đối với trẻ em, chứng táo bón ở trẻ trong độ tuổi đi học thường do chế độ ăn không đủ nước và chất xơ. Những trẻ ăn chế độ ăn đặc biệt với thức ăn nhanh – giàu chất béo (thịt rán, sữa trứng khuấy sẵn) và đường (kẹo, nước ngọt nhiều đường) có thể bị táo bón thường xuyên hơn. Ngoài ra, nứt hậu môn là một nguyên nhân phổ biến khác. |
Cách phòng tránh |
Vắc-xin Rotavirus góp phần giảm tỷ lệ mắc tiêu chảy trong dân chúng. Nhiều vaxin mới chống rotavirus, Shigella, ETEC, và khuẩn tả, cũng như là các nguyên nhân gây tiêu chảy do nhiễm khuẩn khác, đang được nghiên cứu phát triển. Lợi khuẩn cũng giúp giảm nguy cơ gây tiêu chảy do dùng kháng sinh. Việc khuyến khích rửa tay sạch sẽ giúp giảm đáng kể khả năng mắc tiêu chảy. |
Bệnh tả có thể tránh nếu có ý thức với bản thân và cộng đồng, bằng cách ăn chín và uống sôi. Tuyệt đối không ăn: rau sống, hải sản tươi sống, tiết canh, uống nước đá... trái cây phải ngâm nước muối, gọt sạch vỏ trước khi ăn. Tay chân luôn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh. Khi thành dịch thì dịch tả có tốc độ lây lan và gây tử vong khủng khiếp, không như tiêu chảy. Mặc dù bệnh tả có thể đe dọa đến tính mạng, nhưng việc phòng chống bệnh này sẽ đạt hiệu quả nếu như thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh môi trường. Ở những nước phát triển, do hệ thống xử lý nước tiên tiến và việc áp dụng tốt các biện pháp vệ sinh môi trường, bệnh tả không còn là mối đe dọa sức khỏe chính. Đợt bùng nổ bệnh tả lớn gần đây nhất xảy ra ở Hoa Kỳ vào năm 1910–1911. Một số biện pháp hiệu quả về vệ sinh môi trường nếu được thiết lập và thực hiện đúng lúc sẽ ngăn chặn được đại dịch. Một số điểm chính làm gián đoạn con đường lan truyền bệnh có thể thực hiện như:
|
Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chính, uống sôi. Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặn. Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp. Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ. Ðiều trị người lành mang bào nang. |
Táo bón cần quyết tâm điều trị để tránh gây là phiền phức trong cuộc sống, đặc biệt chú trọng đến chế độ ăn uống và lối sống khoa học, thường xuyên vận động, tập thể dục. Đối với trẻ bị táo bón nên điều trị sớm, tránh gây biến chứng sau này. Điều trị táo bón trẻ em là một quá trình lâu dài, toàn diện, đòi hỏi sự kiên nhẫn của cha mẹ, sự phối hợp của gia đình với bác sĩ nhi khoa và bác sĩ dinh dưỡng. |
Chúc bạn học tốt!
1. Viêm đường tiết niệu
2. Sỏi thận
3.Viêm thận
4.Suy thận
5. rối loạn chức năng ống thận
6.Lao thận
Bệnh:
Đái tháo đường (Tiểu đường)