K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 5 2021

Tham khảo

Nguồn:hoidap247

Thời điểm này, Việt Nam đang kiểm soát được dịch Covid-19. Tuy nhiên, trên thế giới biến chủng mới của virus vẫn đang diễn biến phức tạp và có khả năng xâm nhiễm vào nước ta bất cứ lúc nào. Do đó, bên cạnh sự vào cuộc nghiêm túc, quyết liệt của cấp uỷ, chính quyền các cấp trong thực hiện các giải pháp ứng phó, ngăn chặn dịch, thì ý thức, tinh thần trách nhiệm và sự tự giác của mỗi cá nhân là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa và ngăn chặn dịch bệnh lan rộng.

Làn sóng dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh mẽ ở Ấn Độ và các nước trong khu vực Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Thái Lan những ngày qua đã dấy lên nỗi lo ngại về việc dịch bệnh quay trở lại và tiếp tục lan rộng trên thế giới. Đặc biệt, tình hình dịch bệnh tại 2 nước láng giềng chung đường biên giới với Việt Nam là mối đe dọa thường trực với nước ta. Hằng ngày, lượng người qua lại biên giới giữa nước ta với 2 nước láng giềng này khá lớn, chưa kể nhiều đối tượng nhập cảnh trái phép về Việt Nam qua đường mòn, lối mở, đường biển. Đặc biệt, trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và nghỉ hè là thời điểm người dân đi du lịch, di chuyển và tập trung đông người, nên nguy cơ lây nhiễm cao. Tại Việt Nam, tình hình dịch bệnh đến nay được kiểm soát khá tốt, do đó người dân dễ nảy sinh tâm lý lơ là, chủ quan, tụ tập đông người, không đeo khẩu trang…

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, để bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, giữ vững địa bàn an toàn, ổn định trong trạng thái bình thường mới, thực hiện mục tiêu kép năm 2021, tỉnh cũng như các địa phương, đơn vị đã triển khai hàng loạt biện pháp mạnh mẽ nhằm ngăn ngừa sự lây lan của dịch trong cộng đồng. Mới đây nhất, chiều 27/4, tỉnh đã phát đi thông báo, kêu gọi người dân đến và về tỉnh từ các địa phương có nguy cơ cao ngay lập tức liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ các biện pháp phòng chống dịch. Riêng những trường hợp nghi nhiễm có thể đăng ký xét nghiệm Covid-19 tự nguyện tại các cơ sở y tế. Đồng thời, tỉnh cũng yêu cầu dừng tất cả các lễ hội văn hóa, thể thao, tôn giáo đến hết ngày 23/5; dừng bắn pháo hoa ở tất cả các điểm trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5…

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Trọng Diện, Giám đốc Sở Y tế, nhấn mạnh: Cùng với sự vào cuộc quyết liệt, mạnh mẽ của tỉnh trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, việc nâng cao hơn nữa ý thức phòng chống dịch trong cộng đồng chính là việc làm cần thiết và cấp bách nhất trong thời điểm hiện tại. Chỉ cần một trường hợp nhiễm bệnh tại cộng đồng thì lây lan khó lường. Do vậy, người dân cần cảnh giác cao độ với các triệu chứng như sốt, ho, khó thở… và nếu có biểu hiện, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám, xét nghiệm. Cùng với đó, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, thực hiện nghiêm túc phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế…

Ông Vũ Văn Vinh, Tổ trưởng tổ dân phố 3A, khu 7A, phường Hồng Hải, TP Hạ Long, cho biết: Những ngày qua, các phương tiện thông tin đại chúng cập nhật thường xuyên, liên tục về tình hình dịch bệnh đang có những diễn biến phức tạp, tại nhiều quốc gia đã ghi nhận ca mắc tăng trở lại sau khi nới lỏng những biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Hơn nữa, trước tình hình dịch bệnh trong tỉnh và cả nước cơ bản được khống chế, hơn một tháng nay không xuất hiện ca bệnh trong cộng đồng, đã dần hình thành tâm lý chủ quan trong nhân dân. Do đó, việc tỉnh cho tạm dừng các lễ hội, sự kiện tụ tập đông người là một chủ trương rất sáng suốt ở thời điểm hiện tại. Ngay lúc này, việc cần thiết nhất là mỗi người dân cần nêu cao ý thức, trách nhiệm, tiếp tục thực hiện nghiêm quy định đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, không tụ tập đông người và các biện pháp phòng dịch khác. Là tổ trưởng tổ dân phố nên những ngày gần đây tôi đã trực tiếp đến từng hộ dân trong tổ để tuyên truyền, thông báo cho các hộ biết, để có phương án phòng, chống hiệu quả cho bản thân và gia đình.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp như hiện nay, bên cạnh sự vào cuộc nghiêm túc, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác phòng, chống dịch, thì ý thức, tinh thần trách nhiệm, sự tự giác của mỗi cá nhân là yếu tố quan trọng nhất trong việc thực hiện những giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn dịch xâm nhập vào địa bàn tỉnh. Ðó còn là sự chung tay, góp sức cùng cả hệ thống chính trị nhằm đẩy lùi dịch bệnh.

20 tháng 7 2020

I. Mở bài

- Đoàn kết là sức mạnh, tinh thần đoàn kết là truyền thống quý báu của ông cha ta để lại và được thế hệ sau tiếp nối, sự đoàn kết đã nhiều lần giúp đất nước vượt qua cảnh hiểm nghèo.

II. Thân bài

1. Giải thích

- Đoàn kết là tập hợp của nhiều lực lượng khác nhau tạo thành một khối vững chãi, từ đó thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ riêng để đi đến thành công. Sự đoàn kết chính là tập thể vững mạnh, khối thống nhất sẽ tạo nên sức mạnh to lớn.

- Tinh thần đoàn kết là sự gắn kết, sự liên kết bền chặt giữa các cá nhân trong một tập thể để trải qua hoặc hoàn thành những giai đoạn khác nhau của cuộc sống.

2. Biểu hiện tình đoàn kết

* Khi có chiến tranh

- Đất nước và người dân cùng đồng lòng đồng sức đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ vững biên cương bờ cõi (nêu ra thêm các cuộc đấu tranh của dân tộc từ thời phong kiến và lịch sử hiện đại nhân dân chống Pháp, Mỹ).

* Khi hòa bình

- Khôi phục đất nước bị tàn phá sau chiến tranh, cả về mặt kinh tế lẫn xã hội.

- Chung tay xây dựng đất nước, kinh tế xã hội, văn hóa phát triển và hội nhập với quốc tế sâu rộng.

- Khi có thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt người dân trong cả nước ủng hộ, quyên góp sức người sức của khôi phục cuộc sống người dân trong cả nước.

- Đảng và nhân dân cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết, ngăn chặn các thế lực thù địch chống phá, bảo vệ độc lập chủ quyền biển đảo quê hương.

3. Ý nghĩa, sức mạnh của tinh thần đoàn kết

– Đoàn kết không chỉ là tập hợp lực lượng thành một khối thống nhất mà phải thống nhất về tư tưởng, hành động, mục tiêu cụ thể.

– Đoàn kết là các thành viên phải tương trợ, giúp sức lẫn nhau cùng nhau giải quyết các khó khăn, thử thách để đi đến thành công.

– Đoàn kết là sức mạnh to lớn, chất keo gắn kết còn người tạo nên sức mạnh vượt trội.

- Tinh thần đoàn kết giúp cho con người cảm thấy bản thân mình không bị lạc lõng, luôn có động lực để phấn đấu tới những điều tốt đẹp hơn.

- Tinh thần đoàn kết giống như một tấm lá chắn lớn giúp con người vững bước vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc sống.

4. Bài học nhận thức và hành động

- Làm sao có được sự đoàn kết ?

+ Mỗi cá nhân nên đặt lợi ích chung hàng đầu, phấn đấu cống hiến hết mình vì tổ chức.

+ Hiểu rõ sức mạnh đoàn kết và cố gắng phát huy tinh thần đó trong tổ chức, tập thể.

- Lên án người không có sự đoàn kết:

+ Phê phán các cá nhân sống ích kỉ, hẹp hòi, chỉ nghĩ cho bản thân mình, tự tách mình khỏi xã hội.

+ Phê phán những kẻ âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc với mục đích xấu, trục lợi cho cá nhân.

III. Kết bài

- Đoàn kết là giá trị tinh thần quý báu mà cha ông ta đã để lại cho thế hệ sau, mỗi chúng ta phải biết kế thừa và phát huy tinh thần đoàn kết sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, chông gai và đi đến thành công.



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/dan-y-nghi-luan-ve-tinh-than-doan-ket

TL
7 tháng 8 2020

Nghị luận về thực trạng khẩu trang mùa dịch Covid-19

Trước tình hình lây lan của Covid-19, rất nhiều người dân mang tâm lý hoang mang, đổ xô đi mua khẩu trang y tế, nước sát khuẩn,... để phòng ngừa dịch bệnh. Lợi dụng tình trạng này, đã có không ít tiểu thương tự ý tăng giá lên gấp 4 – 5 lần so với ngày thường. Tình trạng lợi dụng bối cảnh xảy ra dịch bệnh nâng giá bán khẩu trang lên gấp nhiều lần nhằm trục lợi là một thứ virus gây nguy hại cho môi trường kinh doanh cần phải xử lý nghiêm. Hành vi như trên không chỉ là vi phạm pháp luật mà còn vi phạm đạo đức kinh doanh. Nếu không xử lý nghiêm, kịp thời có thể sẽ lây lan từ đối tượng này sang đối tượng khác. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã chỉ đạo: “Bất cứ hiệu thuốc tăng giá khẩu trang, yêu cầu rút giấy phép kinh doanh”. Sau khi triển khai quyết liệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, hiện tượng thu gom khẩu trang y tế và các sản phẩm sát trùng đã giảm so với những ngày trước. Các cơ quan chức năng cũng khuyến cáo tới người dân, tự nâng cao cảnh giác, nên chọn mua, bán sản phẩm y tế tại các cơ sở, cửa hàng được cấp phép, có uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Là người dân chúng ta cần tin tưởng cơ quan nhà nước, luôn cập nhật thông tin chính thống để có cho mình những hiểu biết loại bỏ những hành vi xấu khỏi xã hội.

9 tháng 4 2020
Không chia sẻ thông tin gây hoang mang cho cộng đồng, không tung tin giả về dịch bệnh Covid-19, tự giác khai báo thông tin trung thực khi về từ vùng dịch... là những thông điệp được nhiều người trẻ lên tiếng trong thời gian này. Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 ngày càng phức tạp ở trong nước khi số ca dương tính đã lên tới hơn 35 người, số ca nghi nhiễm là hàng trăm khiến nhiều người trẻ không khỏi lo lắng. Dù vậy, là tầng lớp tiếp cận nhiều với mạng xã hội, khi nguồn thông tin trái chiều được cập nhật thường xuyên, nhiều người cho rằng chính giới trẻ cũng phải biết chọn lọc và có tư duy phản biện trước khi chia sẻ thông tin để tránh gây tâm lý hoang mang cho người khác. “Mấy ngày nay, khi lướt các trang mạng xã hội mình thấy mọi người toàn đưa thông tin về tình hình dịch bệnh Covid-19. Trong đó nhiều bạn sẵn sàng chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng, như vậy vô tình sẽ khiến nhiều người thêm lo lắng. Để phòng chống dịch bệnh, trước hết mỗi người phải ý thức được mỗi thông tin mình đưa lên mạng xã hội, hãy đưa thông tin đúng và chia sẻ từ những trang chính thống”, theo những thông tin thất thiệt xuất hiện tràn lan trên các trang mạng xã hội đã tạo ra hiệu ứng “tâm lý đám đông”. Nhiều người lo lắng đã đổ xô đến các siêu thị để mua đồ ăn dự trữ, chen chúc mua khẩu trang y tế trong khi điều quan trọng nhất để làm lúc này chính là hạn chế đến những nơi đông người, tuân thủ các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Em cho rằng ý thức của mỗi người là rất quan trọng trong công tác phòng chống bệnh. “Hãy hạn chế không tới những nơi đông người trong lúc này. Hãy ngưng chia sẻ thông tin giả gây tâm lý hoang mang là cách mỗi người chúng ta góp sức chống dịch lúc này”. Không tụ tập bạn bè, đi chơi, du lịch, hạn chế ra ngoài… em dành phần lớn thời gian để ôn tập bài vở, chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. “Trước tiên, để chủ động phòng tránh dịch bệnh em đã tăng cường tập thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khỏe. Mỗi học sinh cũng nên hợp tác, trung thực với nhà trường khi khai báo thông tin di chuyển trong thời gian gần đây để giúp cộng đồng kiểm soát được những đối tượng nguy cơ, như vậy là chúng ta đã chung tay phòng, chống Covid-19”, Trúc nói. Bệnh viêm phổi cấp do vi rút SARS-CoV-2 gây ra là một trong những dịch lớn và tình trạng lây lan nhanh, diễn biến phức tạp. Nên trước hết mỗi người chúng ta phải có trách nhiệm và kỹ năng phòng vệ bản thân trước dịch bệnh. Trường em đã triển khai rất nhiều chương trình để tuyên truyền ý thức phòng dịch bệnh Covid-19 đến sinh viên. Cụ thể, trường đã đặt hàng đội văn nghệ để thực hiện các chương trình tuyên truyền đến sinh viên. Các sản phẩm tuyên truyền cũng được thiết kế trực quan, sinh động, theo các xu hướng, công cụ mà giới trẻ thường xuyên sử dụng như Facebook, YouTube, Tiktok... để tiếp cận hiệu quả hơn.
18 tháng 8 2021

Em tham khảo:

Năm 2020 là một năm đầy thử thách của cả thế giới nói chung và đất nước ta nói riêng khi thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra. Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới đang căng mình tiếp tục chống đỡ dịch Covid-19 thì toàn thế giới lại biết đến một Việt Nam kiên cường, an toàn và thân thiện, được bạn bè quốc tế nể phục, ngợi khen. Và đó là kết quả của hai chữ tình người. Thật vậy, sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn thử thách là điều mà không ai có thể phủ nhận được. Vậy tình người là gì? Tình người là thuật ngữ dùng để chỉ sự đối đãi, cư xử giữa người với người dựa trên tình yêu thương chân thành không có sự phân biệt. Sức mạnh của tình người là sự đoàn kết, đùm bọc, là tình yêu thương giúp nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Đó là lý do mà Việt Nam ta thường gọi ra hai chữ "đồng bào", chúng ta tin rằng chúng ta được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, là con cháu của vua Hùng. Khi một đất nước, một con người có tình yêu thương sâu sắc, từ yêu tổ quốc, yêu đồng bào, sống chan hòa với mọi người. Tại sao nước ta lại không ngăn cấm nhập cảnh đối với những kiều bào ở vùng có dịch về nước? Vì chúng ta không để ai ở lại phía sau. Chúng ta có hàng trăm cây ATM trên khắp cả nước, hàng ngàn chiếc xe nối đuôi nhau từ 2 miền Bắc Nam về với miền Trung đang hứng chịu những cơn bão lịch sử... Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường, em vô cùng tự hào về những gì mà dân tộc ta đã làm được, thật ngưỡng mộ với những con người phi thường ấy, em càng ý thức được hơn là bản thân mình cần phải rèn luyện đức tính quý báu đấy. Và mai sau đây, ta càng phải lan tỏa cái tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết cũng như sự thấu hiểu và sẻ chia. Đó chính là một trong những giá trị đã làm nên tình người - một tinh thần dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam.

1 tháng 5 2020

Nhân nghĩa, trong quan điểm của Nguyễn Trãi, trước hết được gắn chặt với tư tưởng vì dân an dân: “việc nhân nghĩa cốt ở an dân”, “dùng quân nhân nghĩa cứu dân khổ, đánh kẻ có tội”, “đại đức hiếu sinh, thần vũ bất sát, đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp cốt để an dân”(1). Như vậy, nhân nghĩa chính là yêu nước, thương dân, là đánh giặc cứu nước, cứu dân. Nguyễn Trãi đã coi “an dân” là mục đích của nhân nghĩa và “trừ bạo” là đối tượng, là phương tiện của nhân nghĩa. Vì vậy, người nhân nghĩa phải lo trừ “bạo”, tức lo diệt quân cướp nước. Người nhân nghĩa phải đấu tranh sao cho “hợp trời, thuận người”, nên có thể lấy “yếu chống mạnh”, lấy “ít địch nhiều”, lấy “đại nghĩa thắng hung tàn”, lấy “chí nhân thay cường bạo”(2). Nhân nghĩa là cần phải đấu tranh để cho dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển. Nhân nghĩa giống như là một phép lạ, làm cho “càn khôn đã bĩ mà lại thái, trời trăng đã mờ mà lại trong”(3). Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi , vì vậy, mang đậm sắc thái của tinh thần yêu nước truyền thống của người Việt Nam. Ở đây, có thể thấy rõ tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã vượt lên trên tư tưởng nhân nghĩa của Khổng – Mạnh và có sự sáng tạo, phát triển trong điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Đặc biệt, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn biểu hiện ở lòng thương người, ở sự khoan dung độ lượng, thậm chí đối với cả kẻ thù. Có thể nói, đây là nét độc đáo riêng có trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. Chiến lược “tâm công” Nguyễn Trãi đã thực hiện trong kháng chiến chống Minh chính là sự thể hiện nét độc đáo riêng có ấy. “Tâm công” – đánh vào lòng người – sách lược đã được Nguyễn Trãi dày công suy xét, thu tóm cái tinh hoa trong các sách về binh pháp xưa và vận dụng sáng tạo trong thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam đương thời. “Tâm công” tức là dùng lý lẽ tác động vào tinh thần, vào ý thức kẻ địch, nói rõ điều hơn lẽ thiệt, thuyết phục, cảm hoá chúng, từ đó đập tan tinh thần chiến đấu của chúng, làm cho chúng nhụt ý chí xâm lược, rã rời hàng ngũ, tiến tới chấp nhận con đường hoà giải, rút quân về nước. Tất nhiên, chiến lược “tâm công” ấy luôn được nghĩa quân Lam Sơn kết hợp chiến đấu bằng vũ khí, quân sự, ngoại giao; và thực tiễn lịch sử đã chứng tỏ rằng, chiến lược đó là hoàn toàn đúng đắn.

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn nổi bật ở quan điểm về cách đối xử với kẻ thù khi chúng đã bại trận, đầu hàng. Nó thể hiện đức “hiếu sinh”, sự “khoan dung” của dân tộc Việt Nam nói chung, cũng như tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi nói riêng. Nguyễn Trãi cũng như Lê Lợi, trong chính sách đối với hàng binh, đã chủ trương không giết để hả giận tức thời, mà còn tạo điều kiện cần thiết cho chúng rút về nước một cách an toàn và không mất thể diện. Trong thư gửi Vương Thông, ông viết: “Cầu đường sửa xong, thuyền xe sắm đủ, hai đường thuỷ lục, tuỳ theo ý muốn, đưa quân ra cõi, yên ổn muôn phần”(5). Theo Nguyễn Trãi: “Trả thù báo oán là thường tình của mọi người; mà không thích giết người là bản tâm của người nhân”. Để dân yên vui, nước hoà bình, đó là khát vọng cháy bỏng của Nguyễn Trãi. Bởi thế, ông nói: “Dùng binh cốt lấy bảo toàn cả nước làm trên hết. Để cho bọn Vương Thông trở về nói với vua Minh trả lại đất đai cho ta, đó là điều ta cần không gì hơn thế nữa”(6). “Tuyệt mối chiến tranh”, “bảo toàn cả nước là trên hết” đã thể hiện lập trường chính trị nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. Có thể nói, đó là một tinh thần nhân đạo cao cả, một triết lý nhân sinh sâu sắc.

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn tiến xa hơn một bước nữa, đó là ý tưởng xây dựng một đất nước thái bình, bên trên vua thánh tôi hiền, bên dưới không còn tiếng giận oán sầu: “thánh tâm dục dữ dân hưu túc, văn trị chung tu chí thái bình” (lòng vua chỉ muốn dân yên nghỉ, xếp võ theo văn, nước trị bình) (8); “vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn. Dường ấy ta đà phỉ sở nguyền”(9). Như vậy, theo Nguyễn Trãi, một đất nước thái bình sẽ là đất nước có cuộc sống phồn vinh, tươi đẹp; đồng thời, có sự hoà thuận, yên vui với các nước khác. Có thể nói, lý tưởng chính trị – xã hội của Nguyễn Trãi phù hợp với nguyện vọng, ước mơ của dân tộc, nhân dân; đạt tới tầm cao nhất và rộng nhất trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ cho phép. Quan niệm của Nguyễn Trãi, vì thế, là một quan niệm tích cực và đầy tinh thần nhân bản.

Tóm lại, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là nội dung cốt lõi trong toàn bộ hệ thống tư tưởng triết học – chính trị của ông. Tư tưởng ấy có phạm vi rộng lớn, vượt ra ngoài đường lối chính trị thông thường, đạt tới mức độ khái quát, trở thành nền tảng, cơ sở của đường lối và chuẩn mực của quan hệ chính trị, là nguyên tắc trong việc quản lý, lãnh đạo quốc gia.

1 tháng 5 2020

Nhân nghĩa, trong quan điểm của Nguyễn Trãi, trước hết được gắn chặt với tư tưởng vì dân an dân: “việc nhân nghĩa cốt ở an dân”, “dùng quân nhân nghĩa cứu dân khổ, đánh kẻ có tội”, “đại đức hiếu sinh, thần vũ bất sát, đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp cốt để an dân”(1). Như vậy, nhân nghĩa chính là yêu nước, thương dân, là đánh giặc cứu nước, cứu dân. Nguyễn Trãi đã coi “an dân” là mục đích của nhân nghĩa và “trừ bạo” là đối tượng, là phương tiện của nhân nghĩa. Vì vậy, người nhân nghĩa phải lo trừ “bạo”, tức lo diệt quân cướp nước. Người nhân nghĩa phải đấu tranh sao cho “hợp trời, thuận người”, nên có thể lấy “yếu chống mạnh”, lấy “ít địch nhiều”, lấy “đại nghĩa thắng hung tàn”, lấy “chí nhân thay cường bạo”(2). Nhân nghĩa là cần phải đấu tranh để cho dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển. Nhân nghĩa giống như là một phép lạ, làm cho “càn khôn đã bĩ mà lại thái, trời trăng đã mờ mà lại trong”(3). Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi , vì vậy, mang đậm sắc thái của tinh thần yêu nước truyền thống của người Việt Nam. Ở đây, có thể thấy rõ tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã vượt lên trên tư tưởng nhân nghĩa của Khổng – Mạnh và có sự sáng tạo, phát triển trong điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Như vậy, với Nguyễn Trãi, tư tưởng nhân nghĩa gắn kết biện chứng với tư tưởng thuận dân, an dân là một yêu cầu cao, một hoài bão lớn, một mục đích chiến lược cần phải đạt tới. Trước Nguyễn Trãi hàng nghìn năm, nhiều nhà tư tưởng trong lịch sử triết học Trung Quốc như Mạnh Tử… đã từng nêu rõ vai trò quan trọng của dân, sức mạnh của dân, tai mắt và trí óc sáng suốt của dân. Ở Việt Nam, tư tưởng an dân đã trở thành một đạo lý vào thời Lý – Trần. Trong thời kỳ đó, những tư tưởng về thân dân, khoan dân, huệ dân, v.v. đã xuất hiện và đã góp phần tích cực vào việc làm cho thời đại Lý – Trần hưng thịnh. Đến Nguyễn Trãi, quan điểm về an dân đã được ông tiếp thu, kế thừa, mở rộng và nâng cao trong suốt thời kỳ hoạt động của mình. An dân có nghĩa là chấm dứt, là loại trừ những hành động tàn ác, bạo ngược đối với dân. An dân còn là sự bảo đảm cho nhân dân có được một cuộc sống yên bình. An dân là không được nhũng nhiễu “phiền hà” dân. Với tư tưởng an dân, Nguyễn Trãi đã đưa ra một chân lý: phải giương cao ngọn cờ “nhân nghĩa, an dân”, phải cố kết lòng dân làm sức mạnh của nước, làm thế nước. Ông chủ trương cứu nước bằng sức mạnh của dân, muốn lấy lại được nước phải biết lấy sức dân mà kháng chiến. Đó là một chiến lược bất khả biến, có tính trường tồn, một quy luật dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Có một khía cạnh rất đáng quý trong tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi, đó là tư tưởng trọng dân, biết ơn dân. “Dân chúng” vẫn luôn được ông nhắc tới và chú ý đề cao ngay cả sau khi kháng chiến đã thành công, đất nước đã giành được độc lập và bước vào xây dựng cuộc sống mới. Nguyễn Trãi nhận thức được rằng lực lượng làm ra thóc gạo, cơm ăn, áo mặc là do ở nhân dân; rằng điện ngọc cung vàng của vua chúa cũng đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà có: “thường nghĩ quy mô lớn lao, lộng lẫy đều là sức lao khổ của quân dân”(4). Chính xuất phát từ suy nghĩ như vậy, nên khi đã làm quan trong triều đình, được hưởng lộc của vua ban, Nguyễn Trãi đã nghĩ ngay đến nhân dân, những người dãi nắng dầm mưa, những người lao động cực nhọc. Ông viết: “Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày”. Trong suốt cuộc đời của mình, Nguyễn Trãi đã có cuộc sống gần gũi, gắn bó với nhân dân, hoà mình vào nhân dân. Do đó, ông đã nhận thấy rất rõ những đức tính cao quý của nhân dân, hiểu được nguyện vọng tha thiết của nhân dân, thấy rõ được sức mạnh vĩ đại của nhân dân trong sáng tạo lịch sử.

Đặc biệt, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn biểu hiện ở lòng thương người, ở sự khoan dung độ lượng, thậm chí đối với cả kẻ thù. Có thể nói, đây là nét độc đáo riêng có trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. Chiến lược “tâm công” Nguyễn Trãi đã thực hiện trong kháng chiến chống Minh chính là sự thể hiện nét độc đáo riêng có ấy. “Tâm công” – đánh vào lòng người – sách lược đã được Nguyễn Trãi dày công suy xét, thu tóm cái tinh hoa trong các sách về binh pháp xưa và vận dụng sáng tạo trong thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam đương thời. “Tâm công” tức là dùng lý lẽ tác động vào tinh thần, vào ý thức kẻ địch, nói rõ điều hơn lẽ thiệt, thuyết phục, cảm hoá chúng, từ đó đập tan tinh thần chiến đấu của chúng, làm cho chúng nhụt ý chí xâm lược, rã rời hàng ngũ, tiến tới chấp nhận con đường hoà giải, rút quân về nước. Tất nhiên, chiến lược “tâm công” ấy luôn được nghĩa quân Lam Sơn kết hợp chiến đấu bằng vũ khí, quân sự, ngoại giao; và thực tiễn lịch sử đã chứng tỏ rằng, chiến lược đó là hoàn toàn đúng đắn.

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn nổi bật ở quan điểm về cách đối xử với kẻ thù khi chúng đã bại trận, đầu hàng. Nó thể hiện đức “hiếu sinh”, sự “khoan dung” của dân tộc Việt Nam nói chung, cũng như tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi nói riêng. Nguyễn Trãi cũng như Lê Lợi, trong chính sách đối với hàng binh, đã chủ trương không giết để hả giận tức thời, mà còn tạo điều kiện cần thiết cho chúng rút về nước một cách an toàn và không mất thể diện. Trong thư gửi Vương Thông, ông viết: “Cầu đường sửa xong, thuyền xe sắm đủ, hai đường thuỷ lục, tuỳ theo ý muốn, đưa quân ra cõi, yên ổn muôn phần”(5). Theo Nguyễn Trãi: “Trả thù báo oán là thường tình của mọi người; mà không thích giết người là bản tâm của người nhân”. Để dân yên vui, nước hoà bình, đó là khát vọng cháy bỏng của Nguyễn Trãi. Bởi thế, ông nói: “Dùng binh cốt lấy bảo toàn cả nước làm trên hết. Để cho bọn Vương Thông trở về nói với vua Minh trả lại đất đai cho ta, đó là điều ta cần không gì hơn thế nữa”(6). “Tuyệt mối chiến tranh”, “bảo toàn cả nước là trên hết” đã thể hiện lập trường chính trị nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. Có thể nói, đó là một tinh thần nhân đạo cao cả, một triết lý nhân sinh sâu sắc.

Chiến lược đánh giặc cứu nước, cứu dân, “mở nền thái bình muôn thuở” bằng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã có ý nghĩa rất to lớn cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn đấu tranh cứu nước và dựng nước của dân tộc ta. Nguyễn Trãi và Lê Lợi, cùng với quân dân Đại Việt đã kiên quyết thi hành một đường lối kết thúc chiến tranh rất sáng tạo, rất nhân nghĩa: “nghĩ kế nước nhà trường cửu, tha cho mười vạn hùng binh. Gây lại hoà hảo cho hai nước, dập tắt chiến tranh cho muôn đời”(7). Đó thật sự là tư tưởng lớn của một con người có tài “kinh bang tế thế” và là một tư tưởng có sức sống “vang đến muôn đời”.

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn tiến xa hơn một bước nữa, đó là ý tưởng xây dựng một đất nước thái bình, bên trên vua thánh tôi hiền, bên dưới không còn tiếng giận oán sầu: “thánh tâm dục dữ dân hưu túc, văn trị chung tu chí thái bình” (lòng vua chỉ muốn dân yên nghỉ, xếp võ theo văn, nước trị bình) (8); “vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn. Dường ấy ta đà phỉ sở nguyền”(9). Như vậy, theo Nguyễn Trãi, một đất nước thái bình sẽ là đất nước có cuộc sống phồn vinh, tươi đẹp; đồng thời, có sự hoà thuận, yên vui với các nước khác. Có thể nói, lý tưởng chính trị – xã hội của Nguyễn Trãi phù hợp với nguyện vọng, ước mơ của dân tộc, nhân dân; đạt tới tầm cao nhất và rộng nhất trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ cho phép. Quan niệm của Nguyễn Trãi, vì thế, là một quan niệm tích cực và đầy tinh thần nhân bản.

Tầm chiến lược, nhìn xa trông rộng và khoa học trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn được thể hiện ở tư tưởng cầu người hiền tài giúp nước, giúp dân. Nguyễn Trãi quan niệm rằng, nhân tố quyết định sự nghiệp xây dựng đất nước thái bình, thịnh trị là nhân dân. Làm thế nào để phát huy hết được những yếu tố tích cực của quần chúng nhân dân? Trong sức mạnh của nhân dân thì yếu tố nào là động lực mạnh mẽ nhất? Nguyễn Trãi đã chỉ ra, đó là yếu tố nhân tài. Trong Chiếu cầu hiền tài, ông cho rằng: “người tài ở đời vốn không ít”, nên triều đình phải cầu hiền bằng nhiều đường, nhiều cách như học hành thi cử; hoặc tiến cử “văn võ đại thần, công hầu, đại phu từ tam phẩm trở lên, mỗi người đều cử một người, hoặc ở triều đình, hoặc ở thôn dã, bất cứ là đã xuất sĩ hay chưa, nếu có tài văn võ, có thể trị dân coi quân, thì… tùy tài trao chức”; hoặc ứng cử “người có tài ở hàng kinh luân bị khuất ở hàng quân nhỏ”, “người hào kiệt náu ở nơi đồng nội, lẫn ở hàng binh lính” phải tự mình đề đạt để gánh vác việc dân, việc nước. Như vậy, rõ ràng rằng, Nguyễn Trãi đã rất chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng, phát triển và sử dụng nhân tài vào việc trị quốc, an dân. Có thể nói, chiến lược con người của Nguyễn Trãi, cho đến nay, vẫn mang đậm tính thời sự đối với chúng ta.

Tóm lại, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là nội dung cốt lõi trong toàn bộ hệ thống tư tưởng triết học – chính trị của ông. Tư tưởng ấy có phạm vi rộng lớn, vượt ra ngoài đường lối chính trị thông thường, đạt tới mức độ khái quát, trở thành nền tảng, cơ sở của đường lối và chuẩn mực của quan hệ chính trị, là nguyên tắc trong việc quản lý, lãnh đạo quốc gia.

3 tháng 6 2021

Một trong những yếu tố căn bản để Việt Nam kiểm soát được dịch Covid-19, số người nhiễm bệnh và tử vong không cao là nhờ vào sự chấp hành tốt các quy định phòng dịch của người dân. Khi cơ quan y tế khuyến cáo mang khẩu trang, rửa tay thường xuyên thì đa số người dân thực hiện. Khi chính quyền ra lệnh cách ly xã hội, hầu như người dân tuyệt đối chấp hành. Ðó chính là thể hiện ý thức, trách nhiệm công dân trước mối nguy lớn từ đại dịch. Chưa kể, việc chấp hành tốt các quy định phòng, chống dịch còn thể hiện trách nhiệm công dân toàn cầu. Mỗi một công dân biết tự bảo vệ mình là cộng đồng được an toàn, một quốc gia an toàn thì giúp cho thế giới được an toàn. Không chỉ chấp hành phòng dịch, nhiều cá nhân, tổ chức đã thể hiện tinh thần công dân trong việc hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, người yếu thế. Những hoạt động như ATM gạo, tặng khẩu trang trên đường, góp thực phẩm cứu trợ người dân vùng sâu, vùng xa tạo nên một sinh khí dập tắt sự u ám của dịch bệnh. Cùng với việc giúp đỡ lẫn nhau, nhiều cá nhân, doanh nghiệp gửi quà tặng, nước uống, thực phẩm tặng y sĩ, bác sĩ ở các tâm điểm cứu người. Trên tuyến đầu chống dịch, các thầy thuốc cảm thấy ấm lòng, tự tin và quyết tâm hơn khi thấy bà con gửi gắm niềm tin và sự quý trọng đối với mình.