Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Năm 2020 là một năm đầy thử thách của cả thế giới nói chung và đất nước ta nói riêng khi thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra. Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới đang căng mình tiếp tục chống đỡ dịch Covid-19 thì toàn thế giới lại biết đến một Việt Nam kiên cường, an toàn và thân thiện, được bạn bè quốc tế nể phục, ngợi khen. Và đó là kết quả của hai chữ tình người. Thật vậy, sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn thử thách là điều mà không ai có thể phủ nhận được. Vậy tình người là gì? Tình người là thuật ngữ dùng để chỉ sự đối đãi, cư xử giữa người với người dựa trên tình yêu thương chân thành không có sự phân biệt. Sức mạnh của tình người là sự đoàn kết, đùm bọc, là tình yêu thương giúp nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Đó là lý do mà Việt Nam ta thường gọi ra hai chữ "đồng bào", chúng ta tin rằng chúng ta được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, là con cháu của vua Hùng. Khi một đất nước, một con người có tình yêu thương sâu sắc, từ yêu tổ quốc, yêu đồng bào, sống chan hòa với mọi người. Tại sao nước ta lại không ngăn cấm nhập cảnh đối với những kiều bào ở vùng có dịch về nước? Vì chúng ta không để ai ở lại phía sau. Chúng ta có hàng trăm cây ATM trên khắp cả nước, hàng ngàn chiếc xe nối đuôi nhau từ 2 miền Bắc Nam về với miền Trung đang hứng chịu những cơn bão lịch sử... Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường, em vô cùng tự hào về những gì mà dân tộc ta đã làm được, thật ngưỡng mộ với những con người phi thường ấy, em càng ý thức được hơn là bản thân mình cần phải rèn luyện đức tính quý báu đấy. Và mai sau đây, ta càng phải lan tỏa cái tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết cũng như sự thấu hiểu và sẻ chia. Đó chính là một trong những giá trị đã làm nên tình người - một tinh thần dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam.
Một trong những yếu tố căn bản để Việt Nam kiểm soát được dịch Covid-19, số người nhiễm bệnh và tử vong không cao là nhờ vào sự chấp hành tốt các quy định phòng dịch của người dân. Khi cơ quan y tế khuyến cáo mang khẩu trang, rửa tay thường xuyên thì đa số người dân thực hiện. Khi chính quyền ra lệnh cách ly xã hội, hầu như người dân tuyệt đối chấp hành. Ðó chính là thể hiện ý thức, trách nhiệm công dân trước mối nguy lớn từ đại dịch. Chưa kể, việc chấp hành tốt các quy định phòng, chống dịch còn thể hiện trách nhiệm công dân toàn cầu. Mỗi một công dân biết tự bảo vệ mình là cộng đồng được an toàn, một quốc gia an toàn thì giúp cho thế giới được an toàn. Không chỉ chấp hành phòng dịch, nhiều cá nhân, tổ chức đã thể hiện tinh thần công dân trong việc hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, người yếu thế. Những hoạt động như ATM gạo, tặng khẩu trang trên đường, góp thực phẩm cứu trợ người dân vùng sâu, vùng xa tạo nên một sinh khí dập tắt sự u ám của dịch bệnh. Cùng với việc giúp đỡ lẫn nhau, nhiều cá nhân, doanh nghiệp gửi quà tặng, nước uống, thực phẩm tặng y sĩ, bác sĩ ở các tâm điểm cứu người. Trên tuyến đầu chống dịch, các thầy thuốc cảm thấy ấm lòng, tự tin và quyết tâm hơn khi thấy bà con gửi gắm niềm tin và sự quý trọng đối với mình.
Mở bài.
Lòng yêu nước là truyền thống vô cùng quý báu của nhân dân ta, được tiếp nối từ thế hệ này đến thế hệ khác. Mỗi khi giặc ngoại xâm có ý định xâm lấn chủ quyền, tinh thần yêu nước ấy lại nổi lên một cách mạnh mẽ như lời của Bác: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta). Ngày nay, tinh thần ấy vẫn luôn được phát huy và thể hiện một cách mạnh mẽ. Đó phải chăng là tình cảm tốt đẹp vô ngần đã ngấm vào máu thịt của nhân dân Việt Nam ta biết bao nhiêu thế hệ?
Thân bài.
Học sinh cần đảm bảo các ý sau:
- Giải thích khái niệm: Lòng yêu nước là sự biểu hiện mối quan hệ tình cảm tích cực của mỗi công dân với đất nước. Lòng yêu nước từ xưa đến nay đã được đề cập đến trong thơ, văn, trong lịch sử,… với những cử chỉ, biểu hiện cao đẹp từ những điều đơn giản nhất là việc yêu gia đình, yêu quê hương đến lớn hơn là những hành động thiết thực đứng lên cầm súng bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.
- Biểu hiện: Lòng yêu nước là tình cảm mang tính truyền thống của người VN. Khi đất nước có chiến tranh, lòng yêu nước thể hiện ở lòng căm thù giặc, ý chí bất khuất kiên cường chống giặc ngoại xâm, ý thức về chủ quyền dân tộc. Chúng ta không còn cảm thấy xa lạ trước những tấm gương đứng lên đánh giặc giúp nước, sự thôi thúc người lính cầm súng mà coi nhẹ cái chết, tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Khi đất nước hòa bình, lòng yêu nước thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, con người, lòng tự hào dân tộc. Đất nước hòa bình không phải con người không có cơ hội bộc lộ lòng yêu nước của mình, điều quan trọng là tấm lòng luôn hướng về đất nước, có những hành động thiết thực thể hiện ước muốn đất nước ngày một đẹp giàu.
- Trong thời hiện đại, là thời kì của kinh tế thị trường, hội nhập…, con người Việt Nam vừa tiếp nối truyền thống cha ông, thể hiện lòng yêu nước trong ý thức bảo vệ, giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của dân tộc; vừa có ý thức bảo vệ truyền thống văn hóa, những giá trị tinh thần của dân tộc như phong tục, tập quán, những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; thể hiện ý thức tự tôn dân tộc bằng những hành động cụ thể, thiết thực; xây dựng đất nước giàu mạnh để có thể tự hào sánh vai các cường quốc trên thế giới; bảo vệ danh dự con người Việt Nam trước cộng đồng quốc tế...
- Bàn luận vấn đề:
* Yêu nước nhưng không cố chấp, bảo thủ (ta về ta tắm ao ta…). Yêu nước không đồng nghĩa với những hành động bài ngoại, cố thủ với những thói quen, tập tục cần thay đổi.
* Có lòng tự hào, ý thức tự tôn dân tộc nhưng không bằng lòng với những gì đang có. Xã hội biến đổi từng ngày, mỗi người cần ý thức luôn luôn duy trì và phát triển đất nước, làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh hơn, sánh vai với các cường quốc năm châu như lời Bác dạy.
* Yêu nước nhưng không che giấu, chấp nhận những thói hư tật xấu của người Việt, phải đấu tranh để đất nước ngày càng tốt đẹp hơn. Mỗi dân tộc bên cạnh những nét đẹp về truyền thống văn hóa cũng không tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm, điều quan trọng là cần nhận thức rõ tình thế của đất nước, hiện trạng những vấn đề nan giải của dân tộc để tìm cách giải quyết.
- Liên hệ bản thân: Học để góp phần xây dựng đất nước ngày mai; giữ gìn bản sắc dân tộc trong mọi lĩnh vực, mọi mối quan hệ...
Kết bài.
Đất nước là của nhân dân, hành động của mỗi người dân sẽ quyết định đến sự tồn vong của một đất nước. Một công dân Việt Nam có những hành động thiết thực thể hiện lòng yêu nước của mình sẽ làm cho đất nước có thêm niềm tin về sự phát triển phồn thịnh, đất nước cần thật nhiều con người như vậy.
Ngay từ đầu, Việt Nam đã chọn thái độ ứng xử đúng với dịch bệnh là “chống dịch như chống giặc”. Nhờ đó, ta có được tâm thế chủ động, đánh giá đúng tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh mà không chủ quan, lơ là, cả ở hai phía: chính quyền và người dân.
Nhìn lại lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, đoàn kết luôn là truyền thống quý báu, nguồn sức mạnh, động lực quan trọng, nhân tố quyết định mọi thắng lợi. Những thời điểm ra lời kêu gọi chính là những thời điểm cần huy động sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết thư “Kính cáo đồng bào” ngày 6-6-1941, kêu gọi toàn thể nhân dân đoàn kết để đánh đuổi Pháp, Nhật: “Chúng ta phải đoàn kết lại...” Việc cứu nước là việc chung của mọi người Việt Nam, ai cũng phải gánh một phần trách nhiệm: “Người có tiền, góp tiền, người có của, góp của, người có sức, góp sức, người có tài năng góp tài năng...”. Dân tộc Việt Nam giành được thắng lợi, phần nhiều dựa vào tinh thần đoàn kết một lòng ấy của nhân dân cả nước.
Trong trận chiến chống dịch COVID-19, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Đảng, Chính phủ Việt Nam đã sớm kêu gọi nhân dân quyết liệt, đoàn kết một lòng, tạo nên sức mạnh tập thể, cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh. Từ đó, đã huy động được sức mạnh hưởng ứng, chung tay của mỗi người dân, mỗi cá nhân trong phòng, chống dịch. Mỗi người dân, các tầng lớp nhân dân, các giới tùy khả năng của mình, người có tiền góp tiền, người có hiện vật góp hiện vật, người có sức giúp sức, người có ý tưởng góp ý tưởng... Với truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân đã tự nguyện vận động, ủng hộ một số địa phương, cơ sở, cá nhân và những trường hợp phải cách ly, điều trị. Nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, đồng bào ta ở nước ngoài, với tình cảm sâu sắc và trách nhiệm của mình đã tích cực tham gia ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19. Nhiều câu chuyện đẹp và cảm động đã được lan tỏa... Chúng ta càng thấy ý nghĩa sâu sắc và giá trị nhân văn lớn lao từ những quyết sách của Đảng và Chính phủ, từ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các bộ, ngành chức năng và nhân dân… Trong khó khăn, thử thách, những phẩm chất tốt đẹp của người Việt càng tỏa sáng.
Lời hiệu triệu sâu sắc đã nhấn mạnh thông điệp về đoàn kết: “Toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng. Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh”.