Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài 1. Dung dịch X chứa NaOH 0,2M và Ca(OH)2 0,1M. Sục 7,84 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch X thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 15 gam. B. 5 gam.
C. 10 gam. D. 20 gam.
Bài 2. Cho V lít (đktc) CO2 tác dụng với 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 10 gam kết tủa. Vậy thể tích V của CO2 là
A. 2,24 lít. B. 6,72 lít.
C. 8,96 lít. D. 2,24 hoặc 6,72 lít
Bài 3. Cho 56ml khí CO2 hấp thụ hết vào 100ml dung dịch chứa NaOH 0,02M và Ba(OH)2 0,02M. Khối lượng kết tủa thu được là:
A. 0,0432g B. 0,4925g
C. 0,2145g D. 0,394g
Bài 4. Dẫn V lít khí CO2 ( ở đktc) qua 500 ml dung dịch Ca(OH)2 nồng x M , sau phản ứng thu được 3 gam kết tủa và dung dịch A. Đun nóng dung dịch A thu được thêm 2 gam kết tủa nữa. Giá trị của V và x là
A. 1,568 lit và 0,1 M B. 22,4 lít và 0,05 M
C. 0,1792 lít và 0,1 M D. 1,12 lít và 0,2 M
Bài 5. Cho V lít khí SO2 ( ở đktc) vào 700 ml Ca(OH)2 0,1 M sau phản ứng thu được 5 gam kết tủa. Giá trị của V là:
A. 2,24 lít hoặc 1,12 lít B. 1,68 lít hoặc 2,016 lít
C. 2,016 lít hoặc 1,12 lít D. 3,36 lít
Bài 6. Đốt 8,96 lít H2S (đktc) rồi hoà tan sản phẩm khí sinh ra vào dung dịch NaOH 25% (d = 1,28 g/ml) thu được 46,88 gam muối. Thể tích dung dịch NaOH là
A. 100 ml. B. 80ml.
C. 120 ml. D. 90 ml.
Bài 7. Đốt cháy hoàn toàn 8,8 gam FeS và 12 gam FeS2 thu được khí. Cho khí này sục vào V ml dung dịch NaOH 25% (d=1,28 g/ml) được muối trung hòa. Giá trị tối thiểu của V là
A. 50 ml. B. 75 ml.
C. 100 ml. D. 120 ml.
Bài 9. Đốt cháy m gam FeS trong khí O2 dư thu được khí X. Hấp thụ hoàn toàn khí X vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 0,1 M và Ba(OH)2 0,1 M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 4,34 gam kết tủa. Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch X thì lại thấy có kết tủa Giá trị của m là:
A. 2,53 gam B. 3,52 gam
C.3,25 gam D. 1,76 gam
Bài 10. Sục hết 1,568 lít khí CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 0,16M. Sau thí nghiệm được dung dịch A. Rót 250 ml dung dịch B gồm BaCl2 0,16M và Ba(OH)2 xM vào dung dịch A được 3,94 gam kết tủa và dung dịch C. Nồng độ xM của Ba(OH)2bằng
A. 0,02M. B. 0,025M.
C. 0,03M. D. 0,015M.
Bài 11. Nung nóng m gam MgCO3 đến khi khối lượng không đổi thì thu được V lít khí CO2 ( ở đktc). Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 vào 400 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1 M thì thu được 2,5 gam kết tủa và dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào X thì thu được a gam kết tủa. Giá trị của V và a là:
A. 1,232 lít và 1,5 gam B. 1,008 lít và 1,8 gam
C. 1,12 lít và 1,2 gam D. 1,24 lít và 1,35 gam
Bài 12. Cho m gam FeCO3 tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng (dư) thu được hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào dung dịch Ca(OH)2 0,05 M dư thì thấy có V lít dung dịch Ca(OH)2 phản ứng và thu được 2 gam kết tủa. Giá trị m và V là:
A. 3,2 gam và 0,5 lít B. 2,32 gam và 0,6 lít
C. 2,22 gam và 0,5 lít D. 2,23 gam và 0,3 lít
Nhận xét: bài của em là "tính giá trị nhỏ nhất của a" rồi
Khi cho SO2 vào Ca(OH)2 có 3 trường hợp
Theo đề có thu được kết tủa => Xóa sổ trường hợp muối axit Ca(HSO3)2
Còn lại hai trường hợp
TH1:
Ca(OH)2 + SO2 ---> CaSO3\(\downarrow\) + H2O
0,22............0,22.......0,22
Trường hợp này là lượng SO2 thêm vào dung dịch Ca(OH)2 đến khi có 0,22gam kết tủa thì dừng lại
=> nSO2 (đã dùng) = 0,22 (mol)
TH2:
Ca(OH)2 + SO2 ---> CaSO3 + H2O
0,22.........0,22...............0,22
Ca(OH)2 + 2SO2 ---> Ca(HSO3)2
0,23............0,46
Ở đây cho SO2 vào nhưng Ca(OH)2 dư nên SO2 tác dụng tiếp, vì lượng Ca(OH)2 còn dư ít nên tạo muối Ca(HSO3)2
Trong trường hợp này sau phản Ca(OH)2 HẾT
=> nCO2 (đã dùng) = 0,22 + 0,46 = 0,68 (mol)
Bây giờ so sánh 2 trường hợp trên, lượng CO2 ở trường hợp 2 nhiều hơn
=> Khi đề yêu cầu tìm giá trị lớn nhất của a thì suy ra xảy ra trường hợp 2, không cần giải trường hợp 1 nữa.
(trong khi bài em làm trườnghợp 1 đó)
(< Giair như TH2 trên >) => khối lượng SO2
@Rain Tờ Rym Te tham khảo luôn ^^
Góp ý nha, bài này như giải thích ở trên của Thương, Nhưng mà đề không cho biết tìm giá trị nhỏ nhất hay lớn nhất của lượng CO2 đã dùng nên đáp số sẽ là hai trường hợp.
TH1: tạo CaCO3
TH2: tạo CaCO3 và Ca(HCO3)2
Gọi công thức tổng quát của muối cacbonat là ACO3
PTHH:ACO3+2HCl->ACl2+CO2 +H2O(1)
CO2+Ca(OH)2->CaCO3(kết tủa)+H2O(2)
nCaCO3=20:100=0.2(mol)
theo pthh(2):nCo2=nCaCO3->nCO2=0.2(mol)
theo pthh(1):nACO3=nCO2->nACO3=0.2(mol)
MACO3=16.8:0.2=84(g/mol)
->MA=84-16*3-12=24(g/mol)
A là Mg
CTHH của muối:MgCO3
gọi kim loại đó là A=>CTHH của muối là : ACO3
nCaCO3=20/100=0,2(mol)
pt:ACO3+2HCl--->ACl2+CO2+H2O
0,2<-__________________0,2(mol)
CO2+Ca(OH)2--->CaCO3+H2O
0,2 <-___________0,2(mol)
=>ACO3=16,8/0,2=84(g)
=>A=84-60=24
=>A là Mg
=>CTHH: MgCO3
nCO2=3.36/22.4=0.15mol
nNaOH=0.4*1=0.4 mol
Ta có: T=\(\dfrac{n_{NaOH}}{n_{CO2}}=\dfrac{0.4}{0.15}\) \(\approx\) 2.7
Vì T<2,nên pư tạo ra muối Na2CO3
a) PTHH: 2NaOH +CO2 --> Na2CO3 +H2O
0.3 0.15
=>NaOH dư 0.1mol
2NaOH + MgCl2 ----> Mg(OH)2 \(\downarrow\)+ 2NaCl
0.1 0.05
mMg(OH)2 =0.05*58=2.9g
1/Gọi công thức oxit kim loại:MxOy
_Khi cho tác dụng với khí CO tạo thành khí CO2.
MxOy+yCO=>xM+yCO2
_Cho CO2 tác dụng với dd Ca(OH)2 tạo thành CaCO3:
nCaCO3=7/100=0.07(mol)=nCO2
CO2+Ca(OH)2=>CaCO3+H2O
0.07------------------>0.07(mol)
=>nO=0.07(mol)
=>mO=0.07*16=1.12(g)
=>mM=4.06-1.12=2.94(g)
_Lượng kim loại sinh ra tác dụng với dd HCl,(n là hóa trị của M)
nH2=1.176/22.4=0.0525(mol)
2M+2nHCl=>2MCln+nH2
=>nM=0.0525*2/n=0.105/n
=>M=28n
_Xét hóa trị n của M từ 1->3:
+n=1=>M=28(loại)
+n=2=>M=56(nhận)
+n=3=>M=84(loại)
Vậy M là sắt(Fe)
=>nFe=0.105/2=0.0525(mol)
=>nFe:nO=0.0525:0.07=3:4
Vậy công thức oxit kim loại là Fe3O4.
CuO+CO➝Cu+CO2(1)
Fe3O4+4CO➝3Fe+4CO2(2)
CO2+Ca(OH)2➝CaCO3↓+H2O(3)
0.2 ← 0.2
2CO2+Ca(OH)2➝Ca(HCO3)2(4)
2x ← x
Ca(HCO3)2+Ba(OH)2➝CaCO3↓+BaCO3↓+2H2O(5)
x → x → x
nCaCO3(3)=20/100=0.2(mol)
Gọi nCa(HCO3)2=x(mol)
⇒nCa(HCO3)2(5)=x(mol)
Có m↓ sau phản ứng = 89.1(g)
⇔100x+197x=89.1
⇔x=0.3
bạn tự tính nốt --> nCO2=0.8(mol)
-->nCO=0.8(mol)
viết 2 phương trình khử của hidro với Cuo và Fe3O4
nhận thấy số mol khí CO khử khí hỗn hợp trên bằng số mol hidro khử hỗn hợp trên (cái này theo hệ số cân bằng nha bạn)
==> nH2 cần dùng = 0.8 (mol)
--> VH2=17.92(l)
PTHH: \(2Fe+6H_2SO_4\left(đăc\right)\underrightarrow{t^o}Fe_2\left(SO4\right)_3+3SO_2+6H_2O\)
nFe = 5,6 / 56 = 0,1 (mol)
=> nSO2 = 0,15 (mol)
nNaOH = 0,1 x 0,1 = 0,01 (mol)
=> nOH- = 0,01 (mol)
nBa(OH)2 = 1,2 x 0,1 = 0,12 (mol)
=> nOH- = 0,24 (mol)
=> \(\sum n_{OH^-}=0,24+0,01=0,25\left(mol\right)\)
Ta có: \(1< \frac{n_{OH^-}}{n_{SO2}}< 2\)
=> Phản ứng tạo 2 muối.
Ta có phương trình ion sau:
SO22- + 2OH- ===> SO32- + H2O (1)
a...............2a
SO22- + OH- ===> HSO3- (2)
b..............b
Đặt nSO2 ở phản ứng (1), (2) lần lượt là a, b
Ta có hệ phương trình:
\(\begin{cases}a+b=0,15\\2a+b=0,25\end{cases}\)
\(\Rightarrow\begin{cases}a=0,1\\b=0,05\end{cases}\)
Lượng kết tủa là BaCO3
=> m = 0,1 x 217 = 21,7 gam