Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Giống nhau:
- Về bản chất đều mang tính giai cấp và đẳng cấp.
- Mục đích chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.
- Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.
* Khác nhau:
- Thời Lý: ban hành bộ Hình thư. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta (1042). Tuy nhiên, bộ luật mới chỉ mang tính chất sơ khai, chưa đầy đủ.
- Thời Trần: Ban hành Quốc triều hình luật. Đặt Thẩm hình viện để xét việc kiện cáo. Đặt chuông tại điện Long Trì để dân kêu oan. => Tiến bộ trong luật pháp và việc quản lí đất nước hơn so với thời Lý.
Ðiều bất bình đẳng của người phụ nữ xưa chính là việc họ bị "gạt" ra khỏi cuộc sống thênh thang của xã hội và "dồn" vào khuôn khổ chật hẹp của đời sống gia đình. Xã hội phong kiến, dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tư tưởng Nho giáo đã thể chế hóa điều này bằng "đạo Tam tòng": Tại gia tòng phụ; Xuất giá tòng phu; Phu tử tòng tử. (Ở nhà theo cha; lấy chồng theo chồng; chồng chết theo con trai).
Nói tòng phụ tức phụ quyền được đề cao. Người cha có quyền uy tuyệt đối trong gia đình. Người con gái phải nghe theo cha, phục tùng mệnh lệnh của cha mẹ mà ít có những chính kiến cá nhân.
Trong giai đoạn tòng phụ, người con gái được học đủ thứ. Học nhiều nhưng không phải để tiến thân bằng con đường khoa cử, mà học để chuẩn bị lấy chồng. Tục tảo hôn trong xã hội phong kiến xưa sớm dồn ép người con gái phải nhận cái thiên chức làm mẹ sát với lẽ tự nhiên nhất. Gái thập tam, nam thập lục - người con gái 13 tuổi, trai 16 tuổi là đến độ dựng vợ gả chồng. Vì vậy khi còn tại gia, người cha, người mẹ thường dạy con gái ăn ở làm sao cho tử tế, cho được tiếng gái lành. Tứ đức đặc biệt được chú trọng đưa vào giáo dục con gái trong giai đoạn này. Với tứ đức, bao giờ người con gái cũng phải thu mình với công, dung, ngôn, hạnh, luôn luôn phải giữ gìn tiết hạnh làm câu sửa mình. Người con gái trong gia đình xưa được giáo dục rất bài bản cách ăn ở cư xử trước khi về nhà chồng. Suy cho cùng đó lại là những bài học rất thiết thực cho cuộc sống.
Rời nhà cha mẹ đẻ, phụ nữ bước vào cuộc đời xuất giá tòng phu. Bên cạnh trách nhiệm người vợ, người phụ nữ còn làm thêm nghĩa vụ của người con trong gia đình mới. Thời kỳ này rất căng thẳng. Thử thách đầu tiên người phụ nữ phải vượt qua là cáng đáng những công việc ngổn ngang phức tạp của gia đình nhà chồng. Có thể nói, cô con dâu mới phải quán xuyến hầu hết những công việc, vừa tham gia lao động sản xuất dưới con mắt dò xét của nhà chồng. Ðiều này tạo cho phụ nữ xưa có rất nhiều ý chí và nghị lực. Song thực tế phũ phàng hơn lại đẩy họ tới cảnh "cam chịu".
Thực chất sự ràng buộc tinh thần của "đạo tam tòng" xuất phát từ cơ sở kinh tế của nó. Cơ sở ấy là quyền thừa kế tài sản. Ðây cũng là khởi nguồn của quan niệm phu tử tòng tử. Trong khi biểu hiện tấm gương sáng về lòng vị tha, đức hy sinh cao cả thì về quyền lợi người phụ nữ phong kiến lại chịu những thiệt thòi mất mát quá lớn. Thời xưa nói về chuyện người phụ nữ được quyền thừa kế một phần tài sản nhất định thì người ta quan niệm rằng: Người quân tử ai cũng đau lòng khi nghe chuyện ấy.
Bị tước mất quyền thừa kế tài sản, tất cả tài sản đều thuộc sở hữu của người con trai, từ đó người phụ nữ bị rơi cảnh phụ thuộc, nương nhờ vào con trai để sống. Không những thế quan niệm tòng tử còn trói buộc hạnh phúc của nhiều người phụ nữ. Trong khi "trai năm thê bảy thiếp" thì "gái chính chuyên chỉ có một chồng". Ðôi khi sức sống, niềm khát khao của họ bị cái "chính chuyên" kiềm tỏa mà không thể thoát ra được. Tái giá được xem là "phản bội", vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội. Người tái giá đa số cũng chỉ làm tôi thiếp, bị thiệt thòi, hiếm có được ý nghĩa thật sự của hai từ hạnh phúc.
Cách mạng Tháng Tám và sự hoán cải thân phận
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công phá tan thành trì phong kiến, đánh dấu mốc son lịch sử trong vấn đề bình đẳng giới được xác lập và định chế bằng Hiến pháp và Pháp luật. Tất cả quyền bính trong nước là của nhân dân Việt Nam. Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình.
Dưới ánh sáng chỉ đường của Ðảng và Bác Hồ coi sự nghiệp giải phóng phụ nữ gắn liền với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, đến nay phụ nữ đã bình đẳng với nam giới về quyền hạn và nghĩa vụ cả trong gia đình và ngoài xã hội. Có thể nói, những cơ sở pháp lý đó đã thật sự mở ra những cơ hội mới cho phụ nữ Việt Nam trên con đường phát triển. Ðã có hàng trăm công ty, xí nghiệp làm ăn có lãi và ngày càng có uy tín cao trên thị trường trong nước và quốc tế do phụ nữ lãnh đạo. Nhiều chị đã nhận được giải thưởng cao quý của Nhà nước. Lao động nữ trong nhiều ngành đã được công nhận là có chất lượng và kỹ thuật tốt. Phụ nữ tham gia lãnh đạo trong các cơ quan Ðảng và Nhà nước ngày một nhiều. Chúng ta tự hào là nước đứng hàng thứ nhất trong khu vực và đứng hàng thứ chín trong 135 nước về tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội.
Phụ nữ Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Trên cơ sở ấy, ý nghĩa của tam tòng trong cuộc sống ngày nay cũng như thân phận người phụ nữ Việt Nam đã hoàn toàn được hoán cải. Cũng là tòng phụ nhưng tòng phụ ngày nay chỉ đơn giản là lễ phép, vâng lời cha mẹ, hiếu thảo với ông bà, kính trên nhường dưới, không còn mang nội dung của thói gia trưởng, với quyền lực tuyệt đối mang tính áp đặt trong gia đình thuộc về người cha. Ngày nay con cái có quyền tham gia bàn bạc cùng cha mẹ những vấn đề của gia đình. Tòng phụ cũng không còn là ép duyên, bán gả con gái. Hôn nhân ngày nay được xây dựng trên cơ sở tình yêu tự nguyện. Tòng phu ngày nay cũng không nhất thiết người con dâu phải sống chung cùng gia đình nhà mẹ chồng. Vì thế hệ trẻ ngày nay năng động và đầy tính tự lập. Hơn nữa hình mẫu gia đình hạt nhân đang có chiều hướng phát triển mạnh. Mẹ không nhất thiết phải ở với con trai. Tất cả đã được pháp luật, sự tiến bộ của nhận thức quy định và bảo vệ...
Chuyện ngày nay khi nhìn về quá khứ
Ðất nước đang trên đà tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã thật sự phát huy vai trò tích cực thúc đẩy nền kinh tế đất nước bắt nhịp với quốc tế và khu vực.
Tuy vậy, trong khi vốn, kỹ thuật, công nghệ từ nước ngoài ồ ạt đầu tư vào nước ta, thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh, thì những tệ nạn xã hội cũng theo đó tràn vào, gây tổn hại không nhỏ tới thuần phong mỹ tục của người Việt, làm đau đầu các nhà chức trách. Mặt trái cực đoan trong nhận thức về sự bình đẳng là hiện tượng khinh rẻ chồng con, chạy đua theo danh lợi, đắm mình trong tiền bạc không còn là hiện tượng lạ, rồi những tranh chấp vụn vặt trong gia đình, suy tính nhỏ nhen, vụ lợi đã xô đẩy không ít gia đình vào cảnh phân ly đổ vỡ, tranh chấp tài sản và quyền nuôi con cái...
Chúng ta vẫn biết công, dung, ngôn, hạnh, là câu sửa mình của người phụ nữ xưa, kèm theo là những hủ tục khắt khe, rườm rà chúng ta vẫn thường phê phán. Nhưng ngày nay bên cạnh đại đa số chị em vẫn phát huy được những nét đẹp của tứ đức xưa thì chúng ta hẳn không khỏi buồn khi thấy những cô gái đài các, nhố nhăng, kệch cỡm tại các nhà hàng, hoặc chốn đông người.
Tam tòng của chế độ phong kiến xưa không còn phù hợp với người phụ nữ Việt Nam ngày nay, khi họ đang sánh bước cùng nam giới trong công cuộc đưa đất nước vào kỷ nguyên mới hội nhập thế giới. Kinh tế xã hội đất nước đang thay da đổi thịt từng ngày, chúng ta không thể sống với một tâm thế hoài vọng về quá khứ, nhưng cũng đừng vội thanh tẩy hay đả kích thái quá mọi ký ức của quá khứ. Dù ở tương lai tươi sáng đầy hứa hẹn thì những thách thức mới vẫn luôn đặt ra và hiện hữu. Khơi trong gạn đục là phải biết tìm trong truyền thống, tìm trong vốn cổ những giá trị đích thực cần thiết có ích cho chúng ta. Và như thế, nếu "tam tòng", "tứ đức" được hiểu theo nội dung mới thích hợp với xã hội đương đại thì sẽ không bao giờ là xưa cũ cả.
#Châu's ngốc
- Xã hội thời Lý và thời Trần đều có hai giai cấp chính, đó là giai cấp thống trị và bị trị và gồm nhiều tầng lớp: quý tộc, địa chủ tư hữu (cùng là giai cấp thống trị) và nông dân, thương nhân, thợ thủ công, nô tì (cùng là giai cấp bị trị)
- Điểm khác nhau:
+ Thời Lý - Trần: tầng lớp vương hầu, quý tộc nắm mọi quyền lực, tầng lớp nông nô, nô tì chiếm số đông.
+ Thời Lê Sơ: số lượng nô tì ngày càng giảm dần và được xóa bỏ vào cuối thời Lê. Tầng lớp địa chủ rất phát triển do nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình để làm nông nô hoặc áp bức dân tự do làm nô tì.
nhớ k cho mk nha
- Thời Lý - Trần: tầng lớp vương hầu, quý tộc nắm mọi quyền lực, tầng lớp nông nô, nô tì chiếm số đông.
- Thời Lê Sơ: số lượng nô tì ngày càng giảm dần và được xóa bỏ vào cuối thời Lê. Tầng lớp địa chủ rất phát triển do nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình để làm nông nô hoặc áp bức dân tự do làm nô tì.
câu 2
Xã hội phong kiến là chế độ xã hội theo sau xã hội cổ đại, và được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Do vậy, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.
xhpk châu âu dc hình thành :
- Người giéc – man tràn xuống xâm chiếm các vùng đất Châu Âu
- Sau khi chiếm được, họ lệp nên các vương quốc và chiếm ruộng đất của các chủ nô Rô – ma cũ rồi phân chia nhiều hơn cho các quý tộc và tướng lĩnh quân sự.
- Phong tước chức cho các tướng lĩnh quân sự và quý tộc. Các tướng lĩnh quân sự và quý tộc vừa có ruộng đất vừa có quyền thế, họ trở thành lãnh chúa phong kiến. Nông dân và nô lệ trở thành nông nô.
câu 5
Nhà Lý đã tiến hành củng cố quốc gia thống nhất bằng cách :
- Ban hành bộ luật Hình thư (năm 1042).
- Xây dựng quân đội với hai bộ phận là cấm quân và quân địa phương ; thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông".
- Đối nội : gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi,...
- Đối ngoại : giữ quan hệ bình thường với nhà Tống, tạo điều kiện cho nhân dân biên giới qua lại buôn bán với nhau. Dẹp tan các cuộc tấn công của Cham-pa do nhà Tống xúi giục...
*Khác nhau:
- Thủy tức: khi trưởng thành (kiếm được thức ăn), chồi sẽ tách ra để sống độc lập.
- San hô: chồi không tách khỏi cơ thể mẹ mà luôn dính với cơ thể mẹ và tiếp tục phát triển để tạo thành tập đoàn, có ruột khoang thông với nhau.
+ Khi san hô sinh sản mọc chồi, cơ thể con ko tách rời mà dính liền vào cơ thể mẹ, tạo lập nên tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau.
+ Khi thủy tức sinh sản mọc chồi, cơ thể con sẽ tách khỏi cơ thể mẹ, tự kiếm ăn và có đời sống độc lập.
Học tốt^^
* Giống:bài thơ đều là thể thất ngôn tứ tuyệt cực hay, mang phong vị đường thi
* Khác:
+ Cảnh khuya: giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đệp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên chan hòa trong lòng yêu nước sâu sắc thương dân, lo cho nước, yêu trăng ...
+ Rằm tháng giêng:có nét thơ cổ thể: con thuyền, trăng, sóng, xuân, nước xuân,... điệu thơ thanh nhẹ.Trong khung cảnh ấy chất chiến sĩ là trung tâm. Bài thơ như 1 đóa hoa xuân, tinh hoa kết tụ tâm hồn
Khi nói gốm thời Lê, hàm ý chỉ hậu Lê; còn tiền Lê, nghệ thuật gốm cùng chung đặc trưng với giai đoạn gốm Lý (cùng với sự phát triển VH hưng thịnh - rực rỡ được đánh giá mở đầu thời kỳ tự chủ, tách biệt với giai đoạn 1000 năm chịu ách đô hộ phong kiến phương Bắc, gốm Hán bản địa)
So sánh gốm Lý - Trần - Lê ví như đem so sánh ngô - khoai - sắn... vậy chỉ nêu đặc trưng nổi bật (thế nhé?)
- Gốm Lý: tiêu biêu biểu là dòng gốm men Ngọc với nét khắc chìm (céladon - ngọc xanh, xám, nâu).
- Gốm Trần: tiêu biểu là gốm Hoa Nâu, sự phối hợp nét khắc, mảng họa tiết nâu trên nền men trắng ngà hoặc đảo ngược trong tương quan hình - nền. Họa tiết hoa, lá, động vật trên cạn, dưới nước... phát hiện duy nhất họa tiết về con người là hình 2 đấu sĩ trên thạp gốm.
- Gốm Lê: tiêu biểu là gốm Hoa Lam (hình vẽ cobal), vẽ bút long, gần với NT Thủy Mặc. Ngoài ra thời kỳ này còn xuất hiện thêm gốm Tam sắc.