Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
thì là tất cả các bài ca dao về phụ nữ nhưng nói chung vào và so sánh
Qua bài thơ " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ. " Trắng " của làn da, " tròn " là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ " tấm lòng son " , sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ " Ba chìm bảy nổi " được tác giả biến đổi thảnh " Bảy nổi ba chìm " , từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.
học tốt nha
tk cho mik nha
kb vs mik nha
Bạn ơi vậy còn suy nghĩ của em về người phụ nữ ngày nay thì sao
Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.
Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son…”
Họ là những người đẹp về cả ngoại hình và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình. Chính Hồ Xuân Hương cũng phải tức giận mà thốt lên rằng:
“Giá đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?”
Họ là phái yếu, nhưng họ cũng có khả năng làm được những điều mà nam giới làm. Thế nhưng xã hội không cho phép. Có mấy ai dám ngông ngênh nói như Hồ Xuân Hương. Không nói đến văn hay, nhiều người còn quan niệm con gái không cần đi học, không cần biết chữ. Vậy thì họ làm sao có thể làm chủ được số mệnh của mình?
Tuy vậy, sống trong hoàn cảnh nghèo khó, nhưng họ vẫn là những người phụ nữ thương chồng, thương con, biết chăm lo, vun vén cho cuộc sống gia đình. Họ vất vả, tảo tần những không một lời oán thán. Tú Xương – một nhà thơ rất bất mãn với tình cảnh đất nước lúc bấy giờ, cũng như với những gò bó của xã hội phong kiến, đã lên tiếng “bênh vợ”, cũng như bênh cho cả một xã hội phụ nữ không được lên tiếng, không được bảo vệ:
“ Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
Xã hội phong kiến bất công, xã hội mà con người trở thành nô lệ của đồng tiền, khiến cho người phụ nữ phải vất vả, tần tảo đi chợ sớm hôm nuôi chồng, nuôi con. Thế nhưng họ coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc chứ không phải là gánh nặng. Ta bỗng nhớ đến hình ảnh mẹ cò trong câu ca dao của ông cha ta thuở trước:
“Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”
Họ là những người giàu đức hi sinh. Dù có gian khổ đến mấy nhưng họ không một lời oán trách.
Thế nhưng, có mấy người thương vợ được như Tú Xương. Thuở xưa, chế độ đa thê vô cùng phổ biến. Một người phụ nữ có thể phải chịu làm lẽ cho một gia đình giàu có nào đó. Họ phải chịu sự ghen ghét của người vợ cả và những người vợ lẽ khác. Cuộc sống chung chồng ấy, thật vô cùng cực khổ. Hồ Xuân Hương đã phải thốt lên rằng: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!”. Nhưng bà cũng không tránh khỏi guồng quay của số phận, cũng phải đi làm vợ lẽ người ta, chỉ có thể hưởng một hạnh phúc không trọn vẹn. Sự ngang tàng, bướng bỉnh, vùng lên của bà, cũng chỉ là một hạt cát giữa sa mạc.
Đại thi hào Nguyễn Du đã từng viết:
“Thương thay thân phận đàn bà
Dù rằng bạc mệnh vẫn là lời chung”
Đó là những đau khổ mà người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình và nhân cách. Thế nhưng cuộc sống của họ không do họ làm chủ, phải sống kiếp sống lênh đênh, trôi dạt, không định trước được tương lai của mình. Tuy nhiên, họ vẫn vượt lên nhưng đau đớn, tủi nhục ấy, để kiếm tìm hạnh phúc cho mình.
Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt trong văn học Việt Nam được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”. Thơ của bà rất độc đáo với phong cách thơ châm biếm sâu cay đồng thời cũng rất giản dị, mộc mạc trong hình ảnh. “Bánh trôi nước” là một bài thơ như vậy. Nhà thơ mượn hình ảnh nhỏ bé của chiếc bánh trôi nước đê nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một xã hội không bình đẳng đầy áp bức bất công.
Tác giả mở đầu bài thơ bằng mô tip ca dao quen thuộc:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
“Thân em…” là mở mở đầu của biết bao câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ở đây, trong hoàn cảnh cụ thể của bài thơ, “thân em” được ví với chiếc bánh trôi nước “vừa trắng lại vừa tròn”. Tác giả mượn hình ảnh mộc mạc của chiếc bánh trôi nước nhỏ bé để nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Họ không chỉ có vẻ đẹp về hình thức mà còn trắng trong trong tâm hồn và trịa về nhân phẩm. Chỉ qua một câu thơ thôi tác giả đã cho ta thấy được đánh giá cũng như quan điểm của mình về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ.
Câu thơ tiếp theo:
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Hình ảnh người phụ nữ hoàn hảo như thế nhưng số phận họ ra sao? “Ba chìm bảy nổi” ở đây là một hình ảnh được tác giả vận dụng rất hay, rất hợp lí để nói về số phận của những người phụ nữ. Trong xã hội cũ, họ chẳng là gì cả, không được tự quyết định về số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác theo quan niệm tam tòng tứ đức. Cuộc sống của họ lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước vậy.
Cảm nghĩ về bài “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương
Ở câu thơ thứ ba:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Ở đây tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ rất tài tình. Nó nói lên sự phụ thuộc của người phụ nữ. Dù số phận có ra sao người phụ nữ cũng phải cam chịu không được phản kháng, không được tự định đoạt. Đó là một đạo lí rất vô lí trong xã hội cũ, nhằm trói buộc những người phụ nữ chân yếu tay mềm.
Câu thơ cuối
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.
Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.
#Châu's ngốc
hay nhưng dài quá! châu ngốc! bạn lm ngắn thôi, đoạn văn thôi mà
* Giống nhau:
- Về bản chất đều mang tính giai cấp và đẳng cấp.
- Mục đích chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.
- Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.
* Khác nhau:
- Thời Lý: ban hành bộ Hình thư. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta (1042). Tuy nhiên, bộ luật mới chỉ mang tính chất sơ khai, chưa đầy đủ.
- Thời Trần: Ban hành Quốc triều hình luật. Đặt Thẩm hình viện để xét việc kiện cáo. Đặt chuông tại điện Long Trì để dân kêu oan. => Tiến bộ trong luật pháp và việc quản lí đất nước hơn so với thời Lý.
Viết 1 bài văn khoảng 8-10 câu nêu suy nghĩ của em về vai trò của người phụ nữ trong xã hội ngày nay
Ðiều bất bình đẳng của người phụ nữ xưa chính là việc họ bị "gạt" ra khỏi cuộc sống thênh thang của xã hội và "dồn" vào khuôn khổ chật hẹp của đời sống gia đình. Xã hội phong kiến, dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tư tưởng Nho giáo đã thể chế hóa điều này bằng "đạo Tam tòng": Tại gia tòng phụ; Xuất giá tòng phu; Phu tử tòng tử. (Ở nhà theo cha; lấy chồng theo chồng; chồng chết theo con trai).
Nói tòng phụ tức phụ quyền được đề cao. Người cha có quyền uy tuyệt đối trong gia đình. Người con gái phải nghe theo cha, phục tùng mệnh lệnh của cha mẹ mà ít có những chính kiến cá nhân.
Trong giai đoạn tòng phụ, người con gái được học đủ thứ. Học nhiều nhưng không phải để tiến thân bằng con đường khoa cử, mà học để chuẩn bị lấy chồng. Tục tảo hôn trong xã hội phong kiến xưa sớm dồn ép người con gái phải nhận cái thiên chức làm mẹ sát với lẽ tự nhiên nhất. Gái thập tam, nam thập lục - người con gái 13 tuổi, trai 16 tuổi là đến độ dựng vợ gả chồng. Vì vậy khi còn tại gia, người cha, người mẹ thường dạy con gái ăn ở làm sao cho tử tế, cho được tiếng gái lành. Tứ đức đặc biệt được chú trọng đưa vào giáo dục con gái trong giai đoạn này. Với tứ đức, bao giờ người con gái cũng phải thu mình với công, dung, ngôn, hạnh, luôn luôn phải giữ gìn tiết hạnh làm câu sửa mình. Người con gái trong gia đình xưa được giáo dục rất bài bản cách ăn ở cư xử trước khi về nhà chồng. Suy cho cùng đó lại là những bài học rất thiết thực cho cuộc sống.
Rời nhà cha mẹ đẻ, phụ nữ bước vào cuộc đời xuất giá tòng phu. Bên cạnh trách nhiệm người vợ, người phụ nữ còn làm thêm nghĩa vụ của người con trong gia đình mới. Thời kỳ này rất căng thẳng. Thử thách đầu tiên người phụ nữ phải vượt qua là cáng đáng những công việc ngổn ngang phức tạp của gia đình nhà chồng. Có thể nói, cô con dâu mới phải quán xuyến hầu hết những công việc, vừa tham gia lao động sản xuất dưới con mắt dò xét của nhà chồng. Ðiều này tạo cho phụ nữ xưa có rất nhiều ý chí và nghị lực. Song thực tế phũ phàng hơn lại đẩy họ tới cảnh "cam chịu".
Thực chất sự ràng buộc tinh thần của "đạo tam tòng" xuất phát từ cơ sở kinh tế của nó. Cơ sở ấy là quyền thừa kế tài sản. Ðây cũng là khởi nguồn của quan niệm phu tử tòng tử. Trong khi biểu hiện tấm gương sáng về lòng vị tha, đức hy sinh cao cả thì về quyền lợi người phụ nữ phong kiến lại chịu những thiệt thòi mất mát quá lớn. Thời xưa nói về chuyện người phụ nữ được quyền thừa kế một phần tài sản nhất định thì người ta quan niệm rằng: Người quân tử ai cũng đau lòng khi nghe chuyện ấy.
Bị tước mất quyền thừa kế tài sản, tất cả tài sản đều thuộc sở hữu của người con trai, từ đó người phụ nữ bị rơi cảnh phụ thuộc, nương nhờ vào con trai để sống. Không những thế quan niệm tòng tử còn trói buộc hạnh phúc của nhiều người phụ nữ. Trong khi "trai năm thê bảy thiếp" thì "gái chính chuyên chỉ có một chồng". Ðôi khi sức sống, niềm khát khao của họ bị cái "chính chuyên" kiềm tỏa mà không thể thoát ra được. Tái giá được xem là "phản bội", vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội. Người tái giá đa số cũng chỉ làm tôi thiếp, bị thiệt thòi, hiếm có được ý nghĩa thật sự của hai từ hạnh phúc.
Cách mạng Tháng Tám và sự hoán cải thân phận
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công phá tan thành trì phong kiến, đánh dấu mốc son lịch sử trong vấn đề bình đẳng giới được xác lập và định chế bằng Hiến pháp và Pháp luật. Tất cả quyền bính trong nước là của nhân dân Việt Nam. Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình.
Dưới ánh sáng chỉ đường của Ðảng và Bác Hồ coi sự nghiệp giải phóng phụ nữ gắn liền với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, đến nay phụ nữ đã bình đẳng với nam giới về quyền hạn và nghĩa vụ cả trong gia đình và ngoài xã hội. Có thể nói, những cơ sở pháp lý đó đã thật sự mở ra những cơ hội mới cho phụ nữ Việt Nam trên con đường phát triển. Ðã có hàng trăm công ty, xí nghiệp làm ăn có lãi và ngày càng có uy tín cao trên thị trường trong nước và quốc tế do phụ nữ lãnh đạo. Nhiều chị đã nhận được giải thưởng cao quý của Nhà nước. Lao động nữ trong nhiều ngành đã được công nhận là có chất lượng và kỹ thuật tốt. Phụ nữ tham gia lãnh đạo trong các cơ quan Ðảng và Nhà nước ngày một nhiều. Chúng ta tự hào là nước đứng hàng thứ nhất trong khu vực và đứng hàng thứ chín trong 135 nước về tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội.
Phụ nữ Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Trên cơ sở ấy, ý nghĩa của tam tòng trong cuộc sống ngày nay cũng như thân phận người phụ nữ Việt Nam đã hoàn toàn được hoán cải. Cũng là tòng phụ nhưng tòng phụ ngày nay chỉ đơn giản là lễ phép, vâng lời cha mẹ, hiếu thảo với ông bà, kính trên nhường dưới, không còn mang nội dung của thói gia trưởng, với quyền lực tuyệt đối mang tính áp đặt trong gia đình thuộc về người cha. Ngày nay con cái có quyền tham gia bàn bạc cùng cha mẹ những vấn đề của gia đình. Tòng phụ cũng không còn là ép duyên, bán gả con gái. Hôn nhân ngày nay được xây dựng trên cơ sở tình yêu tự nguyện. Tòng phu ngày nay cũng không nhất thiết người con dâu phải sống chung cùng gia đình nhà mẹ chồng. Vì thế hệ trẻ ngày nay năng động và đầy tính tự lập. Hơn nữa hình mẫu gia đình hạt nhân đang có chiều hướng phát triển mạnh. Mẹ không nhất thiết phải ở với con trai. Tất cả đã được pháp luật, sự tiến bộ của nhận thức quy định và bảo vệ...
Chuyện ngày nay khi nhìn về quá khứ
Ðất nước đang trên đà tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã thật sự phát huy vai trò tích cực thúc đẩy nền kinh tế đất nước bắt nhịp với quốc tế và khu vực.
Tuy vậy, trong khi vốn, kỹ thuật, công nghệ từ nước ngoài ồ ạt đầu tư vào nước ta, thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh, thì những tệ nạn xã hội cũng theo đó tràn vào, gây tổn hại không nhỏ tới thuần phong mỹ tục của người Việt, làm đau đầu các nhà chức trách. Mặt trái cực đoan trong nhận thức về sự bình đẳng là hiện tượng khinh rẻ chồng con, chạy đua theo danh lợi, đắm mình trong tiền bạc không còn là hiện tượng lạ, rồi những tranh chấp vụn vặt trong gia đình, suy tính nhỏ nhen, vụ lợi đã xô đẩy không ít gia đình vào cảnh phân ly đổ vỡ, tranh chấp tài sản và quyền nuôi con cái...
Chúng ta vẫn biết công, dung, ngôn, hạnh, là câu sửa mình của người phụ nữ xưa, kèm theo là những hủ tục khắt khe, rườm rà chúng ta vẫn thường phê phán. Nhưng ngày nay bên cạnh đại đa số chị em vẫn phát huy được những nét đẹp của tứ đức xưa thì chúng ta hẳn không khỏi buồn khi thấy những cô gái đài các, nhố nhăng, kệch cỡm tại các nhà hàng, hoặc chốn đông người.
Tam tòng của chế độ phong kiến xưa không còn phù hợp với người phụ nữ Việt Nam ngày nay, khi họ đang sánh bước cùng nam giới trong công cuộc đưa đất nước vào kỷ nguyên mới hội nhập thế giới. Kinh tế xã hội đất nước đang thay da đổi thịt từng ngày, chúng ta không thể sống với một tâm thế hoài vọng về quá khứ, nhưng cũng đừng vội thanh tẩy hay đả kích thái quá mọi ký ức của quá khứ. Dù ở tương lai tươi sáng đầy hứa hẹn thì những thách thức mới vẫn luôn đặt ra và hiện hữu. Khơi trong gạn đục là phải biết tìm trong truyền thống, tìm trong vốn cổ những giá trị đích thực cần thiết có ích cho chúng ta. Và như thế, nếu "tam tòng", "tứ đức" được hiểu theo nội dung mới thích hợp với xã hội đương đại thì sẽ không bao giờ là xưa cũ cả.
#Châu's ngốc
sao dài vậy bạn