Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 :
* Ý nghĩa: Bài văn thể hiện thành công những cảm giác lắng đọng, tinh tế mà sâu sắc của Thạch Lam về văn hoa và lối sống của người Hà Nôi.
* Cảm nhận về tâm hồn tác giả: Thạch Lam là một nghệ sĩ có tâm hồn lãng mạn, ông yêu cái đẹp, và điều ông luôn hướng tới là cái đẹp.
Trong đoạn văn trích từ "Cốm Vòng," tác giả sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tạo ra hình ảnh sinh động và gửi đến độc giả những trạng thái cảm xúc và trải nghiệm tinh thần của riêng tác giả. Dưới đây là một số biện pháp tu từ và tác dụng của chúng:
Ẩn dụ:
Ví dụ: "ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ."Tác dụng: Mô tả cách ăn cốm không nhanh chóng, mà thay vào đó là quá trình tận hưởng từng khoảnh khắc, thể hiện sự chăm sóc và tôn trọng đối với thức ăn.Tượng trưng:
Ví dụ: "lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy."Tác dụng: Tượng trưng cho sự cảm nhận tâm trạng thu hút và ý nghĩa sâu sắc của việc ăn cốm.So sánh:
Ví dụ: "cái tươi mát của lá non, và trong cái chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài hoa thảo mộc."Tác dụng: So sánh giữa các yếu tố của cốm với các yếu tố tự nhiên khác để tăng cường hiểu biết và trải nghiệm của độc giả.Hình ảnh sống động:
Ví dụ: "cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm."Tác dụng: Tạo ra hình ảnh mạnh mẽ về mùi hương và màu sắc của cốm, làm cho độc giả có thể hình dung và cảm nhận được không gian.Tất cả các biện pháp tu từ trên giúp tác giả truyền đạt cảm nhận và trải nghiệm cá nhân về món cốm một cách tinh tế và sâu sắc.
Thạch Lam- nhà văn với quan niệm: cái đẹp man mác khắp vũ trụ luôn kiếm tìm những vẻ đẹp bình dị, nhỏ bé mà lẫn khuất đâu đó trong cuộc sống này. Đến với tập tùy bút "Hà Nội băm sáu phố phường" của ông, ta như thấy hiển hiện trước mắt dáng hình của một Hà Nội xưa cũ thuở nào. Đó là những chuyện phố, chuyện phường, chuyện đời sống dân sinh, đặc biệt là những thức quà bình dị quen thuộc chỉ nơi đây mới có. "Một thứ quà của lúa non: cốm" là một sáng tác tiêu biểu trong tập tùy bút ấy.
Mở đầu bài tùy bút, cảm hứng của nhà văn được khơi gợi và dẫn dắt từ cơn gió mùa thu hạ, từ vùng sen bên hồ. Những dấu hiệu đặc trưng của mùa thu ấy báo hiệu mùa về của "một thức quà thanh nhã và tinh khiết". Lời văn kéo người đọc trở về với không gian của mùa thu, với hương đồng gió nội và bao thức quà quen thuộc của làng quê bình dị. Nhưng thức quà gì thì chưa rõ, nhà văn để người đọc tự tưởng tượng và đoán định ra. Qua ngòi bút của nhà văn, ta như cảm nhận được "cái mùi thơm mát" phảng phất "hương vị mùi hoa cỏ" của bông lúa nếp non đầu mùa. Cội nguồn, gốc rễ của cốm được nhà văn miêu tả và cảm nhận bằng một thái độ vô cùng nâng niu, trân trọng, thể hiện sự quan sát tinh tế cùng tâm hồn nhạy cảm, đắm say của người nghệ sĩ. Thạch Lam tiếp tục dẫn dắt người đọc thưởng thức sự tài hoa, khéo léo của những đôi bàn tay làm nên cốm làng Vòng. Nhà văn không miêu tả kĩ lưỡng nhưng đủ để chúng ta hình dung ra sự vất vả, công phu khi làm ra thức quà quê ấy. Và cùng với cốm, hình ảnh những "cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ" hiện ra trong sự thân thương, trìu mến.
Mạch cảm xúc của nhà văn chuyển từ tiền thân và sự hình thành của cốm đến giá trị của nó. Nhà văn không tiếc lời ca ngợi cốm: "Cốm là thức quà đặc biệt riêng của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam". Thứ quà đồng quê đã được nâng tầm trở thành bản sắc của dân tộc Việt Nam, biểu tượng cho hạnh phúc mãi mãi bền lâu của đôi lứa. Những lời bình luận của Thạch Lam giúp cho ta hiểu sâu sắc hơn về một phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc: dùng cốm làm quà siêu tết, trong các lễ nghi. Trân trọng những truyền thống ấy, ông nhẹ nhàng phê phán những kẻ học đòi kệch cỡm đang làm mất dần đi giá trị của cốm và bắt chước người người ngoài.
Kết thúc bài tùy bút, nhà văn chia sẻ với người đọc về cách ăn và thưởng thức cốm: "Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ". Ăn cốm đã được Thạch Lam nâng lên tầm nghệ thuật. Thưởng thức cốm để cảm nhận "mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ". Cốm là kết tinh của bao nhiêu sản vật làng quê Việt Nam, vậy nên "phải kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố tiềm tàng và nhẫn nại của thần lúa". Đó là lời đề nghị chân thành, tha thiết của một tâm hồn gắn bó sâu nặng với những sản vật của quê hương, với những nét đẹp bình dị của mảnh đất kinh kì thuở xưa.
Bằng tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng nâng niu trân trọng những sản vật quê hương, nhà văn đã phát hiện được nét đẹp của văn hóa dân tộc qua: cốm- thứ quà quê bình dị, dân dã. Cốm không chỉ là thức quà riêng người Hà Nội mới có mỗi khi thu đến, nó đã gói gọn cả tâm hồn của mảnh đất kinh kì cũng như của biết bao con người Việt Nam.
---Hok tốt nhe!!---
Nhận xét của tác giả trong đoạn “ Cốm là thức quà riêng biệt… nội cỏ An Nam” tinh tế và chính xác
+ Cốm là thứ quà rất độc đáo, gần gũi, gắn bó với cuộc đời làm nông của người dân
+ Nó là lễ phẩm cánh đồng dâng tặng con người với vị lúa, mọt thứ hương mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng nội
+ Cốm không còn là món quà vặt mà đã trở thành lễ phẩm dâng lên tổ tiên
→ Đoạn văn ngắn có tính khái quát cao
1 / văn bản ; 1 thứ quà của lúa non 2 / biện pháp tu từ là miêu tả tác dụng nhấn mạnh Ca ngợi giá trị của cốm
THAM KHẢO:
“Cốm là một thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi … Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quí, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngot sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền.”
1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản là ai?Phương thức biểu đạt của đoạn trích?
-TL: Đoạn trích trên trích từ văn bản Một thức quà của lúa non: Cốm
Tác giả của văn bản: Thạch Lam
PTBĐ: Biểu cảm kết hợp với miêu tả.
2. Tìm 1 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
-TL: So sánh (màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già). Tác dụng: Làm cho hai sản vật càng trở nên cao quý.
3. Nội dung đoạn trích trên là gì?
-TL: Nội dung đoạn trích trên: Nói về nguồn gốc và màu sắc của cốm.
Đọc đoạn văn, em cảm nhận được nhà văn Thạch Lam là người có tâm hồn lãng mạn, bay bổng, ông yêu cái đẹp và luôn hướng tới cái đẹp. Vì vậy đối với cốm - một nét đẹp độc đáo của Hà Nội, đối với ông việc thưởng thức cốm như thưởng thức tác phẩm nghệ thuật một cách đầy nâng niu và trân trọng. Qua đó, ta thấy được nhà văn Thạch Lam là một người tinh tế và đặc biệt coi trọng nét đẹp văn hóa trong một thứ quà giản dị độc đáo của dân tộc.
ai giúp mik với
mik sắp đi hok r