K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 12 2023

Trong đoạn văn trích từ "Cốm Vòng," tác giả sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tạo ra hình ảnh sinh động và gửi đến độc giả những trạng thái cảm xúc và trải nghiệm tinh thần của riêng tác giả. Dưới đây là một số biện pháp tu từ và tác dụng của chúng:

Ẩn dụ:

Ví dụ: "ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ."Tác dụng: Mô tả cách ăn cốm không nhanh chóng, mà thay vào đó là quá trình tận hưởng từng khoảnh khắc, thể hiện sự chăm sóc và tôn trọng đối với thức ăn.

Tượng trưng:

Ví dụ: "lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy."Tác dụng: Tượng trưng cho sự cảm nhận tâm trạng thu hút và ý nghĩa sâu sắc của việc ăn cốm.

So sánh:

Ví dụ: "cái tươi mát của lá non, và trong cái chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài hoa thảo mộc."Tác dụng: So sánh giữa các yếu tố của cốm với các yếu tố tự nhiên khác để tăng cường hiểu biết và trải nghiệm của độc giả.

Hình ảnh sống động:

Ví dụ: "cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm."Tác dụng: Tạo ra hình ảnh mạnh mẽ về mùi hương và màu sắc của cốm, làm cho độc giả có thể hình dung và cảm nhận được không gian.

Tất cả các biện pháp tu từ trên giúp tác giả truyền đạt cảm nhận và trải nghiệm cá nhân về món cốm một cách tinh tế và sâu sắc.

 
Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng...
Đọc tiếp

Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may chút bụi nào. Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve ... Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố tiềm tàng và nhẫn nại của thần lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều.”
a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?
b. Theo tác giả, cần phải thưởng thức cốm như thế nào? Vì sao? Qua cách thưởng thức này, tác giả thể hiện thái độ nào với món ăn dân dã mà đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc?
c. Nhận xét về cách miêu tả, giọng văn được sử dụng trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của nó.
d. Qua đoạn văn, em hãy viết đoạn văn thể hiện những việc làm để giữ gìn, phát huy những giá trị vật chất, tinh thần của quê hương.

0
Đọc đoạn văn sau:[…] Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau:

[…] Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may chút bụi nào. Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve ... Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố tiềm tàng và nhẫn nại của thần lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm.

(“Một thứ quà của lúa non: Cốm” - Thạch Lam)

Câu 9: Đọc đoạn văn, em cảm nhận được điều về tâm hồn của nhà văn Thạch Lam?

 

1
31 tháng 12 2023

 Đọc đoạn văn, em cảm nhận được nhà văn Thạch Lam là người có tâm hồn lãng mạn, bay bổng, ông yêu cái đẹp và luôn hướng tới cái đẹp. Vì vậy đối với cốm - một nét đẹp độc đáo của Hà Nội, đối với ông việc thưởng thức cốm như thưởng thức tác phẩm nghệ thuật một cách đầy nâng niu và trân trọng. Qua đó, ta thấy được nhà văn Thạch Lam là một người tinh tế và đặc biệt coi trọng nét đẹp văn hóa trong một thứ quà giản dị độc đáo của dân tộc.

Phần I (7điểm). Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo...
Đọc tiếp

Phần I (7điểm). Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may chút bụi nào.

 

Câu 2.Trong đoạn văn, những từ ngữ nào được dùng để chỉ màu sắc, hương vị của cốm?

Câu 3. Theo tác giả, cần phải thưởng thức cốm như thế nào? Vì sao?

Nói về cách thưởng thức cốm, tác giả thể hiện thái độ nào với món ăn dân giã mà đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc?

0
3 tháng 10 2018

→ Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.

4 tháng 1 2018

Tác giả đã quan sát bằng thị giác, vị giác, khứu giác.

4 tháng 1 2018

Tác giả đã quan sát bằng các giác quan:

-Thính giác ( Lúc bấy giờ ta mới thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bở)

-vị giác( vị ngọt của cốm )

- cảm giác (thong thả và ngẫm nghĩ)

Cho đoạn văn sau: "Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ : trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lúa non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng, thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau: 

"Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ : trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lúa non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng, thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một cũn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ”.

a. Nêu nội dung chính của đoạn văn?

b. Chỉ ra phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn?

c. Theo tác giả Thạch Lam, khi thưởng thức cốm cần đánh thức những giác quan nào của con người? 

d. Em hãy kể tên 4 món ăn đặc sản của tỉnh Nam Định và đặt một câu văn có sử dụng những từ ngữ chỉ hai món ăn mà em vừa kể.

GIÚP MN VỚI AI ĐÚNG MN KẾT BẠN

1
21 tháng 11 2021

Answer:

a. Nội dung: Hương vị cốm khi được thưởng thức đúng cách

b. Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả

c. - Khi thưởng thức cốm cần đánh thức giác quan:

+ Khứu giác (mũi: cảm nhận hương cốm), cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ, mùi hơi ngát của sen già

+ Vị giác (miệng: cảm nhận vị cốm), chất ngọt của cốm, cái dịu dàng, thanh đạm của loại thảo mộc

+ Thị giác (mắt: màu của cốm), màu xanh của cốm

d. - Bốn món ăn đặc sản của tỉnh Nam Định:

+ Phở bò Nam Định

+ Nem nắm Giao Thủy

+ Bánh cuốn Làng Kênh

+ Bánh gia Nam Định

- Đặt câu: Đến Nam Định mà không thưởng thức phở bò đặc trưng nơi đây hay bánh gai nguyên vị truyền thống thì hẳn là quá phí.