Trong khoảng 6.000 nhà thờ trên cả nước, Việt Nam vinh dự sở hữu...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
27 tháng 7 2018

Bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra của Trần Nhân Tông:

Thôn hậu thôn điền đạm tự yên

Bán hô bán hữu tịch dương biên

Mục đồng địch lí ngưu quy tận

Bạch lộ song song phi hạ điền.

Bài Chiều hôm nhớ nhà của Bà huyện Thanh Quan:

Vàng nhạt đồi Tây bóng xế tà,
Đầm đìa cỏ lá tuyết đơm hoa.
Rừng mai thấp thoáng chim về tổ,
Rặng liễu bơ vơ khách nhớ nhà.
Trâu cưỡi thổi tiêu miền nguyệt dã,
Cá chài theo gió bến bình sa.
Đường quê mỗi bước lòng thêm chán,
Hỡi kẻ tình chung có hiểu là?…

=> Bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan mang sắc thái ảm đạm hơn vì:

Bài thơ Thiên trường vãn vọng (Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra) của Trần Nhân Tông bằng cảm hứng thiền đã khắc họa hình ảnh làng quê thanh bình, yên ả. Cảnh làng quê trong buổi chiều hôm trong làn khói bếp lam chiều, trong làn sương tỏa mờ mờ giăng mắc nhưng không hề gợi buồn. Trần Nhân Tông sau khi nhường ngôi lại cho con, ông đã đi tu. Vì vậy bài thơ được viết bằng cảm hứng nhẹ nhõm, thanh thản.

Bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan được viết trong hoàn cảnh của người lữ khách xa quê nhớ về quê hương. Trong bài thơ có những từ ngữ bộc lộ trữ tiếp nỗi lòng khắc khoải của người khác lữ thứ "Rặng liễu bơ vơ khách nhớ nhà" kết hợp với không gian thời điểm xế chiều đã khiến ta có cảm nhận rằng sắc thái của bài thơ này ảm đạm hơn. Cùng viết về thời điểm xế chiều, cùng một không gian giăng mắc mờ tỏa, sự ấm cúng của những nếp nhà, những cánh chim về tổ sau một ngày dài, nhưng bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan bộc lộ sắc thái ảm đạm hơn. Sở dĩ ta nhận ra được điều đó là nhớ vào tâm trạng của nhân vật trữ tình và những từ ngữ được bộc lộ trực tiếp trong bài thơ.

4 tháng 10 2016

Biểu cảm về cảnh đẹp nhà thờ Đức Bà nha mn . Mong mọi người sẽ giúp mình sớm , 2 ngày nữa mình phải nộp bài văn rồi

4 tháng 10 2016

bắt cuộc phải là biểu cảm về nhà thờ Đức Bà à

21 tháng 1 2019

ông tự soi bàn thờ nhà mình đi rồi tui tả cho

21 tháng 1 2019
Tết năm nào cũng vậy, bố và anh Thành quét dọn bàn thờ, lau chùi đỉnh đồng, lư hương và dán câu đối đỏ. Còn mẹ và chị Hoan thì bày mâm ngũ quả để đặt lên bàn thờ gia tiên.
Chiếc mâm bồng bằng gỗ sơn son thếp vàng của các cụ ngày xưa để lại đã được “tắm” sạch bong. Mọi thứ hoa trái cũng vậy, có trái mẹ mua từ chợ Cầu, có thứ mẹ hái trong vườn nhà. Nải chuối tiêu xanh, to nhất, đẹp nhất được mẹ ngắm chọn từ buồng chuối bố cắt từ vườn về.
Nải chuối được đặt vào chính giữa chiếc mâm bồng. Một trái phật thủ to bằng hai bàn tay người lớn úp chụm vào nhau, da vàng tía bóng lên, có nhiều móng dài cuốn lại đẹp như móng tay Phật. Hương phật thủ dậy lên nồng nàn khi Tết đến, lúc xuân sang. Một chục hồng, quả nào cũng có tai, đỏ rực và căng bóng lên, nổi bật trên sắc xanh nải chuối.
Cam phải là cam xã Đoài, da vàng ươm, dáng to tròn, thơm và ngọt, thứ cam tiến nổi tiếng xưa nay, năm nào mẹ cũng cất công tìm mua. Mẹ nói: Mâm ngũ quả không thể bày cơm Giàng, cam Bố Hạ, mà phải là cam tiến xã Đoài kia...”. Loại trái cây thứ năm là bưởi. Quả to bằng đầu đứa trẻ lên năm, có cuống và lá, vàng tươi, dáng đẹp.
Cùng với năm thứ trái cây ấy, chị Hoa còn điểm vào vài ba bông hồng và một số búp huệ trắng ngần. Thế là đủ năm sắc màu: xanh, đỏ, vàng, trắng, hồng. Năm thứ trái cây xếp kề nhau, nâng niu nhau, tạo hình tháp trông thật đẹp mắt. Hương vị ngọt ngào của hoa trái quyện với hương trầm gợi lên sự thanh khiết và trang nghiêm.
Cùng với hai cặp bánh chưng, một đĩa đầy trầu cau, mâm ngũ quả nổi bật trang trọng trên bàn thờ ngày Tết. Tất cả tôn vinh vẻ đẹp văn hóa cổ truyền mà bố mẹ nâng niu và trân trọng.
Mâm ngũ quả thể hiện sự khéo léo của đôi bàn tay mẹ. Mâm ngũ quả là tấm lòng của mẹ hiền, là hương vị ngày Tết đầu xuân. Phải đến mồng 5 Giêng, mẹ mới hạ mâm ngũ quả chia phần thơm thảo cho con cháu.
Năm nào cũng thế, em cứ mong Tết để được ngắm mâm ngũ quả của mẹ và chị Hoan chăm chút dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên. Em ao ước sẽ đến một Tết nào đó, được cùng mẹ bày mâm ngũ quả.
Hk tốt.
tk mk nhé.
Trả lời hộ mk vsCâu 1: Di sản văn hóa có mấy loại? a. 4 loại b. 2 loại c. 3 loại d. 1 loại Câu 2: Di sản văn hóa có giá trị? a. Lịch sử, Khoa học b. Lịch sử, Văn hóa c. Văn hóa, Khoa học d. Lịch sử, Văn hóa, Khoa học Câu 3: Di sản văn hóa bao gồm: a. Di sản văn hóa vật thể b. Di sản văn hóa phi vật thể c. Danh lam thắng cảnh d. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Câu 4: Chiếc áo dài là trang...
Đọc tiếp

Trả lời hộ mk vs

Câu 1: Di sản văn hóa có mấy loại? a. 4 loại b. 2 loại c. 3 loại d. 1 loại Câu 2: Di sản văn hóa có giá trị? a. Lịch sử, Khoa học b. Lịch sử, Văn hóa c. Văn hóa, Khoa học d. Lịch sử, Văn hóa, Khoa học Câu 3: Di sản văn hóa bao gồm: a. Di sản văn hóa vật thể b. Di sản văn hóa phi vật thể c. Danh lam thắng cảnh d. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Câu 4: Chiếc áo dài là trang phục truyền thống của người Việt Nam, thuộc loại di sản văn hóa: a. Vật thể b. Truyền thống c. Phi vật thể d. Nét đẹp Câu 5: Đờn ca tài tử thuộc loại di sản văn hóa: a. Phi vật thể b. Vật thể c. Truyền thống d. Cải lương Câu 6: Hồ gươm được gọi là? a. Truyền thống b. Danh lam thắng cảnh c. Di tích lịch sử d. Di sản văn hóa phi vật thể Câu 7: Thờ cúng ông địa là hình thức? a. Tôn giáo b. Tín ngưỡng c. Mê tín dị đoan d. Tin vào siêu nhiên Câu 8: Đi lễ nhà thờ là hình thức? a. Tôn giáo b. Tín ngưỡng c. Mê tín dị đoan d. Tin vào siêu nhiên Câu 9: Thờ cúng tổ tiên, ông bà là hình thức? a. Tôn giáo b. Mê tín dị đoan c. Tin vào siêu nhiên d. Tín ngưỡng Câu 10: Đi thi không được ăn trứng vịt lộn là hình thức? a.Tôn giáo b. Mê tín dị đoan c. Tín ngưỡng d. Tin vào siêu nhiên Câu 11: Quốc khánh nước Việt Nam là: a. 2/9/1945 b. 2/9/1976 c. 2/9 hàng năm d. 2/9/1954 Câu 12: Lãnh đạo Nhà nước ta là: a. Quốc hội b. Đảng cộng sản Việt Nam c. Chính phủ d. Nhân dân Câu 13: Nhà nước ta hiện nay có tên gọi là a. Công nông b. Việt Nam dân chủ công hòa c. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam d. Nước Việt Nam Câu 14: Bản chất của Nhà nước ta là: a. Thuộc gia cấp Tư sản b. Thuộc tầng lớp công – nông c. Của dân do dân và vì dân d. Thuộc giai cấp tầng lớp quản lí nhà nước Câu 15: Bộ máy nhà nước chia làm mấy loại cơ quan a.Cơ quan quyền lực, cơ quan hành chính b. Cơ quan quyền lực, cơ quan xét xử c. Cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát, cơ quan quyền lực d. Cơ quan quyền lực, cơ quan hành chính, cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát Câu 16: Cơ quan quyền lực do ai bầu ra? a. Quốc hội b. Chính Phủ c. Nhân dân d. Chủ tịch nướ

1
1 tháng 5 2019

bn ơi có thể tách các câu ra đc ko , chứ nhìn thế này mk lóa hết cả mắt + dell muốn làm rồi

21 tháng 2 2016

thơ của Hồ Xuân Hương là ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ xưa và đồng cảm với thân phận của họ

thơ của Bà Huyện thanh quan thì hoài niệm về thời thời kỳ cũ  

23 tháng 2 2016

I/ MB.Dẫn dắt vào đề : Bên cạnh những tác giả lớn như Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ … , trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII- nữa đầu thế kỷ XIX nổi lên hai Nữ sĩ quen thuộc với nhiều thế hệ người đọc : Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan

Trích nhận định

II/ Thân bài :

1/ Điểm chung giữa thơ Hồ Xuân Hương và thơ Bà Huyện Thanh Quan : Đều là tiếng nói thiết tha của những tâm hồn phụ nữ gắn bó với thiên nhiên, đất nước, con người với những tình cảm đời thường giản dị.

)2/ Vẻ riêng trong cách thể hiện cảm xúc :- Hồ Xuân Hương có lối phô diễn tình cảm mạnh bạo, táo tợn, mang màu sắc dân dã của quần chúng lao động : “ Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non ”“ Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo Kìa đền Thái Thú đứng cheo leo”

- Hồ Xuân Hương thường tỏ thái độ sôi nổi, mãnh liệt, ngang tàng, có khi xem thường, mỉa mai, tự bênh vực mình một cách mạnh mẽ :“ Rắn mát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son”“ Ví đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bấy nhiêu” (1.0 điểm)- Bà Huyện Thanh Quan lại có cách thể hiện tình cảm kín đáo, mực thước sang trọng, quý phái. Bà thường gửi gắm tâm sự của mình qua cảnh vật :“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”“Trời chiều bảng lảng bóng hòang hôn Tiếng ốc xa đưa vắng trống dồn”

- Nếu cần bộc lộc thái độ một các trực tiếp Bà Huyện Thanh Quan thường hướng vào đời sống bên trong :“ Dừng chân đứng lại : trời, non, nước/ Một mảnh tình riêng ,ta với ta.

3.vẻ đẹp riêng trong cách sử dụng ngôn từ,hình ảnh

III/ khảng định lại phong cách thơ HXH và BHTQ đều có vẻ đẹp riêng

tham khảo nha!có gì xin góp ývui

So sánh 2 đoạn văn sau và cho biết đoạn nào là văn biểu cảm.Vì sao?Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm của đoạn văn ấy.a)Hải đường: Loài cây nhỡ, họ chè, lá dài, dày, mặt trên bóng, mép có nhiều răng cưa. Hoa mọc từ 1 đến 3 đóa ở gần ngọn cây, ngọn cành, có cuống dài, tràng hoa màu đỏ tía, nhị đực rất nhiều. Hoa nở ở Việt Nam vào dịp Tết âm lịch, đẹp, không thơm. Thường trồng...
Đọc tiếp

So sánh 2 đoạn văn sau và cho biết đoạn nào là văn biểu cảm.Vì sao?Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm của đoạn văn ấy.

a)Hải đường: Loài cây nhỡ, họ chè, lá dài, dày, mặt trên bóng, mép có nhiều răng cưa. Hoa mọc từ 1 đến 3 đóa ở gần ngọn cây, ngọn cành, có cuống dài, tràng hoa màu đỏ tía, nhị đực rất nhiều. Hoa nở ở Việt Nam vào dịp Tết âm lịch, đẹp, không thơm. Thường trồng làm cảnh.

b)Từ cổng vào, lần nào tôi cũng phải dừng lại ngắm những cây hải đường trong mùa hoa của nó, hai cây đứng đối nhau trước tấm bình phong cổ, rộ lên hàng trăm đóa ở đầu cành phơi phơi như một lời chào hạnh phúc. Nhìn gần, hải đường có một màu đỏ thắm đỏ quý, hân hoan, say đắm. Tôi vốn không thích cái lối văn hoa của nhà nho cứ muốn tôn xưng hoa hải đường bằng hình ảnh của những người đẹp vương giả. Sự thực ở nước ta hải đường đâu phải chỉ mọc nơi sân nhà quyền quý, nó sống khắp ở vườn dân, cả đình, chùa, nhà thờ họ. Dáng cây cũng vậy lá to thật khỏe, sống lâu nên cội cành thường sần lên những lớp rêu da rắn màu gỉ đồng, trông dân dã như cây chè đất đỏ. Hoa hải đường rạng rỡ, nồng nàn, nhưng không có vẻ gì là yểu điệu thục nữ cánh hoa khum khum như muốn phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền. Bỗng nhớ năm xưa, lần đầu từ miền Nam ra Bắc lên thăm Đền Hùng, tôi đã ngẩn ngơ đứng hoa hỉa đường nở đỏ núi Nghĩa Linh

1
19 tháng 9 2016

+ Đoạn a không phải là văn biểu cảm vì chỉ miêu tả hoa Hải Đường dưới góc độ sinh học
+ Đoạn b là văn biểu cảm vì bộc lộ rõ cảm xúc:

  • Tả hai cây hải đường trổ hoa,từ đó liên tưởng tới lời chào hạnh phúc
  • Cảm nhận:khi đứng gần hoa thì "hân hoan ,say đắm"
  • thái độ: không đồng tình với cách xưng tôn của các nhà nho
  • cảm xúc bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp khỏe khoắn,dân dã của hoa

Nội dung biểu cảm:Đoạn văn đó đã bày tỏ tình cảm khi ngắm nhìn thấy cây hoa hải đường cảm xúc của tác giả khi ngắm nó, và đặc biệt nó để lại những chi tiết rất đặc sắc và mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng tới người đọc.