K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 2 2016

thơ của Hồ Xuân Hương là ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ xưa và đồng cảm với thân phận của họ

thơ của Bà Huyện thanh quan thì hoài niệm về thời thời kỳ cũ  

23 tháng 2 2016

I/ MB.Dẫn dắt vào đề : Bên cạnh những tác giả lớn như Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ … , trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII- nữa đầu thế kỷ XIX nổi lên hai Nữ sĩ quen thuộc với nhiều thế hệ người đọc : Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan

Trích nhận định

II/ Thân bài :

1/ Điểm chung giữa thơ Hồ Xuân Hương và thơ Bà Huyện Thanh Quan : Đều là tiếng nói thiết tha của những tâm hồn phụ nữ gắn bó với thiên nhiên, đất nước, con người với những tình cảm đời thường giản dị.

)2/ Vẻ riêng trong cách thể hiện cảm xúc :- Hồ Xuân Hương có lối phô diễn tình cảm mạnh bạo, táo tợn, mang màu sắc dân dã của quần chúng lao động : “ Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non ”“ Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo Kìa đền Thái Thú đứng cheo leo”

- Hồ Xuân Hương thường tỏ thái độ sôi nổi, mãnh liệt, ngang tàng, có khi xem thường, mỉa mai, tự bênh vực mình một cách mạnh mẽ :“ Rắn mát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son”“ Ví đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bấy nhiêu” (1.0 điểm)- Bà Huyện Thanh Quan lại có cách thể hiện tình cảm kín đáo, mực thước sang trọng, quý phái. Bà thường gửi gắm tâm sự của mình qua cảnh vật :“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”“Trời chiều bảng lảng bóng hòang hôn Tiếng ốc xa đưa vắng trống dồn”

- Nếu cần bộc lộc thái độ một các trực tiếp Bà Huyện Thanh Quan thường hướng vào đời sống bên trong :“ Dừng chân đứng lại : trời, non, nước/ Một mảnh tình riêng ,ta với ta.

3.vẻ đẹp riêng trong cách sử dụng ngôn từ,hình ảnh

III/ khảng định lại phong cách thơ HXH và BHTQ đều có vẻ đẹp riêng

tham khảo nha!có gì xin góp ývui

ĐỀ BÀI : Biểu cảm về một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật Bài làm :Hồ Xuân Hương nổi tiếng là một nữ thi sĩ tài hoa với nhiều tác phẩm thơ văn viết bằng chữ Nôm cùng phong cách tuyệt diệu hiếm thấy nên bà được mệnh danh là "Bà Chúa Thơ Nôm" . Sống trong xã hội phong kiến mục ruỗng bấy giờ , bà đã sáng tác nên bài thơ Bánh Trôi Nước như là tiếng nói chung của mọi người...
Đọc tiếp

ĐỀ BÀI : Biểu cảm về một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật

Bài làm :

Hồ Xuân Hương nổi tiếng là một nữ thi sĩ tài hoa với nhiều tác phẩm thơ văn viết bằng chữ Nôm cùng phong cách tuyệt diệu hiếm thấy nên bà được mệnh danh là "Bà Chúa Thơ Nôm" . Sống trong xã hội phong kiến mục ruỗng bấy giờ , bà đã sáng tác nên bài thơ Bánh Trôi Nước như là tiếng nói chung của mọi người phụ nữ . Dưới ngòi bút tinh tế và điêu luyện , nàng Xuân Hương đã mượn một chất liệu dân gian quen thuộc - chiếc bánh trôi nước để khắc họa lên vẻ đẹp về hình thể lẫn phẩm chất son sắt , cũng như niềm phẫn uất số phận lênh đênh , phụ thuộc của "phận đàn bà" trong xã hội xưa.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Mở đầu bài thơ , Xuân Hương có viết :
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Mở đầu bài bằng cụm từ "thân em" quen thuộc nhưng nhà thơ lại đùng để nói đến chiếc bánh trôi , một thứ bánh dân gian quen thuộc mà từ người nông thôn đến thành thị ai cũng biết . Một cách khởi đầu bài thật độc đáo ! Chiếc bánh trôi ấy hiện lên với một vẻ đẹp xinh xắn và tinh khiết làm sao . Câu thơ vang lên như chan chứa bao niềm tự hào của người phụ nữ về nhan sắc trời cho “vừa trắng lại vừa tròn” . Không những ca ngợi nhan sắc mỹ miều , hình thể hấp dẫn mà lời thơ còn khẳng định tâm hồn đức hạnh bên trong , cái khiêm nhường duyên dáng của người phụ nữ . Thật là thú vị là hình ảnh chiếc bánh trôi đã được tác giả nhân hóa tài tình , mượn vật để bày tỏ tiếng lòng của mình . Thơ của Xuân Hương thât tự nhiên và đa nghĩa
Bảy nổi ba chìm với nước non
Nhưng ngẫm nghĩ mà xem , những chiếc bánh trôi nước ấy thật là đáng thương làm sao ! Trong suốt cuộc đời , chiếc bánh trôi ấy phải bao lần "phiêu dạt" trong nồi nước sôi lênh đênh , lúc chìm , lúc nổi cũng chỉ để dâng cho đời một món bánh vừa ngon vừa đẹp mắt . Nhà thơ thật tài tình khi mượn thành ngữ "Bảy nôi ba chìm" để nói lên cuộc đời lênh đênh , lắm gian truân đối với người phụ nữ . Cũng phải thôi , vì trong xã hội phong kiến "Trọng nam khinh nữ" ấy , người phụ nữ luôn bị coi thường , hành hạ , bóc lột thê thảm và vô tình vùi dập biết bao người con gái tài hoa mà bạc phận . Đọc câu thơ , em lại tự hỏi : "Một người phụ nữ xinh đẹp , phúc hậu như thế tại sao phải chịu kiếp sống đọa đày ? Tại sao lại để bao gian lao , cực khổ , bắt người phụ nữ nhỏ bé ấy gánh lấy ?" Câu thơ trùng xuống như tiếng than thở , tiếng ức ức của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đương thời thật buồn biết bao !
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Xã hội phong kiến đương thời thật bất công khi chà đạp , cướp đoạt quyền sống hạnh phúc của người phụ nữ . Họ luôn phải chịu sự trói buộc và mất tự do trong việc định đoạt cuộc sống cũng như mưu cầu hạnh phúc . Vây chẳng khác gì chiếc bánh trôi nước kia , đẹp hay xấu , rắn hay nát đều phụ thuộc vào tay thợ làm bánh . Người xưa cũng có câu : "Tại gia tòng phụ, xuất giá tỏng phu, phu tử tòng tử” . Lúc kẻ nhà thì phải lệ thuộc vào cha , cha có sai bảo gì chẳng dám làm trái . Khi lập gia thất , phải phụng dưỡng chồng , cũng chẳng dám trái lời . Mai đây chồng chết , thân gái yếu ớt phải sống nương tựa vào con trai . Trên đời này làm gì có quan niệm vô lý đến thế ! Thật đau xót biết chừng nào , ngẫm nghĩ mà thấy thương cho thân phận bèo bọt của người phụ nữ xưa . Vậy chế độ phong kiến thối nát ấy chẳng khác gì là chiếc gông cùm đang trói buộc bao "kiếp hồng nhan" . Với giọng thơ chua xót pha lẫn uất ức , bà Hồ Xuân Hương đã phê phán xã hội phong kiến mục ruỗng bấy giờ
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Mặc dù phải sống trong sự lệ thuộc nhưng họ vẫn luôn kiên trinh, khẳng định được vẻ đẹp thanh tao , phẩm chất cao quý của người phụ nữ . Cũng giống như chiếc bánh trôi nước vậy đấy , tuy lắm lần "chìm nổi" với nước non và rắn hay nát , khô hay nhão thì chiếc bánh ấy vẫn luôn giữ được nhân hồng son , ngọt lim . Thật là một hình ảnh ẩn dụ tiêu biểu ! Người phụ nữ đã ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm giá của mình . Dẫu ở trong hoàn cảnh cực khổ , bị nhào nặn , xô đẩy thì người phụ nữ ấy vẫn luôn giữ vẹn tấm lòng son sắt , thủy chung . Một hình ảnh đẹp đến nhường thế làm sao mà quên được ! Hình ảnh ấy làm cho tâm hồn em xao xuyến , rung động trước vẻ đẹp tâm hồn , sự duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam qua bao thế hê . Câu thơ cuối như thổi phồng niềm kiêu hãnh , khăng khái tự hào về phẩm chất cũng như lời thách đố đầy bản lĩnh của Bà Chúa Thơ Nôm đối với xã hội phong kiến đương thời .
Bài thơ "Bánh trôi nước" là một tác phẩm tuyệt vời của bà Hồ Xuân Hương . Bài thơ như ẩn chứa biết bao ngậm ngùi về thân phận nhưng vượt lên trên tất cả lời khẳng định phẩm giá đầy kiêu hãnh : dù chịu bao dèm pha , bao nỗi khó nhọc nhưng tấm lòng son sắt , thủy chung của người phụ nữ vẫn không bao giờ thay đổi . Qua bài thơ này , em càng yêu mến , cảm phục bà Hồ Xuân Hương về sự cá tính , quyết không khiêm nhường để đòi lại giá trị của người phụ nữ . Bài thơ đã để lại một dấu ấn sâu nặng trong tâm hồn em

[Mọi người nhận xét giúp mình về bài làm nhé ! Các bạn có thể cho điểm luôn được không (để mình tham khảo ấy mà !) Mong các bạn hãy giúp đỡ mình ]

2
25 tháng 11 2016

Tạm ổn bạn ạ. phần kết bạn có thể lấy ở ý nghĩa trong SGK.Nếu được thì mk cho bạn 8,5 bài này

25 tháng 11 2016

Cám ơn bạn rất nhiều ^^

11 tháng 4 2022

Tham khảo:

Cùng với Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan là ba gương mặt nhà thơ nữ nổi tiếng nhất thế kỉ XVIII, nếu như thơ của Hồ Xuân Hương có cái sắc sảo, cá tính thì thơ của Đoàn Thị Điểm lại nhẹ nhàng nhưng vô cùng da diết khi viết về quá khứ huy hoàng đã qua, khi nói về nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương. Bài thơ Qua đèo ngang là tác phẩm nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan.Bà Huyện Thanh Quan hay viết về thiên nhiên, phần lớn vào lúc xế chiều, gợi lên cảm giác vắng lặng buồn buồn. Cảnh trong thơ bà giống như bức tranh thủy mặc, chấm phá, diễn tả bằng nghệ thuật ước lệ. tả cảnh để gửi gắm tình cảm nhớ thương da diết đối với quá khứ vàng son của một thời đã qua."Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa"

à ta đã nhận ngay ra một nỗi buồn xa vắng. Câu thơ xuất hiện cụm từ bóng xế tà và sự hiện diện của điệp từ chen cùng cách gieo vần lưng lá, đá đã tạo nên sự cô đơn, tĩnh mịch. Từ tà như diễn tả một khái niệm sắp tàn lụa, biến mất. Yếu tố thời gian làm cho câu thơ thêm phần buồn bã. Ca dao cũng đã có câu:

 

Vẳng nghe chim vịt kêu chiềuBâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau

Thế mới biết, những tình cảm cao quý của mỗi người dường như gặp nhau ở một điểm. Đó chính là thời gian. Mà quãng thời gian thích hợp nhất để bộc lộ sự nhớ nhung khắc khoải chính là lúc chiều về. Ở bài thơ Qua đèo Ngang, tác giả bỗng dâng lên cảm xúc man mác khi bà bắt gặp ánh hoàng hôn bao phủ cảnh vật ở Hoành Sơn.

 

Cảnh vật đã buồn lại trống vắng hơn bởi điệp từ chen ở câu thứ hai. Nó làm cho người đọc thơ bỗng cảm nhận được sự hoang vắng của đèo Ngang lúc chiều tà, bóng xế mặc dù nơi đây rất đẹp: có cỏ cây, đá, lá, hoa. Vì ở đây vắng vẻ quá nên thi sĩ đã phóng tầm mắt để tìm kiếm một chút gì gọi là sự sống linh động. Và kìa, phía xa xa dưới chân đèo xuất hiện hình ảnh:

 

Lom khom dưới núi tiều vài chúLác đác bên sông, chợ mấy nhà

 

Câu thơ gợi cho tả hình dung trong ánh hoàng hôn lạnh lẽo, mấy người tiều phu đang đốn củi, mấy quán chợ xiêu xiêu trong gió. Đảo ngữ đưa hai từ láy lom khom, lác đác lên đầu câu đã được tác giả sử dụng như nhấn mạnh thêm sự u hoài ở đây. Nhà thơ đi tìm một sự sống nhưng sự sống đó lại làm cho cảnh vật héo hắt, buồn bã hơn, xa vắng hơn.

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"Thời điểm chiều tà với không gian vắng vẻ, u buồn thường gợi nhắc con người ta nhớ về quê hương, đặc biệt là đối với những người xa xứ. Bởi đây chính là thời điểm những người thân trong gia đình đều trở về cùng sum họp dưới mái ấm gia đình. Bởi vậy mà trong không gian chiều tà, tại đèo ngang vắng lặng, hoang sơ, nữ sĩ Bà Huyện Thanh Quan hướng nỗi nhớ của mình đến gia đình, đến quê hương. Đây là tình cảm đầy tha thiết, chân thành của một người con xa quê, bà nhớ nhà, nhớ quê hương. Một nỗi buồn trĩu nặng, khó nguôi ngoai.Cảnh đèo ngang hiện lên với trời, non, nước đã gợi ra không gian mênh mông, bao la bát ngát mà xa lạ:"Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta"Trước không gian mênh mông của đất trời, của thiên nhiên,con người thường cảm nhận được sự rộng lớn, rợn ngợp mà thấu hiểu sâu sắc nỗi cô đơn, sự nhỏ bé của mình. Bà Huyện Thanh Quan cũng vậy, xa quê đi thực hiện nhiệm vụ không tránh khỏi những nỗi cô đơn nơi đất khách quê người. "Dừng chân" gợi ra sự nghỉ ngơi của đôi chân, nhưng lại mở ra sự vận động đầy da diết trong tâm hồn của người thi sĩ, đó chính là nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương. Trong không gian mênh mông, rợn ngợp lại chỉ có một mình nên Bà Huyện Thanh Quan cũng không thể dãi bày tâm sự với ai mà chỉ có thể ôm ấp cho riêng mình "Một mảnh tình riêng ta với ta".Như vậy, bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan nổi bật lên với cảm xúc u buồn cùng nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết của nhân vật trữ tình. Nỗi nhớ ấy không chỉ thể hiện tấm lòng yêu thương, tình yêu chân thành đối với quê hương đất nước mà còn thể hiện được tình cảnh lẻ loi, đơn độc của nhân vật này trong không gian hoang vắng, rợn ngợp của đất trời.

19 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Hình  ảnh người phụ nữa trong xã hội xưa và nay vừa có những điểm giống lại có cả những điểm khác. Trước hết dù ở thời đại nào đi nũa thì họ vẫn mang trong mình những phẩm chất cao đẹp. Đó là vẻ đpẹ truyền thống: chăm chỉ, giàu đức hi sinh, yêu thương chồng con. Hình anh người phụ nữa để lại trong ta những ấn tượng vè sự cam chịu số phận, về việc bị xã hội phong kiến với những định kiens trói buộc: tam tòng tứ đức, trọng nam hinh nữ, ... Họ còn có số phận lênh đênh, bấp bênh, chìm nổi, không được nắm trong tay quyền sống của mình.  Cuộc sống của chính mình những lại nằm trong tay kẻ khác. Đối lập với hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ, người phụ nữ ngày nay đã có quyền tự quyết định lấy số phận, cuộc đời của mình. Họ không phải lênh đệnh, lận đận, số phận hẩm hiu. Tiếng nói của họ được đề cao, được lắng nghe. Người phụ nữ ngày nay có những quyền bình đẳng như nam giới, thậm chí họ còn giữ vai trò quan trọng trong câc cơ quan lớn.  Ở họ có cả những nét đẹp hiện đại và truyền thống giao thoa. Như vậy, hình ảnh người phụ nữ VN xưa và nay đều đáng trân trọng, tôn vinh.

Họ và tên:Lớp :Trường :PHIẾU HỌC TẬPBây giờ em sẽ nêu một vài nét vè tác giả tác phẩm để khi chũng ta trả lời câu hỏi sẽ đễ dàng hơn:Xuân Quỳnh (1942 - 1988), người làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh trẻ trung, sôi nổi, rất sâu sắc và cũng rất giàu nữ tính. Xuân Quỳnh viết nhiều về...
Đọc tiếp

Họ và tên:

Lớp :

Trường :

PHIẾU HỌC TẬP

Bây giờ em sẽ nêu một vài nét vè tác giả tác phẩm để khi chũng ta trả lời câu hỏi sẽ đễ dàng hơn:

Xuân Quỳnh (1942 - 1988), người làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh trẻ trung, sôi nổi, rất sâu sắc và cũng rất giàu nữ tính. Xuân Quỳnh viết nhiều về những chuyện đời thường giản dị trong gia đình, tình yêu, tình mẹ con,… Thơ bà biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, thiết tha và đằm thắm.

Tiếng gà trưa là một bài thơ ngũ ngôn, được Xuân Quỳnh sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ . Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Từ đó, nó khắc sâu hơn tình yêu đối với đất nước, quê hương.

 

1.Cảm xúc của nhà thơ được khơi gợi từ sự việc nào ?Theo âm thanh của ‘Tiếng gà trưa’,hãy ghi lại mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ.

Trả lời:

-Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.

-Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

2.Từ ‘tiếng gà trưa’,những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổi thơ đã sống dậy một cách cụ thể và xúc động trong tâm trí nhà thơ ? Điều đó giúp em cảm nhận ra những tình cảm nào của người viết ?

Trả lời:

-Những hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ :

-Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

-Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

-Hình ảnh người bà soi từng quả trứng cho gà ấp.

-Tiếng gà trưa gợi nhớ những kỉ niệm dấu yêu thời thơ ấu.Những kỉ niệm đó không phai mờ trong tâm hồn người cháy, bởi đó là tình cảm gia đình, ruột thịt, tình cảm quê hương, cội nguồn không thể thiếu được trong mỗi con người.

3.Em cảm nhận được gì về hình tượng người bà và tình cảm bà cháu trong bài thơ ?

Trả lời:

-Hình ảnh người bà :

+Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

+Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ

+Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=>Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

-Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

4.Về ý nghĩa của bài thơ,có ý kiến cho rằng: Bài thơ là tình cảm bà cháu đằm thắm,sâu lặng.Những cũng có ý kiến nhấn mạnh: Bài thơ là sự hòa diệu giữa tình cảm gia đình,tình cảm bà cháu và tình quê hương.Em tán thành ý kiến nào ? Vì sao ?

Trả lời :

-Em tán thành với cả hai ý kiến.Vì những tình cảm lớn lao được viết một cách dung dị và tự nhiên: yêu tổ quốc ,yêu quê hương,từ tình cảm yêu bà,yêu ‘Tổ trứng tuổi thơ ‘; chiến đấu vì quê hương,xóm làng,vì bà và cả ‘Ổ trứng tuổi thơ ‘.Những hình ảnh đó đã khiến chúng ta tin tình cảm của người cháu trong bài thơ thật là trân thành, mãnh liệt.

5.Theo em, bài thơ có gì đặc sắc, độc đáo về thể thơ, ngôn từ thơ, cách gieo vần, hình ảnh thơ, các biện pháp nghệ thuật ? Những đặc điểm ấy đã góp phần thể hiện thành công tình cảm , cảm xúc của nhà thơ như thế

Trả lời:

-Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:

- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.

- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.

- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.

5
9 tháng 12 2016

kinh vảioeoeoeoeoeoeoeoe

 

21 tháng 12 2016

sao nhiều quá vậy . chóng mặt quáoho

16 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha: 

   Bánh trôi nước - nhắc đến bài thơ là ta lại suy nghĩ về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Ta cũng biết rằng, xã hội phong kiến là một xã hội trọng nam khinh nữ, một xã hội đen tối, thối nát, và đó cũng là thời điểm mà thi sĩ Hồ Xuân Hương đã sống. Bà cũng là một người phụ nữ, một người con gái trong xã hội đó, bà cũng phải chịu chung một số phận như họ nên bà hiểu rõ hơn hết về người phụ nữ Việt. Người con gái dù có xinh đẹp, trắng trẻo, trong sáng nhưng họ lại phải chịu một cuộc đời "bảy nổi ba chìm", để mặc cho số phận lênh đênh giữa dòng nước, không biết trôi vào đâu. Nhưng dù hoàn cảnh có ra sao, họ cũng đâu có để cho tâm hồn mình theo nó, họ luôn giữ nguyên nét đẹp đó, trong trắng, hiền dịu, phúc hậu, vẻ đẹp vốn có từ bao lâu nay của người phụ nữ Việt, từ hàng vạn năm trước họ đã đẹp vậy, họ đã tỏa hương thơm ngát như những bông hoa sen trong bùn lầy hôi tanh mà không vấy bẩn chút gì. Và họ - người phụ nữ Việt Nam, một nét đẹp truyền thống không bao giờ biến mất theo dòng thời gian.

16 tháng 10 2021

Cảm ơn

Đề : Biểu cảm về bài thơ Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan BÀI LÀMBà Huyện Thanh Quan là một nữ thi sĩ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX . Bà tuy sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm của bà đều có giá trị to lớn . Ai đã từng đọc thơ của bà đều không thể quên...
Đọc tiếp

Đề : Biểu cảm về bài thơ Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan

BÀI LÀM

Bà Huyện Thanh Quan là một nữ thi sĩ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX . Bà tuy sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm của bà đều có giá trị to lớn . Ai đã từng đọc thơ của bà đều không thể quên được vẻ dịu dàng , trang trọng với nỗi buồn kín đáo, ẩn trong từng câu chữ . Bài thơ “Qua Đèo Ngang” là một minh chứng tiêu biểu cho điều ấy

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá , lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại trời,non,nước

Một mảnh tình riêng , ta với ta

Với thể thơ thất ngôn bát cú cùng phong cách trang nhã , bài thơ Qua Đèo Ngang đã cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút , thấp thoáng sự sống của con người nhưng hoang sơ , đồng thời thể hiện nỗi tâm tư cô đơn lẻ lỏi khi nhớ về quê hương mình giữa chốn ‘‘đất khách quê người’’

Mở đầu bài thơ là khung cảnh hoang vu , tĩnh mịch của Đèo Ngang lúc chiều tàn :

Bước đến Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá , lá chen hoa

Với nghệ thuật điệp từ (chen) , cách gieo vần lưng , vần chân nhà thơ đã liệt kê cảnh Đèo Ngang có cỏ , có cây , đá , lá , hoa là ta đã nhận ra nỗi buồn xa vắng .

Câu thơ đầu đã xuất hiện cụm từ “bóng xế tà” , trời đã về chiều . Bà Huyện Thanh Quan vì lần đầu xa nhà , xa quê mà gặp phải cảnh vật bát ngát núi rừng lúc chiều tà , chỉ sót lại vài tia nắng vàng vọt , yếu ớt . Điệp từ (chen) cùng với cách gieo vần chân , vần lưng khiến cho ta như hình dung được khung cảnh Đèo Ngang không phải cỏ cây được tỉa tót , cây trồng phẳng từng hàng mà cây cỏ ở đây um tùm , rậm rạp , chen chúc đón những ánh nắng yếu ớt còn sót lại cuối ngày . Cảnh vật hoang sơ , vắng vẻ làm cho bà thêm ngỡ ngàng . Từ “tà” là khái niệm sắp tàn lụi , biến mất . Yếu tố thời góp phần làm tăng thêm nỗi buồn của câu thơ , nói lên tiếng lòng của bao người tha hương . Cảnh tuy mang đầy sức sống hoang dã của rừng núi nhưng vẫn hiu hắt , tiêu điều . Đó chính là bản thân cảnh vật hay do hồn người phả vào cảnh vật . Bởi nếu người buồn thì cảnh vật nào vui bao giờ , nỗi buồn của tác giả như lan tỏa thấm vào vạn vật . Và rồi trên đỉnh Đèo Ngang , nữ thi sĩ đã phóng tầm mắt về phía xa để tìm kiếm chút sự sống linh động : xa xa dưới núi thấp thoáng bóng dáng của con người

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Với hai câu thơ thực tác giả đã sử dụng cụm từ láy “lom khom” , “lác đác” . Câu thơ đã gợi cho ta hình dung trong bóng hoang hồn , hiện lên hình ảnh thưa thớt của những chú tiều phu đang đốn củi , mấy quán chợ liêu xiêu trong gió . Những từ láy tượng hình “lom khom , lác đác” được đảo lên đầu câu như nhấn mạnh thêm cảnh vật thưa thớt , vắng lắng . Con người hiện lên trên cái ngút ngàn mênh mông của thiên nhiên không làm cho cảnh vật thêm tươi vui , nhộn nhịp mà càng làm cho bức tranh thiên nhiên vắng lặng , quạnh hiu hơn . Từ vài , mấy là những lượng từ chỉ số ít như khắc sâu sự rời rạc , vắng vẻ nơi đây . Cảnh vật nơi đây thưa thớt , đượm buồn và cái hình ảnh ấn tượng về sự vắng vẻ , lát đác , thoáng vắng cứ thêm đậm , thấm sâu vào lòng người xa xứ . Trong sự hiu quạnh đó , bỗng nhiên văng vẳng tiếng kêu đều đều man mác :

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Câu thơ sao mà tha thiết , khắc khoải đến thế ! Nghệ thuật ẩn dụ , đối đảo ngữ và sử dụng điển tích được bà Huyện Thanh Quan sử dụng một cách thuần thục và thật hay . Nghệ thuật chơi chữ “quốc quốc”,”gia gia” phải chăng chính là Tổ quốc và gia đình của bà hồi ấy ? Những âm thanh ấy vang lên sinh động , đượm buồn và khắc khoải triền miên không dứt . Nhưng có thật bà đã nghe được tiếng chim gia gia , chim quốc quốc hay chính là tưởng tượng của tác giả . Tiếng chim gia gia da diết phải chăng là nỗi nhớ nhung tha thiết của bà khi phải rời xa gia đình , vượt nghìn trùng vào kinh đô xứ Quế nhận chức “cung trung giáo tập” . Còn tiếng chim quốc quốc “nhớ nước đau lòng” khắc khoải ? Hay chính là tâm sự thầm kín , sự hoài niệm về quá khứ vàng son của đất nước . Chỉ với hai câu luận , ta đã thấy rõ được tư tưởng luôn hứng về quê hương , đất nước và gia đình của Bà Huyện Thanh Quan . Ai bảo rằng , người phụ nữ trong xã hội phong kiến đương thời không có được những tình cảm thiêng liêng đó ! Thiên nhiên bao la đã gợi ra cho người thi sĩ bao suy tưởng lớn lao và bây giờ thiên nhiên lại kéo bà trở về với hiện thực một mình đơn lẻ :

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta

Điệp từ (ta) , quan hệ từ (với) được đối lập với hình ảnh ‘‘Một mảnh tình riêng’’ tạo nên một phép đối thú vị ở câu kết . Ta như thấy được sự cô đơn , lẻ lỏi của bà Huyện Thanh Quan . Bốn chữ ‘‘dừng chân đứng lại’’ khiến ta như thấy được tiếng kêu sững lại của tác giả trước cảnh thiên nhiên bao la , ngút ngàn . Một cái nhìn mênh mông : trời , non , nước , nhìn xa lẫn nhìn gần , sâu trong bốn phía . Rồi nữ thi sĩ thấy lòng mình chùng xuống , giữa cái thiên nhiên bao la mênh mông vô hạn của vũ trụ như tương phản với cái nhỏ bé của nỗi tâm tư thầm kín , ‘‘mảnh tình riêng’’của bà . Cụm từ ‘‘ta với ta’’ không mang nỗi vui sướng hân hoan , thân thiết như của Nguyễn Khuyến mà lại trầm buồn , ưu uất . Một nỗi buồn cô đơn lẻ loi không một ai chia sẻ ngoài trời mây non nước bát ngát , mênh mông nơi đỉnh đèo xa lạ đối diện và chiêm ngưỡng thiên nhiên vô cùng tận trong ánh hoàng hôn vừa tắt . Đọc câu thơ ta không khỏi nghẹn ngào , mủi lòng trước sự cô đơn , trống vắng của nhà thơ .

Bài thơ ‘‘Qua Đèo Ngang’’ bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật tiêu biểu của bà Huyện Thanh Quan . Với lối tả cảnh ngụ tình điêu luyện hòa với giọng thơ nhẹ nhàng , sâu lắng , xao xuyến bâng khuâng . Những phép đảo , đối ngữ được tác giả sử dụng thật đắt , thật độc đáo . Cảnh Đèo Ngang hiện ra nên thơ , trầm buồn . Đó chính là bức tranh độc đáo bộc lộ niềm cảm hứng thiên nhiên trữ tình chan hòa với tình yêu quê hương đất nước đậm đà mà còn thể hiện bút pháp điêu luyện , trang nhã của một tài năng . Qua Đèo Ngang là bài thơ có một mà không hai .

[Các bạn nhận xét giúp mình với ! Nhận xét rõ ràng , sửa chữa và chấm điểm bài viết luôn thì càng tốt . Mình muốn có nhiều ý kiến để sửa bài thêm hay thôi ^^ Mình cám ơn mọi người trước]

2
12 tháng 12 2016

bài này bạn viết khá tốt. Nếu đk chấm mk sẽ cho bạn 8,5đ bài này

12 tháng 12 2016

Cám ơn bạn rất nhiều ^^

13 tháng 2 2022

Tác phẩm "Qua đèo Ngang" là bài thơ đánh dấu tên tuổi của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ ra đời vào thời điểm bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang, một con đèo nổi tiếng tiếng với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ buồn man mác, hồn thơ tinh tế đi vào lòng người "Qua đèo Ngang" không còn là một bức tranh thiên niên đơn thuần mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của nữ thi sĩ với sự tiếc nuối và buồn về thế sự đất nước lúc bấy giờ. Sự sáng tạo nhưng vẫn có nét truyền thống, bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật với kết cấu đề thực luận kết. Mở đầu tứ thơ với hai câu đề: Bước đến đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Hai câu thơ đầu tiên thi sĩ đã khai mở toàn bộ không gian, thời gian khi sáng tác bài thơ. Hai câu thơ đề với lối thơ rất tự nhiên, không bị gò ép trong khuôn khổ chung thời ấy. Trong cảnh hoàng hôn "bóng xế tà", nữ thi sĩ bước đến mang trong mình những cảm xúc khó tả, say đắm trong không gian rộng lớn sâu thẳm của đèo cao, thời gian mênh mông của trời chiều. Bao giờ cùng vậy, trong thi ca trung đại, "bóng xế tà" luôn gợi cho con người một nỗi buồn man mác không tên, mênh mang hơn đất trời, có chút gì đó lưu luyến thời gian của một ngày đã qua. Trong không gian chiều ấy, một nét chấm phá làm nổi bất thiên nhiên nơi đèo núi chập chùng: "Cỏ cây chen đá, lá chen hoa". Khi hoàng hôn buông dần phai, không gian ngày tàn mà tác giả còn bắt gặp được một sức sống tiềm tàng của thiên nhiên. Sử dụng phép nhân hóa, kết hợp động từ "chen" nữ thi sĩ như thổi vào thiên nhiên một linh hồn với sự sống mãnh liệt, đang vươn lên. Từ ngọn cỏ, từng nhành hoa nhỏ bé kia đang chen lên những tảng đá lớn, giữa một không gian ấy, cảnh vật mang một nét đẹp lạ lùng. Từ gần đến xa, tác giả đưa mắt ra phía dưới đèo, con người xuất hiện: Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà phan tich bai tho qua deo ngang Cảm nhận bài thơ Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan Bức tranh chỉ thêm đẹp khi có sự xuất hiện của con người. Biện pháp đảo ngữ các từ láy gợi tả như "lom khom" , "lác đác" và các chỉ từ "vài" , "mấy" làm không gian chở nên hiu hắt, con người thì quá đỗi nhỏ bé so với thiên nhiên hùng vĩ chiều hôm. Dưới chân núi, vài chú tiều phu đốn củi, vài mái nhà thưa thớt quanh quanh. Không gian bao chùm lên toàn bộ cảnh vật là sự hưu quạnh và vắng vẻ. Hai câu luận là nỗi buồn của thi sĩ trước cảnh giang sơn đất nước đang ngày một lụi tàn: Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia. Tiếng kêu của con quốc hay chính là tiếng lòng tác giả. "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc" là câu thơ bắt nguồn từ điển tích xưa về vua Thục vì mất nước mà hóa thành con cuốc chỉ biết kêu những tiếng đau thường. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều trở nên diệu vợi. Còn tiếng "gia gia" là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi "thương nhà". Thương nhà ở đây có lẽ là nỗi nhớ thương đất nước trong quá khứ hào hùng hay cũng là thương cho sự đổi thay, sự lụi tàn của quê hương. Những xúc cảm của thi sĩ được bộc lộ một cách trực tiếp bằng hai câu luận. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp với biện pháp nhân hóa " đau lòng" "mỏi miệng" cùng chuyển đổi cảm giác từ nỗi lòng thành tiếng thương tạo ấn tượng mạnh đã cho ta thấy bức tranh ấy không chỉ là cảnh vật mà còn là bức tranh tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan với tình yêu thương nước nhà. Với kết cấu đầu cuối tương ứng, hai câu kết khép lại những tâm trạng của thi nhân: Dừng chân đứng lại: trời, non, nước Một mảnh tình riêng ta với ta. Cảnh vật khiến dừng bước chân trên con đường đến Phú Xuân. Cái bao la của đất trời, cái hùng vĩ của núi non, cái mênh mông của sông nước như níu bước chân nữ thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la của đèo Ngang , tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần lấp đầy tâm hồn, bao chùm lên mọi cảnh vật"một mảnh tình riêng ta với ta". Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn bao nhiêu thì nỗi cô đơn của người lữ khách càng vơi đầy. Một mảnh tình riêng, một tâm tư sâu kín, những tâm trong lòng mà chẳng tìm nổi một người để sẻ chia. Nỗi buồn cứ vậy lắng vào cảnh vật, tâm trạng kéo dài miên man. Chỉ có "ta" và "ta" giữa mênh mông trời đất. Bài thơ khép lại, mở ra những suy tư cho người đọc. Khiến người ta nhớ về một thời đại lụi tàn, một nữ thi sĩ bơ vơ. Bức tranh cảnh vật và tâm trạng ấy để lại biết bao cảm xúc trong lòng người đọc.