Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các quốc gia khi tham gia vào xu hướng khu vực hóa kinh tế là vấn đề tự chủ về kinh tế, tránh lệ thuộc vào nước ngoài hoặc bị tụt hậu so với các nước khác
=> Chọn đáp án B
Những tổ chức tiêu biểu của Quốc tế và khu vực như:
+ Quốc tế: WHO,UNESCO,UNICEF,.. UN có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, bảo vệ quyền con người, cung cấp viện trợ nhân đạo,..
+ Khu vực: APEC,.. là diễn đàn kinh tế mở của các nền kinh tế, thúc đẩy hóa thương mại và đầu tư trong khu vực,..
Tham khảo!
♦ Toàn cầu hóa kinh tế
- Biểu hiện:
+ Sự chuyển dịch hàng hóa, dịch vụ, công nghệ, vốn, lao động… giữa các quốc gia ngày càng dễ dàng, phạm vi mở rộng.
+ Các hợp tác song phương, đa phương trở nên phổ biến, nhiều hiệp định được kí kết.
+ Các công ty xuyên quốc gia ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động.
+ Mạng lưới tài chính toàn cầu phát triển nhanh.
+ Nhiều tổ chức kinh tế thế giới được hình thành.
+ Các hiệp ước, nghị định, hiệp định và tiêu chuẩn toàn cầu trong sản xuất kinh doanh được nhiều nước tham gia, áp dụng rộng rãi.
- Hệ quả:
+ Thúc đẩy chuyên môn hóa, hợp tác hóa, tăng trưởng nhanh kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển chuỗi liên kết toàn cầu.
+ Gia tăng mối liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực; mở ra nhiều cơ hội giao lưu, trao đổi, những thành tựu của khoa học kĩ thuật tiên tiến và công nghệ.
+ Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo và đặt ra nhiều vấn đề: giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ vững tính tự chủ quốc gia về kinh tế…
- Ảnh hưởng:
+ Mang lại nhiều cơ hội để các nước tiếp cận những nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Tạo khả năng để các nước nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất; mở rộng thị trường quốc tế… góp phần cải thiện mức sống và giải quyết việc làm.
+ Thúc đẩy các nước thay đổi chính sách; cải cách kinh tế xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp, thay đổi công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thu hút đầu tư.
+ Gia tăng sự bất bình đẳng, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
♦ Khu vực hóa kinh tế
- Biểu hiện:
+ Nhiều tổ chức khu vực trên thế giới được hình thành và quy mô ngày càng lớn.
+ Các hợp tác trong khu vực ngày càng đa dạng và có nhiều hình thức khác nhau
- Hệ quả:
+ Tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để tạo sự gắn kết, xây dựng một môi trường phát triển ổn định và hợp tác.
+ Tạo khả năng để khai thác hiệu quả và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội.
+ Góp phần làm giảm sức ép và sự phụ thuộc từ các nước ngoài khu vực, tạo vị thế của khu vực trên trường quốc tế.
+ Xuất hiện các vấn đề: tự chủ về kinh tế, cạnh tranh kinh tế, trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực.
- Ảnh hưởng:
+ Mỗi nước có điều kiện thuận lợi để thu hút được nguồn vốn bên ngoài, hợp tác phát triển; đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa.
+ Mỗi quốc gia thành viên đều có điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế; xây dựng một khu vực phát triển hài hòa, ổn định bền vững
Chọn đáp án D
Trong khi GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2004 của Xin-ga-po rất cao (25 207 USD), thi ở nhiều nước chỉ số này lại rất thấp (Mi-an-ma 166 USD, Cam-pu-chia 358 USD, Lào 423 USD, Việt Nam 553 USD). Vẫn còn tình trạng đói nghèo. Đây là thực trạng ở các quốc gia trong ASEAN, mặc dù mức độ đói nghèo ờ mỗi quốc gia có khác nhau.
a. Khái niệm khu vực hóa kinh tế.
- Là sự liên kết hợp tác kinh tế của các quốc gia trong các khu vực trên thế giới trên cơ sở tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội, hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển.
b. Hệ quả.
- Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ trong khu vực.
- Bảo vệ lợi ích của các nước thành viên.
- Mở rộng thị trường quốc gia và khu vực, tăng cường toàn cầu hóa kinh tế thế giới.
- Vấn đề tự chủ kinh tế, quyền lực quốc gia…bị ảnh hưởng.
c. Xu hướng khu vực hóa kinh tế đang phát triển mạnh.
- Hiện tại trên thế giới đã hình thành được 5 tổ chức liên kết khu vực lớn:
+ Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA).
+ Liên minh Châu Âu (EU).
+ Hiệp hội các quốc gia ĐNÁ (ASEAN).
+ Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC).
+ Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).
- Số lượng thành viên các tổ chức này ngày càng tăng:
+ Năm 2004, EU kết nạp thêm 10 thành viên mới, năm 2007 kết nạp thêm 2 thành viên, nâng tổng số thành viên lên 27.
+ MERCOSUR kết nạp thêm 1 thành viên nâng tổng số thành viên lên 6 vào năm 2006.
d. Việt Nam đã nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế và khu vực.
* Năm 2009:
- Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (trên 5%).
- Thiết lập quan hệ ngoại giao song phương với 170 nước trên thế giới, kí kết hơn 90 hiệp định thương mại song phương.
- Việt Nam đã hoàn thành tốt trọng trách Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc năm 2009.
- Tổ chức, tham gia nhiều hoạt động văn hóa, thể thao.
- Tham dự hội nghị biến đổi khí hậu toàn cầu tại Cô-pen-ha-gen (Đan Mạch).
* Năm 2010:
- Tiếp tục đảm nhiệm trọng trách Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc năm 2010.
- Đảm nhận vai trò chủ tịch ASEAN.
- Tiếp tục mở rộng quan hệ ngoại giao, tăng cường phát triển kinh tế nâng cao vị thế.
a) Phân tích câu nói trên:
- Hợp tác tức là:
+ Cùng phát triển KT – XH trên nguyên tắc 2 bên cùng có lợi
+ Phát huy tiềm năng, thế mạnh và hạn chế các mặt còn yếu của từng quốc gia
+ Mở rộng quan hệ trao đổi thương mại
+ Trao đổi khoa học kĩ thuật và công nghệ để tạo điều kiện cùng phát triển
+ Nhiều vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi cả thế giới phải cùng giải quyết: chiến tranh – hòa bình, dân số, tài nguyên, môi trường…
- Đấu tranh:
+ Chống sự can thiệp vào nội bộ của các quốc gia khác, chống âm mưu thực dân hóa bằng con đường kinh tế.
+ Quá trình hợp tác luôn xuất hiện sự cạnh tranh để chiếm vị trí có lợi hơn trên trường quốc tế.
+ Nhằm thiết lập quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
b) Để phát triển KT, nước ta vừa phải hợp tác vừa phải ạnh tranh với các nước trong khu vực vì:
- Xu thế quốc tế hóa, khu vực hóa nền KT thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, mỗi nước muốn tăng cường tiềm lực KT của mình phải mở rộng hợp tác liên kết với các nước khác.
- Các nước Đông Nam Á có nền KT phát triển cao hơn nước ta, việc hợp tác sẽ giúp nước ta đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc, thu hút vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm quản lí vận hành nền kinh tế thị trường, đi tắt đón đầu, tránh tụt hậu.
- Việc khai thác tài nguyên trên biển Đông (hải sanr, dầu khí, giao thông, du lịch); khai thác tổng hợp sông Mê Công liên quan tới quyền lợi của nhiều quốc gia trong khu vực, cần có sự hợp tác cùng có lợi, tránh sự căng thẳng.
- Các nước Đông Nam Á có nguồn TNTN khá giống nhau (khoáng sản kim loại, dầu khí, nông sản nhiệt đới, hải sản…), nguồn lao động dồi dào; các nước Đông Nam Á đều thiếu vốn và công nghệ tiên tiến nên việc cạnh tranh các mặt hàng này trên thị trường quốc tế là tất yếu.
Tham khảo:
- Kể từ khi nước ta bắt đầu hội nhập, nền kinh tế trở nên năng động hơn. Các thành phần kinh tế có cơ sở phát triển mạnh mẽ, nhưng sự cạnh tranh giữa chúng có phần quyết liệt hơn. Sự cạnh tranh đó đã làm cho nhiều cơ sở sản xuất, nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc phải tiến hành tinh giản biên chế. Tình trạng này làm tăng thêm đội ngũ những người không có việc làm hoặc có việc làm không đầy đủ. Theo số liệu của các cơ quan chức năng, tình trạng thất nghiệp ở thành thị còn ở mức khá cao, nạn thiếu việc làm ở nông thôn còn rất nghiêm trọng.
- Trong những năm tới, quá trình hội nhập sẽ đòi hỏi đội ngũ lao động có trình độ cao hơn. Nếu như đội ngũ người lao động Việt Nam không được đào tạo và chuẩn bị về mặt công nghệ, quản lí thì tình trạng thất nghiệp không những không giảm mà còn có nguy cơ tăng cao. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo.