Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
- Kể từ khi nước ta bắt đầu hội nhập, nền kinh tế trở nên năng động hơn. Các thành phần kinh tế có cơ sở phát triển mạnh mẽ, nhưng sự cạnh tranh giữa chúng có phần quyết liệt hơn. Sự cạnh tranh đó đã làm cho nhiều cơ sở sản xuất, nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc phải tiến hành tinh giản biên chế. Tình trạng này làm tăng thêm đội ngũ những người không có việc làm hoặc có việc làm không đầy đủ. Theo số liệu của các cơ quan chức năng, tình trạng thất nghiệp ở thành thị còn ở mức khá cao, nạn thiếu việc làm ở nông thôn còn rất nghiêm trọng.
- Trong những năm tới, quá trình hội nhập sẽ đòi hỏi đội ngũ lao động có trình độ cao hơn. Nếu như đội ngũ người lao động Việt Nam không được đào tạo và chuẩn bị về mặt công nghệ, quản lí thì tình trạng thất nghiệp không những không giảm mà còn có nguy cơ tăng cao. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo.
Tham Khảo
`-` Tình hình phát triển của các khu vực Đông Nam Á:
`+` Quy mô GDP tăng liên tục trong giai đoạn 2000 - 2020. Tuy nhiên, so với thế giới, quy mô GDP các nước Đông Nam Á còn nhỏ, năm 2020 chiếm khoảng 3,6% GDP toàn cầu.
`+`Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao hơn mức trung bình của thế giới.`+` Cơ cấu kinh tế: hầu hết các nước đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Một số quốc gia đang chú trọng phát triển nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển.
`-` Điểm nỏi bật của các ngành kinh tế:
`+` Nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu sản phẩm đa dạng. Một số quốc gia đang đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
`+` Các ngành công nghiệp quan trọng của khu vực Đông Nam Á là: cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và khai thác khoáng sản….
`+` Dịch vụ ngày càng có vai trò quan trọng, được các quốc gia trong khu vực chú ý phát triển.
Những tổ chức tiêu biểu của Quốc tế và khu vực như:
+ Quốc tế: WHO,UNESCO,UNICEF,.. UN có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, bảo vệ quyền con người, cung cấp viện trợ nhân đạo,..
+ Khu vực: APEC,.. là diễn đàn kinh tế mở của các nền kinh tế, thúc đẩy hóa thương mại và đầu tư trong khu vực,..
Tham khảo!
- Hệ quả tích cực:
+ Tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để tạo sự gắn kết, xây dựng một môi trường phát triển ổn định và hợp tác.
+ Tạo khả năng để khai thác hiệu quả và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội.
+ Góp phần làm giảm sức ép và sự phụ thuộc từ các nước ngoài khu vực, tạo vị thế của khu vực trên trường quốc tế.
- Hệ quả tiêu cực: làm xuất hiện các vấn đề như: tự chủ về kinh tế, cạnh tranh kinh tế, trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực.
Tham khảo:
1. Phát huy được lợi thế so sánh để phát triển
Lợi thế so sánh luôn biến đổi phụ thuộc vào trình độ phát triển của mỗi nước. Nước nào có nền kinh tế càng kém phát triển thì lợi thế so sánh càng suy giảm. Đa số các nước đang phát triển chỉ có lợi thế so sánh bậc thấp như lao động rẻ, tài nguyên, thị trường.... Đó là một thách thức lớn đối với các nước đang phát triển. Nhưng toàn cầu hóa, khu vực hóa cũng mang lại cho các nước đang phát triển những cơ hội lớn mới, nếu biết vận dụng sáng tạo để thực hiện được mô hình phát triển rút ngắn. Chẳng hạn, bằng lợi thế vốn có về tài nguyên, lao động, thị trường, các ngành công nghiệp nhẹ, du lịch, dịch vụ.... các nước đang phát triển có thể tham gia vào tầng thấp và trung bình của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn cầu với cơ cấu kinh tế có các ngành sử dụng nhiều lao động, nhiều nguyên liệu, cần ít vốn đầu tư, công nghệ trung bình tiên tiến tạo ra những hàng hoá - dịch vụ không thể thiếu trong cơ cấu hàng hoá - dịch vụ trên thị trường thế giới. Để làm được việc đó các nước đang phát triển có cơ hội tiếp nhận được các dòng vốn quốc tế, các dòng kỹ thuật - công nghệ mới và kỹ năng quản lý hiện đại. Nhưng cơ hội đặt ra như nhau đối với các nước đang phát triển, song nước nào biết tận dụng nắm bắt được chúng thì phát triển. Điều đó phụ thuộc vào nhân tố chủ quan, vào nội lực của mỗi nước.
Việc phát huy tối đa lợi thế so sánh trong quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa của các nước đang phát triển là nhằm tận dụng tự do hoá thương mại, thu hút đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Tỷ trọng mậu dịch thế giới trong tổng kim ngạch mậu dịch thế giới của các nước đang phát triển ngày một tăng (1985: 23%, 1997: 30%). Các nước đang phát triển cũng ngày càng đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ kinh tế quốc tế, tỷ trọng hàng công nghiệp trong cơ cấu hàng xuất khẩu ngày càng tăng (1985: 47%, 1998: 70%) và các nước đang phát triển đang nắm giữ khoảng 25% lượng hàng công nghiệp xuất khẩu trên toàn thế giới.
>> Luật sư tư vấn luật đầu tư nước ngoài trực tuyến gọi: 1900.6162
2. Tăng nguồn vốn đầu tư
Kinh tế toàn cầu hóa, khu vực hóa biểu hiện nổi bật ở dòng luân chuyển vốn toàn cầu. Điều đó tạo cơ hội cho các nước đang phát triển có thể thu hút được nguồn vốn bên ngoài cho phát triển trong nước, nếu nước đó có cơ chế thu hút thích hợp. Thiết lập một cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư nội địa hợp lý là cơ sở để định hướng thu hút đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm các ưu đãi từ những điều kiện và môi trường đầu tư bên trong để thúc đẩy chương trình đầu tư của họ. Các nước đang phát triển đã thu hút và sử dụng một lượng khá lớn vốn nước ngoài cùng với nguồn vốn đó, vốn trong nước cũng được huy động. Theo Báo cáo đầu tư thế giới của UNCTAD, năm 1996 các nước đang phát triển tiếp nhận 129 tỷ USD FDI, đến năm 1999 FDI vào các nước đang phát triển tăng lên 198 tỷ USD, trong đó 97 tỷ USD vào Mỹ Latinh (Braxin chiếm 31 tỷ), 91 tỷ USD vào Châu Á (riêng Trung Quốc chiếm 40 tỷ).
Toàn cầu hóa, khu vực hóa đã tạo ra sự biến đổi và gia tăng cả về lượng và chất dòng luân chuyển vốn vào các nước đang phát triển, nhất là trong khi các nước đang phát triển đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn đầu tư cho phát triển. Chẳng hạn, lượng vốn đầu tư vào các nước đang phát triển tăng khá nhanh: 1980: 30 tỷ USD; 1990: 60 tỷ USD; 1996: gần 200 tỷ USD; năm 1997 các nước đang phát triển thu hút tới 37% lượng vốn FDI toàn thế giới. Trong dòng vốn đầu tư vào các nước đang phát triển thì dòng vốn tư nhân ngày càng lớn.
3. Nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ
Trước xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, các nước đang phát triển tuỳ theo vị thế, điều kiện lịch sử cụ thể và trình độ phát triển của mình đều có cách thức riêng phát triển theo con đường rút ngắn. Hai trong số nhiều con đường phát triển là: Thứ nhất, du nhập kỹ thuật - công nghệ trung gian từ các nước phát triển để xây dựng những ngành công nghiệp của mình như là một bộ phận hợp thành trong tầng công nghiệp hiện đại. Tuỳ thuộc vào khả năng vốn, trí tuệ... mà các nước đang phát triển lựa chọn một hoặc cùng lúc cả hai con đường phát triển nói trên. toàn cầu hóa, khu vực hóa cho phép các nước đang phát triển có điều kiện tiếp nhận các dòng kỹ thuật - công nghệ tiên tiến, hiện đại từ các nước phát triển để nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ của mình. Nhưng điều đó còn phụ thuộc vào khả năng của từng nước biết tìm ra chiến lược công nghiệp hoá rút ngắn thích hợp.
Trong quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa các nước đang phát triển có điều kiện tiếp cận và thu hút những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới, qua đó mà nâng dần trình độ công nghệ sản xuất của các nước đang phát triển. Do vậy, mà ngày càng nâng cao được trình độ quản lý và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế các nước đang phát triển. Toàn cầu hóa, khu vực hóa được đánh giá như một công cụ đặc hiệu để nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ ở các nước đang phát triển. Bởi lẽ, trong quá trình tham gia vào liên doanh, liên kết sản xuất quốc tế, hợp đồng hợp tác kinh doanh, các dự án FDI... các nước đang phát triển có điều kiện tiếp cận những công nghệ, kiến thức và kỹ năng hết sức phong phú, đa dang của các nước đang phát triển.
4. Thay đổi được cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực
Toàn cầu hóa, khu vực hóa đòi hỏi nền kinh tế của các quốc gia, trong đó có các nước đang phát triển phải tổ chức lại với cơ cấu hợp lý. Kinh tế thế giới đang chuyển mạnh từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Nhưng ở các nước phát triển những ngành có hàm lượng chất xám, hàm lượng công nghệ cao, hàm lượng vốn lớn... đang chiếm ưu thế, còn ở những nước đang phát triển chỉ có thể đảm nhận những ngành có hàm lượng cao về lao động, nguyên liệu và hàm lượng thấp về công nghệ, vốn. Tuy nhiên, nếu nước đang phát triển nào chủ động, biết tranh thủ cơ hội, tìm ra được con đường phát triển rút ngắn thích hợp, thì có thể vẫn sớm có được nền kinh tế tri thức. Điều đó đòi hỏi một sự nỗ lực rất lớn. Quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa sẽ dẫn đến tốc độ biến đổi cao và nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu, điều đó buộc nền kinh tế mỗi nước, muốn phát triển, không còn con đường nào khác là phải hoà nhập vào quỹ đạo vận động chung của nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế nào bắt kịp dòng vận động chung thì phát triển, không thì dễ bị tổn thương và bất định. Mỗi nước đang phát triển cần phải tìm cho mình một phương thức để chuyển dịch cơ cấu kinh tế thích hợp để có thể phát triển rút ngắn. Hầu hết các nền kinh tế của các nước đang phát triển đều tiến tới mô hình kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế dựa vào xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến. Đây là một mô hình kinh tế được chuyển dịch theo hướng tích cực. Nhưng nền kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế đòi hỏi chính phủ các nước phải có quan niệm đúng và xử lý khéo quan hệ giữa tự do hoá và bảo hộ ở mức cần thiết; đồng thời phải nắm bắt được các thông lệ và thể chế kinh tế bên trong, giải quyết đúng đắn việc kết hợp các nguồn lực bên ngoài thành nội lực bên trong để phát triển. Nền kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế muốn phát triển ổn định, đòi hỏi cơ cấu kinh tế bên trong phải đủ mạnh, cơ cấu xuất khẩu đa dạng, thể chế kinh tế linh hoạt và có năng lực thích ứng để đương đầu với những thay đổi của các điều kiện phát triển toàn cầu. Điều đó buộc các nước đang phát triển phải tìm ra con đường công nghiệp hoá rút ngắn thích hợp. Nhiều nước chọn mô hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, dựa vào tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp chế tạo. Phát triển công nghiệp chế tạo sẽ giúp nền kinh tế các nước đang phát triển nhanh chóng chuyển được nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và từng bước chuyển tới nền kinh tế tri thức. Sự dịch chuyển này đến đâu phụ thuộc vào trình độ thích ứng về tiếp nhận công nghệ, khả năng về vốn, khai thác thị trường. Dù bước chuyển dịch ở trình độ nào, nền kinh tế ở các nước đang phát triển đều chú trọng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ; đồng thời tập trung nỗ lực phát triển các ngành có khả năng cạnh tranh. Chính vì vậy, cơ cấu kinh tế của nhiều nước đang phát triển đã có nhiều biến đổi theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu hàng xuất khẩu cũng thay đổi, chất lượng hàng hoá xuất khẩu được nâng lên theo hướng đạt các tiêu chuẩn quốc tế, tỷ trọng sản phẩm qua chế biến đã tăng từ 5,65% (năm 1980) lên 77,7% (năm 1994).
Toàn cầu hóa, khu vực hóa đang mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho các quốc gia cơ cấu lại nền kinh tế của mình. Nền kinh tế toàn cầu đang biến đổi nhanh chóng, thì nền kinh tế của các nước đang phát triển, nếu muốn phát triển, không còn con đường nào khác là phải nhanh chóng hoà nhập vào quỹ đạo vận động chung của nền kinh tế thế giới. Các nước phải bắt kịp các động thái của dòng vận động tiền vốn, kỹ thuật - công nghệ, hàng hoá - dịch vụ khổng lồ của thế giới. Tính bất định và mức độ dễ bị tổn thương với tính cách là hệ quả của những động thái này đang ngày càng gia tăng, nhất là đối với nền kinh tế các nước đang phát triển.
5. Mở rộng kinh tế đối ngoại
Toàn cầu hóa, khu vực hóa làm cho quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế trở thành xu hướng tất yếu và diễn ra hết sức mạnh mẽ do sự phát triển cao của lực lượng sản xuất dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. Toàn cầu hóa, khu vực hóa đang diễn ra với tốc độ cao, càng đòi hỏi mạnh mẽ việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi nền kinh tế, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Và chỉ bằng cách đó mới có thể khai thác có hiệu quả nguồn lực quốc tế. Đồng thời, toàn cầu hóa, khu vực hóa, quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế càng đẩy mạnh thì càng tạo ra những cơ hội và thách thức mới mà chỉ có sự phối hợp quốc tế, mở rộng kinh tế đối ngoại thì mới có thể tranh thủ được những cơ hội, vượt qua được những thách thức. Thực tế lịch sử cũng đã khẳng định rằng: ngày nay không một quốc gia nào có thể phát triển được nếu không thiết lập quan hệ kinh tế với các nước khác, và do vậy không một quốc gia nào, kể cả các nước đang phát triển, lại không thực hiện việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
Trong hoàn cảnh quốc tế hoá đời sống kinh tế ngày càng sâu rộng, quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa được thúc đẩy mạnh mẽ, các quan hệ kinh tế đối ngoại trở thành một nhân tố không thể thiếu để thực hiện tái sản xuất mở rộng ở mỗi nước, nhất là những nước đang phát triển.
Tham khảo!
- Ví dụ 1 (biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế):Thị trường tài chính ở Việt Nam hiện này ngày càng được mở rộng.
+ Các ngân hàng trong nước kết nối với nhau và kết nối với ngân hàng nước ngoài thông qua mạng viễn thông điện tử.
+ Bên cạnh các ngân hàng trong nước, ở Việt Nam cũng có rất nhiều những ngân hàng nước ngoài được hoạt động, như: HSBC; ANZ Việt Nam (ANZ Bank); Standard Chartered; Shinhan Vietnam; Citibank Vietnam,…
Ví dụ 2 (biểu hiện của khu vực hóa kinh tế): Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ giữa Bỉ - Đức - Hà Lan,…
+ Vùng Ma-xa Rai-nơ được hình thành ở khu vực biên giới của Cộng hòa Liên bang Đức, Bỉ và Hà Lan. Vùng có diện tích khoảng 11000 km2 với số dân khoảng 4 triệu người (năm 2021).
+ Hằng ngày, có khoảng 43000 người sang các nước láng giềng làm việc. Hệ thống kết nối giao thông của vùng khả phát triển để người dân đi lại thuận tiện. Các trường đại học của 3 quốc gia đã phối hợp tổ chức các khoá đào tạo chung nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng. Một số hoạt động giao lưu văn hoá trong vùng cũng được chú trọng nhằm tăng cường tình đoàn kết giữa nhân dân các nước trong vùng.
Tham khảo:
- Một số mục tiêu chính được nêu trong Hiến chương ASEAN là:
+ Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, hướng tới hòa bình trong khu vực. Duy trì khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác.
+ Nâng cao năng lực tự cường khu vực thông qua việc đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội.
+ Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau; nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân khu vực.
+ Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tài nguyên, di sản văn hóa,...
+ Hướng tới một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định dài lâu, kinh tế phát triển bền vững, thịnh vượng và tiến bộ xã hội.
- Hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc được quy định trong Hiến chương ASEAN và thông qua các hoạt động của các cơ quan ASEAN, các hợp tác, các chương trình, các hiệp ước,...
- Hoạt động hợp tác:
+ Các nước ASEAN đã đẩy mạnh hợp tác toàn diện kinh tế thông qua các hiệp định, xây dựng các khu vực thương mại, đầu tư,...
+ ASEAN ngày càng có nhiều hoạt động mở rộng hợp tác trong lĩnh vực văn hoá như: giáo dục, y tế, thể thao, thanh thiếu niên, lao động....
- Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển của ASEAN và đã khẳng định được vai trò của mình trong hiệp hội.
a) Phân tích câu nói trên:
- Hợp tác tức là:
+ Cùng phát triển KT – XH trên nguyên tắc 2 bên cùng có lợi
+ Phát huy tiềm năng, thế mạnh và hạn chế các mặt còn yếu của từng quốc gia
+ Mở rộng quan hệ trao đổi thương mại
+ Trao đổi khoa học kĩ thuật và công nghệ để tạo điều kiện cùng phát triển
+ Nhiều vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi cả thế giới phải cùng giải quyết: chiến tranh – hòa bình, dân số, tài nguyên, môi trường…
- Đấu tranh:
+ Chống sự can thiệp vào nội bộ của các quốc gia khác, chống âm mưu thực dân hóa bằng con đường kinh tế.
+ Quá trình hợp tác luôn xuất hiện sự cạnh tranh để chiếm vị trí có lợi hơn trên trường quốc tế.
+ Nhằm thiết lập quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
b) Để phát triển KT, nước ta vừa phải hợp tác vừa phải ạnh tranh với các nước trong khu vực vì:
- Xu thế quốc tế hóa, khu vực hóa nền KT thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, mỗi nước muốn tăng cường tiềm lực KT của mình phải mở rộng hợp tác liên kết với các nước khác.
- Các nước Đông Nam Á có nền KT phát triển cao hơn nước ta, việc hợp tác sẽ giúp nước ta đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc, thu hút vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm quản lí vận hành nền kinh tế thị trường, đi tắt đón đầu, tránh tụt hậu.
- Việc khai thác tài nguyên trên biển Đông (hải sanr, dầu khí, giao thông, du lịch); khai thác tổng hợp sông Mê Công liên quan tới quyền lợi của nhiều quốc gia trong khu vực, cần có sự hợp tác cùng có lợi, tránh sự căng thẳng.
- Các nước Đông Nam Á có nguồn TNTN khá giống nhau (khoáng sản kim loại, dầu khí, nông sản nhiệt đới, hải sản…), nguồn lao động dồi dào; các nước Đông Nam Á đều thiếu vốn và công nghệ tiên tiến nên việc cạnh tranh các mặt hàng này trên thị trường quốc tế là tất yếu.
a. Hợp tác và đấu tranh.
* Hợp tác:
- Cùng phát triển KT - XH trên nguyên tắc các bên cùng có lợi.
- Phát huy tiềm năng, thế mạnh và hạn chế các mặt còn yếu của từng quốc gia.
- Mở rộng quan hệ trao đổi thương mại.
- Trao đổi KHKT và công nghệ để tạo điều kiện cùng phát triển.
- Nhiều vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi cả thế giới phải giải quyết.
* Đấu tranh:
- Chống sự can thiệp vào nội bộ của các quốc gia khác, chống âm mưu thực dân hóa bằng con đường kinh tế.
- Quá trình hợp tác luôn xuất hiện sự cạnh tranh để chiếm vị trí có lợi hơn trên trường Q.tế.
- Nhằm thiết lập quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
b. Nước ta vừa phải hợp tác vừa phải cạnh tranh vì:
- Do xu hướng QTH, KVH nền kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ. Mỗi nước muốn tăng cường tiềm lực kinh tế của mình phải mở rộng hợp tác liên kết với các nước khác.
- Các nước ĐNÁ có nền kinh tế phát triển cao hơn nước ta, việc hợp tác sẽ giúp nước ta đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc, thu hút vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm quản lí, vận hành nền kinh tế thị trường, đi tắt đón đầu, tránh tụt hậu.
- Việc khai thác tài nguyên Biển Đông, khai thác tổng hợp sông Mê Công liên quan tới quyền lợi của nhiều quốc gia trong khu vực cần có sự hợp tác cùng có lợi, tránh căng thẳng.
- Các nước ĐNÁ có nguồn TNTN khá giống nhau, nguồn nhân lực dồi dào, đều thiếu vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến nên việc cạnh tranh các mặt hàng này trên thị trường quốc tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài khu vực là tất yếu.
a. Khái niệm khu vực hóa kinh tế.
- Là sự liên kết hợp tác kinh tế của các quốc gia trong các khu vực trên thế giới trên cơ sở tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội, hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển.
b. Hệ quả.
- Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ trong khu vực.
- Bảo vệ lợi ích của các nước thành viên.
- Mở rộng thị trường quốc gia và khu vực, tăng cường toàn cầu hóa kinh tế thế giới.
- Vấn đề tự chủ kinh tế, quyền lực quốc gia…bị ảnh hưởng.
c. Xu hướng khu vực hóa kinh tế đang phát triển mạnh.
- Hiện tại trên thế giới đã hình thành được 5 tổ chức liên kết khu vực lớn:
+ Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA).
+ Liên minh Châu Âu (EU).
+ Hiệp hội các quốc gia ĐNÁ (ASEAN).
+ Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC).
+ Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).
- Số lượng thành viên các tổ chức này ngày càng tăng:
+ Năm 2004, EU kết nạp thêm 10 thành viên mới, năm 2007 kết nạp thêm 2 thành viên, nâng tổng số thành viên lên 27.
+ MERCOSUR kết nạp thêm 1 thành viên nâng tổng số thành viên lên 6 vào năm 2006.
d. Việt Nam đã nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế và khu vực.
* Năm 2009:
- Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (trên 5%).
- Thiết lập quan hệ ngoại giao song phương với 170 nước trên thế giới, kí kết hơn 90 hiệp định thương mại song phương.
- Việt Nam đã hoàn thành tốt trọng trách Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc năm 2009.
- Tổ chức, tham gia nhiều hoạt động văn hóa, thể thao.
- Tham dự hội nghị biến đổi khí hậu toàn cầu tại Cô-pen-ha-gen (Đan Mạch).
* Năm 2010:
- Tiếp tục đảm nhiệm trọng trách Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc năm 2010.
- Đảm nhận vai trò chủ tịch ASEAN.
- Tiếp tục mở rộng quan hệ ngoại giao, tăng cường phát triển kinh tế nâng cao vị thế.