K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 7 2018

  Có hai hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất đó là hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước.

    - Hệ sinh thái trên cạn bao gồm các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái thảo nguyên, hệ sinh thái hoang mạc, các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng, hệ sinh thái núi đá vôi…

    - Hệ sinh thái dưới nước gồm:

      + Hệ sinh thái nước mặn như hệ sinh thái vùng biển khơi, hệ sinh thái vùng ven bờ (rừng ngập mặn, đầm phá ven biển, rặng san hô…).

     + Hệ sinh thái nước ngọt gồm hệ sinh thái nước chảy (hệ sinh thái sông, suối), hệ sinh thái nước đứng (hệ sinh thái hồ, ao).

17 tháng 4 2017

Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đât:

- Hệ sinh thái trên cạn, gồm

+ Các hệ sinh thái rừng (rừng mưa nhiệt đới, rừng lá rộng rụng lá theo

mùa, rừng ôn dới, rừng lá kim..)

+ Các hệ sinh thái thảo nguyên.

+ Các hệ sinh thái hoang mạc.

+ Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng.

+ Hệ sinh thái núi đá vôiế

- Hệ sinh thái nước mặn gồm:

+ Hệ sinh thái vùng biển khơi.

+ Các hệ sinh thái vùng ven bờ (rừng ngập mặn, rạn san hô, đầm phá ven biển...).

- Hệ sinh thái nước ngọt, gồm:

+ Các hệ sinh thái sông, suối (hệ sinh thái nước chảy).

+ Các hệ sinh thái hồ, ao (hệ sinh thái nước đứng).

17 tháng 4 2017

Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đât:

- Hệ sinh thái trên cạn, gồm

+ Các hệ sinh thái rừng (rừng mưa nhiệt đới, rừng lá rộng rụng lá theo

mùa, rừng ôn dới, rừng lá kim..)

+ Các hệ sinh thái thảo nguyên.

+ Các hệ sinh thái hoang mạc.

+ Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng.

+ Hệ sinh thái núi đá vôiế

- Hệ sinh thái nước mặn gồm:

+ Hệ sinh thái vùng biển khơi.

+ Các hệ sinh thái vùng ven bờ (rừng ngập mặn, rạn san hô, đầm phá ven biển...).

- Hệ sinh thái nước ngọt, gồm:

+ Các hệ sinh thái sông, suối (hệ sinh thái nước chảy).

+ Các hệ sinh thái hồ, ao (hệ sinh thái nước đứng).



13 tháng 7 2017

Các hệ sinh thái chủ yếu trên Trái đất là: Hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái dưới nước. Hệ sinh thái dưới nước bao gồm hệ sinh thái nước mặn, hệ sinh thái nước ngọt.

Đáp án cần chọn là: D

9 tháng 11 2017
Các biện pháp Hiệu quả
Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thì việc trồng cây, gây rừng là biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất Hạn chế xói mòn đất, hạn chế hạn hán, lũ lụt, tạo môi trường cho nhiều loài sinh vật và tăng mức độ đa dạng sinh học, cải tạo khí hậu,…
Tăng cường công tác làm thủy lợi và tưới tiêu hợp lí Góp phần điều hòa lượng nước làm hạn chế lũ lụt và hạn hán, nhờ có nước nên có thể mở rộng diện tích trồng trọt và tăng năng suất cây trồng
Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh Tăng độ màu mỡ cho đất, tạo điều kiện phủ xanh các vùng đất bị hoang hóa. Bón phân hợp vệ sinh là phân hữu cơ đã được xử lí kĩ thuật, không mang mầm bệnh truyền cho người và động vật
Thay đổi các loại cây trồng hợp lí Làm cho đất không bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng, tận dụng được hiệu suất sử dụng đất và tăng năng suất cây trồng
Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp và có năng suất cao Đem lại lợi ích kinh tế, khi có đủ kinh phí sẽ đầu từ hơn vào việc cải tạo đất
1 tháng 4 2022

1. Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường? Nguyên nhân nào là chủ yếu?

- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học bị thay đổi gây tác hại xấu đến sinh vật 

- Nguyên nhân : 

+ Ô nhiễm do các chất khí thải từ các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt

+ Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ TV và chất độc hóa học

+ Ô nhiễm do các chất phóng xạ

+ Ô nhiễm do chất thải rắn

+ Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh

- Nguyên nhân chủ yếu lak ô nhiễm do các chất khí thải từ các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt vì khoa học hiện đại và số dân tăng nhanh nên các hoạt động công nghiệp ngày càng đẩy mạnh để phục vụ đời sống con người

2. Chuỗi thức ăn là gì? Lưới thức ăn là gì? Lấy ví dụ về chuỗi thức ăn, phân tích chuỗi thức ăn thành các thành phần của hệ sinh thái.

-  Chuỗi thức ăn : là 1 dãy nhiều loại sinh vật có quan hệ dinh dưỡng vs nhau

- Lưới thức ăn : Là các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung gộp lại tạo thành

- VD về chuỗi TĂ và phân tích : 

* Cỏ  ->  Sâu  ->  Chim ăn sâu  ->  Vi sinh vật

Phân tích thành phần : 

+ Sv sản xuất là cỏ

+ Sv tiêu thụ bậc 1 là Sâu, Sinh vật tiêu thụ bậc 2 lak Chim ăn sâu

+ Sv phân hủy lak Vi sinh vật

17 tháng 4 2017

Ví dụ hệ sinh thái nước đứng ở một ao, gồm có các thành phần chính

- Sinh vật sản xuất: rong, bèo, cây thủy sinh, tảo hiển vi.

- Sinh vật tiêu thụ cấp 1: cá nhỏ ăn rong, bèo. tôm, động vật nổi, tép, cua

- Sinh vật tiêu thụ cấp 2: cá to, vừa.

- Sinh vật tiêu thụ cấp 3: cá lớn.

- Sinh vật phản giải: vi sinh vật.

17 tháng 3 2018

 Ví dụ hệ sinh thái dưới nước ở một ao, gồm có các thành phần chính

      - Sinh vật sản xuất: rong, bèo, cây thủy sinh, tảo.

      - Sinh vật tiêu thụ cấp 1: cá nhỏ, tôm, động vật nổi, tép, cua.

      - Sinh vật tiêu thụ cấp 2: cá vừa.

      - Sinh vật tiêu thụ cấp 3: cá lớn.

      - Sinh vật phản giải: vi sinh vật.

27 tháng 3 2022

Mối quan hệ khác loài là quan hệ hỗ trợ và đối địch. Quan hệ hỗ trợ: a) Quan hệ cộng sinh: Là môi quan hệ nhất thiết phải xảy ra giữa hai loài, trong đó đôi bên cùng có lợi. - Ví dụ: Sự cộng sinh giữa nấm và vi khuẩn lam thành địa y; sự cộng sinh giữa hải quỳ với tôm kí cư; sự cộng sinh giữa vi khuẩn nốt sần với cây họ đậu - Ý nghĩa: Trồng cây họ đậu luân canh để cải tạo đất; bảo vệ vi khuẩn cộng sinh trong đường tiêu hóa ở người... b) Quan hệ hội sinh: Là quan hệ giữa 2 loài khác nhau trong đó chỉ có lợi cho 1 bên. Ví dụ: Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối; Kền kền ăn thịt thừa của thú. Quan hệ đối địch: a) Quan hệ ăn thịt con mồi: Loài này sử dụng loài kia làm nguồn thức ăn. Ví dụ: Hổ ăn hươu, nai; cáo ăn gà... - Con người vận dụng quan hệ này trong đời sống và thực tiễn sản xuất như nuôi mèo để bắt chuột; nuôi kiến để ăn rệp cây... b) Quan hệ kí sinh: Một loài sống bám vào vật chu, sử dụng thức ăn của vật chủ. Ví dụ: Giun sán kí sinh cơ thế động vật, dây tơ hồng sống bám trên thân, cành cây chủ… c) Quan hệ bán kí sinh: Một loài sống bám trên cơ thể vật chủ, sử dụng một phần các chất trên cơ thề vật chủ. Ví dụ: Cây tầm gửi sử dụng nước và khoáng của cây chủ để tổng hợp chất hữu cơ nhờ có diệp lục. d) Quan hệ cạnh tranh sinh học: Biểu hiện ở các loài sống chung có sự tranh giành ánh sáng, thức ăn… Ví dụ: Cạnh tranh sinh học giữa cây trồng với cỏ dại. e) Quan hệ ức chế cảm nhiễm : Một số loài nhờ chứa phytônxit kìm hãm sự phát triển của loài khác. Ví dụ: Chất gây đỏ nước của tảo giáp làm chết nhiều động, thực vật nổi ở ao hồ.

23 tháng 3 2016

 

Quan hệ hỗ trợQuan hệ đối địch

- Là mối quan hệ có  lợi (hoặc ít nhất không hại) cho tất cả các sinh vật.

- Ví dụ:

+Tảo và nấm trong địa y (cộng sinh).

+ Cá ép bám vào rùa biển (Hội sinh)

- Là mối quan hệ một bên có lợi, một bên có hại hoặc cả 2 bên cùng bị hại.

- Ví dụ:

+ Giun đũa sống trong ruột người (Ký sinh)

+ Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng (Cạnh tranh)

 

5 tháng 3 2022

a) 

Trâu : Môi trường trên mặt đất - Không khí

Cá : Môi trường nước

Giun đũa: Môi trường sinh vật

Giun đất: Môi trường trong đất

Cây hoa hồng : Môi trường trên mặt đất - Không khí

b) Các nhân tố sinh thái tác động đến con trâu : 


undefined