K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 5 2018

- Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là vỏ trái đất, ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi.

- Đặc điểm:

      + Lớp vỏ Trái Đất: độ dày từ 5 đến 70 km; vật chất ở trạng thái rắn chắc; càng xuống sâu nhiệt độ càng cao; nhưng tối đa chỉ tới 1.000oC.

      + Lớp trung gian (bao Manti): độ dày gần 3.000 km; vật chất ở trạng thái quánh dẻo đến lỏng; nhiệt độ khoảng 1.500oC đến 4.700oC.

      + Lõi Trái Đất: độ dày trên 3.000 km; vật chất ở trạng thái lỏng ở bên ngoài, rắn ở bên trong; nhiệt độ cao nhất khoảng 5.000oC.

31 tháng 5 2017

Đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất.

- Lớp vỏ Trái Đất dày từ 5 đến 70 km, cấu tạo bởi các lớp đá rắn chắc. Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao nhưng cao nhất cũng chỉ tới 1000°c.

- Lớp trung gian dày gần 3000 km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500°c đến 4700°c.

- Lớp lõi Trái Đất dày trên 3000 km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái lỏng và rắn, nhiệt độ cao nhất tới 5000°c.



31 tháng 5 2017

+ Lớp vỏ

– Độ dày :Từ 5 km đến 70 km

– Trạng thái : Rắn chắc.

– Lớp vỏ mỏng nhất,nhưng có vai trò rất quan trọng vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác và là nơi sinh sống,hoạt động của xã hội loài người.

- Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao,nhưng tối đa chỉ đạt tới 1000oC

+ Lớp trung gian

– Độ dày gần 3000km

– Có thành phần vật chất ở trạng thái dẻo quánh là nguyên nhân gây nên sự di chuyển các lục địa trên bề mặt trái đất.

– Khoảng từ 1500 -4700oC.

+ Lớp nhân (lõi)

– Độ dày :trên 3000 km.

-Trạng thái :Lỏng ở ngoài rắn ở trong.

– Nhiệt độ cao nhất khoảng :5000oC.

16 tháng 11 2016

vâng, em chụp hình = laptop nó mờ lắm cj àk

16 tháng 11 2016

Bài 10 : Cấu tạo bên trong trái đất

Bảng ở trang 22 lớp 6 (SGK) nè cj Trần Ngọc Định

Bài 10 : Cấu tạo bên trong trái đất

Hình 26 trang 32 lớp 6 (SGK)

Bài 10 : Cấu tạo bên trong trái đất

Hình 27 trang 33 lớp 6 (SGK)

Làm hộ mình nha mọi người^^

30 tháng 11 2016

1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp:

  • ​​Ngoài cùng là vỏ Trái Đất:

-Độ dày: từ 5km đến 7km.

-Trạng thái: rắn chắc.

-Nhiệt độ: càng xuống sâu, nhiệt độ càng cao. Tối đa là 1000*C.

  • Ở giữa là lớp trung gian:

-Độ dày: gần 3000km.

-Trạng thái: quánh dẻo đến lỏng.

-Nhiệt độ: khoảng 1500*C đến 4700*C

  • Trong cùng là lõi:

 

-Độ dày: trên 3000km.

-Trạng thái: lỏng ngoài, rắn trong.

-Nhiệt độ: cao nhất khoảng 5000*C.

2. Lớp vỏ là lớp quan trọng nhất vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác: không khí, nước, sinh vật,...và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.

 

​ ​

30 tháng 11 2016

gồm lõi , nhân và vỏ .Lớp vỏ quan trọng nhất vì nó là nơi trú ẩn của con người và nhiều loại động vật khác

21 tháng 8 2016

 

1.Em hãy ghi chữ Đ vào ô trống ở ý trả lời đúng, chữ S vào ô vuông ở ý trả lời sai:
Môn địa lý lớp 6 giúp các em hiểu biết về:
a) Vị trí của trái đất trong vũ trụ, hình dạng kích thước của trái đất.
Đ
b) Những vận động chính của trái đất và hệ quả của những vận động đó.Đ
c) Lịch sử của đất nước ta.S
d) Bản đồ và cách sử dụng bản đồ trong học tập và trong cuộc sống.
Đ
đ) Cách hình thành và rèn luyện các kĩ năng địa lí.Đ
e) Các cảnh đẹp của nước ta.S

 

21 tháng 8 2016

cảm ơn Lê Nguyên Hạo nha

 

21 tháng 9 2017

Câu 1: Môn Địa lí lớp 6 cung cấp cho em kiến thức, hình thành và rèn luyện cho em những kĩ năng vẽ bản đồ, kĩ năng thu nhập, phân tích, xử lí thông tin, kĩ năng giải quyết vấn đề cụ thể, v.v.

Câu 2: Để học tốt môn Địa lí lớp 6, em cần phải biết liên hệ những điều đã học với thực tế, quan sát những sự vật và hiện tượng địa lí xảy ra ở xung quanh mình để tìm cách giải thích chúng.

Chúc bạn học tốt!

20 tháng 1 2021

- 6 lục địa là: Á-Âu, Phi, Nam Mĩ, Bắc Mĩ, Ô-xtrây-li-a, Nam Cực.

- 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.

- Đại dương chiếm khoảng 3/4 diện tích bề mặt Trái Đất.

- Lục địa nằm ở nửa cầu bắc: Bắc Mĩ, Á-Âu.

- Lục địa nằm ở nửa cầu nam: Nam Mĩ, Nam Cực, Ô-xtrây-li-a.

 Cấu tạo bên trong Trái Đất được chia thành mấy lớp? Nêu đặc điểm của từng lớp

Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp:

- Lớp vỏ Trái Đất dày từ 5 đến 70km, cấu tạo bởi các lớp đá rắn chắc. Càng xuống sâu, nhiệt độ càng cao nhưng cao nhất cũng chỉ tới 1000 độ C.

- Lớp trung gian dày gần 3000km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500 độ C đến 4700 độ C.

- Lớp lõi Trái Đất dày trên 3000km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái lỏng và rắn, nhiệt độ cao nhất tới 5000 độ C.

 

 Trình bày đặc điểm cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất. Nói rõ vai trò của nó đối với đời sống và hoạt động của con người.

a. Đặc điểm cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất:

- Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất. Lớp này rất mỏng, chỉ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất.

- Vỏ Trái Đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng, thấp bị nước bao phủ là đại dương.

- Các địa mảng không cố định mà di chuyển rất chậm. Nếu hai địa mảng tách xa nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng, vật chất dưới sâu sẽ trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương. Nếu hai địa mảng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng, đá sẽ bị nèn ép, nhô lên thành núi. Đồng thời ở đó cũng sinh ra núi lửa và động đất.

b. Vỏ Trái Đất có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và hoạt động của con người. Vỏ Trái Đất là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên khác như: không khí, nước, sinh vật… và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.

20 tháng 1 2021

- Trên thế giới có sáu lục địa là lục địa Á - Âu, lục địa Phi, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Ô-xtrây-li-a. lục địa Nam Cực

-  Bốn đại dương là Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.

Cấu tạo bên trong Trái Đất.

 Gồm 3 lớp:

- Lớp vỏ (từ 5-70km): Mỏng nhất, quan trọng nhất, vật chất trạng thái rắn, nhiệt độ tăng dần từ ngoài vào sâu bên trong (tối đa 10000C).

- Lớp trung gian (từ 70-3000km): có thành phần ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ từ 15000C – 47000C.

- Lớp lõi (dày nhất, trên 3000km): lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 50000C.

- Vai trò của lớp vỏ Trái đất:

Hẳn tất cả chúng ta đều biết, vỏ trái đất ngoài là nơi trú ngụ và tồn tại của con người thì nó còn là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như không khí, sinh vật, nước…Có thể nói, đây chính là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người cũng như các loài sinh vật.

 

20 tháng 3 2017

1. Đới lạnh Đới ôn hoà Đới nóng Đới ôn hoà Đới lạnh

2. Đới nóng: từ Chí tuyến Bắc -> Chí tuyến Nam

Đới ôn hoà: từ Chí tuyến Bắc -> vòng cực Bắc

từ Chí tuyến Nam -> vòng cực Nam

Đới lạnh: từ vòng cực Bắc -> cực Bắc

từ vòng cực Nam -> cực Nam

3 tháng 10 2017

\(C\left\{{}\begin{matrix}20^oT\\10^oB\end{matrix}\right.\)

\(B\left\{{}\begin{matrix}10^oĐ\\10^oN\end{matrix}\right.\)

Chúc bn học tốt. ~^.^~

C= {20 độ Tây10 độ Bắc}

B = { 10 độ Nam10 độ Đông}

15 tháng 12 2016

Câu 1:

Trái đất có 2 vận động:

* Vận động tự quay quanh trục:
+ Đặc điểm:
~ quay từ tây -> đông ( ngược chiều kim đồng hồ )
~ thời gian tự quay quanh trục là 23h 56’04”.
~ vận tốc quay lớn nhất ở xích đạo và giảm dần về 2cực.
+ Hệ quả:
~ sự luân phiên ngày đêm do trái đất hình khối cầu và luôn được Mặt Trời chiếu sáng 1 nửa, sinh ra ngày đêm.
~ do Trái đất tự quay quanh trục nên mọi nơi trên bề mặt Trái đất đều được mặt trời chiếu sáng rồi chìm vào bóng tối -> sự luân phiên ngày đêm.
~ giờ trên trái đất và đường chuyển ngày quốc tế do trái đất hình khối
cầu, tự quay quanh trục nên các địa điểm thuộc kinh tuyến khác nhau có giờ khác nhau ( giờ địa phương )
~ giờ quốc tế: người ta chia Trái đất làm 24 múi giờ mỗi mũi giờ rộng 15* kinh tuyến. Giờ ở múi giờ số 0 được lấy làm giờ quốc tế.
~ sự lệch hướng chuyển động của các vật thể:
lực làm lệch hướng là lực Côriôlic.
- Biểu hiện: Bắc bán cầu lệch về phía phải.
Nam bán cầu lệch về phía trái.
- Nguyên nhân: do vận động tự quay của trái đất từ tây -> đông với vận tốc khác nhau ở các vĩ độ.
- Lực Côriôlic tác động đến sự chuyển động các khối khí, dòng biển, dòng sông, đường đạn bay trên bề mặt Trái đất.

*Vận động quay quanh mặt trời của trái đất:
+ Đặc điểm:
~ Trái đất quay quanh mặt trời theo quỹ đạo hình Elip.
~ Trong khi chuyển động trục trái đất luôn nghiêng 1 góc 66o33’ so với mặt phẳng quỹ đạo .
~ Quay theo hướng từ tây -> đông.
~ Thời gian Trái đất chuyển động quay quanh mặt trời: 365 ngày và 6giờ 56 phút 48 giây.
giờ.
~ Trái đất đến gần mặt trời nhất vào ngày 3/1 (điểm cận nhật) với khoảng cách
147 Km (vận tốc 30,3 km/s), xa mặt trời nhất vào ngày 5/7 (điểm viễn nhật) với khoảng
cách 152 km (vận tốc 29,3 km/s).
~ Tốc độ chuyển động trung bình là 29,8km/s.
+ Hệ quả:
~ Chuyển động biểu kiếnm hằng năm của mặt trời: là chuyển động nhìn thấy bằng mắt
nhưng không có thật.
Nguyên nhân : do trục trái đất nghiêng và không đổi hướng khi chuyển động quanh
mặt trời.
~ Hiện tượng mùa: là khoảng thời gian trong năm có những đặc điểm riêng về thời tiết
Và khí hậu. có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.mùa 2 bán cầu trái ngược nhau.
Nguyên nhân: do trục trái đất nghiêng và không đổi hướng nên bán cầu Bắc và bán cầu Nam lần lượt ngả về phía mặt trời khi chuyển động trên quỹ đạo.
* Hiên tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa:
+ Từ ngày 21/3 ->23/9 : Bắc bán cầu ngả về phía mặt trời: mùa xuân hạ ở Bắc bán cầu ngày dài hơn đêm, nam bán cầu mùa thu đông đêm dài hơn ngày.
+ Từ ngày 23/9 ->21/3 : Nam bán cầu ngả về phía mặt trời: mùa xuân hạ ở nam bán cầu ngày dài hơn đêm, bắc bán cầu mùa thu đông đêm dài hơn ngày.
+ Riêng 2 ngày 21/3 và 23/9: thì mặt trời vuông góc với xích đạo ngày dài hơn đêm.
+ Ở xích đạo quanh năm ngày đêm dài bằng nhau, càng xa xích đạo độ dài ngày đêm càng lệch.
+ Từ vòng cực> cực có hiện tượng ngày đêm 24h càng về gần cực số ngày đêm địa cực càng lớn.
+ Ở 2 cực số ngày đêm dài 24h kéo dài 6 tháng.

15 tháng 12 2016

Câu 3:

Người ta nói nội lực và ngoại lực đối nghịch nhau vì:

- Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, thường làm cho bề mặt đất gồ ghề.

- Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt đất, làm san bằng, hạ thấp địa hình.