K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2016

1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp:

  • ​​Ngoài cùng là vỏ Trái Đất:

-Độ dày: từ 5km đến 7km.

-Trạng thái: rắn chắc.

-Nhiệt độ: càng xuống sâu, nhiệt độ càng cao. Tối đa là 1000*C.

  • Ở giữa là lớp trung gian:

-Độ dày: gần 3000km.

-Trạng thái: quánh dẻo đến lỏng.

-Nhiệt độ: khoảng 1500*C đến 4700*C

  • Trong cùng là lõi:

 

-Độ dày: trên 3000km.

-Trạng thái: lỏng ngoài, rắn trong.

-Nhiệt độ: cao nhất khoảng 5000*C.

2. Lớp vỏ là lớp quan trọng nhất vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác: không khí, nước, sinh vật,...và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.

 

​ ​

30 tháng 11 2016

gồm lõi , nhân và vỏ .Lớp vỏ quan trọng nhất vì nó là nơi trú ẩn của con người và nhiều loại động vật khác

23 tháng 11 2016

1. Cấu tạo bên trong Trái Đất được chia thành mấy lớp? Nêu đặc điểm của từng lớp

Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp:

- Lớp vỏ Trái Đất dày từ 5 đến 70km, cấu tạo bởi các lớp đá rắn chắc. Càng xuống sâu, nhiệt độ càng cao nhưng cao nhất cũng chỉ tới 1000 độ C.

- Lớp trung gian dày gần 3000km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500 độ C đến 4700 độ C.

- Lớp lõi Trái Đất dày trên 3000km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái lỏng và rắn, nhiệt độ cao nhất tới 5000 độ C.

2. Trình bày đặc điểm cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất. Nói rõ vai trò của nó đối với đời sống và hoạt động của con người.

a. Đặc điểm cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất:

- Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất. Lớp này rất mỏng, chỉ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất.

- Vỏ Trái Đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng, thấp bị nước bao phủ là đại dương.

- Các địa mảng không cố định mà di chuyển rất chậm. Nếu hai địa mảng tách xa nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng, vật chất dưới sâu sẽ trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương. Nếu hai địa mảng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng, đá sẽ bị nèn ép, nhô lên thành núi. Đồng thời ở đó cũng sinh ra núi lửa và động đất.

b. Vỏ Trái Đất có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và hoạt động của con người. Vỏ Trái Đất là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên khác như: không khí, nước, sinh vật… và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.

24 tháng 11 2016

tks tks nhìu...... nha

oaoa

30 tháng 11 2016

-Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng, nối liền hai cực và nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo 66*33'.

-Hướng tự quay: từ Tây sang Đông.

-Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục: 24h.

-Bề mặt Trái Đất được chia thành 24 khu vực giờ.

HỆ QUẢ 1: Hiện tượng ngày, đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất.

HỆ QUẢ 2: Sự chuyển động lệch hướng của các vật thể, nếu nhìn xuôi theo chiều chuyển động: Ở nửa cầu Bắc lệch về bên phải, nửa cầu Nam lệch về bên trái.

30 tháng 11 2016

- Hướng tự quay của Trái Đất : từ Tây sang Đông .
- Thời gian Trái Đất tự quay quanh một vòng quanh trục là 24 giờ (một ngày đêm)
- Người ta chia bề mặt Trái đất thành 24 khu vực giờ ( múi giờ).

Hệ quả :

Tạo ra hiện tượng ngày và đêm phân biệt giữa hay nửa bán cầu .

14 tháng 12 2016

- Độ dày: từ 5km đến 70km

- Trạng thái: rắn chắc

- Nhiệt độ: càng xuống sâu nhiệt độ càng cao, nhưng tối đa chỉ tới 1000oC

14 tháng 12 2016
Đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất:
- Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất. Lớp này rất mỏng, chỉ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất.
- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi một số địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng và thấp bị nước bao phủ là đại dương.
- Các địa mảng không cố định một chỗ mà di chuyển chậm. Nếu như hai lớp địa mảng tách xa nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng, vật chất dưới sâu sẽ trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương. Nếu hai địa mảng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng, đá sẽ bị nèn ép, nhô lên thành núi. Đồng thời ở đó cũng sinh ra núi lửa và động đất.
30 tháng 11 2016

sinh ra hiện tượng ngày và đêm

16 tháng 11 2016

vâng, em chụp hình = laptop nó mờ lắm cj àk

16 tháng 11 2016

Bài 10 : Cấu tạo bên trong trái đất

Bảng ở trang 22 lớp 6 (SGK) nè cj Trần Ngọc Định

Bài 10 : Cấu tạo bên trong trái đất

Hình 26 trang 32 lớp 6 (SGK)

Bài 10 : Cấu tạo bên trong trái đất

Hình 27 trang 33 lớp 6 (SGK)

Làm hộ mình nha mọi người^^

30 tháng 11 2016

Nội lưc :

Nội lực là lực được sinh ra ở bên trong Trái Đất.

Nguyên nhân chủ yếu sinh ra nội lực là các nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất, như: năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ, sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo Trái Đất theo trọng lực, sự ma sát vật chất…

Nội lực làm di chuyển các mảng kiến tạo của thạch quyển, hình thành các dãy núi, tạo ra các đứt gãy, gây ra động đất, núi lửa…

Ngoại lực :

Ngoại lực là những lực được sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất như các nguồn năng lượng của gió, mưa, băng, nước chảy, sóng biển…

Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do nguồn năng lượng bức xạ của Mặt Trời.

Nói chung, xu hướng tác động của ngoại lức là làm cho các dạng địa hình bị biến đổi. Chúng phá vỡ, san bằng địa hình do nội lực tạo nên, đồng thời cũng tạo ra những dạng địa hình mới.
 

30 tháng 11 2016

Bạn trả lời sai mất rồi mình so sánh với bài kiểm tra 15' được 10 cũng có câu hỏi này ngoam

16 tháng 5 2016

Ví dụ về ảnh hưởng tích cực:

- Con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
- Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Ví dụ về ảnh hưởng tiêu cực:con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.
 

 

 

16 tháng 5 2016

Mình chỉ trả lời ngắn gọn thôi nhé!

Tích cực:

- Tìm giống cây trồng, vật nuôi phù hợp để mở rộng sự phân bố

- Cải tạo giống để đạt => hiệu quả kinh tế cao

==> Cần phải phát huy 

Tiêu cực

- Phá rừng, săn bắt thú, ô nhiễm môi trường

- Thu hẹp nơi sinh sống của động - thực vật.

=> Biện pháp: Ngăn chặn, nghiêm cấm

Chúc bạn học tốt!hihi

22 tháng 12 2016

- Muốn tính tỉ lệ bản đồ, ta lấy độ dài thu nhỏ trên bản đồ chia cho độ dài thực tế (sau khi đã đổi về cùng đơn vị đo)

 
11 tháng 1 2017

bạn cứ lấy độ dài thu nhỏ trên bản đồ chia cho độ dài trên thực tế (phải cùng đơn vị đo )

30 tháng 11 2016

-Núi là một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất, độ cao thường 500m so với mực nước biển.

-Sự khác nhau giữa:

+Núi già: hình thành cách đây hàng trăm triệu năm; đỉnh tròn; sườn thoải; thung lũng nông, rộng; nguyên nhân: ngoại lực.

+Núi trẻ: hình thành cách đây vài chục triệu năm; đỉnh nhọn; sườn dốc; thung lũng sâu, hẹp; nguyên nhân: nội lực.

30 tháng 11 2016

Núi là một dạng địa hình lồi, có sườn dốc và độ cao thường lớn hơn đồi, nằm trải dài trên một phạm vi nhất định. Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu thì núi cao hơn đồi. Theo bách khoa toàn thư Britannica, núi có chiều cao từ 610 m trở lên.

Sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ :

- Núi trẻ: Thời gian hình thành hàng chục triệu năm; đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu
- Núi già: thời gian hình thành hàng trăm triêu năm; đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng và nông.