Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Theo mk thì họ quan niệm: hỏa táng người chết nghĩa là loại bỏ thân xác cũ. Để ở thế giới bên kia, người đó sẽ có một thân xác hoàn toàn mới. Nói nôm na là để xóa bỏ mọi tội lỗi người đó đã làm nhằm cho người đó có một cuộc sống mới tốt đẹp hơn.
Mk ko bk có đúng ko? Nếu sai đừng giận mk nha!
Theo mk nghĩ người Chăm có tục hỏa táng. Vì con người sinh ra từ đất và khi chết đi họ sẽ phải hỏa táng và thành tro, bụi và thả xuống sông, biển. Tro sẽ hòa vào với nước cũng như hòa mk vào cùng với thiên nhiên. Dòng nước đó sẽ làm cho đất màu mỡ và họ lại trở về với nơi mà mk sinh ra.
Các bn thấy câu trả lời của mk thế nào ? Có hay ko ? Cho xin ý kiến nha ! Sen Phùng
Mk học cô sao viết lại như vậy:
Cuối năm 938, có đoàn thuyền Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào vùng biển nước ta
Khi thủy triều dâng lên, Ngô Quyền cho đoàn thuyền nhẹ ra nghênh chiến trước. Quân địch tiến sâu vào bãi cọc ngầm mà không biết. Khi thủy triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh cho quân đánh quật trở lại, quân Nam Hán hoảng sợ chạy ra biển. Trận chiến diễn ra ác liệt, quân địch bỏ thuyền nhảy xuống sông. Phần bị giết, phần chết đuối, Lưu Hoằng Tháo cũng thiệt mạng trong đám loạn quân
Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người mà chúng ta họclà toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. Lịch sửcòn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
Một số khái niệm lịch sử
Khi nói đến lịch sử, theo giải thích đơn giản, lịch sử là những gì thuộc về quá khứ và gắn liền với xã hội loài người. Với ý này, lịch sử bao trùm tất cả mọi lĩnh vực trong xã hội, đa diện do đó khó định nghĩa chính xác và đầy đủ. Vì thế, định nghĩa về lịch sử được rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra.
Định nghĩa ngắn gọn của Ts. Sue Peabod: lịch sử là một câu chuyện chúng ta nói chúng ta là ai.
Nhà bác học người La Mã Cicéron (106-45 TCN) đưa ra quan điểm:“historia magistra vitae” (lịch sử chính yếu của cuộc sống) với yêu cầu đạt tới “lux veritatis” (ánh sáng của sự thật)
Và Gs Hà Văn Tấn có viết, lịch sử là khách quan. Sự kiện lịch sử là những sự thật được tồn tại độc lập ngoài ý thức chúng ta. Nhưng sự nhận thức lịch sử lại là chủ quan. Và người ta chép sử vì những mục đích khác nhau.
Theo Ts Trần Thị Bích Ngọc, các định nghĩa thường cũng chỉ đúng một phần, lịch sử được hiểu theo 3 ý chính được các nhà nghiên cứu đồng ý:
- Việc diễn ra trong quá khứ: những sự kiện (biến cố/ event) diễn ra trong quá khứ cho đến thời điểm hiện tại, không thể thay đổi được, cố định trong không gian và thời gian, mang tính chất tuyệt đối và khách quan.
- Ghi lại những việc diễn ra trong quá khứ: con người muốn nắm bắt quá khứ, diễn đạt theo sự kiện theo từ ngữ và giải thích ý nghĩa của sự kiện, mang tính chất tương đối và chủ quan của người ghi lại bằng những câu chuyện kể.
- Làm thành tài liệu của việc diễn ra trong quá khứ: cách làm hoặc quá trình tập hợp những sự việc diễn ra trong quá khứ thành tài liệu cũng chính là câu chuyện kể đối với hiện tại.
Để hiểu lịch sử hoặc ngành sử học phải dựa vào cách viết sử của những sử gia từ xưa đến nay. Vì cũng theo Ts Trần Thị Bích Ngọc giải thích, kiến thức về lịch sử thường được xem là bao gồm cả hai, kiến thức về những biến cố của quá khứ và những kỹ năng suy nghĩ và giải thích quá khứ.
Tham khảo nha bạn
đồ tư duy bạn cần có: giấy, bút màu, càng nhiều màu càng tốt nhé. Hoặc bạn có thể sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ tư duy (mình sẽ giới thiệu sau), nhưng dù cho dùng cách gì để vẽ thì bạn cũng phải nắm vững những nguyên tắc sau:
Tập trung vào mục đích, ước muốn hoặc tầm nhìn trung tâm của bạn. Hãy làm rõ những gì bạn đang hướng đến hoặc cố gắng giải quyết. VD: kế hoạch ngày, tóm tắt chương sách…
Đặt trang giấy nằm ngang trước mặt để bắt đầu vẽ sơ đồ tư duy ở giữa trang giấy. Điều này sẽ cho phép bạn tự do thể hiện tự do tất cả các ý tưởng của mình.
Vẽ một hình ảnh ở giữa trang giấy để thể hiện mục tiêu của bạn. Đừng lo lắng nếu cảm thấy mình không thể vẽ đẹp, đó không phải là vấn đề.
Sử dụng màu sắc để nhấn mạnh, sắp xếp, kết cấu, sáng tạo và hãy thêm một yếu tố vui nhộn đối với suy nghĩ của bạn. Điều này sẽ kích thích thị giác và củng cố hình ảnh trong đầu bạn. Bạn phải dùng ít nhất 3 màu cho toàn bộ sơ đồ tư duy và hãy tạo ra một hệ thống mã màu của riêng bạn. VD dùng mã màu để phân cấp, dùng màu đỏ để nhấn mạnh…
Bây giờ hãy vẽ một loạt liên kết đậm toả ra từ tâm của hình hảnh. Đây là những nhánh chính của sơ đồ tư duy chúng sẽ giúp bạn liên kết các thông tin lại với nhau. Biết được quan hệ “cha con” của các thông tin.
Khi vẽ vạch liên kết nên vẽ đường cong hơn là đường thẳng, vì chúng hấp dẫn hơn với mắt và dễ ghi nhớ hơn đối với não
Bây giờ bạn hãy điền các từ khoá vào ô trung tâm, các từ khoá vào nhánh chính. Các từ khoá càng ngắn gọn xúc tích càng tốt, vì nó yêu cầu não bộ của bạn phải liên tưởng, gợi nhớ. Hơn là bạn ghi ra sẵn nguyên câu khiến não bạn chỉ việc nhàn nhạ đọc qua mà không có gắng tư duy ghi nhớ. Những từ khoá quan trọng cần thay đổi màu sắc và kích cỡ để tăng sự tập trung.
Thêm các hình vẽ vào nhánh sao cho càng phù hợp với từ khoá càng tốt, lúc này hãy để não phải của bạn thoã sức tư duy và sáng tạo, đảm bảo làm sao khi nhìn lại sơ đồ tư duy chỉ cần nhìn hình là bạn lập tức nhớ ngay đến từ khoá của nhánh đó
Tiếp theo hãy vẽ các nhánh phụ cấp hai, cấp ba, theo những nguyên tắc trên để thể hiện các nội dung con của các nhánh trước. Từ đó bạn sẽ có được một bản đồ thông tin tổng quát
Tạo các liên kết giữa các nhánh nếu chúng có liên quan đến nhau. Điền số thứ tự vào các nhánh nếu bạn muốn sắp xếp thứ tự quan trọng, hoặc thứ tự các nhánh phải xem nếu thông tin yêu cầu sự tuần tự.
Cách vẽ sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy hoàn chỉnh vừa là một bức tranh về những ý nghĩ của bạn vừa là một bản tóm tắt nội dung giúp cho đạt được mục tiêu của mình. Cách vẽ sơ đồ tư duy ban đầu sẽ có cảm giác phức tạp và mất thời gian vì vừa phải tìm từ khoá, vừa mất thời gian vẽ. Nhưng so với việc bạn ngồi đọc quyển sách hàng chục lần vẫn chưa nhớ, khi cần ôn lại phải tiếp tục đọc lại từ đầu thì cách nào hiệu quả hơn bạn có thể nhận xét được ngay đúng không nào?
1. Cấu tạo của sơ đồ tư duy:
Muốn biết cách vẽ sơ đồ tư duy , chúng ta phải nắm rõ cấu tạo của nó:
– Ở giữa sơ đồ là một hình ảnh trung tâm ( hay một cụm từ ) khái quát chủ đề
– Gắn liền với hình ảnh trung tâm là các nhánh cấp 1 mang các ý chính.
– Phát triển nhánh cấp 1 là các nhánh cấp 2 mang các ý phụ làm rõ mỗi ý chính.
– Sự phân nhánh cứ liên tục để cụ thể hóa chủ đề, nhánh càng xa trung tâm thì các ý càng chi tiết cụ thể.
2. Cách vẽ sơ đồ tư duy:
– Bước 1: Xác định từ khóa ( key word ): đây là những từ quan trọng tập trung chủ đề một cách cô đọng nhất.
Ảnh: Cách vẽ sơ đồ tư duy
– Bước 2: Vẽ chủ đề trung tâm, đó là những từ, cụm từ thể hiện chủ đề được vẽ ở chính giữa tờ giấy.
Ảnh: Cách vẽ sơ đồ tư duy
– Bước 3: Vẽ thêm các nhánh cấp 1 từ hình ảnh trung tâm. Đây là những ý chính làm rõ chủ đề.
Ảnh: Cách vẽ sơ đồ tư duy
– Bước 4: Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3,… Mỗi nhánh chính ta lại xác định đưa ra các nhánh phụ làm nổi bật ý chính. Cứ thế ta triển khai thành mạng lưới liên kết mạch lạc.
Ảnh: Cách vẽ sơ đồ tư duy
– Bước 5: Thêm các hình ảnh minh họa. Ở bước này, các bạn có thể tưởng tượng và thỏa sức sáng tạo để làm tăng thêm sức hấp dẫn của SĐTD
Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới nhóm hợp của đât Việt ta mà phá được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương làm cho người Phương Bắc không dám sang nữa. Có thể bảo là một cơn giận mà yên được dân, mưu cũng giỏi mà đánh cũng giỏ vậy. Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi hoàng đế và đổi niên hiệu mà chính thống của nước Việt ngõ hầu đã nối lại được”.
- Nhà sử học Lê Văn Hưu đã đánh giá công lao của Ngô Quyền như thế nào ?
TL: Ngô Quyền đã dũng cảm, nhiều mưu trí để đánh tan quân Nam Hán làm cho người phương bắc không dám sang nữa. Vì thế mà đã yên được lòng dân. Ngô Quyền không những nhiều mưu kế giỏi giỏi mà còn rất yêu thương dân, mong muốn nhân dân được ấm no, không để nhân dân phải chịu nhiều khổ cực nữa.
=> Theo ý của mình nhá! Nếu không hay chỗ nào thì cứ nói với mình, mình sẽ sửa lại cho bạn nha!!!!
Theo em, chúng ta có cần giữ gìn, phát huy các nghề thủ công truyền thống vì làm như vậy sẽ làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt NAm
* Nguyên nhân: do Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ.
* Diễn biến:
Cuối năm 938, quân Nam Hán dưới sự chỉ huy của Lưu Hoằng Tháo tiến vào vùng biển nc ta. Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra nhử quân giặc vào sông Bạch Đằng. Nước triều đang lên, giặc đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm mà ko biết. Nước triều rút, Ngô Quyền cho quân đánh quật trở lại, quân Nam Hán rút chạy ra biển. Nước triều rút nhanh, thuyền bị vỡ, Hoằng Tháo chết. Vua Nam Hán hay tin bại trận rút quân về nc, ko dám xâm lược nc ta.
Bonus: ý nghĩa trận Bạch Đằng:
- Là chiến thắng vĩ đại của nhân dân ta.
- Đập tan âm mưu xâm lược nc ta của bọn phong kiến phương Bắc.
- Mở ra thời kì mới, xây dựng, bảo vệ nền độc lập Tổ quốc.
- Chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập lâu dài.
Chúc bạn học tốt!!!
-Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.
- Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa cọc ngầm của ta mà không biết.
- Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.
- Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.
- Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.