Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dựng lên truyện " Côn hổ có nghĩa " mà không phải con người có nghĩa vì :hổ là một loài thú dữ,tàn ác,ăn thịt thú rừng và thậm chí ăn thịt cả con người.Nhưng con hổ trong truyện lại là một con hổ có nghĩa,có thình.Ở đây người ta muốn mượn hình tượng con hổ là để răn dạy con người : Sống ở đời phải có tình,có nghĩa với nhau.
Từ xa xưa, chúng ta vẫn coi hổ là loài vật hung dữ nhất, là chúa sơn lâm, chuyên đi ăn thịt các con vật khác. Dựng truyện " Con hổ có nghĩa" để nói lên rằng con hổ hung dữ mà có nghĩa nhưu vậy huống chi con người.
1.
Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rất rộng lớn , hùng vĩ , đầy sức sống hoang dã . Không gian mênh mông , có nhiều cây cối.Sông, rạch chằn chịt, được phủ kín bởi 1 màu xanh (màu xanh bạt ngàn của trời , nước , cây lá)đầy bí ẩn và hấp dẫn. Những âm thanh rì rào bất tận của lá và tiếng són . Chợ ở nơi đây là hình ảnh cuộc sống đông vui, tấp nập, trù phú, màu sắc độc đáo ở vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc.
2.
Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ.
Mặc dù anh trai gọi là “Mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ Duy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.
Khâm phục hơn hết là tài năng hội họa của Kiều Phương. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng “Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động”. Người anh trai ghen ghét với tài năng của em nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Dù vậy nhưng tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, tin yêu và trân trọng hết mực.
Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tỵ với cô. Bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sang, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm an hem trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã “thức tỉnh” được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.
Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ.
3.
Tôi rất thích đi du lịch, vì vậy bất kể khi có dịp nào tôi luôn cố gắng để có thể đi thăm thú thật nhiều nơi. Trong tất cả các nơi tôi từng được tham quan, nơi để lại ấn tượng sâu sắc cho tôi chính là rừng cấm Quốc gia Ba Vì.
Nhân dịp cuối năm lớp năm, nhà trường đã tổ chức cho chúng tôi chuyến đi tham quan thực tế cuối cấp một. Nhà trường đã đặc biệt chọn rừng cấm Quốc gia làm nơi đặt chân cho chuyến đi cuối cấp đặc biệt của chúng tôi, với mục đích làm cho chúng tôi thấy sự phong phú của thế giới làm hành trang cho chặng đường tiếp theo. Vì đây là lần đầu tiên được đi đến thăm thú một cánh rừng Quốc gia nên tôi rất hồi hộp. Từ tối hôm trước, mẹ tôi đã chuẩn bị cho tôi tất cả mọi đồ đạc để có thể có một chuyến đi vui vẻ. Sáng sớm chúng tôi cùng xuất phát từ cổng trường, được đi thăm quan làm lũ trẻ chúng tôi háo hức hơn bao giờ hết. Trên xe chúng tôi không những không mệt mỏi vì phải dậy sớm mà thay vào đó là sự háo hức khi được đi chơi.
Trên xe chúng tôi được giới thiệu những điều cơ bản nhất về rừng cấm Quốc gia Ba Vì. Chị hướng dẫn viên du lịch cho chúng tôi biết rằng: “khu rừng cấm Quốc gia Ba vì được thành lập vào năm 1991, ban đầu có tên là rừng cấm quốc gia Ba vì sau đó được đổi tên thành Vườn Quốc gia Ba Vì. Sau đó, vào tháng 5 năm 2003, Vườn quốc gia Ba Vì được Chính phủ quyết định mở rộng sang tỉnh Hoà Bình. Hiện nay, tổng diện tích của vườn 10.814,6 hecta thuộc địa giới hành chính của 16 xã thuộc ba huyện của Thành phố Hà Nội và hai huyện của tỉnh Hòa Bình cách trung tâm Hà Nội 60 kilomet về phía Tây.”. điều này làm tất cả chúng tôi ồ lên vì sự rộng lớn của vườn Quốc gia Ba Vì. Thêm vào đó chị còn chỉ cho chúng tôi về không khí, cảnh vật, và thiên nhiên nơi đây làm chúng tôi càng thêm mong chờ về khu vực thăm quan.
Sau hơn hai tiếng đồng hồ ngồi trên xe ô tô chúng tôi đặt chân đến cổng Vườn Quốc gia Ba Vì. Ngay khi đặt chân đến nơi đây, cảnh sắc nơi đây đã làm tôi choáng ngợp vì cảnh đẹp. Vườn quốc gia Ba Vì có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục với nhiều con suối bắt nguồn từ núi rừng Ba Vì quanh năm nước chảy. Tiếp theo, chúng tôi được hướng dẫn viên du lịch dẫn đi tham quan khắp nơi. Nơi đây khắp nơi đều là các loại cây từ đơn giản đến quý hiếm, từ nhỏ bé đến tất cả những cây cổ thụ. Tất cả chúng đều được chăm sóc kĩ lưỡng bởi các nhân viên nơi đây. Nơi đây ẩn chứa bao điều kỳ thú với sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên hoang sơ. Những cánh rừng nhiệt đới, đan xen trong đó là các cánh rừng ẩm xanh tươi và rừng bụi với nhiều loại cây gỗ quý.
Chị hướng dẫn viên giới thiệu cho chúng tôi về các loài sinh vật nở nơi đây: “Ở đây có ba kiểu rừng: rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới; rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim á nhiệt đới và kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi thấp. Núi Ba Vì với hai đai cao nên hệ thực vật nơi đây khá phong phú và đa dạng, đã ghi nhận 1209 loài thực vật bậc cao thuộc 99 họ, 472 chi, nhiều loài cây quý hiếm như bách xanh, thông, dẻ, lát hoa. Về động vật, có 45 loài thú, 115 loài chim, 61 loài bò sát và 27 loài ếch nhái, trong đó có nhiều loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới như gà lôi trắng, khỉ, báo, gấu, sóc bay…”. Nghe sự giới thiệu của chị hướng dẫn viên, sau đó tận mắt chứng kiến sự phong phú, tươi tốt, đa dạng của nơi đây làm tôi có cảm giác như đang quay trở về lại quá khứ. Tôi có cảm giác như quay lại thời nguyên thuỷ, khi con người chưa vì lợi ích mà nhẫn tâm tàn phá rừng và động vật một cách bừa bãi. Nơi đây không khí trong lành, tươi mát hơn bất cứ nơi nào tôi từng biết. Tiếp theo, chúng tôi được dẫn đi ngắm phong lan rừng cùng với các loài hoa ở nơi đây. Loài hoa làm tôi ấn tượng nhất chính là loài hoa cúc quỳ vàng rực rỡ giữa núi rừng xanh mát nơi đây. Vì không phải vào mùa nên hoa không nở rộ như mùa thu, nhưng dù vậy, vẻ đẹp của loài hoa nơi này cũng đủ in đậm trong tâm trí tôi. Hoa cúc quỳ lại nở rộ khoe sắc vàng rực rỡ giữa rừng đại ngàn tràn đầy sức sống mãnh liệt. Chị hướng dẫn viên nói cho chúng tôi biết rằng: hoa cúc quỳ là biểu tượng của núi rừng Ba Vì nơi đây, biểu tượng cho tình yêu chung thủy, tỏ ý kiêu hãnh không bao giờ chịu khuất phục, như thách thức với sự khắc nghiệt của thiên nhiên.
Sau khi ngắm hoa, chúng tôi tiếp tục đi sâu vào trong rừng. Càng đi sâu thì cảnh sắc thiên nhiên càng hiện ra trước mắt lũ trẻ chúng tôi. Giữa thiên nhiên rộng lớn, lũ trẻ chúng tôi càng nhỏ bé hơn bao giờ hết, điều này làm tôi có cảm giác như được Đất mẹ, được thiên nhiên bao bọc. Thỉnh thoảng chúng tôi gặp những con suối róc rách, trong veo, nhiều lúc là những chú sóc, chú khỉ đột nhiên xuất hiện làm bọn trẻ chúng tôi vui hơn bao giờ hết. Thăm thú hết các rừng chúng tôi quay trở lại ăn trưa, rồi buổi chiều là các hoạt động trò chơi, ngoại khoá của trường tổ chức để chia tay chúng tôi lên cấp hai. Sau cùng chúng tôi có thời gian, tự do để đi thăm thú, mua quà lưu niệm và lên xe quay trở về trường.
Dù phải về nhà những trên xe tôi vẫn cố gắng quay lại để nhìn lại cánh rừng nguyên sinh một lần nữa. Xe dù đi xa nhưng màu xanh mát của rừng vẫn hiện ra cho tới mãi một lúc sau. Khi quay về tâm trí tôi vẫn còn lưu luyến cảm giác khi được đến thăm thú Vườn Quốc gia Ba vì, tôi tự hứa nhất định sẽ quay lại nơi đó một lần nữa.
Thạch sanh là một dũng sĩ xuất thân từ gia đình nghèo có cuộc sống và số phận đời gần gũi với nhân dân lao động. Chàng có tài năng xuất chúng và phẩm chất tốt đẹp được tiên trời phú để chiến đấu với lũ quái vật bảo vệ dân lành với lòng dũng cảm. Sự khoan dung trước tội ác của Lý Thông, nhân đạo và thể hiện sự hòa bình dân tộc trước tiếng vó ngựa của quân xâm lăng. Thạch Sanh là một con người tưởng tượng của nhân dân thể hiện niềm tin,mơ ước về đạo đức,công lí xã hội lí tưởng nhân đạo yêu hào bình của con người Việt Nam
Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp của người xưa. Đó là giấc mơ được tự do trong hôn nhân. Giấc mơ có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Giấc mơ chiến thắng được bệnh tật. Giấc mơ chiến thắng được giặc ngoại xâm. Giấc mơ cái thiện chiến thắng cái ác. Niềm mơ ước lớn nhất của con người đó là: Mơ ước cái thiện thắng cái ác. Nhiều câu chuyện cổ tích thể hiện niềm mơ ước đó, tiêu biểu nhất là truyện “Thạch Sanh”. Trong truyện "Thạch Sanh" tiếng đàn là một chi tiết nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa.
Thiện là cái tốt. Ác là cái xấu. Từ xưa, con người đã phân biệt thiện và ác như phân biệt ánh sáng và bóng tối. Thiện và ác mâu thuẫn gay gắt, như nước với lửa. Trong cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái thiện và cái ác, người bình dân mơ ước: Cái thiện sẽ thắng cái ác. Trong truyện Thạch Sanh, Thạch Sanh đại diện cho cái thiện, Lí Thông dại diện cho cái ác.
Nhân vật Thạch Sanh rất gần gũi với đời thường, chàng được sinh trong một gia đình nông dân nghèo. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Chàng kiếm sống bằng nghề đốn củi. Trong con người bình thường của Thạch Sanh có chứa đựng những yếu tố khác thường, tác giả dân gian khẳng định chàng được Ngọc Hoàng đầu thai, vì thế mà mẹ chàng mang thai đến ba năm mới sinh được chàng. Lớn lên Thạch Sanh được các thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông. Là người tốt nhưng cuộc đời của chàng lại phải trải qua nhiều gian truân, thử thách. Khi gặp thử thách Thạch Sanh lại lập nên những chiến công lớn.
Thử thách thứ nhất Thạch Sanh đã vượt qua, đó là: Chàng bị Lí Thông, người hàng rượu xảo quyệt độc ác nghĩ kế kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi lừa đưa Thạch Sanh đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Sự việc diễn ra không như suy tính của mẹ con Lí Thông, Thạch Sanh đã diệt được Chằn Tinh, trừ hại cho dân. Diệt được Chằn Tinh, chàng có được bộ cung tên bằng vàng. Mẹ con Lí Thông lại lập mưu cướp công của Thạch Sanh để được hưởng vinh hoa phú quý. Thạch Sanh quay về sống nơi gốc đa. Sau này, Thạch Sanh đã nhận ra được bản chất xấu xa của mẹ con Lí Thông nhưng chàng đã tha thứ cho họ. Điều đó khẳng định người tốt thường có tấm lòng nhân hậu và bao dung.
Thử thách lần thứ hai đối với chàng đó là Thạch Sanh đánh Đại Bàng cứu công chúa. Thạch Sanh dùng cung tên vàng làm vũ khí để bắn chim Đại Bàng cứu công chúa. Do tin người mà Thạch Sanh lại bị cướp công lần thứ hai. Sau khi cứu công chúa lên khỏi hang, Lí Thông cho người lấp cửa hang, Thạch Sanh bị nhốt lại dưới hang. Thật tàn nhẫn, bất nhân. Thật không công bằng khi một người làm mà kẻ khác được hưởng lợi. Nơi hang sâu, một lần nữa Thạch Sanh thể hiện dũng khí của mình. Chàng đã cứu được thái tử con vua Thủy Tề khỏi sự giam cầm của Đại Bàng. Thạch Sanh đúng là dũng sĩ tài năng. Chàng được vua Thủy Tề chiêu đãi và biếu tặng nhiều vàng bạc, châu báu. Chàng chỉ xin cây đàn rồi trở về gốc đa. Thạch Sanh đúng là con người thật thà, tài hoa, giàu lòng nhân ái, không tham bổng lộc.
Thử thách lần thứ ba Thạch Sanh đã vượt qua, chàng đã dùng tiếng đàn chữa bệnh cho công chúa Quỳnh Nga. Đang sống yên ổn, Thạch Sanh bị hồn Chằn Tinh, hồn Đại Bàng báo thù. Điều này làm ta liên tưởng đến cuộc sống đời thường đã từng có bao người dân lương thiện bị tai ương, bị vu oan. Chằn Tinh và Đại Bàng đã lấy trộm của cải của nhà vua đem giấu ở gốc đa rồi vu cáo cho Thạch Sanh. Người đời thường nói “Trong cái rủi lại có cái may”. Ở trong tù, Thạch Sanh mang đàn ra gảy. Công chúa đã nghe được tiếng đàn ai oán của Thạch Sanh. Tiếng đàn như tiếng nói chân chính của con người gặp oan trái đòi công lí. Phép màu nhiệm của tiếng đàn là đã khiến công chúa cười nói trở lại sau thời gian dài sống câm lặng:
“Đàn kêu: Ai chém chằn tinh
Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?
Đàn kêu: Ai chém xà vương
Đem nàng công chúa triều đường về đây?
Đàn kêu: Hỡi Lí Thông mày
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?
Đàn kêu: Sao ở bất nhân
Biết ăn quả lại quên ân người trồng?”.
Tiếng đàn kì diệu còn có thêm một phép màu nhiệm, đó là: Giãi bày nỗi oan trái của Thạch Sanh. Âm thanh đó đã lọt đến tai của đức vua, người có quyền lực cao nhất trong xã hội lúc bấy giờ. Đức vua đã mang lại sự công bằng cho Thạch Sanh, người trừng trị kẻ có tội.
Trong truyện cổ tích thường có sự xuất hiện của yếu tố hoang đường kì ảo, như: Bụt có phép lạ, tấm thảm biết bay, tiếng đàn chữa được bệnh, một loài cây có thể cải tử hoàn sinh. Người bình dân gửi niềm mong ước vào các yếu tố thần kì. Vì sao ngày xưa con người không đặt niềm tin vào pháp luật, không đặt niềm tin vào những người được xem là trụ cột trong gia đình mà lại đặt niềm tin vào các thế lực siêu nhiên?
Người bình dân có thân phận thấp bé. Trong cuộc sống, chân lí luôn thuộc về kẻ mạnh. Truyện cổ tích Tấm Cám kể lại sự việc cô Tấm bị mẹ kế hãm hại. Vua biết, nhưng ông không làm gì để giúp Tấm. Trong xã hội phong kiến vua là người có quyền lực cao nhất. Vua phải mang lại sự công bằng cho dân chúng. Vua trong truyện Tấm Cám không mang được sự công bằng đến cho mọi người, không trừng trị được kẻ có tội. Ở truyện "Thạch Sanh", Lí Thông làm quan, là người có quyền hành nhưng tâm địa Lí Thông độc ác. Như vậy, vua quan có cũng như không. Trong gia đình, người mẹ, người anh được xem là trụ cột. Thế nhưng người mẹ kế, người anh cả lại đối xử không công bằng với chính những đứa con, những đứa em của mình. Thực tế cuộc sống quá nhiều bất công. Không thể đặt niềm tin vào những người thừa hành pháp luật. Không thể đặt niềm tin vào người thân. Vì vậy cho nên người bình dân đặt niềm tin của mình vào thần linh, vào các thế lực siêu nhiên. Người bình dân hi vọng thế lực siêu nhiên sẽ cứu giúp khi họ gặp khó khăn.
Nhờ cây đàn, món quà vô giá mà vua Thủy Tề ban tặng Thạch Sanh đã giãi bày được nỗi oan ức. Tiếng đàn Thạch Sanh là tiếng nói đòi công lí xã hội: “Cái thiện nhất định thắng cái ác”, “Ở hiền nhất định sẽ gặp lành.”, đó là ước mơ, là niềm tin lớn lao về sự công bằng của người dân lương thiện mỗi khi họ gặp nạn. Được kết hôn cùng công chúa, điều đó đã khẳng định đạo lí “Người làm việc nghĩa nhất định sẽ có ngày được đền ơn”. Còn Lí Thông “Gieo gió ắt sẽ gặt bão”. Được Thạch Sanh tha chết nhưng mẹ con Lí Thông về đến giữa đường bị sét đánh. Mẹ con Lí Thông chết hóa thành con bọ hung, loài côn trùng sống nơi nhơ bẩn. Đúng là trời không tha cho kẻ bất nhân. Điều này còn khẳng định thêm chân lí “Ác giả ác báo”. Con người tham lam, hèn nhác, độc ác, tàn nhẫn, xảo quyệt, bội bạc nhất định sẽ có ngày bị quả báo. Tôi tin vào công lí. Cuộc đời còn nhiều cái xấu nên con người cần phải có niềm tin. Vì có niềm tin mới giúp con người vượt qua được khó khăn.
Thạch Sanh thật thà, tốt bụng, dũng cảm, tài năng xứng đáng để nhà vua gả công chúa. Sự việc đó đã làm cho hoàng tử của các nước chư hầu tức giận. Thạch Sanh đã vượt qua thử thách này một cách kì diệu. Chàng đã chinh phục được các nước chư hầu bằng vũ khí kì lạ, đó là tiếng đàn. Dùng lời nói, dùng lí lẽ để thuyết phục kẻ thù, khiến kẻ thù từ bỏ vũ khí, đó cũng là niềm mong ước của người bình dân. Thạch Sanh đã thuyết phục được kẻ thù, bảo vệ được đất nước. Một lần nữa nhân cách Thạch Sanh tỏa sáng. Sau khi chiến thắng, chàng đã thết đãi những kẻ thua trận bằng niêu cơm kì diệu “Ăn mãi không vơi”. Sự việc đó khẳng định Thạch Sanh đúng là người giàu lòng nhân ái, là người tha thiết yêu hòa bình.
Thạch Sanh chính là biểu tượng tuyệt đẹp của con người Việt Nam trong lao động, trong chiến đấu, trong tình yêu và hạnh phúc gia đình.
Cuộc sống hiện tại, không có cây đàn thần kì, không có niêu cơm ăn mãi không hết, chỉ có tiếng nói và sức lao động của con người. Tiếng nói, sức lao động của con người mới chính là những yếu tố thần kì làm nên điều kì diệu.
Tôi có theo dõi thông tin, thiên đình đang vào hội. Ở chốn âm ti Lí Thông tự ứng cử. Lí Thông đang ráo riết vận động tranh cử để được mọi người bầu làm nghị viên đại diện cho đại biểu chốn âm ti.
Người như Lí Thông mà làm nghị viên đại diện cho chốn âm ti thì thật khổ cho những linh hồn tội lỗi.
Người sống có trách nhiệm với bản thân, sống có trách nhiệm với mọi người đó chính là những Thạch Sanh trong thời đại mới. Cuộc sống đã thay đổi nhưng con người vẫn còn mong đợi nhiều từ tiếng đàn của Thạch Sanh.
- Bài văn có thể chia thành hai đoạn : + « Đệ nhất kì quan Phong Nha... tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt » : Vị trí, cảnh tưởng quần thể động Phong Nha. + « Với một vẻ đẹp đặc sắc… nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh của đất nước » : Giá trị của thắng cảnh động Phong Nha. - Bài văn cũng có thê chia thành ba đoạn : + « Đệ nhất kì quan Phong Nha … bãi mía nằm rải rác » : Vị trí địa lí và hai đường thủy bộ vào động Phong Nha. + « Phong Nha gồm hai bộ phận ... tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt » : Vị trí, canh tượng huyền ảo của động Phong Nha. + « Với một vẻ đẹp đặc sắc … nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh của đất nước » : Giá trị của thắng cảnh động Phong Nha.
Bùi Khánh Vân, bạn nên trả lời đầy đủ đúng nội dung đề bài và có cách làm hay nhé !
Bạn tham khảo bài này nha!
https://hoc24.vn/hoi-dap/question/214249.html
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay”
“Quê hương”, hai tiếng gọi ấy đã trở nên quen thuộc với tôi không biết tự bao giờ. Hình ảnh quê hương bao giờ cũng gắn với những nếp nhà mái ngói đỏ tươi, với những mảnh vườn bé xinh và với những cánh đồng lúa chín vàng thẳng cánh cò bay…Nhưng có lẽ cảnh khu vườn trước nhà vào buổi sáng đẹp trời luôn in sâu trong kí ức tôi. Mỗi khi ngắm nhìn khu vườn của tuổi thơ trong tôi lại dâng lên một niềm xúc động.
Buổi chiều, tôi thường theo mẹ vào vườn hái rau, cắt hoa. Tôi thấy rất dễ chịu bởi bẩu không khì quang đãng và đầy tiếng những chú chim vể đây biểu diễn.Còn buổi sáng, tôi thường theo chân ba vào vườn tưới cây, tỉa lá, bắt sâu hay nhổ cỏ. Lúc ấy với tôi , khu vườn bỗng trở nên vô cùng mới lạ.
Sáng. Đó là khoảng thời gian mọi hoạt động diễn ra sôi nổi, náo nhiệt nhất. Sau một đêm dài nghỉ ngơi, ông mặt trời từ từ hé đôi mắt nhìn xuông nhân gian. Dần dần ông lên cao, đền đầu ngọn tre thì đứng lại. Ông bắt đầu tỏa những cánh tay màu vàng nhạt ra khắp xung quanh, xuyên qua khẽ lá, lọt xuống mặt đất. Những đám mây trên trời bay nhanh hơn. Chị gió cũng bắt đầu làm việc, len lỏi vào trong vườn, đánh thức cây và mầm xanh.
Khu vườn buổi sáng sôi động hẳn lên. Nó trở thành một khu vui chơi của muôn loài. Ở đây hội tụ biết bao điều thú vị.
Người khách quen thuộc của khu vườn là cô ca sĩ họa mi lại cất vang tiếng hát.Không chỉ có họa mi mà còn nhiều cô ca sĩ khác cũng về đây trang điểm, chuẩn bị cho bữa tiệc âm nhạc với nhiều giọng ca mềm mại và trong trẻo…Dưới đám cỏ, các anh kiến thợ vẫn hăng hái làm việc.Những nàng ong, nàng bướm bay về nhiều hơn, rập rởn trên những cánh hoa như muốn cùng khoe sắc. Mẹ con chị gà ra vườn tìm mồi. Mỗi khi kiếm được thức ăn, đàn gà con tranh nhau chí chóe. Mấy chú chó, chú mèo được vào vườn chơi nên rất ngoan. Một chú mèo mướp rượt theo một nàng bướm suýt chạy vào luồng rau của mẹ, vội dừng chân quay lại
Sáng sáng, ba tôi thường hay bắt sâu, tỉa lá cho cây. Ba cặm cụi, tỉ mỉ làm từng cây từng cây một. Những con sâu thầy vậy vội vàng lủi vào trong. Cây cối được ba tôi chăm sóc thích thú và biết ơn lắm. Chúng nghiêng mình vui đùa với nhau, với mây, với trời, với gió,…Những bác cây ăn quả vui nhộn hẳn lên, nô đùa cùng lũ con, những cánh tay dài, vươn ra.Đây là cây khế mà tuổi tôi cũng bằng tuổi cây khế này. Nó được ông ngoại trồng từ khi tôi chào đời. Ngắm nhìn cây lắng nghe tiếng chim luyện giọng, truyền cảm líu rít mà tôi thấy nhớ ông ngoại quá.. Tận góc vườn kia là cây vải, loại vải thiều mà tôi thích nhất. Đến mùa vải chín, cả cây đỏ rực như mâm xôi gấc. Mấy hôm nay tu hú kêu nhiều, chắc mùa vải đã đến. Tu hú báo mùa vải quả không sai một chút nào.Tiếng tu hú kêu thật tha thiết mà thân thương biết mấy.
Phía bên kia khu vườn, anh tía tô, chị kinh giới nói chuyện gì cười rôm rả. Phía trên, ba tôi bắc một cái giàn trồng bầu, trông nó như bà mẹ giang tay che chở cho đàn con bên dưới khỏi những cơn thịnh nộ của trời. Giàn bầu với những chiếc lá to bản, những quả bầu to dài lòng thòng xuống, treo lủng lẳng như có ai đó dùng dây buộc vào. Vào buổi sáng, sương đọng trên lá cây mà ai đó đã thấy nó đẹp như những hạt ngọt của trời. Trên nền xanh của những chiếc lá bầu có xen lẫn màu trắng của hoa bầu lấp lánh như những đốm sáng trong làn nắng. Cả giàn bầu trông giống như một tấm vải nhung xanh mượt điểm xuyết những chấm bi màu trăng, huyền ảo dưới ánh nắng vàng.Đi về phía kia khu vườn, chị em nhà hoa đang đua nhau khoe dáng với những cánh hoa rực rỡ mà đẹp nhất là nàng hồng nhung kiều diễm đang chúm chím nở nụ cười.
Cả khu vườn tràn ngập màu sắc, âm thanh và hương vị. Khu vườn trở thành sân khấu của buổi hòa nhạc, có người biểu diễn, có người thưởng thức mà ba và tôi là những người thưởng thức say mê nhất, thưởng thức mọi vẻ đẹp của khu vườn. Ba vừa tỉa lá, vừa kể chuyện. Tôi đứng bên mà thấy lòng hạnh phúc ngập tràn khi được sống trong một không gian thiên nhiên tươi mới như vậy…
Khu vườn là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của tôi. Nó mát dịu và ngọt ngào như dòng sữa mẹ. Ở nơi đó lưu giữ bao kỉ niệm tuổi thơ của tôi.
Tôi vẫn nhớ mãi lần đầu tiên về quê. Lúc đó tôi sáu tuổi. Trên đường đi, mọi thứ thật mới mẻ làm sao. Khi xe đi trên đường làng, các khóm tre xanh rờn ôm lấy mái đình, mái chùa. Khi xe đỗ, mấy đứa em họ tôi từ trong làng chạy ùa ra. Đám trẻ dẫn mọi người vào nhà. Nhà ông bà không rộng nhưng lại sáng sủa, ấm cúng. Chào ông bà và thắp hương các cụ xong, tôi theo mấy đứa trẻ ra vườn nhà ông bà.
Ánh nắng vàng rực rỡ trùm lên khu vườn. Mây trôi lững lờ. Những vầng mây đó không đủ để che bớt cái nắng chói chang của ngày hè. Gió thổi nhè nhẹ. Khu vườn không rộng nhưng trồng nhiều loại cây, nhiều nhất là cây ăn quả. Mấy đứa em tôi bảo, ông yêu cây lắm, thấy cây nào lạ cũng đem về trồng.
Trong vườn, xanh nhất là cây dủ dẻ. Cây mọc thành bụi rậm, cao lút đầu trẻ con chúng tôi. Những chiếc lá cây màu xanh khoẻ khoắn, mình lá rất cứng, dày đều, cạnh lá trơn láng. Trong tán lá xanh rậm rạp ấy nở nhiều chùm hoa. Năm cánh hoa dủ dẻ màu vàng nhạt, không phải vàng chanh, vàng nghệ, mà là màu vàng của đất. Những cánh hoa rất dày, dày một cách bất thường như được nặn bởi bàn tay khéo léo của những người làm tò he. Hoa không sắc nhưng đầy hương. Dọc hàng rào là những khóm xương rồng cảnh, hoa đủ màu sắc. Góc vườn là cây mít to, sai trĩu quả. Thân cây nâu, có chỗ còn dòng nhựa trắng chảy ra. Cành mít đan xen, lá to như bàn tay người lớn. Từng quả mít nhỏ nằm chen chúc nhau. Hương mít thoang thoảng thật quyến rũ. Đến khi mít chín, quả xanh thẫm. Bên cạnh đó là bụi chuối. Mấy cây chuối mẹ, chuối con đứng quay quần ở góc vườn. Lá chuối to, xoè ra bốn phía, lá non cuộn tròn, dựng đứng lên như cuộn giấy. Lá chuối bóng láng, xanh tươi. Giàn hoa giấy vấn vít leo trên hiên nhà. Hoa màu đỏ thắm, lá xanh tươi. Cạnh hàng rào là một bụi hoa hồng đỏ thắm. Hoa hồng đỏ rực rỡ như muốn ganh đua với sắc đỏ chói chang của ánh mặt trời. Ong bay vòng quanh để lấy phấn hoa và lấy mật. Các chú bướm xanh, bướm trắng bay quanh trên các bông hoa. Mấy giò phong lan rực rỡ được treo trên hàng rào. Hoa phong lan mọc thành từng chùm mềm mại, có phong lan vàng như màu vàng của ánh nắng rực rỡ. Có cành lại trắng muốt, màu trắng của những làn mây. Giữa vườn là một cây nhãn xanh tốt. Hoa nhãn không thơm bằng hoa lan, hoa huệ nhưng tôi cảm nhận được cái mùi thơm phảng phất dịu nhẹ đó. Gần đó là cây ổi. Quả ổi tròn, to mọc thành từng chùm. Kế tiếp đó là mấy cây cau cao ngất ngưởng, thân thẳng đứng. Ông tôi còn trồng rất nhiều loại rau. Luống rau xanh được chia ra hai góc: một góc trồng để bán, một góc để ăn hằng ngày. Những cây rau đay lá xanh mướt. Những cây mùng tơi xoăn, ngọn nhô lên như những chiếc vòi voi bé xíu. Trong vườn, có vài đàn chim sẻ sà xuống ríu rít. Góc vườn phía sau là chỗ nuôi gà. Cô gà mái mơ thấy mồi kêu "tục tục" gọi đàn con lại. Mấy chú gà con rối rít chạy lại, tranh nhau mồi. Khi thấy chúng tôi, đám gà con hốt hoảng chạy về núp dưới cánh mẹ. Gà mẹ xù lông, kêu "quác quác" có ý bảo chúng tôi đi. Trên cành cây treo mấy lồng sáo. Con sáo lông đen mượt, mỏ vàng, chân chì lanh lợi trong chiếc lồng bằng nan tre. Mấy đứa nó bảo, con sáo này khôn lắm, bắt chước tiếng người tốt lắm. Cạnh vườn là ao cá. Trong ao, ông thả cá quả, cá rô, cá chép,… Thế mà tôi câu cả buổi mà chẳng thấy con nào cắn câu. Chị em tôi tha thẩn trong vườn, trò chuyện ríu rít. Nào là chuyện học hành, chuyện ở lớp, đủ thứ chuyện,…
Đã hơn năm giờ chiều, tôi sắp phải về Hà Nội. Khi về, ông bà lại đem quà quê. Nào nếp, nào lạc, gói cho mẹ tôi mỗi thứ một chút để cầm về. Mẹ tôi từ chối thế nào cũng không được. Tôi thích lũ trẻ con dễ gần, thích con đường quê vắng vẻ và đặc biệt là khu vườn nhà ông. Tôi ước mong sao trên thành phố cũng có nhiều khu vườn đẹp như khu vườn nhà ông tôi.
chúc p hk tốt
– Nội dung: kể về sự ra đời của tổ tiên người Việt ta, đó là mẹ Âu Cơ và Lạc Long Quân – sự kết hợp giữa một người ở trên cạn và một người ở dưới nước mang đẻ ra được trăm trứng, từ bọc trứng ấy nở ra 100 người con 50 theo mẹ 50 theo cha. Và những người con ấy mai này là vua Hùng của nước Việt ta
– Nghệ thuật: mang những yếu tố kì ảo
-Nhân vật mang yếu tố thần linh
- Thể hiện tư tưởng trọng nông nghiệp, yêu quý sức lao động và các sản phẩm làm ra từ nghề nông. Chiếc bánh loại vuông, loại tròn đại diện cho trời đất là sự phù hợp của ý thần (thuận theo tự nhiên), của lòng dân (thuận theo lòng người) đã kết tinh sức mạnh văn hóa của con người Việt Nam. - Truyện cũng giải thích tục làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày Tết và việc giá trị của những chiếc bánh trong đời sống tâm linh của người Việt.