Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cuốn theo dòng xoáy lịch sử, đời sống một số dòng họ bị lụn bại, có dòng họ tan biến không còn chút vết tích, anh em con cháu mỗi người mỗi ngả, hoặc mai danh ẩn tích, hoặc đổi họ thay hình, không muốn đào xới chuyện tông tích máu mủ.
Mặt khác, lịch sử đất nước ghi nhận vai trò các dòng họ đã có đóng góp vào sự hình thành và phát triển của dân tộc, cho sự nghiệp chinh phục thiên nhiên và bảo vệ đất nước, đặc biệt là đã khắc họa những đường nét không thể xóa mờ trong việc hình thành nhân cách và phong thái con người Việt Nam trong một thế giới đầy biến động và xáo trộn.
Năm sáu chục năm nay, vượt qua thác ghềnh của thời cuộc, một vài dòng họ có sức sống dẻo dai vẫn cố gìn giữ nền nếp hương khói cha ông tổ tiên, nhờ đó mà dõi theo được các chi, các nhánh cháu con đi làm ăn gần xa, duy trì được nét cơ bản trong truyền thống quý báu của dòng họ mình, giữ được mối dây nối kết tình máu đào nội tộc hướng vào lợi ích chung của đất nước.
Có thể kể như dòng họ Doãn, gốc tích từ chạ Kẻ Nưa, giáp Cá Na (nay thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá), đi từ lao động khai phá đất hoang lên nông nghiệp căn cơ vững bền, rồi rèn đúc chí hiếu học để có thể tiến thân bằng chữ nghĩa. Dòng họ Doãn còn giữ nguyên tổng phả ghi chép từ nhà Lý, còn ghi danh tánh mấy chục người học giỏi, thi đỗ làm quan các triều Lý, Trần, Lê, Nguyễn, đều nổi tiếng ở tính tình cương trực, khí tiết đàng hoàng, như cụ Doãn Định (1312–1363) dám can ngăn nhà vua và vạch lỗi lầm của thái thượng hoàng nhà Trần…
Gia tộc Doãn còn có truyền thống đánh giặc cứu nước, khởi đầu từ Doãn Nỗ mười năm theo Lê Lợi giành lại non sông, qua Doãn Đăng Thức đời Lê Cảnh Hưng, Doãn Văn Hiệu, Doãn Hy, Doãn Uẩn đời Nguyễn, cho đến các tướng Doãn Tuế, Doãn Sửu thời đánh Pháp, đánh Mỹ gần đây.
Hiện nay, các chi họ Doãn ở Phú Mỹ – Hà Tây, Vũ Thư – Thái Bình, Nghĩa Thành – Nam Định, Quế Phong – Quảng Nam, Sơn Đông – Hà Tây, Đại Lộc – Quảng Nam… vẫn có liên hệ với quê gốc ở chi Cổ Định – Thanh Hoá.
Quả là việc nối kết dòng họ và sưu tập gia phả, trong rất nhiều trường hợp, đã nâng cao lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của dòng họ, đã làm xúc động nhiều tấm lòng tưởng đã nguội lạnh để trở về đùm bọc người thân thuộc, góp phần chỉnh đốn lại gia phong, gia giáo đã có thời rệu rã hoặc suy đồi.
Họ Vũ (Mộ Trạch, Cẩm Bình, Hải Dương) tìm được cuốn phả viết năm 1470, ghi việc từ tổ Vũ Hồn (804–853), từ đó nối được hơn 110 chi dòng họ Vũ (Võ) ở trong và ngoài nước.
Họ Ngô tìm được phả ghi việc từ đời Ngô Nhật Đại tham gia khởi nghĩa với Mai Thúc Loan, rồi ba trăm năm sau là Ngô Quyền, đến nay chắp nối được 213 chi, ngành họ Ngô cư trú ở 195 xã, phường trong 27 tỉnh, thành.
Từ một tấm bia đá Hạ tộc bi ký tìm thấy ở một ngôi chùa vùng Lạng Giang (Bắc Giang), họ Hạ ở Đáp Cầu tìm về gốc tích trong Thanh Hoá, rồi nối kết được các chi phái họ Hạ ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tây, Thanh Hoá, Phú Thọ, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh…
Thật đáng ghi công cho các bản gia phả sưu tập công phu đã cung cấp nhiều tư liệu quý giá về sử học, xã hội học, ví dụ như cuốn Dương tộc thế phả ở làng Lạt Sơn (Quyển Sơn, Kim Bảng, Hà Nam) chỉ cần 20 trang đã đưa ra nhiều tri thức về địa lý, nông nghiệp, tài nguyên khoáng sản, dân cư, tôn giáo và phong tục tập quán hội hè đình đám ở cả một miền đất ven sông Đáy.
Hoặc cuốn Ngô gia thế phả ở Thái Bình cùng các cuốn gia phả chi họ Nguyễn ở Thất Khê (Tràng Định, Lạng Sơn), ở Vũ Ẻn (Thanh Ba, Phú Thọ) cho chúng ta thêm nhiều tư liệu về cuộc đời riêng của Nguyễn Trãi (1380–1442), đặc biệt là cuộc sống gia đình của ông với Nguyễn Thị Lộ và các bà vợ họ Châu, họ Phùng, họ Phạm cùng các con của ông.
Bản Phạm tộc phổ ký sưu tầm ở Yên Mô (Ninh Bình) không chỉ nêu cao truyền thống hiếu học của con cháu họ Phạm qua 500 năm, mà còn chép lại đầy đủ quy chế về giáo dưỡng, về rèn giũa đạo đức, về gìn giữ gia phong khiêm nhường trước và sau khi đỗ đạt, làm quan, về mẫu mực nghĩa khí như Phạm Thận Duật (1825–1885) phò Hàm Nghi lên núi Quảng Trị để hạ chiếu Cần vương, rồi đắm thân mình dưới biển sâu khi bị giặc đày đi đảo xa Tahiti ở nam Thái Bình Dương.
Bản Trúc Lâm phổ ký kể chuyện ông tổ Nguyễn Thời Trung đỗ tiến sĩ, đi sứ Bắc Kinh, lén học được nghề làm giày dép về truyền cho con cháu ở quê nhà Tứ Lộc (Hải Dương), dần dà phát đạt, mở mang nên các phố nghề giày dép của Hà Nội xưa: Hàng Hài (nay là đầu Hàng Bông), Hàng Hành, Hàng Giày… Ngôi đền Trúc Lâm tự thờ tổ nghề giày dép da Việt Nam hiện còn ở cuối phố Hàng Hành.
Bạn tham khảo bài này nha!
https://hoc24.vn/hoi-dap/question/214249.html
Dàn bài:
I.Mở bài:
Giới thiệu trường và lễ chào cờ đầu tuần.
II.Thân bài:
1. Tả khung cảnh trường vào sáng thứ hai:
– Cờ, mi-crô, đội nghi thức.
– Học sinh đến sớm, đồng phục, khăn đỏ.
– Cảnh thiên nhiên.
2. Lễ chào cờ
a) Hồi trống tập trung, học sinh xếp hàng.
Học sinh chỉnh đốn trang phục, chuẩn bị chào cờ.
b) Chào cờ:
– Tiếng trống, tiếng hô
– Tả cảnh học sinh chào cờ.
– Lá cờ từ từ bay lên đỉnh cột, tiếng hát quốc ca, đội ca vang lên.
– Tiếng hát quốc ca, đội ca vừa dứt, lá cờ đã đến đỉnh cột, lời hứa "Sẵn sàng vang lên.
3. Thầy giáo nhận xét thi đua tuần qua, kế hoạch tuần tới.
III.Kết bài:
– Học sinh lên lớp.
– Suy nghĩ về lễ chào cờ đầu tuần.
mở bài :
-giới thiệu đối tượng kể : buổi lễ chào cờ đầu tuần của trường em
-thời gian ,địa điểm :7 h sáng thứ 2 tuần này , tại sân trường
-ấn tượng chung buổi lễ chào cờ : rất trang nghiêm
thân bài
-công việc chuẩn bị trước lúc chào cờ
+ chuẩn bị cờ
+kê bàn ghế
+các lớp xếp hàng
-nội dung buổi chào cờ
+cả trường chào cờ , hát quốc ca
+những hoạt động diễn ra trong buổi chào cờ
-thầy hiệu phó nhận xét ưu khuyết điểm của tuần qua
-ban liên đội trưởng lên nhận xét về ý thức chấp hành kỉ luật trong tuần qua của từng lớp
-thầy hiệu trưởng lên biểu dương thành tích của các lớp
kết bài
_kết thúc buổi chào cờ : thầy hiệu trưởng lên trao nhiệm vụ cho lớp trực tuần rồi tuyên bố kết thúc buổi chào cờ
-cảm nhận đọng lại trong em
có cần viết cả bài ko hay chỉ dàn ý thôi
Sáng sớm những giọt sương long lanh vẫn còn đọng lại trên những bông lúa chín mà phiên chợ quê em đã bắt đầu.
Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá,trên phía mép đường đan,những hàng thịt với ê hề nào thịt heo,thịt bò,thịt gà,…đã được dọn từ rất sớm cho kịp tay mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng…
Trời sáng dần,hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngỏ chợ,như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá,hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ.Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt,từ các xóm dưới nào rau,nào củ,nào quả… các thứ hàng lagim nằm trong mẹt,thúng các bà buôn chuyến đi vào chợ.Cả khu chợ rộn lên,bắt đầu cuộc đầu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán,có khi bớt 1 thêm 2 đồng bạc,cũng có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo,cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi,để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhãm của mấy bà buôn.Lũ trẻ nhỏ đi học sớm,được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh,cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và tán vài câu rồi bỏ đi…
Qua giữa buổi,chợ bắt đầu thong thả,người đi chợ sớm tản sang các ngã rời khỏi chợ,những hàng cá,hàng thịt,hàng rau vừa sáng còn tươi rói và nhảy tanh tách trong mẹt giờ đã hết sạch nhờ những đôi tay và đôi mắt lựa chọn kĩ tính của các bà nội trợ đảm đang.Trong chợ chỉ còn vài bà hàng ế phải ngồi lại cầu trời sao cho còn mấy bà nội trợ ngủ trể mà phải chịu tay lấy mấy bó rau,con cá hàng ế cho vừa buổi chợ.Các bà hàng nước gôm mấy hòn than cháy tàn cố nhen nhúm cho được ngọn lửa nhỏ giữ cho nước âm ấm chờ các thực khách sang buổi trưa nắng ghé hàng làm ngụm nước…
Quang cảnh phiên chợ thật đông vui, nhộn nhịp dưới ánh mặt trời chói chang. Những tia nắng gay gắt của nàng Hạ đã làm cho bầu không khí trở nên quánh đặc. Đã giữa trưa nhiều người dọn hàng về dần, phiên chợ tan.
Đề 1:
Bài làm:
“Công cha như núi Thái Sơn” câu ca dao ấy vẫn luôn đúng cho tới tận ngày nay. Cha luôn là người dạy em những điều hay lẽ phải, nếu như mẹ cho em một bàn tay dịu dàng, một tình yêu thương ngọt ngào thì cha lại như một sự nâng đỡ em trong cuộc đời và cho em một tình yêu đong đầy nhưng cũng đầy nghiêm khắc. đối với em cha không chỉ là một người trụ cột của gia đình, không chỉ là một người cha mà còn là một anh hùng, một tấm gương đạo đức để em học tập và noi theo.
Cha em như một vị anh hùng trong mắt em vậy. cha em không cao lắm chỉ có một mét sáu bảy thôi thế nhưng thân hình ấy lại hơi mập đủ có thể che chở cho em trước những nguy hiểm. Nhớ có lần cả một cành cây khô rơi xuống cha đã lấy thân hình của mình để đỡ lấy cái đau ấy. Cha em mập là vậy nhưng cha lại rất nhanh nhẹn trong công việc.
Không những thế cha còn có cả một khuôn mặt chữ điền vuông vắn có phúc, em biết điều đó vì được nghe rất nhiều người khen cha và thật tự hào về cha của mình. Cha có nước da trắng mà khiến nhiều người phụ nữ cũng phải ghen tị vì nước ấy. Những buổi đi làm đồng về cùng nhau rửa chân tay lấm bùn trên con mương nhỏ ai cũng phải trầm trồ vì làn da ây. Rồi có người lớn khéo chửi đùa “ Sư mày đàn ông con trai gì mà trắng hơn cả đàn bà thế”. Nước da trắng ấy không phải là da trắng bạch mà đủ độ trắng với một người đàn ông phong độ như cha em.
Mắt cha em to tròn và ướt nước, nhìn ban đêm thì thật lấp lánh hiền từ như những ngôi sao ngoài trời đêm. Đôi môi đẹp lắm và cả những hàm răng đều tăm tắp như hạt ngô càng làm cho vẻ hiền từ của cha trở nên đẹp lạ thường. Mà đặc biệt mỗi khi cha cười em thấy hạnh phúc biết bao, đó là một nụ cười rạng rỡ, một nụ cười hiền lành chất phác của một người nông dân. Đặc biệt hơn nữa là đôi bàn tay cha, đôi bàn tay ngày ngày chăm lo em, đôi tay vuốt má, đôi tay ẵm em và cả đôi tay đòn roi đau đớn nữa. Bàn tay cha không mềm mại như bàn tay của nhiều người khác bởi quê hương nghề chính là đồng ruộng vì vậy mà đôi bàn tay của cha chai đi vì cày bừa, chai đi vì mưa nắng ngoài ruộng.
Thế nhưng đôi bàn tay vẫn tràn đầy yêu thương khi vỗ về những đứa con nhỏ, vẫn xoa đầu hay vuốt mà chúng đầy ngọt ngào. Và cũng chính vì thế em hiểu được phần nào những nỗi vất vả mà cha đã phải chịu vì em. Không những thế bàn tay chai, khô cằn, ngắn ngủn đó lại em có thể viết rất đẹp và làm ra những đồ vật thật đẹp mắt trong nhà. Bàn tay ấy còn làm nên những ngôi nhà đẹp đẽ, nhìn những viên gạch đỏ lừ được xếp thành hàng bên cạnh những hàng vữa thật sự thích mắt.
Và giờ đây khi em đã khi thời gian và những nhọc nhằn mà cha đã trải qua đã khắc tạc trên khuôn mặt mái tóc cha em. Mới ngày nào mà mái tóc đã ngả sang màu khói. Đó không hẳn là trắng cũng không hẳn đã là đen, đó là một màu tóc của sương sớm, là màu tóc của những ánh nắng gắt gỏng trên cánh đồng ban trưa và là màu của cơn mưa rào nọ. tất cả những nhọc nhằn sóng gió của cuộc đời cũng như những vất vả khi chăm sóc những đứa con trưởng thành như hằn in trên những vết nhăn trên mắt cha.
Mỗi lần cha cười những vết nhăn ấy lại lộ ra rõ hơn hay cũng có khi em nhận bắt gặp những nếp nhăn ấy nhưng không phải cười mà là cha đang suy nghĩ về điều gì đó. Dẫu thời gian có mang tuổi thanh xuân cảu cha đi nhưng cho đến bây giờ cha vẫn luôn là người bảo vệ em khỏi những nguy hiểm của cuộc sống, cha vẫn là điểm tựa vững chắc và bàn tay nâng đỡ khi em vấp ngã.
Em rất yêu mến cha của em nếu có một điều ước em luôn mong sức khỏe đến cho cha để cha sống với em mãi mãi. Nếu như mẹ giống như một thiên thần một bà tiên trong mắt em thì cha lại giống như một vị anh hùng, một ông tiên hiền lành không chỉ mang đến những phép màu cho cuộc đời em mà mang đến cả một tình phụ tử thiêng liêng đầy che chở.
-Hết –
Đề 2:
Bài tham khảo
Sáng sớm tinh mơ của một ngày chủ nhật, em thức dậy sau một giấc ngủ say nồng. Nhìn ra khung cửa sổ, em thấy bố trồng cây ở khoanh đất sau nhà.
Bố đang hì hục cuốc đất. Với vóc người cao lớn, làn da ngăm ngăm nên trông thật khỏe. Bố quai những lưỡi cuốc chắc nịch xuống đất, lớp đất cứng được đào lên, cỏ dại không còn nơi nương tựa. Bố giũ cỏ rồi bỏ thành đống. Đôi tay rắn chắc của bố lại giữ vững cán cuốc, đưa lên rồi giáng xuống phụp, phụp! Chỉ một lát, khoảng vườn đã sạch cỏ, lớp đất cứng đã tơi xốp. Bố dùng xẻng đào những cái hố nhỏ vuông vức, thẳng hàng nhau. Lưỡi xẻng phăm phăm cắm sâu vào lòng đất, mạnh mẽ kêu vang, nó đánh thức côn trùng đang còn say giấc ngủ. Bố cứ làm việc, chăm chú khống ngừng. Hố được đào xong, bố bỏ phân chuồng vào các hố, rải lên một lớp đất mỏng rồi đặt 'cây con xuống hố sửa cho cây đứng thẳng và lấp đất lại, nện chặt gốc. Trồng xong bố dùng cọc tre rào xung quanh mỗi cây, sau đó bố tưới nước cho cây. Những dòng nước mát lành chảy nhè nhẹ vào gốc, cây con như vui mừng đón nhận. Nhìn bố làm việc, em thầm nghĩ đến ngày cây sinh sôi, nảy nở. Em hình dung khoảng vườn nhỏ này sẽ trở thành một vườn cây xanh tươi để hẹn ngày kết trái. Em lại càng thương bố hơn. Bố vẫn mải miết làm việc dưới ánh nắng mai hồng, bố cần mẫn tưới nước cho cây như để tiếp thêm sức sống cho cây con khi trở về với đất.
Bố làm xong mọi việc, nhìn lại hàng ngày cây xanh tươi vừa trồng, đối mắt bố ánh lên một niềm vui khó tả. Vầng trán cao của bố đã lấm tấm mồ hối. Chiếc áo cống nhân bố mặc đang thấm ướt và bám đất bùn non. Có lẽ bố cũng thấm mệt nhưng bố cảm thấy rất hài lòng bởi đã làm xong một cống việc có ích.
Bố làm việc vất vả để cho em được no ấm. Bố là chỗ dựa vững chắc cho cả gia đình em, bố là trụ cột vững vàng chống dỡ mọi phong ba, bão táp để bảo vệ em. Bất chợt, em khẽ cất lên tiếng hát:
Bố, bố là phi thuyền
Cho con bay vào khống gian.
Em nguyện ra sức học tập và rèn luyện dể xứng đáng là con ngoan của bố.
Sáng nào cũng vậy, khi ông mặt trời còn cuộn mình trong chiếc chăn bông ấm áp. Tôi lại cùng các bạn sánh bước tới trường. Gió nhè nhẹ thổi cho tôi một cảm giác thật dễ chịu. Hít một hơi thật dài rồi thong thả bước đi. Chắc hẳn một ngày học của tôi có nhiều thú vị.
Lúc này vạn vật đang đắm mình trong làn sương sớm. Chỉ có chiếc cổng trường là nổi bật dòng chữ: " Trường trung học cơ sở Kiều Phú". Cánh cửa sơn xanh luôn dang rộng vòng tay đón tôi vào trường. Sân trường vắng lặng. Hai hàng cây đứng im lìm như anh lính gác. Lác đác các bạn học sinh đến sớm làm trực nhật. Cửa phòng được mở, đèn điện được bật sáng làm nổi bật hai hàng ghế đều tăm tắp..............
Mình bận quá, mình viết nốt sau nhé
- Bài văn có thể chia thành hai đoạn : + « Đệ nhất kì quan Phong Nha... tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt » : Vị trí, cảnh tưởng quần thể động Phong Nha. + « Với một vẻ đẹp đặc sắc… nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh của đất nước » : Giá trị của thắng cảnh động Phong Nha. - Bài văn cũng có thê chia thành ba đoạn : + « Đệ nhất kì quan Phong Nha … bãi mía nằm rải rác » : Vị trí địa lí và hai đường thủy bộ vào động Phong Nha. + « Phong Nha gồm hai bộ phận ... tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt » : Vị trí, canh tượng huyền ảo của động Phong Nha. + « Với một vẻ đẹp đặc sắc … nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh của đất nước » : Giá trị của thắng cảnh động Phong Nha.