K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2016

a) Đầu mối hà Nội

- Thế mạnh về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên :

   + Hà Nội là thủ đô của cả nước, nằm ơ trung tâm đồng bằng sông Hồng, đỉnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

   + Điều kiện tự nhiên phân hóa đa dạng, tạo điều kiện phát triển tổng hợp các loại hình giao thông vận tải : đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không

- Thế mạnh về kinh tế - xã hội 

   + Dân cư tập trung đông đúc

   + Trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn và là một phần của vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn thứ hai của cả nước

b) Đầu mối tp Hồ Chí Minh

- Thế mạnh về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên :

   + Là thành phố lớn nhất cả nước, đỉnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

   + Điều kiên tự nhiên tạo điều kiện phát triển tổng hợp các loại hình giao thông vận tải : đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, hàng không

- Thế mạnh về kinh tế - xã hội

   + Dân cư tập trung đông đúc

   + Trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn của cả nước và là một phần của vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta

19 tháng 2 2019

Gợi ý làm bài

Hà Nội trở thành một trong hai đầu mối giao thông quan trọng nhất của cả nước vì các lí do sau:

a)     Vị trí và vai trò đặc biệt của Hà Nội

-Vị trí: ở trung tâm vùng Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc, một khu vực có nền kinh tế phát triên năng động.

-Vai trò: Hà Nội là thủ đô và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kĩ thuật hàng đầu của cả nước.

b)    Hà Nội là nơi tập trung hầu hết các loại hình vận tải: đường bộ (ô tô), đường sắt, đường sông, đường hàng không.

c)     Tập trung các tuyến giao thông huyết mạch. Từ Hà Nội các tuyến tỏa đi các vùng của đất nước và quốc tế

*       Đường ô tô

-Đường số 1 dài 2300km từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) qua Hà Nội đến Năm Căn (Cà Mau). Đây là tuyến đường giao thông huyết mạch, xương sống của cả hệ thống đường bộ của cả nước đi qua 6/7 vùng kinh tế của nước ta, có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

-Đường số 2 chạy từ Hà Nôi qua Việt Trì đến cửa khấu Thanh Thuỷ (Hà Giang), nối thủ đô với các trung tâm công nghiệp Việt Trì - Lâm Thao và các vùng chuyên canh chè, chăn nuôi gia súc lớn ở phía Bắc.

-Đường số 3 nối Hà Nội với khu gang thép Thái Nguyên, qua Bắc Cạn đến cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng).

-Đường số 5, nối Hà Nội với Hải Phòng qua thành phố Hải Dương. Đây là tuyến đường huyết mạch, cửa ngõ xuất nhập khẩu của các lính phía Bắc.

-Đường số 6, nối Hà Nội với Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên. Đây là tuyến đường độc đạo, mang tính chiến lược đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng của vùng Tây Bắc.

*       Đường sắt

-Đường sắt Thông Nhất chạy gần như song song với quốc lộ 1, tạo nên trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc - Nam, có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

-Đường sắt Hà Nội - Lào Cai, qua Việt Trì, Yên Bái và nối với cửa khẩu sang Trung Quốc.

-Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng.

-Đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng (Lạng Sơn) nối nước ta với Trung Quốc.

-Đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên.

*       Đường hàng không

-Từ Hà Nội có các đường bay đến nhiều địa điểm trong nước: Thành phố Hồ Chí Minh, Điện Biên Phủ, Vinh, Huế, Đà Nấng, Nha Trang,...

-Từ Hà Nội cũng có các đường bay quốc tế nối nước ta với thủ đô của nhiều nước trên thế giới: Bắc Kinh, Pa-ri, Mat-xcơ-va, Viêng Chăn, Băng Cốc, Xê-un, Tô-ki-ô,...

*       Đường sông

Tuy đường sông ở Hà Nội không phát triển bằng các loại hình vận tải khác nhưng từ Hà Nội có thể đi đến nhiều tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ nhờ hệ thống sông Hồng cùng với các phụ lưu và chi lưu của nó.

d)      Tập trung cơ sở vật chất - kĩ thuật của ngành giao thông vận tải

-Hệ thống nhà ga, bến cảng, kho hàng, các cơ sở sản xuất và sửa chữa phương tiện vận tải.

-Nổi bật là sân bay quốc tế Nội Bài, một trong các sân bay quốc tế lớn của nước ta.

3 tháng 2 2016

2. Ý nghĩa của vị trí địa lí :

a) Đối với tự nhiên :

- Quy định đặc điểm cơ bản thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới, gió mùa.

+ Nền nhiệt cao

+ Lượng mưa lớn.

+ Gió mùa Châu Á hoạt động mạnh nên khí hậu có 2 mùa rõ rệt.

+ Biển Đông có tác động sâu sắc đến thiên nhiên nước ta. Vì thế thảm thực vật 4 mùa xanh tốt, khác hẳn thiên nhiên một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á, Bắc Phi.

- Tạo ra sự đa dạng , phong phú về tài nguyên thiên nhiên.

+ Khoáng sản đa dạng về chủng loại, phong phú về số lượng.

+ Tài nguyên sinh vật phong phú

- Tạo ra sự phân hóa đa dạng của tự nhiên giữa miền Bắc và miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, giữa ven biển và hải đảo. Hình thành các vùng tự nhiên khác nhau.

- Hạn chế :

+ Nước ta nằm trong khu vực có nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán...) nên cần có biện pháp phòng chống tích cực và chủ động.

b) Đối với kinh tế, văn hóa và quốc phòng.

- Về kinh tế :

+ Việt Nam nằm ở ngã tư đường hàng hảo và hàng không quốc tế với cảng biển và sân bay quốc tế.

+ Nơi giao nhau gặp gỡ của các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á, đường hàng hải, hàng không tạo điều kiện cho nước ta giao lưu với các nước trên thế giới.

+ Là cửa ngõ biển thuận tiện của một số quốc gia láng giêngf 

+ Tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, học tập kinh nghiệm quản lí...

- Văn hóa - xã hội :

+ Việt Nam và các quốc gia láng giềng có nhiều nét tương đồng về văn hóa - xã hội với mối quan hệ lâu đời tạo thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á

- Về quốc phòng :

+ Có vị trí đặc biệt quan trọng ở Đông Nam A, một khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chínhh trị trên thế giới.

+ Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, bảo vệ đất nước.

28 tháng 4 2018

Giỏi quá!!!eoeo

26 tháng 2 2016

a) Vị trí và vai trò đặc biệt của Hà Nội

- Vị trí : ở trung tâm vùng Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc, một khu vực có nền kinh tế phát triển năng động

- Vai trò : Hà Nội là thủ đô và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật hàng đầu của cả nước

b) Hà Nội là nơi tập trung hầu hết các loại hình vận tải  : Đường bộ (đường ôtô) , đường sắt, đường sông, đường hàng không

c) Tập trung các tuyến giao thông huyết mạch : Từ Hà Nội các tuyến tỏa đi các vùng của đất nước và quốc tế

* Đường ôtô :

- Đường số 1 dài 2300 km  từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) qua Hà Nội đến Năm Căn (Cà Mau). Đây là tuyến đường giao thông huyết mạch, xương sống của cả hệ thống đường bộ của cả nước. Đi qua 6/7 vùng kinh tế của nước ta, có ý nghĩa quan trọng tương đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

- Đường số 2 : Chạy từ Hà Nội qua Việt Trì đến cửa khẩu Thanh Thủy ( Hà Giang), nối thủ đô với các trung tâm công nghiệp Việt Trì - Lâm Thao và các vùng chuyên canh chè, chăn nuôi gia súc lớn ở phía Bắc

- Đường số 3 nối Hà Nội với khu gang thép Thái Nguyên, qua Bắc Cạn đến cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng) 

- Đường số 5 nối Hà Nội với Hải Phòng qua thành phố Hải Dương. Đây là tuyến đường huyết mạch, cửa ngõ xuất nhập khẩu của các tỉnh phía Bắc

- Đường số 6, nối Hà Nội với Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên. Đây là tuyến đường độc đạo, mang tính chiến lược với việc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng của vùng Tây Bắc

* Đường sắt :

- Đường sắt thống nhất chạy gần như song song với quốc lộ 1, tạo nên trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc - Nam, có ý nghĩa quan trọng lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội đất nước

- Đường sắt Hà Nội - Lào Cai, qua Việt Trì, Yên Báo và nối với cửa khẩu sang Trung Quốc

- Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng

- Đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng (Lạng Sơn) nối nước ta với Trung Quốc

- Đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên

* Đường hàng không 

- Từ Hà Nội có các đường bay đến nhiều địa điểm trong nước : tp Hồ Chí Minh, Điện Biên, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang...

- Từ Hà Nội cũng có các đường bay quốc tế nối nước ta với thủ đô của nhiều nước trên thế giới

* Đường sông 

- Tuy đường sông ở Hà Nội không phát triển bằng các loại hình vận tải khác nhưng từ Hà Nội có thể đi đến nhiều tỉnh ở đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ nhờ hệ thống sông Hồng cùng với các phụ lưu và chi lưu của nó

d) Tập trung cơ sở vật chất - kĩ thuật của ngành giao thông vận tải

- Hệ thống nhà ga, bến cảng, kho hàng, các cơ sở sản xuất và sửa chữa phương tiện vận tải

- Nổi bật là sân bay quốc yế Nội Bài, một trong các sân bay quốc tế lớn của nước ta

27 tháng 1 2018

HƯỚNG DẪN

- Hà Nội

+ Đầu mối giao thông quan trọng nhất ở phía bắc nước ta, tập trung các tuyến giao thông huyết mạch toả đi khắp các vùng trong nước và nối với quốc tế.

+ Đường bộ: Quốc lộ 1, 2, 3, 5, 6, 18, 32. Đường sắt: Có các tuyến đường sắt trọng yếu đi TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Lào Cai, Thái Nguyên. Đầu mối lớn về đường không và đường sông.

+ Vai trò đầu mối của Hà Nội chủ yếu do đây là thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kĩ thuật hàng đầu ở nước ta.

- Đà Nẵng

+ Đầu mối giao thông hỗn hợp của các hệ thống đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông, đường hàng không.

+ Là nơi hội tụ của Quốc lộ 1, đường sắt Bắc - Nam, sân bay và nhất là cảng biển có ý nghĩa quốc gia và quốc tế.

+ Đầu mối này góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh miền Trung nước ta và một phần của Hạ Lào.

- TP. Hồ Chí Minh

+ Đầu mối giao thông quan trọng bậc nhất không chỉ đối với vùng Nam Bộ và cả nước, mà còn có ý nghĩa lớn đối với các nước phía nam bán đảo Đông Dương. Quy tụ cả các hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển và đường hàng không.

+ Đường bộ: Quốc lộ 1, 20, 22, 13... Đường sắt: Có tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua. Đây là đầu mối đường hàng không lớn nhất cả nước và cũng là đầu mối quan trọng về đường sông, đường biển.

28 tháng 2 2016

a. Thuận lợi : + Vị trí địa lí : Thuận lợi giao lưu kinh tế xã hội trực tiếp với các vùng trong nước .

+ Địa hình: Đồng bằng khá bằng phẳng thuận lợi xây dựng, phát triển gthông .

+ Khí hậu có mùa đông lạnh phát triển vụ đông.

+ Về các tài nguyên :

- Đất phù sa màu mỡ , khí hậu , thuỷ văn phù hợp thâm canh tăng vụ trong sản xuaats nông nghiệp nhất là trồng lúa .

- Khoáng sản có giá trị kinh tế : mỏ đá tràng kênh , sét cao lanh làm nguyên liệu sản xuất xi măng chất lượng cao, than nâu, khí tự nhiên .

- Bờ biển Hải phòng , Ninh bình thuận lợi cho việc đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản

- Phong cảnh du lịch phong phú đa dạng .

a) Vị trí địa lí : Trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắn; giáp các vùng Trung du và miền núi bắc bộ, bắc trung bộ và vịnh bắc bộ

b) Thế mạnh tự nhiên

- Đất : là tài nguyên quan trọng hàng đầu. Đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ

- Nước : phong phú (nước mặt, nước dưới đất, nước nóng, nước khoáng)

- Biển : Bờ biểu dài 400km. Hầu hết vùng bờ biển có điều kiện để làm muối và nuôi trồng thủy sản; bên cạnh đó là khả năng phát triển giao thông vận tải biển và du lịch .

- Khoáng sản : Có giá trị  nhất là đá vôi, sét, cao lanh. Ngoài ra còn có than nâu và tiềm năng về dầu khí

b) Thế mạnh về kinh tế - xã hội

- Dân cư - lao động : lao động dồi dào, có kinh nghiệm và trình độ

- Cơ sở hạ tầng : mạng lưới giao thông, điện, nước, có chất lượng vào loại hàng đầu cả nước

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ sản xuất và đời sống ngày càng được hoàn thiện

- Thế mạnh khác : thị trường tiêu thụ lớn, lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời,..

18 tháng 12 2018

HƯỚNG DẪN

a) Phân tích những thuận lợi về tự nhiên để phát triển giao thông vận tải biển nước ta.

- Nước ta nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.

- Đường bờ biển dài, nhiều vụng biển kín, cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng...

- Vùng biển rộng, giáp với vùng biển của nhiều nước.

- Vùng biển ấm quanh năm.

b) Cảng biển có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?

- Tạo điều kiện thuận lợi góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu của nước ta.

- Tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của ngành ngoại thương.

- Tạo động lực phát triển kinh tế đất nước, phát triển các khu kinh tế biển.

- Góp phần khai thác có hiệu quả các lợi thế của đất nước về biển.

13 tháng 2 2016

a) Các trung tâm công nghiệp, quy mô, cơ cấu ngành của mỗi trung tâm công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nước ta.

- Thành phố Hồ Chí Minh quy mô rất lớn : trên 120 nghìn tỉ đồng

- Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu : quy mô lớn từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng

- Tân An, Mỹ Tho : quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng

b) Thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nước ta

- Có vị trí địa lí đặc biệt thuận lợi (bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long); Có nguồn tài nguyên đa dạng, nổi bật nhất là dầu khí ở thềm lục địa

- Dân cư đông, nguồn lai động dồi dào, có chất lượng.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt và đồng bộ

- Tập trung tiềm lực và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước.

17 tháng 10 2019

Đáp án: A

Giải thích: HN và TP. HCM đều có dân số đông nên đó là nơi thị trường tiêu thụ lớn, lao động dồi dào và có trình độ chuyên môn; cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện và đồng bộ,… là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên ở hai thành phố này tương đối nghèo nàn, đây là hạn chế trong phát triển công nghiệp của hai thành phố này.

25 tháng 4 2019

Đáp án D