Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý làm bài
Hà Nội trở thành một trong hai đầu mối giao thông quan trọng nhất của cả nước vì các lí do sau:
a) Vị trí và vai trò đặc biệt của Hà Nội
-Vị trí: ở trung tâm vùng Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc, một khu vực có nền kinh tế phát triên năng động.
-Vai trò: Hà Nội là thủ đô và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kĩ thuật hàng đầu của cả nước.
b) Hà Nội là nơi tập trung hầu hết các loại hình vận tải: đường bộ (ô tô), đường sắt, đường sông, đường hàng không.
c) Tập trung các tuyến giao thông huyết mạch. Từ Hà Nội các tuyến tỏa đi các vùng của đất nước và quốc tế
* Đường ô tô
-Đường số 1 dài 2300km từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) qua Hà Nội đến Năm Căn (Cà Mau). Đây là tuyến đường giao thông huyết mạch, xương sống của cả hệ thống đường bộ của cả nước đi qua 6/7 vùng kinh tế của nước ta, có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
-Đường số 2 chạy từ Hà Nôi qua Việt Trì đến cửa khấu Thanh Thuỷ (Hà Giang), nối thủ đô với các trung tâm công nghiệp Việt Trì - Lâm Thao và các vùng chuyên canh chè, chăn nuôi gia súc lớn ở phía Bắc.
-Đường số 3 nối Hà Nội với khu gang thép Thái Nguyên, qua Bắc Cạn đến cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng).
-Đường số 5, nối Hà Nội với Hải Phòng qua thành phố Hải Dương. Đây là tuyến đường huyết mạch, cửa ngõ xuất nhập khẩu của các lính phía Bắc.
-Đường số 6, nối Hà Nội với Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên. Đây là tuyến đường độc đạo, mang tính chiến lược đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng của vùng Tây Bắc.
* Đường sắt
-Đường sắt Thông Nhất chạy gần như song song với quốc lộ 1, tạo nên trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc - Nam, có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
-Đường sắt Hà Nội - Lào Cai, qua Việt Trì, Yên Bái và nối với cửa khẩu sang Trung Quốc.
-Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng.
-Đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng (Lạng Sơn) nối nước ta với Trung Quốc.
-Đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên.
* Đường hàng không
-Từ Hà Nội có các đường bay đến nhiều địa điểm trong nước: Thành phố Hồ Chí Minh, Điện Biên Phủ, Vinh, Huế, Đà Nấng, Nha Trang,...
-Từ Hà Nội cũng có các đường bay quốc tế nối nước ta với thủ đô của nhiều nước trên thế giới: Bắc Kinh, Pa-ri, Mat-xcơ-va, Viêng Chăn, Băng Cốc, Xê-un, Tô-ki-ô,...
* Đường sông
Tuy đường sông ở Hà Nội không phát triển bằng các loại hình vận tải khác nhưng từ Hà Nội có thể đi đến nhiều tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ nhờ hệ thống sông Hồng cùng với các phụ lưu và chi lưu của nó.
d) Tập trung cơ sở vật chất - kĩ thuật của ngành giao thông vận tải
-Hệ thống nhà ga, bến cảng, kho hàng, các cơ sở sản xuất và sửa chữa phương tiện vận tải.
-Nổi bật là sân bay quốc tế Nội Bài, một trong các sân bay quốc tế lớn của nước ta.
Hà Nội trở thành trung tâm du lịch thuộc loại lớn nhất nước ta là do những nguyên nhân chủ yếu sau :
a) Vị trí địa lí thuận lợi
- Nằm trong tam giác tăng trưởng du lịch phía Bắc
+ Là đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch phía bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh)
+ Nằm trong trung tâm Đồng bằng Bắc Bộ, địa bàn tăng trưởng kinh tế Bắc bọ
- Vị trí thủ đô :
+ Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật của cả nước.
+ Có sức hút đối với du khách
b) Tài nguyên du lịch của Hà Nội rất phong phú và đa dạng
* Tài nguyên nhân văn
- Đây là nơi hình thành nhà nước Âu Lạc, là thủ đô của nước ta từ năm 1010 vào thời Lí ( khi đó có tên là Thăng Long)
- Hà Nội là mảnh đất địa linh nhân kiêt, tập trung nhiều di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng, với mật độ các di tích vào loại hàng đầy của cả nước. Các di tích tiêu biểu là : Văn Miếu- Quốc Tử Giám, thành Cổ Loa, Thăng Long, Hồ Gươm, chùa Một Cột, gò Đống Đa, lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, phố cổ Hà Nội, các đền chùa,..
- Tập trung nhiều lễ hội, nhất là vào mùa xuân
- Có nhiều làng nghề truyền thống : gốm, sứ (Bát Tràng), lụa (Vạn Phúc), vàng (Định công), đúc đồng (Ngũ Xẫ),..
- Có nhiều đặc sản nổi tiếng : Phở Hà Nội, bánh tôm Hồ Tây, rượu Kẻ Mơ (Hoàng Mai), bánh cuốn (Thanh Trì), cốm làng Vòng (Cầu Giấy), chả cá (Lã Vọng)
* Tài nguyên tự nhiên
- Có các hồ đẹp : Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm,
- Một số danh lam thắng cảnh
* Ở lân cận Hà Nội có nhiều điểm du lịch nổi tiếng
- Theo quốc lộ 1 : Vườn quốc gia Cúc Phương, động Hoa Lư, Bích Động (Ninh Bình)
- Theo quốc lộ 2 : Hồ Đại Lải, Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đền Hùng ( Phú Thọ)
- Theo quốc lộ 3 : Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên)
- Theo quốc lộ 5 : Hải Phòng, Hạ Long, Bái Tử Long
- Theo quốc lộ 6 : thủy điện Hòa Bình (Hòa Bình)
c) Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ du lịch vào loại tốt nhất cả nước
* Cơ sở hạ tầng
- Hệ thống giao thông rất phát triển. Từ Hà Nội có nhiều tuyến giao thông tỏa đi khắp các miền đất nước và các nưóc trên thế giới. Có sân bay quốc tế Nội Bài
- Là đầu mối giao thông quan trọng nhất của các tỉnh phía Bắc (tập trung nhiều tuyến giao thông huyết mạch : đường oto, đường sắt, đường hàng không, đường sông,..)
- Hệ thống thông tin liên lạc, khả năng cung cấp điện, nước được đảm bảo
* Cơ sở vật chất - kỹ thuật
- Cơ sở lưu trú : có nhiều khách sạn quy mô lớn nhỏ khác nhau, đặc biệt là các khách sạn 5 sao (Deawoo, Nikko, Horison, Hilton, Melia, Sheraton, Sofitel, Metropol,..)
- Có nhiều công ty du lịch lữ hành, trong đó có nhiều công ty liên doanh với các công ty du lịch nổi tiếng trên thế giới.
- Đôi ngũ lao động tham gia hoạt động du lịch ngày càng tăng với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao
d) Những nguyên nhân khác
- Chủ trương của thành phố : coi du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn
- Thu hút nhiều đầu tư trong nước và quốc tế
Gợi ý làm bài
Hà Nội trở thành trung tâm du lịch thuộc loại lớn nhất nước ta là do những nguyên nhân chủ yếu sau:
a)Vị trí địa lí thuận lợi
-Nằm trong tam giác tăng trưởng du lịch phía Bắc. Là đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh).
*Tài nguyên tự nhiên
-Có các hồ đẹp: Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm,...
-Một số danh lam, thắng cảnh.
*Ở lân cận Hà Nội có nhiều điểm du lịch nổi tiếng
-Theo quốc lộ 1: vườn quốc gia Cúc Phương, động Hoa Lư, Bích Động (Ninh Bình).
-Theo quốc lộ 2: hồ Đại Lải, Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đền Hùng (Phú Thọ).
-Theo quốc lộ 3: hồ Núi Cốc (Thái Nguyên).
-Theo quốc lộ 5: Hải Phòng, Hạ Long. Bái Tử Long.
-Theo quốc lộ 6: thuỷ điện Hoà Bình (Hoà Bình).
b)Cơ sờ hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ du lịch vào loại tốt nhất của cả nước
*Cơ sở hạ tầng
-Hệ thống giao thông rất phát triển. Từ Hà Nội có nhiều tuyến giao thông tỏa đi khắp các miền của đất nước và các nước trên thế giới. Có sân bay quốc tế lớn Nội Bài.
-Là đầu mối giao thông quan trọng nhất của các tỉnh phía Bắc (tập trung nhiều tuyến giao thông huyết mạch: đường ô tô, đường sắt, đường hàng không, đường sông).
-Hệ thống thông tin liên lạc, khả năng cung cấp điện, nước được đảm bảo.
*Cơ sơ vật chất - kĩ thuật
-Cơ sở lưu trú: có nhiều sạn vơi quy mô lớn nhỏ khác nhau, đặc biệt là các khách sạn 5 sao (Deavvoo, Nikko, Horison, Hilton. Melia, Sheraton, Solilcl, Metropol,...).
-Có nhiều công ty du lịch lữ hành, trong đó có nhiều công ty liên doanh với các công ty du lịch nổi ttiếng trên thế giơi.
-Đội ngũ lao động tham gia họat động du lịch ngày càng tăng với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ khá cao.
c)Những nguyên nhân khác
-Chủ trương của thành phố: coi du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn.
-Thu hút nhiều đầu tư trong nước và quốc tế,...
HƯỚNG DẪN
a) Thuận lợi về vị trí địa lí
− Nằm sát Duyên hải Nam Trung Bộ, liền kề Đông Nam Bộ, giáp với miền Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia.
− Vùng có vị trí quan trọng về quốc phòng, xây dựng kinh tế, môi trường.
b) Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú
− Địa hình, đất đai
+ Địa hình cao nguyên xếp tầng (Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh).
+ Đất (đặc biệt là đất badan, rộng gần 1,4 triệu ha) thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp trên quy mô lớn.
− Nguồn nước: tiềm năng thủy điện lớn (chiếm khoảng 21% trữ năng của cả nước), thác nước với các cảnh quan đẹp phục vụ du lịch.
− Rừng, động vật;
+ Diện tích lớn, các vườn quốc gia, các khu bảo tồn;
+ Động vật rừng nhiều loại.
− Khoáng sản (bôxit).
− Khí hậu: cận Xích đạo, nhiệt lượng cao quanh năm.
c) Dân cư
− Địa bàn cư trú của các dân tộc ít người.
− Nhiều dân tộc; mỗi dân tộc có truyền thống, phong tục, tập quán, kinh nghiệm sản xuất riêng, tạo nên sự đa dạng về văn hóa, kinh tế.
d) Xây dựng được một số cơ sở kinh tế quan trọng
− Công nghiệp: các nhà máy thủy điện công suất lớn (Yali, Đa Nhim và hàng loạt các nhà máy khác); các cơ sở chế biến (cà phê, chè…).
− Nông nghiệp: vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn, các cơ sở khác.
− Các ngành kinh tế khác: du lịch (trung tâm Đà Lạt), giao thông.
HƯỚNG DẪN
Do có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên và kinh tế − xã hội.
a) Điều kiện tự nhiên
− Vị trí địa lí: Tiếp giáp với Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, là những vùng giàu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm và thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm công nghiệp.
− Địa hình bán bình nguyên, có nhiều mặt bằng diện tích rộng để xây dựng các khu công nghiệp.
− Gần các ngư trường lớn (Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau – Kiên Giang); có điều kiện lí tưởng để xây dựng các cảng cá, thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước lợ. Từ đó, tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến.
− Khoáng sản: Nổi bật với dầu khí trên vùng thềm lục địa, trữ lượng lớn; ngoài ra có sét cho công nghiệp vật liệu xây dựng và cao lanh là nguyên liệu cho công nghiệp gốm, sứ.
− Khoáng sản: Nổi bật với dầu khí trên vùng thềm lục địa, trữ lượng lớn; ngoài ra còn có sét cho công nghiệp vật liệu xây dựng và cao lanh là nguyên liệu cho công nghiệp gốm, sứ.
− Tài nguyên rừng tuy không lớn, nhưng là nguồn nguyên liệu giấy quan trọng.
− Hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng thủy điện lớn và nguồn nước dồi dào.
b) Điều kiện kinh tế − xã hội.
− Là nơi tập trung và thu hút nhiều lực lượng lao động có chuyên môn cao.
− Có cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt là giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
− Có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, thu hút nhiều đầu tư trong nước và quốc tế.
− Có Thành phố Hồ Chí Minh lớn nhất cả nước về dân số, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước.
− Chính sách của Nhà nước ưu tiên phát triển.
HƯỚNG DẪN
- Vị trí địa lí thuận lợi:
+ TP. Hồ Chí Minh: Ở trung tâm Đông Nam Bộ, ở trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, gần với các vùng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và với Campuchia; gần với vùng biển rộng lớn.
+ Hà Nội: Ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc; gần với Trung du và miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; gần với vùng biển rộng lớn.
- Dân cư đông, lực lượng lao động lớn và có chất lượng cao.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt và hoàn thiện nhất cả nước. Là hai đầu mối giao thông vận tải lớn nhất nước ta.
- Thu hút mạnh nhất nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
- Có nhiều chính sách năng động trong phát triển kinh tế; Hà Nội còn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của cả nước.
Đông Nam Bộ trở thành vùng kinh tế phát triển nhất nước ta hiện nay vì đây là nơi hội tụ nhiều thế mạnh về tự nhiên, kinh tế- xã hội để phát triển kinh tế vùng.
a) Vị trí địa lí
-Nằm liền kề với Đồng bằng sông Cửu Long, là vùng lương thực, thực phẩm lớn nhất nước
-Giáp với Tây Nguyên, là vùng giàu nguyên liệu cây công nghiệp, lâm sản
-Giáp với Duyên hải Nam Trung Bộ, là vùng giàu nguyên liệu thủy sản và cây công nghiệp
-Các vùng trên vừa là nơi cung cấp nguyên liệu, lương thực, thực phẩm, vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ, nhất là Đồng bằng sông Cửu Long
b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
-Đất trồng:
+Đất feralit phát triển trên đá badan khá màu mỡ, chiếm hơn 40% diện tích đất của vùng, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa
- Vũng Tàu, ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh
+Đất xám trên phù sa cổ phân bố thành vùng lớn ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước. Đất tuy nghèo dinh dương hơn đất badan, nhưng thoát nước tốt
+Ngoài ra còn có đất phù sa, phân bố dọc theo các thung lũng sông Sài Gòn, Đồng Nai, La Ngà
+Ven biển có đất phèn
+Các loại đất trên thích hợp cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu, điều), cây công nghiệp hàng năm (đậu tương, lạc, mía, thuốc lá,...), cây ăn quả nhiệt đới (sầu riêng, chôm chôm, mít, măng cụt, nhãn, bưởi, cam,...)
-Khí hậu: cận xích đạo, nóng quanh năm, ít chịu ảnh hưởng của bão, thuận lợi cho việc trồng các loại cây nhiệt đới cho năng suất cao và ổn định. Tuy nhiên mùa khô kéo dài (từ tháng 11 đến tháng 4), dẫn đến tình trạng thiếu nước cho sản xuất và sinh họat, đe dọa xâm nhập mặn ở các vùng ven biển
-Tài nguyên nước: khá phong phú, đặc biệt là hệ thông sông Đồng Nai có giá trị rất lớn về nhiều mặt (giao thông thủy, thủy điện, cấp nước cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh họat)
-Tài nguyên rừng: tuy không nhiều, nhưng đó là nguồn cung câp gỗ dân dụng và gỗ củi cho Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long, nguồn nguyên liệu giấy cho Liên hiệp giấy Đồng Nai. Các khu rừng ở Đông Nam Bộ vừa có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ môi sinh, vừa có ý nghĩa về mặt du lịch (khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh); các vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai), Bù Gia Mập (Bình Phước), Lò Gò-Xa Mát (Tây Ninh)
-Tài nguyên khoáng sản:
+Dầu khí trên vùng thềm lục địa (sản lượng khai thác dầu khí hàng năm chiếm gần 100% sản lượng dầụ khí cả nước)
+Vật liệu xây dựng: có các mỏ đất sét, cao lanh (Đồng Nai, Bình Dương) là nguyên liệu làm gạch ngói, gốm sứ
-Tài nguyên biển:
+Thủy sản: có trữ lượng lớn do nằm gần các ngư trường lớn là ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau - Kiên Giang
+Du lịch biển: có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như Vũng Tàu, Long Hai, Côn Đảo,... Ngoài ra, vùng còn có tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo, có khả năng du lịch quốc tế
+Có nhiều địa điểm xây dựng các càng nước sâu: cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Vũng Tàu,...
b) Điều kiện kinh tế - xã hội
-Dân cư và nguồn lao động
+Dân số 12 triệu người (năm 2006), chiếm 14,3(% dân số cả nước
+Tập trung nhiều lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn kĩ thuật cao. Là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao dộng có chuyên môn cao
+Do sớm tiếp xúc vói nền kinh tế thị trường nên người dân ở Đông Nam Bộ rất năng động, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, nhạy bén trong việc tiêp thu kĩ thuật, công nghệ mới
Cơ sở vật chất kĩ thuật
+Là vùng có cơ sở vật chất - kĩ thuật hoàn thiện nhất cả nước
+Cơ sơ hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt là giao thông vận tải và thông tin liên lạc
+Tập trung nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất
+Là địa bàn có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, lại tiếp tục thu hút đầu tư trong nước và quốc tế
+Nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam
HƯỚNG DẪN
- Hà Nội
+ Đầu mối giao thông quan trọng nhất ở phía bắc nước ta, tập trung các tuyến giao thông huyết mạch toả đi khắp các vùng trong nước và nối với quốc tế.
+ Đường bộ: Quốc lộ 1, 2, 3, 5, 6, 18, 32. Đường sắt: Có các tuyến đường sắt trọng yếu đi TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Lào Cai, Thái Nguyên. Đầu mối lớn về đường không và đường sông.
+ Vai trò đầu mối của Hà Nội chủ yếu do đây là thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kĩ thuật hàng đầu ở nước ta.
- Đà Nẵng
+ Đầu mối giao thông hỗn hợp của các hệ thống đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông, đường hàng không.
+ Là nơi hội tụ của Quốc lộ 1, đường sắt Bắc - Nam, sân bay và nhất là cảng biển có ý nghĩa quốc gia và quốc tế.
+ Đầu mối này góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh miền Trung nước ta và một phần của Hạ Lào.
- TP. Hồ Chí Minh
+ Đầu mối giao thông quan trọng bậc nhất không chỉ đối với vùng Nam Bộ và cả nước, mà còn có ý nghĩa lớn đối với các nước phía nam bán đảo Đông Dương. Quy tụ cả các hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển và đường hàng không.
+ Đường bộ: Quốc lộ 1, 20, 22, 13... Đường sắt: Có tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua. Đây là đầu mối đường hàng không lớn nhất cả nước và cũng là đầu mối quan trọng về đường sông, đường biển.
HƯỚNG DẪN
- Chạy dọc đất nước từ Lạng Sơn đến Cà Mau.
- Là tuyến đường xương sống của hệ thống đường bộ nước ta.
- Nối các vùng kinh tế (trừ Tây Nguyên) và hầu hết trung tâm kinh tế lớn...
- Hội nhập vào hệ thống đường bộ xuyên Á.
a) Vị trí và vai trò đặc biệt của Hà Nội
- Vị trí : ở trung tâm vùng Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc, một khu vực có nền kinh tế phát triển năng động
- Vai trò : Hà Nội là thủ đô và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật hàng đầu của cả nước
b) Hà Nội là nơi tập trung hầu hết các loại hình vận tải : Đường bộ (đường ôtô) , đường sắt, đường sông, đường hàng không
c) Tập trung các tuyến giao thông huyết mạch : Từ Hà Nội các tuyến tỏa đi các vùng của đất nước và quốc tế
* Đường ôtô :
- Đường số 1 dài 2300 km từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) qua Hà Nội đến Năm Căn (Cà Mau). Đây là tuyến đường giao thông huyết mạch, xương sống của cả hệ thống đường bộ của cả nước. Đi qua 6/7 vùng kinh tế của nước ta, có ý nghĩa quan trọng tương đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
- Đường số 2 : Chạy từ Hà Nội qua Việt Trì đến cửa khẩu Thanh Thủy ( Hà Giang), nối thủ đô với các trung tâm công nghiệp Việt Trì - Lâm Thao và các vùng chuyên canh chè, chăn nuôi gia súc lớn ở phía Bắc
- Đường số 3 nối Hà Nội với khu gang thép Thái Nguyên, qua Bắc Cạn đến cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng)
- Đường số 5 nối Hà Nội với Hải Phòng qua thành phố Hải Dương. Đây là tuyến đường huyết mạch, cửa ngõ xuất nhập khẩu của các tỉnh phía Bắc
- Đường số 6, nối Hà Nội với Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên. Đây là tuyến đường độc đạo, mang tính chiến lược với việc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng của vùng Tây Bắc
* Đường sắt :
- Đường sắt thống nhất chạy gần như song song với quốc lộ 1, tạo nên trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc - Nam, có ý nghĩa quan trọng lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội đất nước
- Đường sắt Hà Nội - Lào Cai, qua Việt Trì, Yên Báo và nối với cửa khẩu sang Trung Quốc
- Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng
- Đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng (Lạng Sơn) nối nước ta với Trung Quốc
- Đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên
* Đường hàng không
- Từ Hà Nội có các đường bay đến nhiều địa điểm trong nước : tp Hồ Chí Minh, Điện Biên, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang...
- Từ Hà Nội cũng có các đường bay quốc tế nối nước ta với thủ đô của nhiều nước trên thế giới
* Đường sông
- Tuy đường sông ở Hà Nội không phát triển bằng các loại hình vận tải khác nhưng từ Hà Nội có thể đi đến nhiều tỉnh ở đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ nhờ hệ thống sông Hồng cùng với các phụ lưu và chi lưu của nó
d) Tập trung cơ sở vật chất - kĩ thuật của ngành giao thông vận tải
- Hệ thống nhà ga, bến cảng, kho hàng, các cơ sở sản xuất và sửa chữa phương tiện vận tải
- Nổi bật là sân bay quốc yế Nội Bài, một trong các sân bay quốc tế lớn của nước ta