K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

B1: Mua hoa

B2: Cắt tỉa hoa

B3: Cắm hoa 

B4 : Trag trí

B5: Tôi xin hết

B1 Chuẩn bị :
- Bình cắm hoa : bình cao hoặc bình thấp, giỏ, lẳng ...
- Dụng cụ cắm hoa : dao, kéo, mút xốp giữ nước ...
+ Cắt hoa ở vườn vào lúc sáng sớm hoặc mua hoa tươi ở chợ.
+ Tỉa bớt lá vàng, sâu, cắt vát cuống hoa cách dấu cắt cũ khoảng 0,5 cm.
+ Cho tất cả hoa vào xô nước sạch ngập đến nửa thân cành hoa. Để xô đựng hoa vào nơi mát mẻ trước khi cắm.
B2 Quy trình thực hiện :
a/ Lựa chọn hoa, lá, bình cắm, dạng cắm sao cho phù hợp tạo nên vẻ đẹp hài hòa giữa hoa và bình cắm, giữa hoa và vị trí trang trí.
b/ Cắt cành và cắm các cành chính trước
d/ Đặt bình hoa vào vị trí trang trí.
c/ Cắt các cành phụ có độ dài khác nhau, cắm xen vào cành chính che khuất miệng bình, điểm thêm hoa lá.

Học tốt

&YOUTUBER&

2 tháng 11 2017

Mở bài.

Thân bài.

Kết bài.

2 tháng 11 2017

B1:Tìm hiểu đề

Đây là bước hết sức quan trọng trước khi viết một bài văn. Nhiều người thường có thói quen bỏ qua bước này, khi nhận được đề thường đi vào viết một mạch, không giành thời gian tìm hiểu đề.

Việc tìm hiểu đề ở đây giúp bạn trả lời các câu hỏi: trọng tâm nội dung đề là gì? Đối với đề bài này cần phải sử dụng các thao tác lập luận nào (phân tích, so sánh, chứng mình….) để từ đó có thể xác định được phạm vi tài liệu cần phải sử dụng đến. Bước tìm hiểu đề là bước đầu tiên bạn cần phải làm trước khi đi vào làm một bài văn, tuy nó không được trình bày vào bài làm nhưng giúp bạn nắm rõ và chắc nhất được những thông tin và bài làm, xác định được hướng làm và trình bày. Nếu bỏ qua bước này, bạn có thể dẫn đến lạc đề, đi không đúng trọng tâm yêu cầu và bài văn trở nên sai lệch.

B2: Lập dàn ý

Sau khi đã tìm hiểu đề cơ bản trả lời được những câu hỏi cần thiết để xác định hướng làm bài cho mình, bạn tiếp tục bước lập dàn ý. Việc lập dàn ý giúp người làm bao quát được vấn đề, đi triển khai các ý cơ bản trong trọng tâm bài mà phần tìm hiểu đề đã xác định.

Thông thường dàn ý một bài văn gồm 3 phần:

– Mở bài: là phần mở đầu dẫn dắt người đọc vào cảm nhận một bài văn, nếu mở đầu đảm bảo đúng và hay sẽ khai thông được mạch văn. Trong phần này, người viết phải giới thiệu được khái quát vấn đề định triển khai cho phần trọng tâm. Yêu cầu cần viết ngắn gọn, tự nhiên và hấp dẫn.

– Thân bài: triển khai lần lượt từng khía cạnh của vấn đề trọng tâm, làm sáng tỏ vấn đề đã nêu ở mở bài. Yêu cầu cần rõ ý, các ý chia thành từng đoạn và có các câu hoặc từ chuyển tiếp.

– Kết bài: kết thúc vấn đề, chốt lại những gì đã làm sáng tỏ phần thân bài. Ngoài ra nên khơi gợi suy nghĩ cho người đọc.

B3;Tiến hành viết bài

Căn cứ vào dàn bài đã triển khai, viết thành một bài văn hoàn chỉnh với câu cú rõ nghĩa, hàm súc, dấu câu thích hợp. Bài viết cố gắng triển khai đầy đủ những ý đã được đưa ra ở phần dàn bài theo hướng phù hợp nhất.

Khi viết bài bạn cần biết phân bổ thời gian hợp lý để tránh quá tập trung vào một ý mà quên làm những phần khác khiến bài văn không cần đối và không đủ ý.

Trong khi viết bài cũng cần chú ý trau chuốt ngôn từ, dùng những từ đúng chuẩn xác nhưng cố gắng chọn lọc những từ “đắt” giá nhất.

12 tháng 9 2016
a) Định hướng tạo lập văn bản;
Đây là khâu quan trọng, có ý nghĩa tiên quyết đối với việc tạo lập một văn bản. Để định hướng cho quá trình tạo lập văn bản, cần phải xác định các vấn đề xoay quanh những câu hỏi sau:
- Viết cho ai? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đối tượng giao tiếp cần hướng tới.
- Viết để làm gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được mục đích của việc tạo lập văn bản, chủ đề cần hướng tới.
- Viết về cái gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đề tài, nội dung cụ thể của văn bản.
- Viết như thế nào? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được cách thức tạo lập, các phương tiện biểu đạt gắn với nội dung cụ thể đã được định hình, hình thức ngôn ngữ để biểu đạt nội dung ấy một cách hiệu quả nhất.
b) Tìm ý và sắp xếp thành dàn ý theo bố cục rõ ràng, hợp lí đáp ứng những yêu cầu định hướng trên.
Từ những nội dung đã xác định được trong bước định hướng, đến đây, người tạo lập văn bản tiến hành thiết lập hệ thống các ý, sắp xếp chúng theo bố cục hợp lí, đảm bảo liên kết nội dung, mạch lạc văn bản.
c) Viết thành văn bản hoàn chỉnh.
Đây là khâu trực tiếp cho ra "sản phẩm". Người tạo lập văn bản dùng lời văn của mình diễn đạt các ý thành câu, đoạn, phần hoàn chỉnh. Ở bước này, các phương tiện liên kết hình thức được huy động để triển khai chủ đề, thể hiện liên kết nội dung, đảm bảo mạch lạc cho văn bản. Việc viết thành văn cần đạt được tất cả các yêu cầu: đúng chính tả, đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, sát bố cục, có tính liên kết, mạch lạc, kể chuyện hấp dẫn, lời văn trong sáng.
d) Kiểm tra lại văn bản.
Đây là khâu cuối cùng của quá trình tạo lập văn bản. "Sản phẩm" phải được kiểm tra lại, điều chỉnh những nội dung, cách diễn đạt chưa hợp lí, sửa các lỗi về dùng từ, đặt câu, viết đoạn, chuyển ý, ...
15 tháng 9 2016

1. Khi có nhu cầu tạo lập văn bản thì người viết phải thực hiện những bước sau (lấy ví dụ việc viết thư cho một người).

a) Định hướng tạo lập văn bản (cần xác định rõ hướng đi và các vấn đề xoay quanh vấn đề mình cần tạo lập).

– Viết cho ai? (xác định được đối tượng giao tiếp cần hướng tới )
– Viết để làm gì? ( Xác định được mục đích của việc tạo lập văn bản)
– Viết về cái gì? (xác định được đề tài nội dung cụ thể của văn bản)
– Viết như thế nào? (xác định được cách thức tạo lập, các phương tiện biểu đạt gắn với nội dung cụ thê, hình thức ngôn ngữ cần biểu đạt).

b) Tìm ý sắp xếp thành dàn ý theo bố cục rõ ràng, hợp lí đáp ứng những yêu cầu định hướng trên.

Từ những nội dung đã nêu ở trên đến bước này ta sẽ dàn dựng cho mình một hệ thống các ý có logic, bố cục hợp lí, có sự liên kết nội dung, mạch lạc văn bản.

c)  Viết thành văn bản hoàn chỉnh

Đây là bước trực tiếp cho ra “sản phẩm” của mình.Bằng lời văn của mình để diễn đạt các ý đã xây dựng thành các câu, các đoạn, các phần hoàn chỉnh. Dùng những phương thức để liên kết thể hiện một nội dung hoàn chỉnh và hình thức rõ ràng được triển khai theo các luận điểm ở trên. Yêu câu phần trình bày: không sai chính tả, đúng ngữ pháp, sát bố cục, dùng từ chính xác, có tính liên kết mạch lạc, lời văn trong sáng…

d) Kiểm tra lại văn bản

Đây là khâu cuối cùng để hoàn thiện quá trình tạo lập văn bản được tốt nhất.Văn bản qua quá trình viết phải được kiểm tra kĩ lưỡng, soát lỗi và được xử lý lại.

1. Tạo bảng

Cách 1: Tạo bảng nhanh trong Word.

Trên giao diện Word các bạn chọn thẻ Insert -> Table -> rê con trỏ chuột chọn số hàng, cột cho bảng, sau đó click chuột trái để tạo bảng.

Tạo bảng, kẻ bảng trong Word

Bảng sẽ được tạo với số hàng, số cột mà các bạn vừa chọn:

Tạo bảng, kẻ bảng trong Word 2

Cách 2: Tạo bảng với các tùy chọn.

Chọn Insert -> Table -> Insert Table.

Tạo bảng, kẻ bảng trong Word 3

Xuất hiện hộp thoại Insert Table các bạn nhập số cột của bảng trong phần Number of columns, nhập số hàng của bảng trong phần Number of rows. Nhấn OK để tạo bảng.

9 tháng 5 2019

Cách tạo bảng, kẻ bảng trong Word