Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
B1:Tìm hiểu đề
Đây là bước hết sức quan trọng trước khi viết một bài văn. Nhiều người thường có thói quen bỏ qua bước này, khi nhận được đề thường đi vào viết một mạch, không giành thời gian tìm hiểu đề.
Việc tìm hiểu đề ở đây giúp bạn trả lời các câu hỏi: trọng tâm nội dung đề là gì? Đối với đề bài này cần phải sử dụng các thao tác lập luận nào (phân tích, so sánh, chứng mình….) để từ đó có thể xác định được phạm vi tài liệu cần phải sử dụng đến. Bước tìm hiểu đề là bước đầu tiên bạn cần phải làm trước khi đi vào làm một bài văn, tuy nó không được trình bày vào bài làm nhưng giúp bạn nắm rõ và chắc nhất được những thông tin và bài làm, xác định được hướng làm và trình bày. Nếu bỏ qua bước này, bạn có thể dẫn đến lạc đề, đi không đúng trọng tâm yêu cầu và bài văn trở nên sai lệch.
B2: Lập dàn ý
Sau khi đã tìm hiểu đề cơ bản trả lời được những câu hỏi cần thiết để xác định hướng làm bài cho mình, bạn tiếp tục bước lập dàn ý. Việc lập dàn ý giúp người làm bao quát được vấn đề, đi triển khai các ý cơ bản trong trọng tâm bài mà phần tìm hiểu đề đã xác định.
Thông thường dàn ý một bài văn gồm 3 phần:
– Mở bài: là phần mở đầu dẫn dắt người đọc vào cảm nhận một bài văn, nếu mở đầu đảm bảo đúng và hay sẽ khai thông được mạch văn. Trong phần này, người viết phải giới thiệu được khái quát vấn đề định triển khai cho phần trọng tâm. Yêu cầu cần viết ngắn gọn, tự nhiên và hấp dẫn.
– Thân bài: triển khai lần lượt từng khía cạnh của vấn đề trọng tâm, làm sáng tỏ vấn đề đã nêu ở mở bài. Yêu cầu cần rõ ý, các ý chia thành từng đoạn và có các câu hoặc từ chuyển tiếp.
– Kết bài: kết thúc vấn đề, chốt lại những gì đã làm sáng tỏ phần thân bài. Ngoài ra nên khơi gợi suy nghĩ cho người đọc.
B3;Tiến hành viết bài
Căn cứ vào dàn bài đã triển khai, viết thành một bài văn hoàn chỉnh với câu cú rõ nghĩa, hàm súc, dấu câu thích hợp. Bài viết cố gắng triển khai đầy đủ những ý đã được đưa ra ở phần dàn bài theo hướng phù hợp nhất.
Khi viết bài bạn cần biết phân bổ thời gian hợp lý để tránh quá tập trung vào một ý mà quên làm những phần khác khiến bài văn không cần đối và không đủ ý.
Trong khi viết bài cũng cần chú ý trau chuốt ngôn từ, dùng những từ đúng chuẩn xác nhưng cố gắng chọn lọc những từ “đắt” giá nhất.
1,Trong các nhân vật mà em biết, em thích nhất là nhân vật Kiều Phương trong văn bản "Bức tranh của em gái tôi" của tác giả Tạ Duy Anh. Kiều Phương bị người anh trai gọi là " Mèo " vì khuôm mặt của Kiều Phương luôn lem nhem. Mèo là một cô bé nhỏ nhắn với hai bím tóc xinh xinh luôn được cột gọn. Dù khuôn mặt Mèo luôn lem nhem nhưng cô bé lại có tài năng vẽ được chú Tiến Lê - bạn của bố Mèo thẩm định. Anh trai của Mèo hay khinh thường em gái nhưng Mèo lại rất yêu quý anh trai mình nên cô bé mới vẽ anh trai trong cuộc thi vẽ. Khi biết được điều đó thì người anh trai rất xúc động. Kiều Phương là một cô bé hiền hậu, khéo tay. Em rất yêu quý nhân vật Kiều Phương.
2,Truyện buổi học cuối cùng lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử. Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát.
hững đặc sắc nổi bật về nghệ thuật của truyện: - Cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất với vai kể là một học sinh có mặt trong buổi học. - Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng (chú bé Phrăng) và qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động (thầy Ha-men). - Ngôn ngữ tự nhiên với giọng kể chân thành và xúc động: sử dụng nhiều câu biểu cảm, nhiều từ cảm thán, phép so sánh, có những lời và hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ
Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bi quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lý: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” - Truyện đã xây dựng thành công nhân vật thầy giáo ha-men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ.
Ý nghĩa tư tưởng của truyện : Phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.
3,
Nước lừ trên cao phóng xuống định nuốt chửng con thuyền. Nhưng ở phía dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt vừa thả sào, vừa rút sào nhịp nhàng, đều đặn. Con thuyền được giữ thăng bằng vẫn xé ngang dòng nước lao nhanh. Nó chồm lên sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ. Nhưng dượng Hương Thư cũng không chịu thua. Các bắp thịt cuộn lên, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, dượng ghì mạnh trên ngọn sào để giữ cho con thuyền được an toàn. Lúc ấy, nhìn dượng giống như một pho tượng đồng đúc vững chãi và mạnh mẽ. Quả thật, hình ảnh dượng trụ sào giữ thuyền giữa dòng thác dữ còn khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
CHÚC BẠN HOK TỐT!!!!!!
Bức tranh của em gái tôi là truyện ngắn đoạt giải cao nhất (giải nhì) trong cuộc thi viết Tương lai vẫy gọi của báo Thiếu niên Tiền phong. Tác giả Tạ Duy Anh, một cây bút trẻ xuất hiện trong văn học thời kỳ đổi mới đã có những truyện ngắn gây được sự chú ý của đông đảo người đọc. Tác phẩm kể một câu chuyện khá gần gũi với đời sông bình thường. Câu chuyện xảy ra trong một gia đình có hai anh em: người anh và cô em gái tên Kiều Phương.
Truyện Bức tranh của em gái tôi đã mở ra một tình huống hấp dẫn, có kịch tính và đã miêu tả tinh tế tâm lý nhân vật người anh qua cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất. Cả hai nhân vật trong chuyện - người anh và cô em gái - đều được miêu tả rất sống động, rất thật, gần gũi vớt cuộc sống tuổi thơ của các em. Câu chuyện cuốn hút người đọc qua diễn biến tâm trạng và thái độ của người anh qua ba thời điểm.
Mở đầu, Tạ Duy Anh đã để cho người anh tự giới thiệu về em gái mình với cái tên có ý để chê bai: “Mèo” và thể hiện thái độ “khó chịu” với sự lục lọi của .“Mèo”:
Này, em không để chúng nó yên được à?.
Khi phát hiện thấy em gái thích vẽ và mày mò tự chế tạo màu vẽ, người anh chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn nó bằng cái nhìn kẻ cả với thái độ coi thường, không cần đế ý đến việc “Mèo con” đã vẽ những gì - thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào cái đít xoong, chảo bị nó cạo trắng cả.
Qua lời nhận xét của người anh, người đọc thoáng thấy trong suy nghĩ người anh “Mèo thì vẽ vời gì?”.
Câu chuyện tưởng chừng như xảy ra bình thường. Một tình huống bất ngờ đã xảy ra, kịch tính của chuyện bắt đầu từ đây : nhưng mọi bí mật của Mèo cuối cùng cũng bị bại lộ... Tài năng hội họa của cô em được phát hiện thì tâm trạng người anh cũng bị biến đổi. Trong khi cả bố, mẹ, chú Tiến Lê đều ngạc nhiên vui mừng sung sướng thì người anh lại cảm thấy buồn và thất vọng vì không tìm thấy ở mình một tài năng nào và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó mà nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em gái như trước nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ là tôi gắt um lên. Tâm lí mặc cảm tự ti đã khiến cho người anh đau khổ: những lúc ngồi học bên bàn, tôi chỉ muốn gục xuông khóc. Đến nỗi vẻ mặt đáng yêu của cô em gái Kiều Phương trừ kia, bây giờ cũng làm cho cậu khó chịu, cảm thấy như đang bị “chọc tức”... Dẫu vậy, tâm lí tò mò vẫn xui khiên cậu ta xem trộm những bức tranh của cô em gái, để rồi khi xem xong thì khiến cậu lén trút ra một tiếng thở dài... Phải chăng đó là giây phút đầu tiên mà người anh cảm phục tài năng của Kiều Phương? Đến đây, người đọc chắc có lẽ đã hài lòng hơn với thái độ của người anh. Độ “căng” của truyện dường như được chùng xuống.
Truyện vẫn tiếp tục hấp dẫn người đọc với những bất ngờ liên tiếp mà người anh được chứng kiến khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái mình. Cậu đã nhận ra mình trong bức tranh. Bất ngờ hơn là: Trong tranh, một chú bẻ đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Vì thế, sau cái “giật sững mình” là một diễn biến tâm trạng đầy phức tạp nhưng lại rất dễ hiểu và đúng với nhân vật lúc đó: thoạt tiên là sự ngỡ ngàng rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Ngỡ ngàng là vì không thể ngờ lại có bức tranh như thế. Hãnh diện là vì thấy mình hiện ra với những nét đẹp đến như vậy trong bức tranh của em gái. Nhưng điều quan trọng hơn là người anh không dừng lại ở sự hãnh diện, thoả mãn mà đã thấy “xấu hổ”. Đây chính là lúc nhân vật đã nhận ra được những yếu kém cùa mình, thấy mình không xứng đáng được như vậy: Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo thế kia ư. Trong giây phút xấu hổ này, người anh đã nhận ra một điều sâu sắc: bức chân dung của mình được vẽ lên bằng “tâm hồn và lòng nhân hậu” của cô em gái. Và đây cũng là lúc nhân vật tự thức tỉnh để hoàn thiện nhân cách của mình.
Kiều Phương với biệt danh là “Mèo” rất hồn nhiên, hiếu động, có tài năng hội hoạ hiếm có. Đặc biệt “Mèo” có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu, đây mới là đáng quí của em. Lòng nhân hậu của em thể hiện rõ trong bức tranh “Anh trai tôi”. Soi vào bức tranh ấy, cũng tức là soi vào tâm hồn trong sáng và nhân hậu của em gái, giúp cho người anh tự nhìn rõ mình hơn để vượt lên được những hạn chế của tính đố kị, lòng tự ái và tự ti.
Truyện đã đem đến cho mỗi người chúng ta bài học ứng xử trong cuộc sống: cần có thái độ thiện chí, có sự trân trọng và niềm vui thực sự chân thành trước thành công hay tài năng của người khác, ngay cả khi người đó là bạn bè trong lớp hay người thân trong gia đình.
Với cách kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật tỉnh tế, Tạ Duy Anh đã cuốn hút người đọc vào truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi. Truyện có tác dụng truyền cảm để rồi mỗi người tự rút ra bài học một cách tự nhiên, thấm thía: hãy lấy “nhân hậu” làm tiêu chuẩn để soi sáng cho tâm hồn của chính mình.
Tham Khảo :https://lazi.vn/edu/exercise/788399/cac-buoc-viet-mot-bai-van-ke-lai-trai-nghiem
1. Mở bài
Giới thiệu về trải nghiệm sẽ được kể.
2. Thân bài
a. Giới thiệu khái quát về câu chuyện
Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện.Giới thiệu những nhân vật có liên quan đến câu chuyện.b. Kể lại các sự việc trong câu chuyện
Điều gì đã xảy ra?Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy?Cảm xúc của người viết khi xảy ra câu chuyện, khi kể lại câu chuyện?3. Kết bài
Nêu cảm xúc của người viết với câu chuyện đã xảy ra.
à cảm on , nhưng mình thi xong trước khi cậu trả lời rồi nhưng mình vẫn tặng cậu một cái đúng nha , cảm ơn nhìu
Nhân vật Thạch Sanh là một người có phẩm chất vô cùng tốt bụng, thật thà, dũng cảm giết chết Đại Bàng để cứu công chúa. Thạch Sanh có tài năng vô địch, chàng có lòng nhân hậu, cao thượng và cũng yêu chuộng hòa bình. Thạch Sanh luôn nhận việc khó khăn, chẳng hạn việc giết chăn tinh cứu dân lành, giết đại bàng cứu công chúa thì bị Lý Thông lấy đá lấp hang và luôn đổ oai hại chàng nhưng Thạch Sanh vẫn minh oan cho mình. Chàng dẹp được 18 chư hầu bằng tiếng đàn của hòa bình, thân thiện mà không cần dùng đến vũ khí. Câu chuyện "Thạch Sanh" để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc và tư tưởng yêu chuộng hòa bình của ông cha ta, không muốn chiến tranh chết chóc
"Nhân vật Thạch Sanh là một người vô cùng tốt bụng ,nhân hậu,thật thà dũng cảm giết đại bàng cứu công chúa.Thạch Sanh luôn nhận mọi việc khó khăn như diệt chăn tinh cứu dân lành,Lý Thông lấp đá hang,đổ oan cho Thạch Sanh.Dẹp được 12 chư hầu bằng tiếng đàn,và lấy chí thông minh để giúp nhân dân lấy lại hòa bình.Trước sự độc ác của Lý Thông nhưng chàng vẫn thể hiện lòng khoan dung của mình.Thạch Sanh là biểu tượng cho sự hòa bình.
Câu chuyện "Thạch Sanh" để lại ấn tượng sâu sắc và tư tưởng yêu chuộng hòa bình,chán ghét chiến tranh."^^
~STYDY GOOD~
-Tên lỗi:__________________
-Chữa lỗi: + __________________
+ Viết lại: __________________
VD: Tuy Minh xấu người nhưng cậu ta còn xấu cả nết
-Tên lỗi: Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
-Chữa lỗi: +Thay quan hệ từ ''Tuy-nhưng''-> ''Không những-mà còn''
+ Viết lại: Không những Minh xấu người mà cậu ta còn xấu cả nết
Soạn bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự_bài 1
ở đây đầy đủ hết
1.Văn tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
2.
Bước 1: Tìm hiểu yêu cầu đề bài
Đề bài tự sự của học sinh phổ thông cơ sở có mấy dạng: một là kể lại những người, những việc đã xảy ra trong cuộc sống, hai là kể lại những người, những việc bằng sự tưởng tượng, sáng tạo.
Trong khi tìm hiểu, cần trả lời 4 điều sau:
1. Thể loại của đề tài là gì?
2. Đối tượng được kể chuyện là ai ?
3. Yêu cầu sáng tạo điều gì ?
4. Đặc điểm riêng của chuyện?
Đồng thời để làm tốt phần 3 và phần 4 này, ta phải tìm ý nghĩa câu chuyện kể (chuyện nói lên điều gì? Mục đích câu chuyện là gì?).
Ví dụ: Khi kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú (hoặc cảm động hoặc buồn cười) mà em đã gặp ở trường.
Ví dụ 2: Kể lại một câu chuyện cảm động em vừa chứng kiến trên đường đi học về.
Bước 2: Quan sát và tưởng tượng
Nếu nhân vật ấy là nhân vật trong cổ tích, thì cần xem lại hoặc nhớ lại truyện cổ tích em đã đọc, tìm ra các hành động, ngôn ngữ và sự kiện chính trong cuộc đời của nhân vật ấy. Nếu nhân vật ấy là người học sinh (như trong đề: “Kể lại ngày sinh nhật của em”) thì phải lục lại trí nhớ về những gì mình đã trải qua “Sống qua, trải qua, thậm chí phải soi gương xem hình dáng, mặt mũi của mình ra sao (trong đề: “Em đã lớn rồi”). Nếu nhân vật trong truyẹn kể là ông bà, cha mẹ hoặc người bạn nào đó của em thì cũng phải quan sát kĩ người ấy về cả hai phía:
– Ngoại hình nhân vật.
– Nội tâm nhân vật.
Bước 3: Xác định nhân vật và xây dưng cốt truyện
Ở mỗi truyện, dù theo truyện đã có sẵn hay truyện sáng tạo, người kể phải xác định rõ trong đầu mình hoặc ghi ra giấy các chi tiết của từng nhân vật.
1. Tên nhân vật
2. Tuổi tác nhân vật?
3. Nghề nghiệp nhân vật?
4. Quê quán nhân vật?
5. Hoàn cảnh sống của nhân vật?
6. Đặc điểm riêng của nhân vật?
Để bài viết có tính chất độc đáo, người kể còn phải xác định thêm một số đặc điểm khác của nhân vật như: Mặt có tì vết gì không? Sở thích ra sao? Có khuyết điểm hay có đức tính gì.
Nhà văn Nam Cao là người có tài trong việc xây dựng và miêu tả ngoại hình nhân vật. Ông đã tả gương mặt của nhân vật Chí Phèo thật là đặc biệt: “Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn… gương mặt thì đen và rất cơng cơng” kèm theo hành động thật bê tha đáng sợ: “Hắn vừa đi vừa chửi, hễ rượu xong là hắn chửi… đầu tiên hắn chửi làng….”.
Bước 4: Tìm các chi tiết có ý nghĩa cho từng sự kiện
Thí dụ: Muốn kể về sự kiện: “Sáng sớm hôm sau. Sơn Tinh mang lễ vật đến trước cưới được Mị Nương”, chúng ta phải dựa vào cốt truyện chính, phối hợp với sự sáng tạo cá nhân để tả cảnh cưới Mị Nương với đầy đủ các sính lễ chi tiết có ý nghĩa không, có trái ngược với tính cách nhân vật và không phản lại ý nghĩa chung của câu truyện (Người kể giỏi còn đưa chi tiết sâu sắc, có ẩn ý thú vị).
Thí dụ: Khi gà cất tiếng gáy sáng đầu tiền, mọi vật còn chìm trong làn sương mờ tịch mịch thì triều đình đã giật mình vì những tiếng đập rộn ràng nơi cửa thành. Thì ra Sơn Tinh ngồi trên kiệu có hai con voi chín ngà, bên cạnh là tùy tùng cửa chàng ngồi xe song mã chín hồng mao. Xe và kiệu chở lỉnh kỉnh nào là gà chín cựa, nào trầu nào cau, nào cơm nếp, bánh chưng…! Đi theo sau là một đoàn thổi kèn, một đoàn đánh trống… Triều đình vui mừng gả Mị Nương cho chàng. Đoàn người vui vẻ vái chào rồi đi về tưng bừng, kéo nhau về núi cao. Kèn trống vang trời, bụi hồng mờ mịt…
Bước 5: Chọn từ đặc sắc
Trong văn tự sự có thể có lúc phải miêu tả, có lúc phải tường thuật hoặc bàn bạc. Từ đặc sắc là từ gợi cho người đọc hình dung ra rõ ràng hình ảnh, đường nét hay các cử động, hoạt động đang diễn ra như một cuốn phim trước mặt người đọc.