K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 12 2018

bảo vệ cơ thể con trai☺️ ☺️ ☺️ ☺️

25 tháng 12 2018

bảo vệ

Biểu giá cho tình mẹNgười mẹ đang bận rộn nấu bữa cơm tối dưới bếp, bất ngờ cậu con trai bé bỏng chạy vào và đưa cho mẹ một mẩu giấy nhỏ. Sau khi lau tay, người mẹ mở tờ giấy ra và đọc:- Cắt cỏ trong vườn: 5 ngàn- Dọn dẹp phòng của con: 2 ngàn- Đi chợ cùng với mẹ: 1 ngàn- Trông em giúp mẹ: 1 ngàn- Đổ rác: 1 ngàn- Kết quả học tập tốt: 5 ngàn- Quét dọn sân: 2 ngàn- Mẹ nợ con...
Đọc tiếp

Biểu giá cho tình mẹ

Người mẹ đang bận rộn nấu bữa cơm tối dưới bếp, bất ngờ cậu con trai bé bỏng chạy vào và đưa cho mẹ một mẩu giấy nhỏ. Sau khi lau tay, người mẹ mở tờ giấy ra và đọc:

- Cắt cỏ trong vườn: 5 ngàn

- Dọn dẹp phòng của con: 2 ngàn

- Đi chợ cùng với mẹ: 1 ngàn

- Trông em giúp mẹ: 1 ngàn

- Đổ rác: 1 ngàn

- Kết quả học tập tốt: 5 ngàn

- Quét dọn sân: 2 ngàn

- Mẹ nợ con tổng cộng: 17 ngàn

Sau khi đọc xong, người mẹ nhìn con trai đang đứng chờ với vẻ mặt đầy hy vọng. Bà cầm bút lên, lật mặt sau của tờ giấy và viết:

- Chín tháng mười ngày con nằm trong bụng mẹ: Miễn phí.

- Những lúc mẹ bên cạnh chăm sóc, lo lắng mỗi khi con ốm đau: Miễn phí.

- Những giọt nước mắt con làm mẹ khóc trong những năm qua: Miễn phí.

- Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ đã nuôi con trong suốt mấy năm qua: Miễn phí.

Và giá trị hơn cả chính là tình yêu của mẹ dành cho con: Cũng miễn phí luôn con trai ạ.

Khi đọc những dòng chữ của mẹ, cậu bé vô cùng xúc động, nước mắt lưng tròng. Cậu nhìn mẹ và nói: “Con yêu mẹ nhiều lắm!”. Sau đó, cậu đặt bút viết thêm vào tờ giấy dòng chữ thật lớn: “Mẹ sẽ được nhận lại trọn vẹn”.

(Trích Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, năm 2008)

Câu 1.  Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ?

-         Biểu cảm

Câu 2.  Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn in đậm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy?

Câu 3.  Vì sao lúc đầu cậu bé lại ghi vào trong mẩu giấy với nội dung như vậy ?

Câu 4.  Thông qua văn bản trên, tác giả đã gửi gắm đến mỗi người con thông điệp gì?

0
1 tháng 12 2019

câu 4

1> Có lợi

Đối với thiên nhiên:

- Có nhiều loài giáp xác nhỏ ( chân kiếm,rận nước,...) làm thức ăn cho các loài cá công nghiệp như cá trích và các cá lớn ở đại dương.

Đối với con người

- Thực phẩm đông lạnh

-Thực phẩm khô

-nguyên liệu để làm mắm

-Thực phẩm tươi sống

-Nguyên liệu để xuất khẩu

2>Có hại

-kí sinh gây chết cá

-Có hại cho giao thông đường thủy

-truyền bênh giun sán

-làm hư hại đồ vật.

1 tháng 12 2019

cảm ơn bạn

7 tháng 9 2019

Anh à !

Từ khi e theo mẹ về ngoại , e vẫn nhớ a nhiều lắm . E ko biết mình đang miên man trog dòng suy nghĩ gì nhưng thực sự mà nói em nhớ những lúc anh đi đá bóng , bị sứt chỉ tà áo , e còn phải ra khâu nữa hay những lúc anh đi đón em về hai anh em mình suốt ngày cãi cọ mà giờ đây em thèm muốn trở về thời ấy quá . Dù qua có mấy tiếng thôi nhưng hình ảnh của anh vẫn còn ở đây , có khi nào anh đang ở thành phố mà tâm hồn lại đi theo em về miền quê này ko ??? Em mog ước có được sự hạnh phúc của gia đình người khác quá , mà anh sống ở đấy có tốt ko , có ăn uống đầy đủ ko , mà a nhớ là phải giữ hai em búp bê kia thật cẩn thận nhé , em quý chúng lắm !!!

8 tháng 9 2019

https://h.vn/hoi-dap/question/847809.html?pos=2223087 tham khảo

#Châu's ngốc

25 tháng 10 2016

1) người mẹ trong bài là người yêu thương con hết mực, muốn con có một cuộc sống tốt, mong con thành người. Người mẹ đã cùng con làm tất cả mọi việc trong nhà để mong bạn một phần nào đó hiểu được cuộc sống mà con sẽ phải trải qua.

2)

+ Người bố cảm thấy rất buồn khi con đã gây ra một lỗi lầm không hề nhỏ

+ Bố đã viết cho con 1 bức thư, gửi cho con với mong muốn con hiểu mẹ hiểu bố hiểu được tình cảm mà bố mẹ dành cho con.

Thông điệp mà nhà văn muốn gửi tới người đọc là hay yêu thương, hiếu thuận với cha mẹ. Sai thì phải biết nhận lỗi mà thay đổi vì không ai có thể làm bạn hạnh phúc và cho bạn cuộc sống tốt đẹp như bố mẹ.

Chúc bạn học tốt!

25 tháng 10 2016

1)Nguoi me trong van ban cong truong mo ra lµ nguoi rat yeu thuong con muon con duoc nhu nguoi khac,luon ngay dem theo doi tung buoc di cua con,me mong sao con co mot cuoc song tot dep,mong con thanh nguoi

2)Buc thong diepTrong kí ức của mỗi chúng ta, mẹ luôn chiếm một vị trí quan trọng. Mẹ gắn liền với những hình ảnh thân thuộc của quê hương như mái đình, gốc đa, bến nước, con đò, cầu tre lắt lẻo, hoa cau rụng trắng đêm trăng, bữa cơm đầm ấm, sum vầy… Kỉ niệm về mẹ mãi mãi theo ta suốt cả cuộc đời. Nếu trong hành trình tiến lên phía trước, có lúc nào mỏi gối chùn chân, ta hãy quay về miền thơ ấu ở đó, hình ảnh mẹ kính yêu sẽ tiếp thêm sức mạnh cho ta vững bước.

Thai do cua nguoi bo:nghiem khac khi giao duc con muon con biet rang me la mot nguoi nhu the nao

30 tháng 12 2018

Lối sống của trai sông và hầu hết sò, ngao, điệp… nói chung là vùi lấp dưới tầng đáy bùn (chúng thuộc nhóm sinh vật đáy), di chuyển chậm chạp và dinh dưỡng thụ động.
Cấu tạo và hoạt động của chúng thích nghi rất cao với lối sống này :
- Về cấu tạo :
+ Vỏ gồm 2 mảnh nối với nhau nhờ bản lề, có cơ khép vỏ phát triển làm vỏ đóng lại khi cần tự vệ.
+ Khoang áo phát triển là nơi có mang thở và đồng thời là môi trường trao đổi chất dinh dưỡng và chất khí. Do vậy :

  • Phần đầu tiêu giảm, kéo theo tiêu giảm cả mắt và các giác quan khác.
  • Chỉ có tấm miệng duy trì, trên có lông luôn rung động để tạo ra dòng nước hút vào và thải ra.
  • Cơ chân kém phát triển.

- Về di chuyển : Trai sông di chuyển chậm chạp nhờ hoạt động của cơ chân
phối hợp với động tác đóng, mở vỏ.
Trai sông có lối sống ít di chuyển và vì thế thụ động cả trong dinh dưỡng và
sinh sản.
- Về dinh dưỡng :
+ Lông phủ trên tấm miệng và mang rung động tạo nên dòng nước trao đổi liên tục với môi trường ngoài.
+ Dòng nước hút vào mang gồm thức ăn (vụn hữu cơ, động vật nhỏ...) đưa đến miệng và ôxi đến các tấm mang để hấp thụ.
- Về sinh sản :
+ Ở trai cái, thông thường trứng đẻ ở trong khoang áo.
+ Tinh trùng do trai đực tiết ra theo dòng nước vào cơ thể trai cái để thụ tinh cho trứng.
+ Trứng phát triển thành ấu trùng trong khoang áo trai mẹ. Trước khi trở thành trai trưởng thành, ấu trùng thường bám trên da, trên vây và mang cá để phát tán đến chỗ ở mới.

30 tháng 12 2018

Đề bài phân tích đặc điểm cấu tạo của châu chấu thích nghi với đời sống bay nhảy

Bài làm:

Khả năng di chuyển của châu chấu linh hoạt hơn nhờ đôi càng (do đôi chân sau phát triển thành), chúng luôn giúp cơ thể bật ra khỏi chỗ bám đến nơi an toàn rất nhanh chóng . Nếu cần đi xa, từ cú nhảy đó, châu chấu giương đôi cánh ra, có thể bay từ nơi này đến nơi khác .

26 tháng 11 2017

người giúp việc nhé (vì ngôi nhà tròn ko có góc)

26 tháng 11 2017

Người giúp việc

8 tháng 12 2018

 Giai đoạn trứng và ấu trùng phát triển trong mang của trai mẹ để bảo vệ trứng và ấu trùng khỏi bị động vật khác ăn mất. thêm nữa đây là giàu chất dinh dưỡng và thức ăn Ở giai đoạn trưởng thàn, trai ít di chuyển. vì thế ấu trùng có tập tính bám vào da cá để di chuyển đến nơi xa . đây là 1 hình thức thích nghi với phát tán nòi giống .

* Hok tốt !

# Dii ~

8 tháng 12 2018

Trứng sẽ phát triển trong đó dược bảo vệ ko bị động vật nào ăn mất ,tăng lượng khí ô - xi và chất dinh dưỡng .

k cho mình nha .

10 tháng 8 2017

Câu 1:

a. Giống nhau:

- Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930 – 1945.

- Phương thức biểu đạt: tự sự.

- Nội dung: Cả 3 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã hội đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo.

- Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh động.

b. Khác nhau:

- Thể loại: Mỗi văn bản viết theo một thể loại: Trong lòng mẹ (Hồi kí), Lão Hạc (Truyện ngắn), Tức nước vỡ bờ (Tiểu thuyết)

- Đều biểu đạt phương thức tự sự nhưng mỗi văn bản yếu tố miêu tả, biểu cảm có sự đậm nhạt khác nhau.

- Mỗi văn bản viết về những con người với số phận và những nỗi khổ riêng.

Câu 2:

Bài làm

Tôi là con trai lão Hạc. Sau tám năm ròng đi đồn điền cao su, nay tôi mới có dịp trở về quê hương, thăm người cha già kính yêu và thăm cậu Vàng yêu quý. Cũng giống như bao người xa quê khác, tôi vô cùng hồi hộp, háo hức và xúc động khi được trở về quê nhà, gặp lại người cha đáng kính sau bao năm xa cách. Ngần ấy năm trời, tôi không viết thư cho cha nên không biết cuộc sống của cha đã ra sao rồi và trong túi của tôi đã dành dụm được chút tiền gọi là để biếu cha và để về quê cưới vợ. Cảnh vật quê hương vẫn thân thuộc như ngày nào. Trong tâm trí tôi vẫn nhớ như in từng đường thôn ngõ xóm, từng dòng sông, ngọn đồi nhưng dường như cảnh vật dần dần tiều tụy, xơ xác hơn so với ngày tôi bỏ làng ra đi. Bỗng nhiên, một cảm giác lạnh lẽo bao trùm khắp không gian khi tôi đặt chân đến mảnh vườn của cha. Cây cỏ thì khô héo, cây cối xung quanh tiêu điều, trơ trụi như rất lâu rồi chưa có người đặt chân đến chăm sóc. Ngôi nhà bằng rơm của cha tôi thì siêu vẹo, tưởng chừng như sắp đổ. Tôi vội vàng ngó vào trong nhà nhưng chẳng thấy cha tôi đâu. Tôi gọi lớn: “Cha ơi, cha ơi con đã về rồi đây cha ơi, cha ơi!...” nhưng mãi không có một tiếng trả lời. Tôi bỗng đâm ra lo sợ. Bất chợt, có một người hàng xóm đi qua, đã nhận ra tôi là con trai lão Hạc liền nói: “ơ, cháu đã về rồi à, nhưng bây giờ về thì đã quá muộn rồi, cha cháu đã mất cách đây năm năm trước và mảnh vườn cũng đã bán cho ông giáo rồi, cháu thử sang hỏi ông giáo mà xem”. Tôi sững sờ không tin vào tai mình, quên cả cảm ơn bác hàng xóm rồi chạy một mạch tới nhà ông giáo. Vừa đến nơi, ông giáo đã nhận ra tôi ngay, ông “à”, lên một tiếng rồi mời tôi vào nhà. Ngay lập tức tôi vào thẳng vấn đề chính: — Ông giáo ơi, ông giáo cho cháu biết chuyện gì đã xảy ra với cha cháu, à và còn về mảnh vườn nữa, chuyện cha cháu bán mảnh vườn cho ông giáo là như thế nào vậy? — Cậu cứ từ từ đã, chuyện còn dài lắm, trước tiên tôi dẫn cậu đến mộ của cha cậu trước đã. Ông giáo từ từ đáp lại. Đến mộ của cha, ông giáo và tôi thắp vài nén hương khấn cha tôi và ông giáo nghẹn ngào nói: — Lão Hạc ơi, cuối cùng con trai lão cũng đã trở về rồi đây, đã đến lúc tôi thực hiện lời hứa là trao trả mảnh vườn mà lão đã hi sinh cuộc đời để giữ lại cho con. Bây giờ thì lão có thể yên nghỉ dưới suối vàng rồi chứ? Nghe đến đây, chưa rõ chuyện gì xảy ra nhưng tôi vô cùng xót xa, ân hận nói: — Cha ơi, con quả là đứa con bất hiếu phải không cha, trong lúc cha cần có một bờ vai để nương tựa nhất thì con lại không có ở bên. Con chỉ mải mê lo kiếm tiền để hai cha con có thể sông một cuộc sống đầy đủ hơn sau này, con thật có lỗi quá - Tôi tự dằn vặt bản thân mình. Tôi vừa dứt lời thì ông giáo vỗ vai an ủi tôi rồi cả hai cùng trở về nhà ông giáo để nói chuyện tiếp. Ông giáo rót nước mời tôi uống rồi từ từ kể lại toàn bộ câu chuyện cho tôi nghe. Từ lúc mùa màng đói kém, cha tôi day dứt về chuyện bán cậu Vàng đến lúc ân hận, xót xa đã nỡ lừa một con chó. Cha tôi đã phải tự giải thoát cuộc đời bằng cách ăn bả chó xin được của Binh Tư để không tiêu vào số tiền dành dụm cho tôi và giữ lại mảnh vườn cho tôi. Cha tôi đã nhờ ông giáo viết văn tự bán vườn để nhằm giữ nguyên mảnh vườn khi tôi trở về. Nghe xong câu chuyện mà ông giáo kể, tôi không thể nào kiềm chê được nỗi xúc động, hai dòng nước mắt cứ thế chảy ra. Tôi ân hận lắm, xót xa lắm, chỉ vì tôi mà cha đã nhịn đói, chỉ vì tôi mà cha đã phải tự tìm đến cái chết thảm khốc để giải thoát bản thân. Đầu óc tôi choáng váng, tôi cảm thấy mình thật đáng chết, mình là người con bất hiếu, việc gì mà cha phải hi sinh cuộc đời cho một người con như tôi chứ. Trong lòng tôi tràn đầy cảm giác tội lỗi, ân hận. Tôi thương cha vô cùng. Thực ra ngày ấy phần vì nông nổi sau khi người yêu đi lấy chồng do tôi nghèo khó không có đủ tiền cưới vợ, phần vì thấy cha đã già mà phải làm việc vất vả tôi mới bỏ làng ra đi để kiếm chút ít tiền vừa để có chút vốn liếng lập nghiệp về sau, vừa để cho cha an hưởng lúc về già, ai ngờ sự việc lại xảy ra như thế này. Tôi chỉ nghĩ vùng đất ấy là một vùng đất đầy hứa hẹn, có thể kiếm được nhiều tiền để sau này về biếu cha rồi lập nghiệp và cưới vợ. Ông giáo liền đưa cho tôi xem văn tự mảnh vườn và nói: “Giờ đây, văn tự này chẳng còn ý nghĩa gì nữa” rồi ông giáo liền xé nó đi và đưa trả lại tôi cả mấy chục đồng bạc mà cha tôi nhờ ông giáo cất giữ. Trước khi ra về, tôi có đưa cho ông giáo mấy đồng bạc nhưng ông giáo nhất quyết không nhận, ông bảo không có lí do gì để nhận số tiền ấy cả. Tôi ra về, trong lòng thầm nghĩ sẽ trân trọng mảnh vườn cha tôi để lại suốt đời, tôi sẽ không bao giờ bán đi một tấc đất nào vì nó là mồ hôi, công sức và cả cuộc sống của cha để lại cho tôi. Tôi sẽ lập nghiệp ở chính nơi đây, sẽ cưới vợ, sẽ làm lụng chăm chỉ và sẽ luôn tiếp tục hướng về tương lai tốt đẹp để cha có thể mỉm cười dưới suối vàng. “Cha ơi, cha hãy luôn theo dõi con, phù hộ cho con, cha nhé!”.

8 tháng 12 2017

a. Giống nhau:

- Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930 – 1945. - Phương thức biểu đạt: tự sự. - Nội dung: Cả 3 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã hội đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo.

- Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh động.

b. Khác nhau:

- Thể loại: Mỗi văn bản viết theo một thể loại: Trong lòng mẹ (Hồi kí), Lão Hạc (Truyện ngắn), Tức nước vỡ bờ (Tiểu thuyết)

- Đều biểu đạt phương thức tự sự nhưng mỗi văn bản yếu tố miêu tả, biểu cảm có sự đậm nhạt khác nhau.

- Mỗi văn bản viết về những con người với số phận và những nỗi khổ riêng.