K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Biểu giá cho tình mẹ

Người mẹ đang bận rộn nấu bữa cơm tối dưới bếp, bất ngờ cậu con trai bé bỏng chạy vào và đưa cho mẹ một mẩu giấy nhỏ. Sau khi lau tay, người mẹ mở tờ giấy ra và đọc:

- Cắt cỏ trong vườn: 5 ngàn

- Dọn dẹp phòng của con: 2 ngàn

- Đi chợ cùng với mẹ: 1 ngàn

- Trông em giúp mẹ: 1 ngàn

- Đổ rác: 1 ngàn

- Kết quả học tập tốt: 5 ngàn

- Quét dọn sân: 2 ngàn

- Mẹ nợ con tổng cộng: 17 ngàn

Sau khi đọc xong, người mẹ nhìn con trai đang đứng chờ với vẻ mặt đầy hy vọng. Bà cầm bút lên, lật mặt sau của tờ giấy và viết:

- Chín tháng mười ngày con nằm trong bụng mẹ: Miễn phí.

- Những lúc mẹ bên cạnh chăm sóc, lo lắng mỗi khi con ốm đau: Miễn phí.

- Những giọt nước mắt con làm mẹ khóc trong những năm qua: Miễn phí.

- Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ đã nuôi con trong suốt mấy năm qua: Miễn phí.

Và giá trị hơn cả chính là tình yêu của mẹ dành cho con: Cũng miễn phí luôn con trai ạ.

Khi đọc những dòng chữ của mẹ, cậu bé vô cùng xúc động, nước mắt lưng tròng. Cậu nhìn mẹ và nói: “Con yêu mẹ nhiều lắm!”. Sau đó, cậu đặt bút viết thêm vào tờ giấy dòng chữ thật lớn: “Mẹ sẽ được nhận lại trọn vẹn”.

(Trích Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, năm 2008)

Câu 1.  Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ?

-         Biểu cảm

Câu 2.  Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn in đậm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy?

Câu 3.  Vì sao lúc đầu cậu bé lại ghi vào trong mẩu giấy với nội dung như vậy ?

Câu 4.  Thông qua văn bản trên, tác giả đã gửi gắm đến mỗi người con thông điệp gì?

0
NGHỊ LUẬN VỀ CÂU CHUYỆN SAU: BIỂU GIÁ CHO TÌNH MẸ Người mẹ đang bận rộn nấu bữa ăn tôi trong bếp, bất ngờ cậu con trai bé bỏng chạy ùa vào và đưa một mẩu giấy nhỏ. Sau khi lau tay vào chiếc tạp dề, người mẹ mở tờ giấy ra và đọc: “ Thưa mẹ! Hôm nay con đã mất rất nhiều việc có ích cho mẹ. Và để công bằng với sức lao động của con, mẹ phải trả con những khoản tiền...
Đọc tiếp

NGHỊ LUẬN VỀ CÂU CHUYỆN SAU: BIỂU GIÁ CHO TÌNH MẸ

Người mẹ đang bận rộn nấu bữa ăn tôi trong bếp, bất ngờ cậu con trai bé bỏng chạy ùa vào và đưa một mẩu giấy nhỏ. Sau khi lau tay vào chiếc tạp dề, người mẹ mở tờ giấy ra và đọc:

“ Thưa mẹ! Hôm nay con đã mất rất nhiều việc có ích cho mẹ. Và để công bằng với sức lao động của con, mẹ phải trả con những khoản tiền sau:

Cắt cỏ trong vườn: 5 đôla

Dọn dẹp phòng của con: 1 đôla

Đi chợ cùng mẹ: 50 xu

Trông em giúp mẹ: 25 xu

Đổ rác: 1 đôla

Kết quả học tập tốt: 5 đôla

Quét dọn sân: 2 đôla

Mẹ nợ con tổng cộng: 14,75 đôla”

Sau khi đọc xong, người mẹ nhìn cậu con trai đang đứng chờ với vẻ mặt đầy hi vọng.Bà cầm bút lên, lật mặt sau của tờ giấy và viết:

Chín tháng mười ngày con nằm trong bụng mẹ: miễn phí

Những đêm mẹ phải thức trắng lo lắng, cầu nguyện khi con ốm đau: miễn phí

Những giọt nước mắt khi con nghịch ngợm mà không nghe lời mẹ: miễn phí

Những đêm mẹ không ngủ vì lo lắng cho tương lai của con: miễn phí

Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ dành cho con trong suốt mấy năm qua: miễn phí

Và giá trị hơn cả là tình yêu của mẹ dành cho con: Cũng miễn phí luôn con trai ạ!”

Khi đọc xong những dòng chữ của mẹ, cậu bé vô cùng xúc động, nước mắt lưng tròng. Cậu nhìn mẹ và nói: “Con yêu mẹ nhiều lắm!”. Sau đó, cậu đặt bút viết thêm vào tờ giấy dòng chữ thật lớn: “MẸ SẼ ĐƯỢC NHẬN LẠI TRỌN VẸN”

VIẾT THÀNH BÀI VĂN HỘ MÌNH NHA C.ƠN!!!!

1
4 tháng 2 2019

Giải thích ý nghĩa câu chuyện:

- Qua câu chuyện, chúng ta hiểu rằng, tình cảm mẹ con là tình cảm thiêng liêng, cao quý. Biết đón nhận tình thương, sự quan tâm của mẹ thì phải biết ơn và cũng biết mang đến cho mẹ niềm vui, niềm hạnh phúc.

– Câu chuyện mang đến một bài học về “cho” và “nhận” trong cuộc sống.

Suy nghĩ về vấn đề mà câu chuyện đặt ra:

- Phải biết “cho” mọi người những điều tốt đẹp thì sẽ "nhận" được những điều tốt đẹp.

- Nhưng có những “cho – nhận” đáng ca ngợi, lại có những “cho – nhận” đáng lên án:

+ “Cho – nhận” sự quan tâm, lo lắng, tình cảm bao dung, nhân ái. Đó là hành động “cho – nhận” đáng ca ngợi, cần được nhân lên.

+ Kẻ “nhận” mà không “cho” là kẻ ích kỉ, đáng lên án.

Bài học và liên hệ bản thân:

- Bài học: Trong cuộc sống, cần biết yêu thương, san sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh. Với ông bà, cha mẹ, cần yêu thương, kính trọng, biết ơn, chăm sóc, hiếu thảo.

- Liên hệ bản thân.


Suy nghĩ của em từ câu chuyện sau Biểu giá cho tình mẹ Người mẹ đang bận rộn nấu bữa ăn tôi trong bếp, bất ngờ cậu con trai bé bỏng chạy ùa vào và đưa một mẩu giấy nhỏ. Sau khi lau tay vào chiếc tạp dề, người mẹ mở tờ giấy ra và đọc: “ Thưa mẹ! Hôm nay con đã mất rất nhiều việc có ích cho mẹ. Và để công bằng với sức lao động của con, mẹ phải...
Đọc tiếp

Suy nghĩ của em từ câu chuyện sau

Biểu giá cho tình mẹ

Người mẹ đang bận rộn nấu bữa ăn tôi trong bếp, bất ngờ cậu con trai bé bỏng chạy ùa vào và đưa một mẩu giấy nhỏ. Sau khi lau tay vào chiếc tạp dề, người mẹ mở tờ giấy ra và đọc:

“ Thưa mẹ! Hôm nay con đã mất rất nhiều việc có ích cho mẹ. Và để công bằng với sức lao động của con, mẹ phải trả con những khoản tiền sau:

Cắt cỏ trong vườn: 5 đôla

Dọn dẹp phòng của con: 1 đôla

Đi chợ cùng mẹ: 50 xu

Trông em giúp mẹ: 25 xu

Đổ rác: 1 đôla

Kết quả học tập tốt: 5 đôla

Quét dọn sân: 2 đôla

Mẹ nợ con tổng cộng: 14,75 đôla”

Sau khi đọc xong, người mẹ nhìn cậu con trai đang đứng chờ với vẻ mặt đầy hi vọng.Bà cầm bút lên, lật mặt sau của tờ giấy và viết:

Chín tháng mười ngày con nằm trong bụng mẹ: miễn phí

Những đêm mẹ phải thức trắng lo lắng, cầu nguyện khi con ốm đau: miễn phí

Những giọt nước mắt khi con nghịch ngợm mà không nghe lời mẹ: miễn phí

Những đêm mẹ không ngủ vì lo lắng cho tương lai của con: miễn phí

Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ dành cho con trong suốt mấy năm qua: miễn phí

Và giá trị hơn cả là tình yêu của mẹ dành cho con: Cũng miễn phí luôn con trai ạ!”

Khi đọc xong những dòng chữ của mẹ, cậu bé vô cùng xúc động, nước mắt lưng tròng. Cậu nhìn mẹ và nói: “Con yêu mẹ nhiều lắm!”. Sau đó, cậu đặt bút viết thêm vào tờ giấy dòng chữ thật lớn: “MẸ SẼ ĐƯỢC NHẬN LẠI TRỌN VẸN”.

Mọi thứ trong cuộc sống đều có thông số chính xác ngoại trừ tình thương yêu của người mẹ. không có một biểu giá nào đầy đủ và chính xác để thống kê cho tình thương yêu bao la của người mẹ đối với con cái. Tình yêu thương đó ví như biển cả luôn vỗ về, bồi đắp cho bờ không bao giờ mệt mỏi

2
17 tháng 3 2017

Giải thích ý nghĩa câu chuyện:

– Qua câu chuyện, chúng ta hiểu rằng, tình cảm mẹ con là tình cảm thiêng liêng, cao quý. Biết đón nhận tình thương, sự quan tâm của mẹ thì phải biết ơn và cũng biết mang đến cho mẹ niềm vui, niềm hạnh phúc.

– Câu chuyện mang đến một bài học về “cho” và “nhận” trong cuộc sống.

Suy nghĩ về vấn đề mà câu chuyện đặt ra:

– Phải biết “cho” mọi người những điều tốt đẹp thì sẽ “nhận” được những điều tốt đẹp.

– Nhưng có những “cho – nhận” đáng ca ngợi, lại có những “cho – nhận” đáng lên án:

+ “Cho – nhận” sự quan tâm, lo lắng, tình cảm bao dung, nhân ái. Đó là hành động “cho – nhận” đáng ca ngợi, cần được nhân lên.

+ Kẻ “nhận” mà không “cho” là kẻ ích kỉ, đáng lên án.

Bài học và liên hệ bản thân:

– Bài học: Trong cuộc sống, cần biết yêu thương, san sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh. Với ông bà, cha mẹ, cần yêu thương, kính trọng, biết ơn, chăm sóc, hiếu thảo.

– Liên hệ bản thân

​chúc p hk tốt

17 tháng 3 2017

thế này thì hơi khái quát

Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay  mà nói: Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con,…’’                (Theo Lý Lan, Cổng trường mở ra, SGK Ngữ văn7, tập1.NXB Giáo dục)          Từ hành động người mẹ buông tay con và lời nói của người mẹ nói với con. Viết một bài văn ngắn nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa được gợi ra từ...
Đọc tiếp

Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay  mà nói: Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con,…’’

                (Theo Lý Lan, Cổng trường mở ra, SGK Ngữ văn7, tập1.NXB Giáo dục)

          Từ hành động người mẹ buông tay con và lời nói của người mẹ nói với con. Viết một bài văn ngắn nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa được gợi ra từ những chi tiết trên.Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay  mà nói: Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con,…’’

                (Theo Lý Lan, Cổng trường mở ra, SGK Ngữ văn7, tập1.NXB Giáo dục)

          Từ hành động người mẹ buông tay con và lời nói của người mẹ nói với con. Viết một bài văn ngắn nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa được gợi ra từ những chi tiết trên.

1
11 tháng 3 2020

Trong quãng đời đi học, hầu như ai cũng đã trải qua ngày khai trường đầu tiên. Nhưng, ít ai để ý xem trong đêm trước ngày khai trường ấy mẹ mình đã làm gì và nghĩ những gì.

Tùy bút “Cổng trường mở ra” đã ghi lại những cảm xúc ấy: “Vào đêm trước ngày khai trường của con. Mẹ đã chuẩn bị nhiều tâm trạng và tưởng tượng một số tình huống sẽ xảy ra, nhưng mẹ đã không hề nghĩ rằng đêm nay mẹ không ngủ được”.

Nhà văn Lý Lan tâm sự: “Đó là một bài văn tôi viết khoảng mười năm trước, lúc cháu tôi sắp vào lớp một. Tôi chứng kiến tất cả sự chuẩn bị và cảm thông nỗi lòng của em tôi. Chị em tôi mồ cô mẹ khi còn quá nhỏ, các em tôi không hề có niềm hạnh phúc được mẹ cầm tay dẫn đến trường. Hình ảnh đó là nỗi khao khát mà khi làm mẹ em tôi mới thực hiện được. Mãi mãi hình ảnh mẹ đưa con đến trường là biểu tượng đẹp nhất trong xã hội loài người.”

Có lẽ chính bởi được viết lên bằng yêu thương và khát khao yêu thương được mẹ cầm tay đến trường mà “Cổng trường mở ra” chất chứa biết bao xúc cảm. Những câu văn chân thành xúc động như để tâm sự với đứa con bé bỏng, lại như đang nói với chính mình. Nhưng cao hơn nữa, nhà văn muốn khẳng định giá trị của giáo giục đối với một con người và với cả xã hội như bà nói: “Một con người được sinh ra, nuôi dưỡng, thương yêu, và được học hành, là nền tảng của văn minh con người. Cổng trường mở ra trên nền tảng đó, bảo đảm quyền căn bản của mọi đứa trẻ, khẳng định trách nhiệm của mọi người lớn”: Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Khi con biết đòi ănMẹ là người mớm cho con muỗng cháoKhi con biết đòi ngủ bằng tiết tấuMẹ là người thức hát ru câuBầu trời trong con ngày một xanh hơnLà khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạcMẹ đã thành hiển nhiên như Trời – ĐấtNhư cuộc đời, không thể thiếu trong con.Nếu như con đi một vòng quả đất trònNgười mong con mỏi mòn vẫn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Khi con biết đòi ăn
Mẹ là người mớm cho con muỗng cháo
Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu
Mẹ là người thức hát ru câu
Bầu trời trong con ngày một xanh hơn
Là khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạc
Mẹ đã thành hiển nhiên như Trời – Đất
Như cuộc đời, không thể thiếu trong con.
Nếu như con đi một vòng quả đất tròn
Người mong con mỏi mòn vẫn không ai ngoài mẹ
Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
Cứ rộng dần khi con trẻ lớn lên.
Mẹ là người đã cho con cái tên riêng.
Trước cả khi con bật lên tiếng “Mẹ”.
Mẹ! Cái tiếng gọi mà từ khi bập bẹ đến lúc trưởng thành
Con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!

(Trích “Ngày xưa có mẹ” – Thanh nguyên)
1.Xác định thể thơ? PTBĐ chính?
2.Chỉ rõ biện pháp tu từ nổi bật nhất có trong đoạn thơ?
3.Xét về cấu tạo, hai câu thơ sau thuộc kiểu câu gì?

Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!
4.Cảm nhận của em về nội dung của đoạn thơ, bằng 1 đoạn văn ngắn tử 3-5 câu.

0
Phần I . Đọc hiểu văn bảnĐọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Một em bé đáng yêu , hai tay mỗi tay cầm một quả táo . Mẹ em bước vào phòng và mỉm cười , hỏi cô con gái nhỏ :- Con yêu, con có thể cho mẹ một quả táo được không ?Em bé ngoái nhìn mẹ trong một vài giây, rồi sau đó lại nhìn xuống hai quả táo trên tay mình . Bất chợt, em cắn mỗi quả một miếngNụ cười trên gương mặt...
Đọc tiếp

Phần I . Đọc hiểu văn bản

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 

Một em bé đáng yêu , hai tay mỗi tay cầm một quả táo . Mẹ em bước vào phòng và mỉm cười , hỏi cô con gái nhỏ :

- Con yêu, con có thể cho mẹ một quả táo được không ?

Em bé ngoái nhìn mẹ trong một vài giây, rồi sau đó lại nhìn xuống hai quả táo trên tay mình . Bất chợt, em cắn mỗi quả một miếng

Nụ cười trên gương mặt người mẹ bỗng trở nên gượng gạo . Bà cố gắng không để lộ nỗi thất vọng của mình

Sau đó, cô gái nhỏ giơ một quả táo đã bị cắn rồi rạng rỡ nói :

- Quả này dành cho mẹ nhé, nó ngọt hơn đấy ạ !

                                                 < Nguồn : Quà tặng cuộc sống >

1. Đặt cho bài văn nhan đề phù hợp

2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì ?

3. Dấu gạch ngang ở câu : 

- Con yêu, con có thể cho mẹ một quả táo được không ?

dùng để làm gì 

4. Vì sao em bé lại có hành động kì lạ là cắn mỗi quả táo một miếng ?

5. Nêu bài học rút ra từ đoạn văn 

Phần II . Tạo lập văn bản 

Từ văn bản đọc hiểu trên, hãy viết một đoạn văn ngắn ( 200 chữ ) suy nghĩ về " Lòng hiếu thảo của con cái với cha mẹ " 

1
11 tháng 7 2020

1. Câu chuyện quả táo

2. Tự sự

3 Đánh dấu những lời đối thoại, lời nói trực tiếp của người mẹ.

4 Vì sợ 1 trong 2 quả không ngon , nếu lỡ đưa cho mẹ 1 quả không ngon thì em sẽ buồn vì không dành cho mẹ được điều tốt đẹp nhất

5.

-Phận làm con phải biết thương yêu mẹ hết mực , tránh làm cho mẹ buồn, phải luôn dành những thứ tốt đẹp nhất cho mẹ.

-Phải biết suy nghĩ tích cực , tránh suy nghĩ tiêu cực.

-Phải nhìn nhận 1 sự việc theo nhiều khía cạnh khác nhau.

-Không nên nhìn nhận , đánh giá một sự việc , sự vật qua 1 khía cạnh.

Bài làm:

Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con nhưng tác giả lại lấy nhan đề là Mẹ tôi vì:

  • Hình thức của văn bản là bức thư của người bố gửi cho con nhưng nội dung mà bức thư đề cập đến lại là người mẹ. Người mẹ là hình ảnh trung tâm của câu chuyện, mang giá trị biểu cảm cho tác phẩm.
  • Người bố viết thư vì thái độ vô lễ của con đối với mẹ. Vai trò cao cả và lớn lao của người mẹ là điều mà người bố muôn En - ri - cô hiểu được khi cậu trót vô lễ với mẹ. Vì vậy nhan đề “Mẹ tôi” là hoàn toàn chính xác. 
  • Thông qua người bố, En-ri-cô sẽ hiểu được một cách khách quan những gian khổ, hi sinh mà người mẹ đã âm thầm, lặng lẽ dành cho đứa con.
Đọc đoạn văn sau và làm các bài tập bên dưới:"Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo nhưng mẹ vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: "Hằng năm cứ vào cuối thu... Mẹ tôi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và làm các bài tập bên dưới:

"Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo nhưng mẹ vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: "Hằng năm cứ vào cuối thu... Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp." .                                                                                        

(Ngữ văn 7, tập 1 - NXB Giáo dục, 2016)

1. Qua văn bản chứa đoạn trích trên và bằng hiểu biết của em, hảy viết một đoạn văn (khoảng 8 câu) nói về vai trò của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi người.

2*. Em hiểu thế nào về nhan đề của văn bản chứa đoạn trích trên? Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu ý nghĩa nhan đề của văn bản đó.

0
Đọc đoạn văn sau và làm các bài tập bên dưới:"Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo nhưng mẹ vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: "Hằng năm cứ vào cuối thu... Mẹ tôi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và làm các bài tập bên dưới:

"Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo nhưng mẹ vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: "Hằng năm cứ vào cuối thu... Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp." .                                                                                        

(Ngữ văn 7, tập 1 - NXB Giáo dục, 2016)

1. Qua văn bản chứa đoạn trích trên và bằng hiểu biết của em, hảy viết một đoạn văn (khoảng 8 câu) nói về vai trò của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi người.

2*. Em hiểu thế nào về nhan đề của văn bản chứa đoạn trích trên? Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu ý nghĩa nhan đề của văn bản đó.

1

a,Nhà trường có một vai trò quan trọng trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh. Học sinh có thể tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn nhưng kiến thức ở nhà trường vẫn giữ vị trí quan trọng hàng đầu vì đó là kiến thức đã được chuẩn hóa,đạt độ chính xác cao và có định hướng.Vai trò của ngành giáo dục nói chung và nhà trường rất quan trọng trong việc đào tạo ra nhân tài, tạo nên nguồn nguyên khí của quốc gia.Gia đình, xã hội cũng có vai trò không kém phần quan trọng đối với việc hình thành kiến thức và nhân cách của học sinh. Do vậy, để giá trị giáo dục được bền vững cần có sự kết hợp chặt chẽ, toàn diện và hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Hok Tốt !!!!!!!!!!!!!!!!