K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

chị Mạc Thị Bưởi về bài gì?

6 tháng 3 2021

Anh hung liệt sĩ Mạc Thị BưởiTrong dòng chảy lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, hình ảnh người phụnữ Việt Nam luôn là biểu tượng cao đẹp ngời sáng chủ nghĩa Anh hùng cách mạng. Nếutrong thời chiến, hình ảnh ấy là ý chí quật cường quyết tâm đánh giặc giải phóng quêhương, “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, thì trong thời bình, hình ảnh ấy là đức chịu khóhy sinh, cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, chung thủy sắc son với chồng con, chịuthương chịu khó trong xây dựng tổ ấm gia đình, là điểm tựa cuộc đời của những ngườichiến sĩ. Bởi vậy, phụ nữ Việt Nam được Bác Hồ tặng danh hiệu cao quí: “Phụ nữ ViệtNam Anh hùng bất khuất trung hậu đảm đang”, mà đó là sự đúc kết công lao to lớn của baothế hệ phụ nữ, cùng với mọi tầng lớp trong xã hội, chung sức đồng lòng quyết tâm giảiphóng dân tộc, xây dựng xã hội mới-XHCN. Anh hùng liệt sĩ Mạc Thị Bưởi là một trongnhững người con gái đã viết lên những trang lịch sử phụ nữ Việt Nam vẻ vang đó.Mạc Thị Bưởi sinh năm 1927 , dân tộc Kinh, quê ở xã Nam Tân, huyệnNam Sách, tỉnh Hải Dương. Chị sinh ra trong một gia đình bần nông, cuộc sống khó khăn,nghèo khổ. Cuộc sống lại càng vất vả, khó khăn hơn khi người cha của chị Bưởi mất sớm :“Bố Bưởi mất gia đình càng khổ.Hạt ngô non không có mà ăn”Cuộc sống khắc nghiệt như vậy càng khiến ba mẹ con nhà chị Bưởi thêm yêu thương,đùm bọc nhau :“Xin tô nửa mẫu đồng xaCỏ hoa mọc kín đã ba bốn mùaThay trâu mẹ kéo, con bừaSuốt ngày chỉ lấy hạt ngô cầm chừng”Lao động vất vả, cực nhọc như vậy chỉ mong đến ngày được bưng bát cơm dẻo.Nhưng ai ngờ nhà chị Bưởi vừa thu hoạch thóc về, chưa kịp hưởng công lao của mình thì đãbị mụ chủ độc ác dẫn người đến cướp sạch thóc mang về :“Am ầm một lát sạch quangBồ nằm dốc ngược lúa sang tay ngườiUất nghẹn như có ai bóp cổTiếc lúa như máu đỏ trút đi” Ở làng bị áp bức khổ cực quá, thương mẹ, thương em, Bưởi quyết định làm mướn ởnơi xa :“Nhọc nhằn thân Bưởi 13 tuổi đầuĂn cơm củ, ngủ chuồng trâuĐất vàng heo hút một màu lá xanhMảnh bao tải rách che mình”Chị Bưởi phải làm vất vả từ sáng sớm đến tận đêm khuya. Hết mùa những tưởng sẽđược trả nhiều gạo để mang về cho mẹ và em. Nhưng thật đắng cay thay :“Hết mùa chủ trả công choBưởi cầm bơ tấm, tưởng lòng rách bươmỞ nhà em dại chờ cơmỞ đâu cũng khổ, sống đường nào đây ?”Sẵn mối thù sâu với đế quốc và giai cấp địa chủ, phong kiến đã đàn áp bóc lột giađình và làng xóm quê hương, chị Bưởi đã tham gia đội du kích và trở thành một cán bộ cơsở hoạt động ở địa phương. Chị đã luôn luôn nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, chịuđựng gian khổ, kiên trì xây dựng cơ sở và lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống giặc. Đồngchí đã nêu cao tinh thần dũng cảm, táo bạo, đảm bảo giao thông liên lạc thông suốt, bảo vệvà giúp đỡ cán bộ hoạt động tốt, tham gia quấy rối và phá hoại địch có kết quả, hoàn thànhxuất sắc mọi nhiệm vụ.Năm 1946 - 1947, Mạc Thị Bưởi đã tích cực tham gia công tác đoàn phụ nữ cứu quốc ởđịa phương. Với nhiệm vụ vận động phụ nữ tham gia mặt trận Việt Minh đánh đuổi thựcdân Pháp xâm lược. Khi địch về đóng ở xã, đồng chí vào du kích hoạt độngchống địch.Năm 1949, địch kéo về đóng bốt Trung Hà. Chúng càn quét liên tiếp, bọn phản động ở địaphương nổi lên xây tháp canh, rào làng, bắt cán bộ. Cán bộ hoạt động ở địa phương bị bậtsang vùng khác. Một mình đồng chí vẫn kiên trì bám làng hoạt động, tuyên truyền giác ngộnhân dân, xây dựng cơ sở rồi đào hầm bí mật đưa cán bộ về hoạt động. Đồng chí đã tổ chứcđược ba tổ nữ du kích, thường xuyên tích cực hoạt động, xây dựng được 35 cơ sở ở ba thôn, lãnh đạo nhân dân chống nộp thuế và đi phu cho giặc Có lần đưa cán bộ về hoạt động, quachặng đường địch phục kích nhiều, Mạc Thị Bưởi đã táo bạo tìm đường bất ngờ đi sát vàovị trí địch, đưa cán bộ bí mật vượt qua được vòng vây địch. Nhiều lần phải vượt qua sông,nước chảy xiết, bọn địch thường phục kích, đồng chí đã dũng cảm bơi sang trước nắm tìnhhình, đảm bảo cho cán bộ sang sau được an toàn. Suốt thời kỳ giặc chiếm đóng ở địaphương, bốn tháng trời ròng rã, đồng chí đã giữ vững được mối liên lạc, đưa cán bộ đi vềhoạt động, tổ chức diệt được bốt địch đóng ở thôn. Tháng 11 năm 1950, bộ đội ta đánh bốtThanh Dung, đồng chí làm liên lạc. Lúc nổ súng, đồng chí đã bò qua 3 hàng rào dây thépgai, ra vào vị trí địch tới ba bốn lần để truyền lệnh và báo cáo tình hình, hoàn thành nhiệm vụ phục vụ trận đánh tốt.Nhiều lần, đồng chí đã cùng cán bộ huyện đột nhập vào các xã, diệt tề trừ gian, bảo vệ cơsở.Năm 1951, Mạc Thị Bưởi làm nhiệm vụ vận động nhân dân vùng tạm chiếm chuẩn bị gạo,đường, sữa và tổ chức vận chuyển ra vùng tự do phục vụ cho chiến dịch. Đồng chí đã tích cực chuẩn bị và tổ chức vận chuyển các thứ ra chu đáo. Trong chuyến cuối cùng, không may đồng chí bị địch phục kích bắt được. Địch đã theo dõi từ lâu và treo thưởng để tìm bắt Mạc Thị Bưởi, nhưng không dò được ra tung tích đồng chí, vì vậy chúng tra tấn đồng chí cực kỳ dã man, nhưng đồng chí vẫn không khai báo một lời. Cuối cùng chúng treo đồng chí lên bụi tre và chọc tiết giết chết. Tương truyền rằng tại nơi chị Bưởi hi sinh ngày sau hoa râm bụt mọc lên rất nhiều và nở hoa đỏ thắm. Mạc Thị Bưởi là tấm gương sáng ngời về tinh thần năng động, sáng tạo quả cảm và đức hi sinh cao cả.(phim)-Nhân dân địa phương và đồng đội rất thương tiếc đồng chí, đã nêu quyết tâm hăng hái chiến đấu và tích cực công tác để trả thù cho đồng chí.-Ngày 31 tháng 8 năm 1955, Mạc Thị Bưởi được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng Huân chương Quân công hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân- Năm năm sau ngày Mạc Thị Bưởi hy sinh, để tưởng nhớ người liệt sỹ anh hùng, ngày 03-11-1956, Bưu chính Việt Nam phát hành bộ tem “Anh hùng Mạc Thị Bưởi (1927 -

 

28 tháng 2 2022

hs hỏi cô:

Cô ơi, nếu ta phạt 1 người về việc mà người đó ko làm thì liệu có đúng ko ạ?

Cô giáo:

đương nhiên là ko rồi em.

Hs thở phào:

May quá cô ơi, em chưa làm bài tập ạ!!!batngo

22 tháng 9 2018

Ở vườn nhà ngoại trồng rất nhiều loại cây khác nhau. Cây xoài lúc lỉu quả chín. Cây hoa hồng toả hương thơm ngát. Cây nhãn nặng những chum quả chín… Nhưng em thích nhất là cây bưởi.

Cây bưởi được ông trồng hơn 20 năm. Cây cao gần 2m. Thân cây không to lắm chỉ bằng bắp chân người lớn. Thân cây màu rêu xám, không sần sùi và nhiều u bướu như cây bàng. Rễ cây to, bám chắc vào đất, hút dinh dưỡng từ đất nuôi cây. Từ thân cây chia ra thành ba cành lớn chắc chắn như những cánh tay của lực sĩ cử tạ. Ba cành lớn ấy lại phân ra thành nhiều cành nhỏ khác nhau. Lá cây to bằng bàn tay người lớn, hơi dài, thắt lại ở giữa như cái nậm rượu. Hoa bưởi nhỏ, màu trắng ngọc, mọc thành từng chum. Mùa xuân hoa nở thơm ngát cả khu vườn. Khi hoa bưởi rụng đi, những quả bưởi sẽ thay thế. Quả bưởi tròn, da trơn nhẵn được nâng đỡ cẩn thận. Những quả bưởi ấy như những đứa con đầu tròn trọc lốc được cây mẹ chắt chiu dinh dưỡng nuôi nấng. Mùa thu là mùa bưởi chín. Khi ấy những quả bưởi chín vàng, ăn những múi bưởi sẽ thấy vị ngọt dịu mát đọng lại.

Cây bưởi có rất nhiều ích lợi khác nhau. Hoa bưởi thơm ngát thường được dung để ướp chè. Ông ngoại em hay ướp chè với hoa bưởi ủ trong lá sen. Nước chè được ướp bằng hoa bưởi uống vừa thơm vừa ngọt. Vào những ngày Rằm Tháng Tám, quả bưởi được mang đi thắp hương cúng lễ tạ ơn trời đất, tổ tiên. Hay những dịp Tết thì quả bưởi không thể thiếu trong mâm ngũ quả của người miền Bắc. Các bà các mẹ lấy vỏ bưởi phơi khô để gội đầu. Tóc sau khi được gội bằng vỏ bưởi vừa óng mượt, chắc khoẻ lại vừa thơm thoang thoảng mùi bưởi.

Bưởi có nhiều loại giống cây khác nhau. Có bưởi đào, bưởi ổi, bưởi năm roi, bưởi Diễn,… Mỗi loại có một cách trồng và chăm sóc khác nhau. Nhưng người trồng muốn có được mùa quả bội thu đều phải khéo léo, cẩn thận và chăm sóc cây bằng tất cả tình yêu dành cho nó.

Mỗi mùa hoa nở em lại có dịp cùng ông ngoại đi hái hoa về ướp chè, được cảm nhận mùi hương thơm ngát của hoa bưởi. Em rất thích cảm giác ấy và thấy yêu cây bưởi vô cùng.

15 tháng 6 2018

Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy.

Từ nhỏ tôi chỉ biết đến mẹ, tuổi thơ tôi là những ngày tháng sống trong căn nhà lạnh lẽo chỉ có hai người. Mẹ luôn đi sớm về muộn, nhiều khi mẹ còn chẳng về nhà nữa. Căn nhà mái ngói nhỏ luôn dột mỗi khi trời mưa, bóng điện ngoài hiên đã hỏng từ lâu mà chẳng có ai sửa chữa. Có lẽ mọi người thấy nó giống căn nhà của một gia đình vượt khó, nhưng thực sự nhà tôi không nghèo, ngôi nhà ấy chỉ là từ lâu thiếu đi sự quan tâm của người lớn, thiếu hơi ấm của một người đàn ông mà thôi.

Trong mắt mẹ dường như là không tồn tại. Bà chưa từng nhìn thẳng vào tôi, chưa từng âu yếm hay nói với tôi những lời dỗ dành ngon ngọt. Trong kí ức năm tháng tuổi thơ tôi luôn nhớ về mẹ với những câu đay nghiến, trì chiết và chửi rủa. Đôi khi tôi cảm thấy hận bà vô cùng. Bà ghét tôi đến vậy tại sao lại sinh ra tôi trên cõi đời này. Tôi hận bà cho tôi sự sống để rồi ruồng bỏ tôi như một nghiệp chướng. Tôi rất ghét, rất hận nhưng chưa từng nghĩ tới việc rời bỏ mẹ vì suy cho cùng bà vẫn là một người phụ nữ tội nghiệp. Nhiều khi đêm về tôi vẫn nghe thấy bà khóc rồi tự chửi mình mà thấy xót xa.

Bà chưa từng kể cho tôi về bố, cuộc sống của tôi không biết đến một người thân nào khác ngoài mẹ. Ngày trước khi học cấp 1 tôi vẫn luôn bị bạn bè cười trêu là đứa con hoang, mỗi lần như vậy tôi chỉ biết khóc mà chạy về nhà. Tôi đã từng hỏi mẹ về bố nhưng lần nào bà ấy cũng chỉ khóc mà gào lên “mày làm gì có bố”. Từng câu, từng chữ của bà đã luôn đi theo tôi suốt chặng đường tuổi thơ dài, nó cứ bám theo tôi đến cả giấc mơ, một sự thật mà tôi không bao giờ chấp nhận nổi.
Tôi hay xem phim trên tivi, có nhiều bộ phim về những đứa trẻ như tôi nhưng mẹ chúng hay nói rằng bố chúng chết rồi và… tôi cũng từng ước mẹ sẽ nói vậy chứ không phải câu “không có bố” kia. Tôi căm ghét cụm từ “con hoang” của lũ bạn, cũng ghét lời mắng chửi của mẹ, ghét ánh mắt diễu cợt , coi thường của bọn trẻ trong xóm. Ghét nhưng tôi vẫn cứ sống và lớn lên như vậy.

Lớn hơn một chút, tôi chẳng còn quan tâm về bố, cũng chẳng quan tâm tới mẹ nữa. Bà vẫn chỉ xuất hiện vào ban đêm và đóng tiền học cho tôi đúng kì, vậy là đủ. Tuy rằng căn nhà này có hai người sống nhưng về căn bản luôn chỉ có mình tôi. Nhiều khi tôi cũng từng rất nhớ một ông bố tưởng tượng, và cũng từng vẽ ra những hình ảnh về bố, rồi còn cả viết thư cho ông ấy nữa. Những bức thư đã đầy trong một hộp sắt đựng bánh nhưng bố thì chưa một lần xuất hiện.

Mỗi ngày, ngoài việc học thật giỏi tôi chẳng còn thú vui nào khác nên việc đỗ vào một trường chuyên không có gì là khó. Ngày đầu tiên bắt đầu đi học tôi đã rất yêu thích môi trường ấy. Ở đó không ai hỏi bố tôi là ai cả, cũng không ai hỏi tôi sống ở đâu hết, mỗi người nơi ấy chỉ nhìn tôi với ánh mắt ngưỡng mộ khi tôi học giỏi, và mọi người luôn cười với tôi khi tôi được thầy cô khen ngợi. Vào cấp ba, tôi thực sự quên hết bao chuyện không vui trước kia và chỉ sống như một cô học trò ngoan, một người bạn thân thiện. Không còn nghĩ về bố, không còn nghĩ về mẹ, không còn nghĩ mình đã sinh ra như thế nào.

Tôi từng ước thời gian cứ êm đềm trong sự lãng quên như vậy, nhưng có lẽ cuộc đời không bao giờ diễn ra như người ta muốn. Lần sinh nhật thứ 18 cũng là lần đầu tiên mẹ về sớm mua bánh, mua kẹo, mua những món ăn ngon. Khi ấy mẹ đã cười với tôi, lần đầu trong đời bà cười và nhìn tôi như vậy, thậm chí bà còn mua cho tôi một chiếc váy làm quà sinh nhật và cứ khen mãi tôi mặc đẹp.

Tất cả như thể trong mơ, giấc mơ mỗi đêm tôi đã từng thấy. Khi thức ăn bày xong xuôi trên bàn, mẹ cứ bắt tôi phải mặc bộ váy mới, và bà nói có mời thêm một vị khách. Ở nơi đây 18 năm rồi, tôi chưa từng biết đến một vị khách và điều này càng khiến tôi tò mò. Tôi hỏi nhưng mẹ chỉ cười.Tôi lạ lẫm, tôi khó hiểu chỉ biết nhìn mẹ rồi nhìn người đàn ông ấy. Cùng lúc ấy, mẹ nói với tôi “ Con chào bằng ba đi”.

Một tiếng “ba”, mẹ nói ra thật dễ dàng nhưng nó lại khiến tai tôi ù đi, mọi thứ ong ong trong đầu, không còn suy nghĩ nổi những gì mẹ vừa nói. 18 năm, khoảng thời gian dài đến vậy mà lần đầu tiên mẹ nói với tôi về ba, người đàn ông lịch thiệp kia tiến lại gần vuốt lên mái tóc dài của tôi rồi nói với mẹ “con gái chúng ta lớn quá rồi”.

Thật nực cười, tôi thấy nực cười và giả dối vô cùng trước sự xuất hiện ấy, trước những lời nói ấy. Sau đó, tới vài tháng sau, tôi vẫn chưa từng gọi ông ấy là “ba”. Chúng tôi đã rời khỏi căn nhà nhỏ cũ kỹ và đến một nơi sang trọng hơn rất nhiều. Mẹ cũng chẳng còn đi sớm về muộn mà luôn ở nhà nấu cơm, làm việc nội trợ như bao người phụ nữ khác. Lúc này đây tôi vẫn chưa thể hiểu nổi điều gì đang diễn ra. Mọi thứ thật sự quá nhanh, 18 năm sống cùng bóng tối của chiếc đèn hiên đã hỏng, tôi chưa từng nghĩ những ngày tháng này dù chỉ trong mơ.

Giây phút này đây, ngồi viết ra những dòng tâm sự tôi vẫn hoang mang, lạ lẫm với cuộc sống trước mắt. Tôi không biết mình có nên gọi người đàn ông kia là “bố” không nữa. Tôi hận người đàn ông đã sinh ra tôi và bỏ mặc. Con đường tiếp theo, tôi sẽ phải làm gì đây? Người mà tôi phải gọi là ba đã xuất hiện sau bao đêm dài tăm tối, nhưng trong tôi vẫn chẳng có chút cảm xúc nào với ông ấy. Tôi có nên rời bỏ gia đình này không? Thực sự tôi không có cảm giác đây là một gia đình, các bạn ạ…

15 tháng 6 2018

Ví dụ như " Bông hoa cúc trắng "

                 Cụ thể thì dài lắm !!! (-:

13 tháng 7 2021

Ở trường em có 1 bác bảo vệ,bác năm nay 76 tuổi,bác tên Sơn.Mọi người trong trường em rất quý bác.Bác nhà rất nghèo lại có con bị liệt nên bác phải là người trụ cột trong gia đình.Bác tuy nghèo nhưng nhân hậu và tốt bụng,nhiều lúc có nhiều người ở trường em cần 1 người giúp,bác ko ngần ngại đến gúp họ, em rất cảm kích những gì bác đã làm.Và em mong mọi điều may mắn sẽ đến với Bác
 

13 tháng 5 2020

Đối với mỗi học sinh Việt Nam khi đến trường, 5 điều Bác Hồ dạy chính là những thứ mà các em được tiếp xúc rất sớm và là hành trang trên con đường học tập của các em. Sau đây, em xin kể về câu chuyện của em và thật hạnh phúc khi em đã làm theo 1 trong 5 điều Bác Hồ dạy "Giữ gìn vệ sinh thật tốt".

Ngày hôm đó là ngày trực nhật của em và bạn cùng bàn. Tuy nhiên, vì bạn cùng bàn của em bị ốm nghỉ học nên em hoàn toàn phải làm công việc đó một mình. Sau giờ học, sau khi các bạn trong lớp ra về hết, em cảm thấy thực sự rất muốn về nhà. Trong đầu em lúc đó nghĩ là "Về nhà giờ này là được xem ti vi, ăn bánh ngọt. Bây giờ mà ở lại dọn dẹp thì thực sự mệt muốn chết. Với cả cũng đâu có ai giám sát mình đâu, về cũng chả ai biết". Em đã nghĩ như thế và ý định trốn trực nhật đã lóe lên trong đầu em. Tuy nhiên, em đột nhiên nhìn thấy tấm bảng 5 điều Bác Hồ dạy ở trên tường. Trên đó có dòng chữ "Giữ gìn vệ sinh thật tốt" và "Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm". Em bỗng cảm thấy quá xấu hổ về chính mình, rằng tại sao mình lại ý thức kém, thiếu tự giác và không thật thà như thế. Dọn dẹp chính là để góp phần mình vào việc giữ gìn trường lớp xanh sạch đẹp. Nếu như việc nhỏ như này mà em còn không làm thì sao có thể làm được việc lớn đây? Chính vì vậy, em đã ở lại và hoàn thành xong công việc trực nhật của mình. Về đến nhà, em cảm thấy thật vui vì đã góp 1 phần sức lực nhỏ bé của mình vào việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp, cùng các bạn xây dựng nên 1 môi trường học tập trong lành.

Tóm lại, việc làm theo 5 điều Bác Hồ dạy chính là điều cần thiết ở mỗi học sinh. Làm theo 5 điều Bác Hồ dạy không chỉ để trở thành những người tốt hơn mà còn trở thành những công dân có ích trong cộng đồng, đất nước.

14 tháng 5 2020

cho anh đúng nha

Hồi đại học mình có thói quen thức khuya (đứa nào chả thế). Bữa đó chuẩn bị thi nên mình thức khuya học bài, ko bật điện mà dùng đèn bàn thui. Tầm hơn 12h đêm thì mình mệt quá, để nguyên đèn sáng và lăn ra ngủ. Vừa chợp mắt chưa dc bao lâu , tự nhiên mình nghe thấy tiếng kèn đám ma rất ai oán, lúc ấy trong đầu mình nghĩ ” Quái, mình nhớ là con đường P.V.N này( con đường mà mình ở trọ, có 1 đoạn ngắn thui) làm gì có cái đám ma nào, sao lại có tiếng kèn đám ma”. Rùi ngay lập tức mình lại có 1 suy nghĩ kỳ quái trong đầu ” Chết rùi, mình phải tỉnh dậy ngay ko thì ma nó bắt mình đi mất” ( chả hiểu vì sao lại nghĩ thế). Vậy là mình lập tức mở mắt ra ( nhớ là thế nhưng lúc ấy chả biết là có mở mắt ko, nhưng mình có thấy một cái bóng mờ mờ in hình lên tường, vì vẫn để đèn bàn mà), và cố hết sức để la lên và cử động chân tay nhưng ko dc. Mình bắt đầu toát mồ hôi hột và khó thở rùi. truyen ma co that

Cũng ngay lúc ấy, mình bỗng nghe có tiếng nói trong đầu “Đừng bỏ anh mà đi nhé”. Mình chỉ nằm im dc thui. Rùi nó lại lặp lại lần thứ hai “Đừng bỏ anh mà đi nhé”. Mình vẫn cứng đờ và mồ hôi đầm đìa, lúc ấy quạt vẫn chạy ầm ầm nhé. Đến lần thứ ba nó lặp lại” Đừng bỏ ông mà đi nhé”.Lúc này thì mình gật gật nhẹ đầu dc 3 cái. Ngay sau đó thì mình như tỉnh hắn, cảm giác thở lại dc bình thường, mắt mở trừng trừng, tay chân bắt đầu cử động dc. Nhìn lại thấy mình nằm ngửa chứ ko nằm ngiêng, tay ko để lên ngực nhá, đèn vẫn sáng, quạt vẫn bật. Mình thì mồ hôi ướt nhẹp, người lại lạnh toát. Mình cứ nằm im như thế , ko cử động, ko làm gì. Phải đến cả tiếng sau mình mới dám ngọ nguậy, rùi dậy và sang gõ cửa đứa bạn phòng bên, nói sơ sơ rùi ôm chăn gối qua ngủ vs nó. Sáng hum sau vội vàng gọi điện về cho mẹ nói mẹ đi xem rùi xin cho cái là bùa, để tết về mình lấy, giờ vẫn còn để trong ví nè.

Chuyện này mình gặp hồi năm 4, giờ đã 3 năm rùi mà mình vẫn nhớ như in.

Chuyện 2: Chuyện của đứa bạn phòng bên

Chính là đứa mà mình ôm chăn vs gối qua ngủ cùng đấy ạ. Sáng hum sau dậy, mình mới kể lại chi tiết cho nó, vẫn nổi cả da gà lên. Nghe xong nó bảo”nghe M nói thì giờ Y mới dám nói, Y cũng gặp rùi”. Thế là nó kể chuyện của nó. Thỉnh thoảng nó ngủ, nó hay mơ thấy có 1 người thanh niên cứ đêm đêm là hay vào phòng nó chơi, nói chuyện, rùi đi từ phòng nó đi qua mấy cái cầu thang lên tầng trên nữa ( phòng nó làm gì có cầu thang, sau phòng nó là khoảng ko thui). Mấy lần mơ thấy vậy, nó liền hỏi bác chủ nhà thì bác nói là ” phòng con ngày xưa bác có làm cầu thang lên tầng trên nhưng bỏ rùi”. Sốc tập 1.

Rùi có 1 lần nói chuyện vui vui , người thanh niên đó bảo” a rất thích em, nên a đã bảo chủ nhà để cho e ở đây thoải mái, em cứ yên tâm ở đây”. Ngủ dậy nó cũng ko để tâm cho lắm, nhưng mấy ngày sau, thấy bác chủ nhà báo tăng tiền phòng của mấy đứa tầng trên mà ko thấy đả động gì đến nó, thì nó mới chợt nhớ tới lời người thanh niên đó, giật mình nghĩ lại thì từ hồi ở đây nó chưa bao giờ bị tăng tiền phòng cả mặc cho các phòng khác bị tăng ( các phòng khác ko biết nhá). Sốc tập 2.

Nó kể tiếp, đợt ấy, nó bị mổ ruột thừa, ở viện mấy ngày rùi về nhà. Vì chưa dc bao lâu nên nó vẫn còn mệt. Về nhà dc 2,3 hôm gì ấy, buổi tối hum ấy, tầm 11h nó tắt đèn đi ngủ mà nằm mãi ko ngủ dc, cứ quay qua quay lại. Rùi khi nó đang nằm quay mặt ra phía cửa phòng, tự nhiên nó thấy cửa phòng nó từ từ mở ra, và nó thấy 1 cái bóng đen mờ mờ đi vào trong phòng (đèn tắt rùi nhá) , thế mà ko hiểu vì sao lúc ấy trong đầu nó lại vang lên ý nghĩ ” mình phải bật đèn lên để mời khách vào phòng chứ”. Rùi như phản xạ nó đưa tay lên bật cái công tắc đèn ngay đầu giường. Đèn vừa sáng, nó như chợt tỉnh ấy, nhìn lại thì thấy cửa phòng vẫn khóa ( bấm chốt rùi), mà nửa đêm rùi làm gì còn ai đến chơi nữa. Lúc ấy nó mới toát mồ hôi, hiixxxx. Nhưng lúc sau thì nó nghĩ do người vẫn còn mệt nên gặp lung tung chứ ko có gì.

truyen ma tuyen chon

Sau khi nghe mình kể chuyện, nghĩ lại nó cũng nổi da gà, mình thì khiếp rùi. Mấy hum liền, hum thì mình sang phòng nó ngủ, hum thì nó sang phòng mình ngủ. Bà Ba ( bà giúp việc ở cùng tầng vs tụi mình, tụi mình rất hay nói chuyện vs bà, thỉnh thoảng rảnh cũng phụ bà nữa), thấy 2 đứa thế mới hỏi, tụi mình mới kể lại cho bà nghe. Nghe xong bà bảo” tao cũng gặp rùi, tao ko sợ nhưng tao ko kể ra, sợ mấy đứa bỏ đi, bà chủ bà la. Chứ trc tao đi thanh niên xung phong, tao có sợ gì”. Heeeee, 2 đứa mình nghe vậy mới nằn nì bà kể cho nghe.

Chuyện 3: Chuyện của bà Ba giúp việc

tieu thuyet kinh di

(Phòng bà Ba ngay kế phòng mình. Khi mình tới ở thì đã thấy phòng bà ko có cửa mà chỉ có tấm rèm che lại buổi tối khi bà ngủ thui).Bà kể ” ban đêm thỉnh thoảng ngủ tao vẫn thấy có ng đi qua đi lại chỗ hành lang này đấy chứ. Có một đêm, hum ấy tao nằm ngủ nhưng mãi ko ngủ dc, mà cái rèm cửa tao cũng ko buông xuống. Đang nằm trằn trọc, tự nhiên tao thấy 1 ng đàn ô cứ đứng ngoài cửa nhìn chòng chọc vào phòng tao. Lúc ấy tao cũng ko sợ, thấy thế liền ngồi dậy tựa lưng vào tường. Rồi bỗng nghe tiếng ng đàn ông đó nói ” cái nhà này, ngày rằm mùng một chả bao giờ chịu thắp hương gì cả”. Nghe vậy, tao mới bảo ” tôi chỉ là ng giúp việc ở đây thôi, tôi ko biết gì cả. Thôi ô đi cho tôi ngủ, mai dậy tôi sẽ nói bà chủ thắp hương cho ô”. Tao nói xong thì thấy cái bóng đó quay lưng đi rùi từ từ biến mất. Rùi sau đó tao cũng ngủ lun. Sáng dậy tao mới nói bà chủ, từ đó trở đi bà mới chịu khó thắp hương ngày rằm mùng một chứ trc bà chỉ làm mấy ngày giỗ hay lễ tết thui.

Hixxx, nghe xong thì lúc ấy tụi mình hãi thực sự rùi, mới bàn nhau gặp bà chủ nhà để hỏi rõ. Sau khi nghe tụi mình kể hết chuyện, bà chủ nhà mới nói ” tụi con đã gặp vậy thôi bác kể cho nghe. Đúng ra thì bác có x+1 người con, chứ ko fai là x người con như bây giờ. Thực ra bác cũng ko biết, nhưng 1 lần đi xem bói, ông thầy bói vừa nhìn thấy bác đã bảo ” bà có 1 ng con chết trẻ đúng ko”. Bác cứ nói là ko vì thực sự là ko có, nhưng ông thầy bói coi kỹ rùi nói ” bà trc có thai, nhưng vì bà ko biết nên đã để bị sảy. Cái thai đó là con trai, giờ ở dưới âm đang làm chức quan to lắm, nhưng vẫn muốn về nhà nên bà fai cúng cho nó”. Bác nghe vậy thì cũng về nhà làm 1 cái bát hương, ko biết mặt mũi ra sao nên để tấm hình ông quan nên thui. Chắc ng tụi con gặp là con trai bác đó. Nói rùi bác chỉ cho tụi mình thấy. Tụi mình bảo bác ” thui, từ giờ đến lúc tụi con ra trường, ngày rằm mùng một bác cứ cho tụi con lên thắp nén nhang cho an tâm bác ah”. Từ ngày đó thì tụ mình dc yên ổn

ô thế bn qua đại hok òi à

23 tháng 11 2018

cảm ơn bạn nhiều!

23 tháng 11 2018

nhưng mình nghi có phải bn chép mạng

26 tháng 12 2021

Mùa hè năm ngoái, dì Minh Hương đón em lên thị xã chơi một tuần. Suốt thời gian đó, em được dì và bé Phương - con gái dì - dẫn đi chơi khắp nơi trong thị xã. Nơi đây khác quê em nhiều quá! Chỗ nào, chỗ nấy đều được vây kín bởi những tòa nhà cao vút. Những con phố ngang dọc cắt nhau với nhiều tên gọi như: Phố Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn An Ninh,... Đi dọc phố là những cửa hàng, cửa hiệu, bày bán đủ các loại mặt hàng. Thị xã trở nên lộng lẫy và đẹp nhất là vào buổi tối. Đường phố, cây xanh và những ngôi nhà được trang hoàng bởi hàng nghìn, hàng triệu ngọn đèn lung linh, huyền ảo. Cả thành phố và nông thôn đều mang vẻ đẹp riêng và để lại cho em nhiều dấu ấn tốt đẹp.

7 tháng 10 2017

                                                      Bài làm :

Bấy giờ ở huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay) có hai chị em là Trưng Trắc và Trưng Nhị tài giỏi hơn người. Cha mất sớm được 

mẹ giáo dục nuôi dưỡng, cả hai chị em đều tinh thông võ nghệ, lại có lòng yêu nước nên nuôi chí giành lại non sông đất Việt. Chồng Trưng Trắc là Thi Sách cùng một chí hướng với vợ. Tướng giặc là Tô Định biết được ý định của hai vợ chồng nên đã lập mưu giết Thi Sách.

Được tin chồng bị giặc giết, Trưng Trắc và Trưng Nhị kéo đại quân về bao vây thành Luy Lâu để hỏi tội kẻ thù. Trước lúc lên đường, có người xin nữ tướng cho mặc đồ tang. Trưng Trắc nói:

- Không! Ta phải mặc giáp phục ra trận để khích lệ dân chúng, còn kẻ thù thấy ta oai phong lẫm liệt mà bạt vía kinh hồn.

Hai Bà ngồi trên bành voi dẫn đầu đoàn quân hùng dũng lên đường. Khí thế đoàn quân mạnh hơn thác lũ. Thành trì của lũ giặc lần lượt bị san bằng. Tô Định khiếp vía, kinh hoàng, ôm đầu chạy một mạch về nước không dám quay đầu lại. Non sông sạch bóng quân xâm lược. Hai bà trở thành các vị nữ tướng anh hùng đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

7 tháng 10 2017

Đất Mê Linh là đất bản bộ của các vua Hùng, kéo dài trên hai bờ sông Hồng từ phía trên của đỉnh tam giác châu Việt Trì (Phú Thọ) cho đến gần Hà Nội và trải rộng từ vùng núi Ba Vì (Hà Tây) sang vùng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc), tương đương với phần lớn các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hà Tây hiện nay.

Sách Đại việt sử ký toàn thư chép: Trưng Trắc “nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng huyện Chu Diên (vùng lưu vực sông Đáy và mở sang cả sông Hồng bao gồm khu vực Hà tây, Hà Nội, Hà Nam hiện nay).

Hai Bà Trưng, Trưng Trắc và Trưng Nhị, hai chị em sinh đôi là con gái Lạc tướng Mê Linh, đất bản bộ cũ của vua Hùng. Chồng Bà Trưng Trắc là Thi Sách, con trai lạc tướng Chu Diên. Lãnh thổ Mê Linh và Chu Diên liền cõi, hai gia đình lạc tướng là thông gia, khiến thanh thế của họ càng thêm mạnh, uy danh càng thêm lớn.

HaiBaTrung

Những năm đầu công nguyên, Cổ Loa với vị thế là một kinh đô cổ của đất nước đã sớm trở thành một trung tâm của các cuộc nổi dậy, đấu tranh giành độc lập của nhân dân, trong đố tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.

Chính sách cai trị hà khắc, tàn bạo của nhà Đông Hán càng thôi thúc vợ chồng Trưng Trắc-Thi Sách hiệp mưu tính kế nổi dậy chống nhà Hán. Theo truyền thuyết và sử cũ, Thái Thú Tô Định đã giết chết Thi Sách trước khi cuộc khởi nghĩa nổ ra. Hành vi bạo ngược của Tô Định càng làm cho Bà Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị thêm quyết tâm tiến hành cuộc khởi nghĩa đánh đổ chính quyền đô hộ, rửa nợ nước, trả thù nhà, dựng lại cơ nghiệp xưa cho các Vua Hùng

Cửa sông Hát (Hát Môn, huyện Phúc Thọ, tỉnh  Hà Tây) là nơi khởi phát công cuộc tụ nghĩa và khởi nghĩa. Thời điểm nổ ra cuộc khởi nghĩa là niên hiệu Kiến Vũ thứ 16 tức năm 40 SCN.

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng lập tức được sự hưởng ứng của các lạc tướng và nhân dân quận Giao Chỉ rồi toàn miền  Nam Việt và Âu Lạc cũ. Xuất phát từ Hát Môn, Hai Bà đánh phá đô uý trị của giặc ở Hạ Lôi (Mê Linh) sau đó kéo quân từ Mê Linh xuống Tây Vu đánh chiếm Cổ Loa, từ  Cổ Loa, quân của Hai Bà vượt sông Hoàng, sông Đuống đánh chiếm Luy Lâu (nay ở Lũng Khê, Thuận Thành, Bắc Ninh) là châu trị và quận trị của bọn đô hộ nhà Hán

Hoảng sợ trước khí thế ngút trời của nhân dân Âu Lạc, bọn địch không dám chống cự bỏ chạy tháo thân về nước. Thái thú Tô Định cũng lẻn trốn về nước. Chỉ trong vòng hai tháng, nghĩa quân Hai Bà Trưng giải phóng toàn bộ đất nước (65 quận, huyện, thành), giành chủ quyền về tay dân tộc.

Mùa hè năm Canh tý (40) Bà Trưng Trắc được tướng sĩ tôn lên làm vua, hiệu là Trưng Nữ Vương, đóng đô ở quê nhà là lỵ sở huyện Mê Linh cũ. Bà Trưng Nhị được phong là Bình khôi Công chúa. Các tướng sĩ khác đều được phong thưởng chức tước, tiền bạc, ruộng đất. Dân cả nước được xá thuế hai năm liền.

Mùa hè năm 42 (niên hiệu Kiến Vũ thứ 17), nhà Đông Hán phong Mã Viện làm phục Ba tướng quân, thống lĩnh quân sĩ sang đánh nước ta. Mùa hè năm 43 (niên hiệu Kiến Vũ thứ 18), quân Mã Viện tiến qua Long Biên, Tây Vu đến Lãng Bạc ở phía đông Cổ Loa. Hai Bà Trưng đã tiến quân từ Mê Linh qua Cổ Loa xuống Lãng Bạc đánh quân xâm ược. Mã Viện là viên tướng có dày dặn kinh nghiệm trận mạc, có số quân đông, thiện chiến, có các lực lượng thủy bộ phối hợp, lại rất thành thạo lối đánh tập trung theo kiểu trận địa chiến. Nhưng vì tương quan lực lượng quá chênh lệch và sau một thời gian hồi sức trở lại, Mã Viện đã dần dần giành thế chủ động. Trong khi đó Hai Bà Trưng lực lượng vừa tập hợp, còn quá non trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, không có khả năng cầm cự lâu dài với quân xâm lược Đông Hán ở Lãng Bạc. Quân của Trưng Vương càng ngày càng bộc lộ rõ thế yếu, bị thiệt hại nặng. Có đến hàng nghìn người bị bắt và hy sinh trêm chiến lũy. Nếu cứ tiếp tục duy trì lực lượng ở Lãng Bạc thì quân đội Trưng Vương sẽ không thể giữ nổi căn cứ này và có thể sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn.

Thấy không thể kéo dài thời gian cầm cự với Mã Viện được nữa. Trưng Trắc quyết định rút quân khỏi Lãng Bạc, lui về giữ thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Thành Cổ Loa kiên cố, thủy bộ liên hoàn đã được Trưng Vương sử dụng, khai thác tất cả lợi thế của nó để hy vọng chặn đứng và tiêu diệt đoàn quân xâm lược đã giành được thế chủ động và đang ào ạt tiến về hướng kinh thành Mê Ling. Lúc này chiến trường trải rộng khắp vùng Từ Sơn, Tiên Du, Đông Anh và nhất là khu vực xung quanh Cổ Loa. Nhiều tướng lĩnh của Trưng Vương đã chiến đấu và hy sinh trong những ngày tháng này như Đồng Bảng ở Gia Lộc (Đại Hùng, Đông Anh) Thủy Hải, Đăng Giang ở Đại Vĩ (Hà Vĩ, Liên Hà, Đông Anh)…

Tòa thành Cổ Loa kiên cố cũng không giúp Trưng Trắc bảo toàn được lực lượng trước sức tấn công ào ạt của Mã Viện, bà phải đem quân về kinh thành Mê Linh ở Hạ Lôi (Mê Linh, Vĩnh Phúc). Nhưng quân Đông Hán rất mạnh, nên Hai Bà Trưng phải lui quân về giữ các thành ở Hạ Lôi, Cự Triền. Mã Viện đem quân thuỷ, bộ đuổi theo. Cuộc cầm cự diễn ra ác liệt cuối cùng Hai Bà bị thương nặng và gieo mình xuống dòng sông Hát tự trẫm chứ không chịu sa vào tay giặc. Các tướng của Hai Bà phần nhiều bị thương phải chạy về bản doanh của mình, có người đã hy sinh.

Cuộc khởi nghĩa bị thất bại. Sau ba năm, đất nước và nhân dân ta lại bị phong kiến phương Bắc đô hộ. Nhưng khởi nghĩa Hai Bà Trưng mở đầu cho truyền thống đấu tranh chống các thế lực phương Bắc đô hộ nước ta. Là tấm gương để các bậc anh hùng hào kiệt dân tộc kế tiếp nhau đứng lên đánh đuổi ngoại xâm giành độc lập chủ quyền dân tộc.

27 tháng 12 2018

hị xã, ngày 20 tháng 11 năm 2005

Nga thân mến!

Mình đã biết được quê Nga rồi đấy! Còn Nga, Nga nói là chưa hề lên thị xã lần nào phải không? Hè này, Nga ráng lên mình chơi nhé. Mình sẽ dẫn Nga đi chơi công viên, vào cung thiếu nhi, đi nhà lồng thị xã, rồi sau đó chúng mình sẽ vào viện bảo tàng của tỉnh xem những hiện vật lịch sử trưng bày ở trong đó, thích lắm Nga ạ! Còn Nga muốn đọc sách tin mình sẽ dẫn Nga đến thư viện. Mình sẽ mượn cho Nga nhiều truyện tranh, từ truyện “Đô-rê-mon” đến “Thám tử lừng danh Cô-nan” hay “Pô-kê-môn” hoặc “Sa-lô-môn” v.v… Truyện gì cùng có. Mình biết Nga là một cô bé thích đọc truyện, thế nào mình cùng cố gắng giúp Nga thỏa mãn được cái sở thích ấy. Vậy Nga nhé! Tranh thủ lên chỗ mình chơi để biết thị xã. Mình sẽ đãi Nga một chầu kem que, kem cốc và vé đi xem phim nữa đó. Hẹn gặp lại Nga nhé!

Bạn gái 

(Kí tên)

Song Hương

27 tháng 12 2018

thị xã nhé