K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 11 2021

nhìu đề thế cô giao trên lớp còn chx xong thì nghĩ hộ bạn còn đâu thời gian lm bài ở lớp (zới lại cô giao cho bạn bạn phải tự lm chớ)

11 tháng 10 2018

chắc nói lên đạo đức hay giáo dục con người gì gì đó...

có j lên mạng mà tra nha bn

k mk nhé

@nguoikomuonquen@

Hôm ấy, tại trường quay Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, mặc dầu thời tiết khá nóng bức, nhưng hàng trăm người nghe vẫn ngồi im phăng phắc chú ý, theo dõi, lắng nghe từng lời truyền đạt của giảng viên, và cùng thời điểm ấy có 13 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy, 605 tổ chức cơ sở đảng với 62.301 đảng viên (chiếm gần 98% tổng số đảng viên trong toàn tỉnh) cũng được quán triệt chuyên đề (thông qua truyền hình trực tiếp).

Sức hấp dẫn, lôi cuốn của bài giảng, không chỉ thu hút số đảng viên tham gia ngồi nghe ở 1.633 điểm tổ chức học tập mà ở nhiều địa phương, cơ sở, đơn vị còn hàng trăm điểm tổ chức tự phát do cán bộ và nhân dân tự tụ tập, bật ti vi ngồi nghe say đắm, thậm chí nhiều người đã cảm động, không cầm được nước mắt khi nghe giảng viên kể chuyện về đời tư trong sáng của Bác Hồ...

Vậy tại sao bài giảng về lý luận chính trị mà có sức thu hút và lay động lòng người đến thế?

Theo tôi, thành công trước hết ngoài nhờ giảng viên có kiến thức uyên thâm về chủ đề truyền giảng và giọng điệu mạch lạc, truyền cảm thì điều đặc biệt là nhờ sự tôn trọng người nghe, hiểu thấu tâm can người nghe của giảng viên. Giảng viên đã không truyền đạt theo lối khuôn mẫu xơ cứng, tham chương, mục, giáo điều, máy móc mà đã tìm được cách thức riêng của mình. Thông qua những câu chuyện, mẫu chuyện có thật về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, có những chuyện nhiều người đã biết nhưng cũng có những chuyện chưa ai biết hoặc có biết nhưng lâu nay hiểu còn lơ mơ, chưa rõ ràng... thì lần này giảng viên, bằng lối dẫn giải truyền cảm, đầy sức thuyết phục đã cuốn hút sự tập trung chăm chú lắng nghe của mọi người.

Có những vấn đề tưởng như kinh điển, hàn lâm cao xa nhưng đã trở nên gần gũi, dễ nghe dễ hiểu, bài giảng chính trị nhưng rất cảm động đến nổi nhiều người không cầm được nước mắt. Và để đạt được mục đích lớn là đưa được lượng thông tin cần thiết đến người nghe nhiều nhất, có hiệu quả nhất thì giảng viên đã đi từ những cái tưởng chừng đơn giản nhất, gần gũi, thân quen nhất. Đây là bài học sâu sắc đối với các báo cáo viên, các giảng viên chính trị hiện nay.

ĐỌC HIỂUĐọc thầm bài văn sau:CHIM SEO CỜ Có một gia đình nọ sống rất hạnh phúc. Khi sinh được một cô con giá kháu khỉnh, họ vô cùng sung sướng. Năm 8 tuổi, bé giá không may mắc bệnh bại liệt, chữa trị đủ cách mà vẫn không khỏi. Bố mẹ cô bé rất đau buồn.Mùa hè, bố mẹ đem cô bé tội nghiệp đến bờ biển chơi. Họ ở tại nhà của một vị thuyền trưởng. Vợ của người thuyền...
Đọc tiếp

ĐỌC HIỂU

Đọc thầm bài văn sau:

CHIM SEO CỜ

 

Có một gia đình nọ sống rất hạnh phúc. Khi sinh được một cô con giá kháu khỉnh, họ vô cùng sung sướng. Năm 8 tuổi, bé giá không may mắc bệnh bại liệt, chữa trị đủ cách mà vẫn không khỏi. Bố mẹ cô bé rất đau buồn.

Mùa hè, bố mẹ đem cô bé tội nghiệp đến bờ biển chơi. Họ ở tại nhà của một vị thuyền trưởng. Vợ của người thuyền trưởng rất yêu cô bé. Bà kể cho cô bé nghe rất nhiều chuyện: biển cả chuyên môn, chim hải âu dũng cảm, thủy thủ vật lộn với cơn mưa bão, chuyện chồng bà với con chim seo cờ xinh đẹp, biết vâng lời, Lại dũng cảm. Bất kì tàu đi đén đâu, ông đều mang theo con chim nhỏ thông minh này. Cô bé nghe hoài nghe mãi, tâm hồn cô cũng bay ra biển cả, bay đến với chim seo cờ. Vì muón biết con chim seo cờ, cô bé đã năn nỉ để được đưa lên tàu. Một người thủy thủ nói với cô:

- A, cô bé dễ thương, để chú dân cháu đi xem chim seo cờ. Rồi anh lôi cô bé đi, anh không biết co bị bại liệt.

- Vâng, đi đi.

Cô bé muốn xem chim seo cờ quá, quên mất rằng mình không thể cử động được. Nhưng thật lạ lùng , cô đã đứng dậy, rồi một bước, b\hai bước,... Cô bé đi được rồi ! Thế là cô đã nhìn thấy chim seo cờ. Cô bước tới, hai tay ôm lấy con chim!

Từ đó cô bé tiếp tục luyện tập và sức khỏe của cô dần dần được hồi phục.

                                                                   ( Theo Đich-ken, Trần Xuân Lan dịch)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1. Chuyện gì xảy ra với cô bé 8 tuổi ?

a. Bị bệnh nặng, chữa mãi mới khỏi.

b. Bị bệnh bại liệt, chữa trị không khỏi.

c. Bị ngã gãy chân.

 

2. Bà mẹ của người thuyền trưởng đã kể cho cô bé nghe những gì về biển ?

a. Biển cả mênh mông và những con chim hải âu dũng cảm.

b. Thủy thủ vật lộn với cơn mưa bão.

c. Thuyền trưởng và con chim seo cờ xinh đẹp, biết vâng lời, lại dũng cảm, thông inh, luôn theo ông đi biển.

d. Những con cá vừa to vừa lạ mà thuyền của họ đánh bắt được.

 

3. Câu văn “Tâm hồn cô cũng  bay ra biển cả, bay đến với chim seo cờ.” ý nói gì ?

a. Bạn gái mơ ước mình biết bay.

b. Bạn gái luôn nghĩ về biển cả và chim seo cờ, mơ ước được ra biển và nhìn thấy chim seo cờ.

c. Bạn gái mơ ước được bay ra biển cả.

 

4. Vì sao bạn gái lại có thể đi được?

a. Vì người thyủ thủ đã lôi bạn đi rất nhanh.

b. Vì không khí và nước biển đã làm cho chân bạn được phục hồi.

c. Vì rất muốn xem con chim seo cờ, bạn quên rằng mình bị bại liệt nên tự bước đi như người bình thường.

 

5. Câu chuyện nầy có chi tiết nào bất ngờ ? Em có cảm nghĩ gì về điều bất ngờ đó ?

.............................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................

 

* LUYỆN TỪ VÀ CÂU

1. Dòng nào nêu đúng các từ chỉ đặc điểm có trong bài văn?

a. hạnh phúc, tội nghiệp, mênh mông, dũng cảm, năn nỉ.

b. kháu khỉnh, tội nghiệp, mênh mông, dũng cảm, xinh đẹp, thông minh, dễ thương.’

c. kháu khỉnh, tội nghiệp, bại liệt, đau buồn, xinh đẹp.

2. Điền dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào từng ô trống cho thích hợp.

 - Chú ơi, chim seo cờ ở đâu      Cho cháu xem một tí được không    Cô bé năn nỉ người thủy thủ.

 - A, cô bé thật dễ thương       Cháu đi với chú nhé  

3. Đặt câu sử dụng dấu chấm than nói lên sự ngạc nhiên của em khi chứng kiến bạn nhỏ trong câu chuyện đứng dậy và bước đi được.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

4. Đặt 2 câu theo mẫu Ai là gì? để:

a. Nói về bà vợ của bác thuyền trưởng.

b. Nói về chim seo cờ.

2
8 tháng 12 2019

1.a

2.c

3.b

4.c

6 tháng 5 2020

1.a                                                                                                                                                                                                                                          2.b                                                                                                                                                                                                                                          3.c                                                                                                                                                                                                                                          4.b

28 tháng 2 2022

hs hỏi cô:

Cô ơi, nếu ta phạt 1 người về việc mà người đó ko làm thì liệu có đúng ko ạ?

Cô giáo:

đương nhiên là ko rồi em.

Hs thở phào:

May quá cô ơi, em chưa làm bài tập ạ!!!batngo

13 tháng 10 2018

Dù đã là học sinh lớp Ba nhưng kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học vẫn còn in đậm trong trái tim em. Hôm ấy vào một buổi sớm cuối thu, lá vàng rụng xuống như lót thảm trên đường em tới trường, mẹ dắt tay em âu yếm, bầy chim hót líu lo trên bầu trời . Khi tới trường em hồi hộp, nắm chặt lấy tay mẹ, bỡ ngỡ nhìn ngôi trường mới mà mình sẽ học. Thế rồi tiếng trống trường đột nhiên vang lên. Thấy em không muốn vào lớp nên cô giáo đã ra ngoài và dẫn em vào cửa lớp. bàn tay ấm áp của cô giúp cho em đỡ sợ. Thế rồi em vào lớp ngồi và bắt đầu tiết hoc của mình. Ngày đầu tiên đi học của em là như vậy đó.

Đã hơn 7 năm rồi mà hình ảnh về ngày đầu tiên đi học của e vẫn không phai mờ . Đó là một buổi sớm thu e dậy sớm hơn mọi khi vì trong tâm trạng của e bây giờ rất hồi hộp. Sau khi ăn sáng xong bố mẹ đưa e đến trường .Cảm thấy con đường làng thân thộc bỗng lạ lẫm quá đúng 6 h 30 phút sáng e đã có mặt tại trường ....Sân trường ngay trước mắt em nó to và rộng hơn cả cái đình làng những lá cờ đuôi neo thẳng hàng ở cổng trường .bố  dẫn em lên cầu thang và tới lớp 1A . Cô giáo tươi cười bước ra từ trong lớp mỉm cười chào hai bố con em .Sau đó bố vỗ vai em và bảo " con vào lớp học nhé , bố đến cơ quan đây .Tan trường bố sẽ đến đón con". Và tự nhiên giọt nước mắt lăn trào hai bên má , cảm giác vui buồn dâng trào lên e . buổi đầu tiên e đi học là như vậy đó

31 tháng 7 2021

văn thì em phải tự làm chứ. Em nên tự suy nghĩ đi. Tập làm văn mà hỏi là bị tính là gian lận đấy

Mỗi mùa lúa chín, làng em lại tràn ngập trong không khí tươi mới, vui mừng nhộn nhịp. Nhìn cánh đồng lúa chín, lòng em cũng rạo rực một nỗi niềm khó tả.

Không khí buổi sớm se se lạnh, những ánh nắng mai nhàn nhạt tinh nghịch đậu trên những tán cây, rồi nhảy xuống những bông lúa chín vàng. Đồng lúa trông như một dải lụa vàng óng ánh trong nắng. Từng bông lúa nặng trĩu những hạt lúa chín, khiến cả cây lúa trĩu xuống vì nặng, trông thật thích mắt. Hương lúa ngào ngạt, lại ngọt ngào. Đòng lúa mà tụi em hay hái trộm in sâu trong trí nhớ vị ngọt thanh mát, êm ái như vòng tay mẹ. Các bà các mẹ mang liềm ra gặt lúa, từng bông chín vàng lần lượt đổ xuống chất đầy xe chở lúa, trên mặt mỗi người đều vương vấn niềm vui ngập tràn của một vụ mùa bội thu. Đàn bò chở lúa cũng kêu những tiếng ò ò như chung vui cùng người nông dân.

Đồng lúa chín quê em mang vẻ đẹp đồng quê với hương lúa mới ngào ngạt niềm vui sunng sướng của người dân quê

và một ngôi nà nhỏ

và một ngôi nhà nhỏ nha bạn

21 tháng 5 2020

đây nhé :

Ở quê em có một hội lớn lắm. Đó là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải phòng, nổi tiếng trên khắp các vùng miền cả nước. Nhân dân ta có câu: "Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám thì về chọi trâu". Vào ngày hội du khách khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Trước khi bắt đầu chọi trâu có một màn múa cờ truyền thống rất đặc sắc. Sau đó các cụ già làng dắt trâu ra thế là bắt đầu một ngày hội chọi trâu. Con trâu thứ nhất là số 87. Con trâu thứ hai là số 89. Con trâu số 89 là con trâu của làng em. Hai con trâu hùng hổ đánh nhau. Sau bao nhiêu trận đấu quyết liệt là những tiếng reo hò của khán giả. Ông trâu số 89 của làng em đã chiến thắng. Ông trâu ấy sẽ mang vinh quang, tự hào và cả sự sung túc cho làng em.

Em rất thích hội chọi trâu bởi hội chọi trâu chứng minh sự thịnh vượng của quê hương em.

hoặc là : Hội Trung thu rước đèn họp bạn hồi năm ngoái thật là vui. Mẹ mua cho em một chiếc đèn lồng hình con bướm. Tối hôm rằm tháng Tám, khi nghe thấy trống ếch dồn dập ngoài ngõ, em vội xách đèn lồng ra nhập vào đoàn quân tí hon tiến về bãi cỏ rộng đầu xóm rồi quây thành vòng tròn quanh bãi. Sau lời tuyên bố của chị phụ trách, chúng em xếp thành hàng dài đi vòng quanh xóm, đi đầu là hai con rồng. Đèn rước đèn đèn đi đến đâu, tiếng trống vang lên đến đó, làm cả xóm náo nhiệt lên như ngày hội lớn. Rước đèn được một vòng, chúng em quay lại bãi cỏ để chuẩn bị phá cỗ. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ như khi rước đèn. Chúng em vừa ăn bánh kẹo, hoa quả, vừa tiến hành văn nghệ. Khi ông trăng đã lên cao, chúng em mới ra về. Ngày hội đó đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên.

hay :

Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.

Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.

Mùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây.

Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua. Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.

Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.

thế thui chị hơi mệt

21 tháng 5 2020

đây nhé :

Ở quê em có một hội lớn lắm. Đó là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải phòng, nổi tiếng trên khắp các vùng miền cả nước. Nhân dân ta có câu: "Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám thì về chọi trâu". Vào ngày hội du khách khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Trước khi bắt đầu chọi trâu có một màn múa cờ truyền thống rất đặc sắc. Sau đó các cụ già làng dắt trâu ra thế là bắt đầu một ngày hội chọi trâu. Con trâu thứ nhất là số 87. Con trâu thứ hai là số 89. Con trâu số 89 là con trâu của làng em. Hai con trâu hùng hổ đánh nhau. Sau bao nhiêu trận đấu quyết liệt là những tiếng reo hò của khán giả. Ông trâu số 89 của làng em đã chiến thắng. Ông trâu ấy sẽ mang vinh quang, tự hào và cả sự sung túc cho làng em.

Em rất thích hội chọi trâu bởi hội chọi trâu chứng minh sự thịnh vượng của quê hương em.

hoặc là : Hội Trung thu rước đèn họp bạn hồi năm ngoái thật là vui. Mẹ mua cho em một chiếc đèn lồng hình con bướm. Tối hôm rằm tháng Tám, khi nghe thấy trống ếch dồn dập ngoài ngõ, em vội xách đèn lồng ra nhập vào đoàn quân tí hon tiến về bãi cỏ rộng đầu xóm rồi quây thành vòng tròn quanh bãi. Sau lời tuyên bố của chị phụ trách, chúng em xếp thành hàng dài đi vòng quanh xóm, đi đầu là hai con rồng. Đèn rước đèn đèn đi đến đâu, tiếng trống vang lên đến đó, làm cả xóm náo nhiệt lên như ngày hội lớn. Rước đèn được một vòng, chúng em quay lại bãi cỏ để chuẩn bị phá cỗ. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ như khi rước đèn. Chúng em vừa ăn bánh kẹo, hoa quả, vừa tiến hành văn nghệ. Khi ông trăng đã lên cao, chúng em mới ra về. Ngày hội đó đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên.

hay :

Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.

Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.

Mùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây.

Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua. Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.

Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.

thế thui chị hơi mệt

25 tháng 11 2018
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói toả ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Đó là bài ca dao ngợi ca vẻ đẹp của Hồ Tây, Hà Nội. Chắc ai đến Hà Nội đều đã du ngoạn cảnh Hồ Tây! Đó là một cảnh đẹp làm tôi vô cùng yêu thích cũng như bao du khách đến đây.
Có thể gọi Hồ Tây là một bức hoạ tuyệt vời với bao truyền thuyết thời xa xưa. Ở nơi này có một cái gì đó mà sao thiêng liêng, cổ kính và dệt nên phong cảnh hữu tình đến như vậy? Lòng người dạo cảnh khẽ xốn xang với những gì đã đi vào thời huyền sử xa xưa ghi lại bằng trang sử hào hùng của dân tộc ta. Đất nước ta tươi đẹp lắm mà cũng nên thơ lắm. Mỗi nơi là một cảnh đẹp, như Hồ Tây chẳng hạn. Đền Quan Thánh ở phía Bắc có vị thần oai dũng trấn giữ.
Có đến mới biết Tây Hồ bao gồm một loạt đền miếu, chùa chiền với lối kiến trúc thời vua chúa, hoàng gia nên rất độc đáo, có sắc thái nghệ thuật phong phú. Chẳng phải thế mà ai đến đây cũng bị lôi cuốn bởi vẻ hấp dẫn làm xao động lòng người, gieo lại trong họ bao ấn tượng sâu đậm về một Tây Hồ như vậy. Cứ đi dọc theo bờ hồ mặt dường Thanh Niên, nếu là vào hè thì sẽ thấy một màu tím ngắt của hoa bằng lăng làm dịu đi cái nắng gắt của thần Mặt trời. Chùa xưa có tên là chùa Khai Quốc từ thời vua Lí Nam Đế, tức là chùa mở nước, nay gọi là chùa Trấn Quốc. Mọi người đến Tây Hồ không chỉ để ngắm cảnh mà còn đến với tấm lòng thành kính. Nếu để ý, ta sẽ thấy ở mỗi gốc cây trong chùa đều có vài nén hương của du khách như tỏ lòng thành. Hồ Trúc Bạch nước êm đềm. Hàng liễu rủ thướt tha. Cây cối um tùm, tươi tốt, che rợp bóng. Lại thêm mấy gốc si già, gốc đa cổ kính rêu phong như từng chứng kiến huyền thoại dệt nên truyền thuyết về kinh đô Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Tiếp đến là đình Yên Phụ. Mái tam quan cũng cách chẳng bao xa. Mái chùa cong, rêu phong phủ kín, còn ẩm hơi sương đêm.
Thế mới biết, mọi người nói chẳng sai chút nào. Hồ Tây quả là đẹp thật! Và vẽ cảnh quan Tây Hồ sẽ đẹp đến mức nào? Hẳn là sẽ tuyệt vời lắm. Đi theo bờ hồ, ta gặp nhiều đình, chùa nữa như là chùa Bà Đanh, chùa Thiên Niên... Đó vẫn còn là những nét cuốn hút du khách thập phương về.
Tôi mới đến Hồ Tây một lần thôi nhưng vẻ đẹp đã để lại trong tôi một cảm xúc khó quên. Nhiều người còn bảo Hồ Tây thực là “danh bất hư truyền”. Sao nghe mà hay đến vậy, chân thành đến vậy. Năm tháng sẽ qua đi nhưng Hồ Tây sẽ vẫn còn in đậm trong lòng người Hà Nội nói riêng và bao du khách khắp nơi nói chung.