K
Khách
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên
29 tháng 4 2017
Câu 2, Nhận xét:
Diện tích rừng nước ta có sự biến động từ năm 1943 đến 2001.
Giai đoạn 1943 đến 1993 diện tích rừng nước ta giảm, giai đoạn từ 1993 đến 2001 tăng lên, tuy nhiên chưa bằng diện tích rừng năm 1943.
Câu1, a
* Miền khí hậu phía Bắc
- Kiểu khí hậu: nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh
- Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình nằm thấp hơn, khoảng từ 20 - 240C (trừ vùng núi cao).
+ Nhiệt độ trung bình tháng 1 rất thấp (phổ biến trong khoảng 14 - 180C, vùng núi phía Bắc nhiệt độ xuống dưới 140C).
+ Số tháng lạnh (nhiệt độ trung bình dưới 200C) là 3 tháng (vùng khí hậu Đông Bắc Bộ, vùng khí hậu trung và nam Bắc Bộ). Tuy nhiên số tháng lạnh giảm dần khi sang phía tây và xuống phía nam. Đến Huế chỉ còn thời tiết se lạnh.
+ Biên độ nhiệt trung bình năm lớn hơn (khoảng trên 100C).
- Sự phân mùa của khí hậu căn cứ vào chế độ nhiệt, khí hậu chia thành 2 mùa: mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10), mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4).
- Chế độ gió: trong năm có 2 loại gió thịnh hành:
+ Mùa đông: gió mùa Đông Bắc.
+ Mùa hạ: gió mùa Tây Nam.
Ngoài ra còn có gió tây khô nóng, nhưng hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực Bắc Trung Bộ.
- Bão: số cơn bão đổ bộ vào nhiều hơn. Tần suất bão của vùng khí hậu Bắc Trung Bộ lên tới 1,3 đến 1,7 cơn bão/tháng, còn khu vực phía Bắc trung bình cũng có từ 1 đến 1,3 cơn bão/tháng. Mùa bão có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam.
* Miền khí hậu phía Nam
- Kiểu khí hậu: cận xích đạo gió mùa nóng quanh năm.
- Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình năm cao hơn miền khí hậu phía Bắc (trên 240C, trừ các vùng núi cao).
+ Nhiệt độ trung bình tháng 1 cao hơn nhiều so với miền khí hậu phía Bắc: vùng khí hậu Nam Trung Bộ và Tây Nguyên phổ biến trong khoảng từ 20 - 240C, vùng khí hậu Nam Bộ cao trên 240C.
+ Không có tháng lạnh, biểu hiện rõ từ Quy Nhơn trở vào.
+ Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ hơn miền khí hậu phía Bắc (trung bình từ 3 - 40C).
- Sự phân mùa: do nhiệt độ cao quanh năm nên không thể phân mùa dựa vào chế độ nhiệt như miền khí hậu phía Bắc. Sự phân mùa của miền khí hậu phía Nam dựa vào chế độ mưa. Trong năm có hai mùa là mùa mừa và mùa khô. Thời gian của mùa mưa trùng với mùa hạ, còn mùa khô trùng với thời kì mùa đông của miền khí hậu phía Bắc.
- Chế độ gió: khác với miền khí hậu phía Bắc, miền khí hậu phía Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mà chịu ảnh hưởng của gió Tín phong đông bắc trong mùa đông.
- Bão: ít chịu ảnh hưởng của bão hơn miền khí hậu phía Bắc. Tần suất bão của vùng khí hậu Nam Trung Bộ từ 1 - 1,3 cơn bão/tháng, còn khu vực Nam Bộ hầu như không chịu ảnh hưởng của bão.
b, Thuận lợi:
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm là kiểu khí hậu rất thuận lợi cho sinh vật phát triển, cây cối quanh năm đơm hoa kết trái => nền công nghiệp vươn lên mạnh mẽ theo hướng sản xuất lớn, chuyên canh và đa canh.
- Lượng mưa quanh năm cao => cung cấp đủ nguồn nước cho nông nghiệp và đời sống.
- Lượng nhiệt quanh năm cao => cung cấp đủ nhiệt cho ngành năng lượng mặt trời và đủ sức sưởi ẩm cho ngành chăn nuôi.
Khó khăn:
- Có nhiều thiên tai: bão, lũ, hạn hán, ... ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất và đời sống con người.
- Đất dễ bị xói mòn vào mùa mưa.
- Mưa kéo dài, khí hậu nóng - ẩm, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển.
Tóm lại, khí hậu Việt Nam đã mang lại nhiều thuận lợi, đồng thời cũng không ít khó khăn khi khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất Việt Nam. Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa đã in đậm nét trong đời sống văn hóa - xã hội của người dân Việt Nam.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm là kiểu khí hậu rất thuận lợi cho sinh vật phát triển, cây cối quanh năm đơm hoa kết trái => nền công nghiệp vươn lên mạnh mẽ theo hướng sản xuất lớn, chuyên canh và đa canh.
- Lượng mưa quanh năm cao => cung cấp đủ nguồn nước cho nông nghiệp và đời sống.
- Lượng nhiệt quanh năm cao => cung cấp đủ nhiệt cho ngành năng lượng mặt trời và đủ sức sưởi ẩm cho ngành chăn nuôi.
Khó khăn:
- Có nhiều thiên tai: bão, lũ, hạn hán, ... ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất và đời sống con người.
- Đất dễ bị xói mòn vào mùa mưa.
- Mưa kéo dài, khí hậu nóng - ẩm, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển.
Tóm lại, khí hậu Việt Nam đã mang lại nhiều thuận lợi, đồng thời cũng không ít khó khăn khi khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất Việt Nam. Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa đã in đậm nét trong đời sống văn hóa - xã hội của người dân Việt Nam.
P/s: Hơi dài nhé bạn, tick cho mình nhoa
NH
27 tháng 12 2018
Để tính mật độ dân số, em lấy Dân số/Diện tích (đơn vị: người/km2)
Sau khi tính được mật độ dân số, em hãy nhận xét xem khu vực nào có mật độ dân số cao nhất, khu vực nào có mật độ dân số thấp nhất.
Chúc em học tốt!
1 tháng 12 2019
- Tính mật độ dân số các khu vực:
Khu vực | Mật độ dân số (người/km2) |
Đông Á | 128 |
Nam Á | 302 |
Đông Nam Á | 115 |
Trung Á | 14 |
Tây Nam Á | 41 |
- Nhận xét : + Nam Á có mật độ dân số cao nhất Châu Á.
+ Trung Á có mật độ dân số thấp nhất.
19 tháng 9 2017
STT | Các địa điểm thuộc các kiểu khí hậu gió mùa | STT | Các địa điểm thuộc các kiểu khí hậu lục địa |
1 | Y - an - (Mi - an - ma) | 1 | U - lan Ba - to |
2 | Hà Nội | 2 | E - ri - at |
3 | Trung Quốc |
HỌC TỐT NHA~~
a. Giai đoạn 1943 - 1933 : Diện tích rừng nước ta giảm mạnh
Giai đoạn 1933 - 2013 : Diện tích rừng nước ta tăng trở lại nhưng vẫn chưa bằng diện tích ban đầu
b. Rừng là nhân tố giữ cân bằng sinh thái. Bảo vệ rừng sẽ bảo vệ được các tài nguyên thiên nhiên khác của môi trường như tài nguyên đất, nước, khí hậu cũng như sinh vật, giữ nước ngầm, điều hòa khí hậu và là nơi sống của nhiều loài động vật