K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 4 2020

Bài 3: Hãy tìm câu nghi vấn trong những đoạn trích sau và cho biết tác dụng của chúng?

a- Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng.

Lượm ơi còn không? (Tố Hữu)

- Câu nghi vấn: Lượm ơi còn không?

- Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc thương tiếc.

b- Một cậu bé hỏi mẹ:

- Tại sao mẹ lại khóc?

Người mẹ đáp:

- Vì mẹ là một phụ nữ.

- Câu nghi vấn: Tại sao mẹ lại khóc?

- Tác dụng: Để hỏi

c - Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên?

Em có tuổi hay không có tuổi?

Mái tóc em đây, hay là mây là suối?

Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông?

Thịt da em hay là sắt là đồng ?

(Người con gái Việt Nam, Tố Hữu)

- Câu nghi vấn: Từ in đậm

- Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc và khẳng định

d. Một hôm cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi :

- Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không ?

... Tôi cười dài trong tiếng khóc , hỏi cô tôi :

- Sao cô biết mợ con có con ?

(Nguyên Hồng )

- Câu nghi vấn: in đậm

- Tác dụng: Để hỏi

Bài 4: Hãy đặt câu nghi vấn với các từ nghi vấn sau: sao? gì? đâu?hả?nào?

-Sao bây giờ chị mới về ?

-Cậu vừa hỏi ?

-Nhà bạn ở đâu ?

-Bạn có thể làm được bài văn đó hả ?

-Cây bút nào là của bạn ?

28 tháng 12 2018

Hãy tìm câu nghi vấn trong những đoạn trích sau và cho biết tác dụng của chúng?

a) Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng.

Lượm ơi còn không?

=> Câu nghi vấn (in đậm)

=> Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc tiếc thương

b) Một cậu bé hỏi mẹ: -Tại sao mẹ lại khóc? Người mẹ đáp: -Vì mẹ là một phụ nữ.

=> Câu nghi vấn (in đậm)

=> Tác dụng: Để hỏi

c) Em là ai? Cô gái hay nàng tiên? Em có tuổi hay không có tuổi? Mái tóc em đây, hay là mây là suối? Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông? Thịt da em hay là sắt là đồng?

=> Câu nghi vấn (in đậm)

=> Tác dụng: Để bộc lộ cảm xúc và khẳng định.

Chỉ ra các từ nghi vấn thể hiện đặc điểm hình thức của câu nghi vấn trong các đoạn trích sau: a, Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi: -Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không? ( Nguyên Hồng) b, Tôi cười dài trong tiếng khóc hỏi cô tôi: - Sao cô biết mợ con có con? ...
Đọc tiếp

Chỉ ra các từ nghi vấn thể hiện đặc điểm hình thức của câu nghi vấn trong các đoạn trích sau:

a, Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi:

-Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?

( Nguyên Hồng)

b, Tôi cười dài trong tiếng khóc hỏi cô tôi:

- Sao cô biết mợ con có con?

( Nguyên Hồng)

c, Cô tôi bỗng đổi giọng, lại vỗ vai, nhìn vào mặt tôi, nghiêm nghị:

- Vậy mày hỏi cô Thông –tên người đàn bà họ nội xa kia – chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. Trước sau cũng một lần xấu, chả nhẽ bán xới mãi được sao?

d, Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?

(Nguyên Hồng)

2
29 tháng 2 2020

Các từ nghi vấn thể hiện đặc điểm hình thức của câu nghi vấn là:

a. không

b. sao

c. sao

d. hay

29 tháng 2 2020

* Các từ nghi vấn:

a. Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không ?

b. Sao cô biết mợ con có con ?

c. Trước sau cũng một lần xấu, chã nhẽ bán xới mãi được sao ?

d. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?

Mik nghĩ vậy .

Nghị luận xã hội: Viết đoạn văn nghị luận (khoảng một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về mẩu truyện sau: “Một cậu bé trạc khoảng 15 tuổi muốn có tiền tiêu, thay vì chìa tay xin mẹ, cậu ta bèn nghĩ ra cách viết một tờ giấy gởi đến mẹ như sau: 1. Sáng phụ Mẹ dọn dẹp giường ngủ $1.00 2. Phụ Mẹ dọn dẹp bữa ăn sáng $2.00 3. Sau khi đi học về coi em $3.00 4. Phụ Mẹ dọn bữa...
Đọc tiếp

Nghị luận xã hội: Viết đoạn văn nghị luận (khoảng một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về mẩu truyện sau:

“Một cậu bé trạc khoảng 15 tuổi muốn có tiền tiêu, thay vì chìa tay xin mẹ, cậu ta bèn nghĩ ra cách viết một tờ giấy gởi đến mẹ như sau:

1. Sáng phụ Mẹ dọn dẹp giường ngủ $1.00

2. Phụ Mẹ dọn dẹp bữa ăn sáng $2.00

3. Sau khi đi học về coi em $3.00

4. Phụ Mẹ dọn bữa ăn tối, sau đó dọn dẹp $4.00

Cộng $10.00

Thời hạn thanh toán: Sáng sớm mai trước khi con đi học

Sáng sớm ngày mai bà mẹ đặt tờ giấy bạc $10 trên bàn cho cậu ta và sau khi cậu rời nhà đi học, bà mẹ lật mặt sau tờ giấy lại và ghi như sau:

1. Mẹ mang bầu con 9 tháng 10 ngày: Miễn phí

2. Tiền tã lót, bệnh viện, sữa khi sinh con: Miễn phí

3. Tiền nuôi con từ lúc sinh ra đến nay: Miễn phí

4. Chi phí ăn học, chữa trị cho con khi ốm đau: Miễn phí

5. Lo đám cưới cho con hoặc phải nuôi con trọn đời nếu con tật nguyền hoặc bị bệnh nan y: Miễn phí

6. Các khoản không thể liệt kê hết đều miễn phí cho con trai của mẹ

Thời hạn chi trả cho con: Trọn đời mẹ

Khi đi học về cậu chạy vô phòng, thấy tờ giấy cậu cầm lên đọc. Rồi cậu lấy ra một tờ giấy khác và viết như sau: Thưa mẹ, con xin lỗi mẹ... Kể từ nay, con sẽ:

1. Phụ giúp mẹ: Miễn phí

2. Ráng ăn học thành tài: Miễn phí

3. Sẵn sàng giúp đỡ mọi người: Miễn phí

4. Luôn quan tâm, săn sóc mẹ: Miễn phí

5. Các khoản chi tiêu lo cho mẹ khi về già: Miễn phí

Thời hạn thực hiện: Trọn đời con

Sáng hôm sau khi con còn đang ngủ, bà mẹ vẫn đặt tờ giấy bạc $10.00 lên bàn cho con thì bỗng thấy tờ giấy mà cậu viết. Sau khi đọc xong, những giọt nước mắt lăn dài trên má bà mẹ song miệng vẫn nở một nụ cười và bà nghĩ rằng có lẽ đây là nụ cười mãn nguyện nhất từ khi sinh con ra đến nay.”

(ST)

0
Suy nghĩ của em về nội dung câu chuyện sau:NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:- Xin ông...
Đọc tiếp

Suy nghĩ của em về nội dung câu chuyện sau:

NGƯỜI ĂN XIN

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ông .

(Tuốc-ghê-nhép, dẫn theo Ngữ văn 9, tập Một, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005, trang 22).

Ko chép mạng. Thử sức mk.

1
12 tháng 9 2016

MIK THẤY BÀI NÀY HAY VÀ Ý NGHĨA BẠN THAM KHẢO NHÉ

“Hãy lau khô cuộc đời em bằng tình thương, lòng nhân ái của con người. Và hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em, bằng tất cả trái tim con người Việt Nam”. Những câu hát ấy cứ mãi vang lên trong lòng tôi. Đôi lúc nó làm cho tôi tự hỏi: “Phải chăng con người sống rất cần sự yêu thương, tôn trọng, giúp đỡ của cộng đồng?”. Để lí giải cho điều đó ta hãy cùng đọc và suy nghĩ câu chuyện: “Người ăn xin” của Tuốc-ghê-nhép.
Một người già ăn xin với đôi mắt đỏ hoe, nước mắt giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi chìa tay ra “xin tiền tôi”. Thật không may, “tôi” chẳng có gì cả, ngay cả một đồng xu dính túi cũng không. Bàn tay tôi “nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông cố nói rằng tôi xin lỗi vì chẳng có gì để cho cho ông cả. Thế nhưng, đáp lại “tôi”, ông nói: “Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Khi ấy “tôi” chợt hiểu ra: cả tôi nữa, “tôi” cũng vừa nhận được một cái gì đó từ ông lão. Có lẽ các bạn ngạc nhiên lắm vì rõ ràng cả “tôi” và ông lão trong câu chuyện đều cóp nhận được gì đâu mà bảo là nhận. Thế cái “đã cho” từ ông lão và “một cái gì đó” từ nhân vật “tôi” là gì? Đấy chính là tình yêu thương, sự cảm thông và chia sẻ mà họ cảm nhận được ở đối phương. Đó cũng chính là một triết lí, một phương châm sống mà mỗi con người chúng ta cần có.
Tình yêu thương – một thứ tình cảm thiêng liêng khó có thể định nghĩa được. Con người sống không có tình yêu thương đồng loại thì chẳng khác gì là một vật vô tri vô giác. Yêu thương đem lại cho ta một niềm vui, hạnh phúc mà khó có từ ngữ nào có thể diễn tả được. Chính tình yêu thương con người làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp. Những mảnh đời bất hạnh sẽ cảm nhận được tình người. Tình yêu thương luôn song hành với sự cảm thông và chia sẻ. Chính tình yêu thương là cội nguồn sản sinh ra điều đó. Biết cảm thông, chia sẻ ta sẽ biết được rằng trên đời vẫn còn vô số người cần sự giúp đỡ của ta. Ông bà ta có câu: “Cứu một mạng người còn hơn xây bảy cảnh chùa”. Đấy chính là một lời răn dạy về tình yêu thương, cảm thông và chia sẻ. Con người ta sẽ trở thành những con người có giá trị nếu biết yêu thương và chia sẻ với người khác. Đôi khi chỉ cần một hành động nhỏ của ta cũng giúp họ có được niềm tin vào cuộc sống. Không cần những gì quá cao cả, lớn lao, chỉ cần những sự động viên, yêu thương chân thật cũng đủ để xây dựng nên tình người trong cuộc sống. Hãy yêu thương con người để tưới mát cho tâm hồn ta và làm mát cho tâm hồn người khác.
Tình cảm giữa người ăn xin và “tôi” trong câu chuyện chính là một ví dụ cụ thể nhất. Rõ ràng là họ có cho nhau được bất kỳ thứ vật chất nào đâu. Họ đều là con người nghèo khổ, bất hạnh, cần sự giúp đỡ. Những thứ mà họ nhận được ở nhau chính là tình người. Tình người sưởi ấm tâm hồn họ trong đêm đông giá rét. Ông lão nhận được ở “tôi” sự cảm thông yêu thường và tôn trọng. Còn “tôi” nhận được ở ông lão sự đồng cảm, yêu thương. Đấy chính là giá trị tinh thần quý giá nhất. Hay trong “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen. Cái chết của cô bé chính là do sự bàng quang, thờ ơ của mọi người. Trong khi chỉ cần một hành động nhỏ thì có lẽ cô bé đã không phải chết thê thảm như thế trong sự vui vẻ, không khí ấm áp đêm ba mươi. Cả hai câu chuyện đều “vẽ” nên một hiện thực rằng tình yêu thương, sự cảm thông và chia sẻ là rất cần trong cuộc sống.
Bằng những hành động thiết thực nhất, con người ta ngày nay đã có những hành động rất đúng đắn để giúp đỡ người khác. Vô số trẻ em cơ nhỡ đã được nuôi dưỡng, xây dựng nhà tình thương, giúp đỡ người nghèo. Đó là những hành động rất đáng được trân trọng và phát huy.
Thế nhưng bên cạnh những mặt tốt thì trong xã hội ngày nay vẫn còn tồn tại số ít những mặt hạn chế. Họ sống thờ ơ đến lãnh đạm, bàng quang đến vô tình. Một cuộc sống chỉ có “ta với ta”, chẳng có ai xung quanh cả. Họ là những con người cần sự giáo dục đúng đắn từ cộng đồng và xã hội.
Tôi cũng như các bạn ngày nay thật mau mắn được sống trong tình yêu thương của mọi người. Nhưng không phải vì thế mà tôi sống một cách vô lo vô nghĩ. Khi đi dọc những con đường thành phố, tôi đã nhìn thấy vô số những người bất hạnh cần sự giúp đỡ. Có lẽ tôi cũng như “tôi” trong “Người ăn xin”, cũng nhận được một cái gì đó từ họ và họ cũng nhận được sự đồng cảm từ tôi.
Tình yêu thương, sự tôn trọng quả thật là món quà vô giá và kì diệu. Nó đưa con người ta thoát khỏi sự tầm thường và vươn lên từ nghịch cảnh. Chỉ cần một hành động nhỏ cũng sưởi ấm lòng ta. Để rồi câu hát ấy cứ mãi ngân vang trong lòng mỗi chúng ta: “Hãy lau khô cuộc đời em, bằng tình thương, lòng nhân ái của con người. Và hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em bằng tất cả trái tim con người Việt Nam”.

13 tháng 9 2016

chép mạng

 

từ văn bản chứa đoạn trích “ Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên...
Đọc tiếp

từ văn bản chứa đoạn trích “ Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.” hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về kỉ nệm tuổi thơ trong đoạn văn sd 1từ tươngj hình, 1 từ tượng thanh

0
Xác định sự việc chính được kể lại trong đoạn văn sau và xác định yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn: Xe chạy chậm chậm... Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và, khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi...
Đọc tiếp

Xác định sự việc chính được kể lại trong đoạn văn sau và xác định yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn:

Xe chạy chậm chậm... Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và, khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:

- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.

Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi nói. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong, và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người miệng, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì.

0
Xác định sự việc chính được kể lại trong đoạn văn sau và xác định yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn: Xe chạy chậm chậm... Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và, khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi...
Đọc tiếp

Xác định sự việc chính được kể lại trong đoạn văn sau và xác định yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn:

Xe chạy chậm chậm... Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và, khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:

- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.

Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi nói. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong, và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người miệng, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì.

0
Xác định sự việc chính được kể lại trong đoạn văn sau và xác định yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn: Xe chạy chậm chậm... Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và, khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi...
Đọc tiếp

Xác định sự việc chính được kể lại trong đoạn văn sau và xác định yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn:

Xe chạy chậm chậm... Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và, khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:

- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.

Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi nói. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong, và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người miệng, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì.

0
2. Xác định mục đích nói của những câu nghi vấn trong các trường hợp sau: a, Nếu không bán con thì lấy tiền đâu nộp sưu để cứu thầy Dần? ( Ngô Tất Tố) b, Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! ( Tố Hữu) c, Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? ( Ngô Tất Tố) d, Tôi cười...
Đọc tiếp

2. Xác định mục đích nói của những câu nghi vấn trong các trường hợp sau:

a, Nếu không bán con thì lấy tiền đâu nộp sưu để cứu thầy Dần?

( Ngô Tất Tố)

b, Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

( Tố Hữu)

c, Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à?

( Ngô Tất Tố)

d, Tôi cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô tôi:

- Sao cô biết mợ con có con?

( Nguyên Hồng)

e, Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

( Vũ Đình Liên)

f) Thoắt trông lờn lợt màu da

Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao?

( Nguyễn Du)

g) Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua lại phán:

- Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực, làm sao mà đẻ được?

( Em bé thông minh)

h) Mụ vợ nổi trận lôi đình tát vào mặt ông lão:

- Mày cãi à? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à? Đi ngay ra biển, nếu không tao sẽ cho người lôi đi

( Ông lão đánh cá và con cá vàng)

0