Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyễn Thành Long là nhà văn trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp. Truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè 1970 của tác giả. Anh thanh niên - nhân vật chính của truyện đã khiến người đọc phải xúc động bởi phong cách sống cởi mở chân thành và rất khiêm tốn. Trong lần gặp gỡ đầu tiên, sau lời giới thiệu của bác lái xa, anh đã mời khách lên nhà chơi với thái độ hết sức chân thành và cởi mở. Khi ông họa sĩ cầm bút muốn vẽ chân dung anh, anh đã từ chối: "Không bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa, hay đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu" ... Và anh say sưa kể về những thành tích của họ. Đối với anh, những gian khổ, cuộc sống cô đơn mà anh sống không có nghĩa lí gì so với mọi người. Anh không bao giờ muốn mình được đề cao, khen ngợi. Những lời tâm sự thật thà của anh thanh niên với người họa sĩ già đã không những thể hiện anh là con người sống giản dị, khiêm nhường mà cao cả biết mấy mà còn vẽ ra trước mắt chúng ta một đội ngũ trí thức mới đang hi sinh và cống hiến thầm lặng cả tuổi thanh xuân, chất xám và hạnh phúc cá nhân của mình cho dân tộc , trên khắp mọi miền đất nước, kể cả những nơi tưởng chừng hoang vu, lặng lẽ như Sa Pa. Họ là những tấm gương đi trước, sáng ngời cho cô kĩ sư, cho thế hệ trẻ soi mình, dấn bước đi "Ơi những chàng trai, những cô gái yêu/Trên những đèo mây, những tầng núi đá/ Bàn tay ta làm nên tất cả".
=> Khởi ngữ: Đối với anh
=> Quan hệ từ: không những.....mà còn
Đã làm đã đúng đã chấm điểm
Cần phải giới thiệu đôi chút về tôi để các bạn tiện theo dõi câu chuyện. Tôi vốn con nhà khá giả, được bố mẹ chiều chuộng lại học giỏi nên có khá đông bạn bè. Sự nổi trội của tôi khiến các bạn rất khâm phục. Vì lẽ đó, đôi lúc kiêu ngạo về bản thân mình, thấy ai không hợp là không thèm chơi, nhất là các bạn học chưa giỏi, ăn mặc lại “quê mùa”.
Hồi ấy cô giáo chủ nhiệm phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến” để giúp đỡ những bạn học yếu. Thật không may tôi phải kèm một cô bạn mà từ xưa tôi chẳng bao giờ nói chuyện. Hằng - tên người bạn ấy - là một người ít nói, học thì lẹt đẹt, thỉnh thoảng lại nghỉ học không lí do. Tóm lại chẳng có gì nổi bật. Cô giáo xếp chúng tôi ngồi cạnh nhau và yêu cầu tôi phải kèm bạn ấy học. Trong khi tôi không giấu nổi sự thất vọng thì Hằng lại tỏ vẻ vui mừng. Bạn ấy cười với tôi và nói nhỏ: “Ấy giúp tớ với nhé!”. Tôi đành cười gượng đáp gọn lỏn “ừ”. Trong lòng tôi cảm thấy hơi bực vì từ bây giờ không còn được tự do về thời gian nữa, bị ám thế này thì sao sống nổi.
Tuy nhiên, tôi cũng không dám trái lời cô. Tôi phải kèm Hằng học để bạn ấy tiến bộ, đó cũng là cách để tôi chứng tỏ mình với cả lớp. Đôi bạn cùng tiến nào có kết quả học tập cao sẽ được thưởng mà. Chiều nào cũng vậy, tôi bắt Hằng qua nhà tôi học. Lúc đầu, Hằng có vẻ ngại nhưng thấy vẻ cương quyết của tôi, Hằng nhận lời. Thực ra, khi kèm Hằng, tôi nhận thấy bạn ấy học không đến nỗi nào, nhưng hình như trước đây bạn ấy không có thói quen ôn bài, làm bài thì phải. Vở bài tập cũng chẳng có, hèn nào chẳng bị điểm kém.
Hằng rất phục tôi, tôi nói gi bạn ấy cũng nghe, cứ như tôi là cô giáo vậy. Thỉnh thoảng, được tôi khen, bạn ấy cười sung sướng, tôi thấy Hằng không quá xấu xí như tôi vẫn nghĩ. Bạn ấy đen nhưng có duyên ra phết. Tuy vậy, tôi vẫn giữ thái độ bình thường, không nghĩ rằng mình sẽ coi Hằng là bạn thân. Cho đến một lần...
Hôm ấy, tôi đạp xe đi chơi loanh quanh. Mải nhìn ngắm và nghĩ linh tinh, tôi đi lạc vào một khu phố rất vắng người. Trưa nắng mà tôi không biết lối về, cứ đạp xe loanh quanh mãi. Chợt có một đám con trai choai choai trông rất hầm hố đi xe máy qua. Chúng trêu ghẹo tôi, sờ cả vào má tôi khiến tôi loạng choạng tay lái rồi ngã xuống đường. Thấy vậy, chúng cười hô hố rồi bỏ chạy. Vừa đau, vừa tức, tôi khóc nức nở. Cho đến khi có một bóng người lại gần kêu lên:
- Ôi! Ngân Hà! Sao cậu lại ở đây?
Tôi ngẩng mặt lên thì nhận ra Hằng. Bạn ấy mặc đồ ở nhà, tay cầm mớ rau nhìn tôi lo lắng. Tôi kể sơ qua tình hình và cố gắng ngồi dậy. Nhưng hình như chân tôi bị chảy máu, lại bị bong gân hay sao mà không thể đứng nổi, đau quá. Hằng vội vàng dựng xe lên dìu tôi vào gác-ba-ga rồi đèo tôi về nhà bạn ấy. Bạn ấy bảo nhà ở gần đây, bạn ấy vừa mua rau về nấu cơm thì nhìn thấy tôi. Vào đến nhà Hằng, dù đang đau nhưng tôi vẫn nhận ra đó là một ngôi nhà cấp bốn bé tí tẹo, đồ đạc tuềnh toàng. Sau đó, tôi được biết nhà chỉ có hai mẹ con, mẹ Hằng đi làm công ty vệ sinh môi trường rất vất vả, Hằng thường đi làm cùng với mẹ vì mẹ bị bệnh, người không khỏe. Vậy mà tôi chẳng biết gì về hoàn cảnh của bạn, tôi vô tâm quá. Cả lớp tôi cũng thế, chỉ biết chê trách người khác mà không chịu tìm hiểu về họ. Hằng làm sao làm bài tập khi phải làm các việc gia đình, cơm nước, giặt giũ, lại còn giúp mẹ đi quét rác nữa...
Đưa tôi về nhà, Hằng mời tôi uống nước, lấy cồn rửa vết thương cho tôi cẩn thận rồi băng vào. Nhìn Hằng làm thành thạo, tôi thấy phục bạn quá. Tôi mà nhìn thấy máu là chỉ biết kêu thôi, không biết xử lí thế nào. Còn Hằng, bạn ấy biết cách rửa sạch máu rồi băng lại gọn gàng. Xong xuôi, bạn ấy đưa tôi về tận nhà. Từ nhà Hằng sang nhà tôi khá xa, vậy mà hôm nào Hằng cũng đi bộ qua nhà tôi để học bài. Tôi thực sự cảm thấy ân hận và thương bạn quá.
Mấy hôm sau, vì đau chân quá, tôi nghỉ học. Ngày nào, Hằng cũng vào thăm tôi, cùng tôi học bài. Bạn ấy còn chép bài cho tôi nữa. Thành ra bây giờ, người được kèm cặp là tôi chứ không phải là Hằng.
Lúc tôi khỏi chân cũng là lúc chúng tôi trở thành đôi bạn thân thiết. Ngày ngày, tôi qua nhà đón Hằng đi học, hai đứa thay nhau đèo, vừa đi vừa ôn bài, trò chuyện rôm rả. Tôi kể hoàn cảnh của Hằng cho bố mẹ nghe. Bố tôi đã xin cho mẹ Hằng đi bán hàng ở cửa hàng gạo, đỡ vất vả mà thu nhập cũng khá hơn.
Hai mẹ con Hằng vui lắm, cứ cảm ơn mãi. Còn tôi, tôi cũng rất vui vì tìm được người bạn giàu nghị lực, ít nói nhưng sâu sắc, tốt bụng.
Từ đó đến nay, tôi và Hằng luôn là đôi bạn thân thiết. Sức học của Hằng cũng khá lên nhiều, bạn ấy đạt danh hiệu “Học sinh tiên tiến”. Có chuyện gì vui buồn, tôi và Hằng đều tâm sự với nhau, giúp đỡ nhau. Có một người bạn như Hằng, tôi thấy như trưởng thành hơn.
Cần phải giới thiệu đôi chút về tôi để các bạn tiện theo dõi câu chuyện. Tôi vốn con nhà khá giả, được bố mẹ chiều chuộng lại học giỏi nên có khá đông bạn bè. Sự nổi trội của tôi khiến các bạn rất khâm phục. Vì lẽ đó, đôi lúc kiêu ngạo về bản thân mình, thấy ai không hợp là không thèm chơi, nhất là các bạn học chưa giỏi, ăn mặc lại “quê mùa”.
Hồi ấy cô giáo chủ nhiệm phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến” để giúp đỡ những bạn học yếu. Thật không may tôi phải kèm một cô bạn mà từ xưa tôi chẳng bao giờ nói chuyện. Hằng - tên người bạn ấy - là một người ít nói, học thì lẹt đẹt, thỉnh thoảng lại nghỉ học không lí do. Tóm lại chẳng có gì nổi bật. Cô giáo xếp chúng tôi ngồi cạnh nhau và yêu cầu tôi phải kèm bạn ấy học. Trong khi tôi không giấu nổi sự thất vọng thì Hằng lại tỏ vẻ vui mừng. Bạn ấy cười với tôi và nói nhỏ: “Ấy giúp tớ với nhé!”. Tôi đành cười gượng đáp gọn lỏn “ừ”. Trong lòng tôi cảm thấy hơi bực vì từ bây giờ không còn được tự do về thời gian nữa, bị ám thế này thì sao sống nổi.
Tuy nhiên, tôi cũng không dám trái lời cô. Tôi phải kèm Hằng học để bạn ấy tiến bộ, đó cũng là cách để tôi chứng tỏ mình với cả lớp. Đôi bạn cùng tiến nào có kết quả học tập cao sẽ được thưởng mà. Chiều nào cũng vậy, tôi bắt Hằng qua nhà tôi học. Lúc đầu, Hằng có vẻ ngại nhưng thấy vẻ cương quyết của tôi, Hằng nhận lời. Thực ra, khi kèm Hằng, tôi nhận thấy bạn ấy học không đến nỗi nào, nhưng hình như trước đây bạn ấy không có thói quen ôn bài, làm bài thì phải. Vở bài tập cũng chẳng có, hèn nào chẳng bị điểm kém.
Hằng rất phục tôi, tôi nói gi bạn ấy cũng nghe, cứ như tôi là cô giáo vậy. Thỉnh thoảng, được tôi khen, bạn ấy cười sung sướng, tôi thấy Hằng không quá xấu xí như tôi vẫn nghĩ. Bạn ấy đen nhưng có duyên ra phết. Tuy vậy, tôi vẫn giữ thái độ bình thường, không nghĩ rằng mình sẽ coi Hằng là bạn thân. Cho đến một lần...
Hôm ấy, tôi đạp xe đi chơi loanh quanh. Mải nhìn ngắm và nghĩ linh tinh, tôi đi lạc vào một khu phố rất vắng người. Trưa nắng mà tôi không biết lối về, cứ đạp xe loanh quanh mãi. Chợt có một đám con trai choai choai trông rất hầm hố đi xe máy qua. Chúng trêu ghẹo tôi, sờ cả vào má tôi khiến tôi loạng choạng tay lái rồi ngã xuống đường. Thấy vậy, chúng cười hô hố rồi bỏ chạy. Vừa đau, vừa tức, tôi khóc nức nở. Cho đến khi có một bóng người lại gần kêu lên:
- Ôi! Ngân Hà! Sao cậu lại ở đây?
Tôi ngẩng mặt lên thì nhận ra Hằng. Bạn ấy mặc đồ ở nhà, tay cầm mớ rau nhìn tôi lo lắng. Tôi kể sơ qua tình hình và cố gắng ngồi dậy. Nhưng hình như chân tôi bị chảy máu, lại bị bong gân hay sao mà không thể đứng nổi, đau quá. Hằng vội vàng dựng xe lên dìu tôi vào gác-ba-ga rồi đèo tôi về nhà bạn ấy. Bạn ấy bảo nhà ở gần đây, bạn ấy vừa mua rau về nấu cơm thì nhìn thấy tôi. Vào đến nhà Hằng, dù đang đau nhưng tôi vẫn nhận ra đó là một ngôi nhà cấp bốn bé tí tẹo, đồ đạc tuềnh toàng. Sau đó, tôi được biết nhà chỉ có hai mẹ con, mẹ Hằng đi làm công ty vệ sinh môi trường rất vất vả, Hằng thường đi làm cùng với mẹ vì mẹ bị bệnh, người không khỏe. Vậy mà tôi chẳng biết gì về hoàn cảnh của bạn, tôi vô tâm quá. Cả lớp tôi cũng thế, chỉ biết chê trách người khác mà không chịu tìm hiểu về họ. Hằng làm sao làm bài tập khi phải làm các việc gia đình, cơm nước, giặt giũ, lại còn giúp mẹ đi quét rác nữa...
Đưa tôi về nhà, Hằng mời tôi uống nước, lấy cồn rửa vết thương cho tôi cẩn thận rồi băng vào. Nhìn Hằng làm thành thạo, tôi thấy phục bạn quá. Tôi mà nhìn thấy máu là chỉ biết kêu thôi, không biết xử lí thế nào. Còn Hằng, bạn ấy biết cách rửa sạch máu rồi băng lại gọn gàng. Xong xuôi, bạn ấy đưa tôi về tận nhà. Từ nhà Hằng sang nhà tôi khá xa, vậy mà hôm nào Hằng cũng đi bộ qua nhà tôi để học bài. Tôi thực sự cảm thấy ân hận và thương bạn quá.
Mấy hôm sau, vì đau chân quá, tôi nghỉ học. Ngày nào, Hằng cũng vào thăm tôi, cùng tôi học bài. Bạn ấy còn chép bài cho tôi nữa. Thành ra bây giờ, người được kèm cặp là tôi chứ không phải là Hằng.
Lúc tôi khỏi chân cũng là lúc chúng tôi trở thành đôi bạn thân thiết. Ngày ngày, tôi qua nhà đón Hằng đi học, hai đứa thay nhau đèo, vừa đi vừa ôn bài, trò chuyện rôm rả. Tôi kể hoàn cảnh của Hằng cho bố mẹ nghe. Bố tôi đã xin cho mẹ Hằng đi bán hàng ở cửa hàng gạo, đỡ vất vả mà thu nhập cũng khá hơn.
Hai mẹ con Hằng vui lắm, cứ cảm ơn mãi. Còn tôi, tôi cũng rất vui vì tìm được người bạn giàu nghị lực, ít nói nhưng sâu sắc, tốt bụng.
Từ đó đến nay, tôi và Hằng luôn là đôi bạn thân thiết. Sức học của Hằng cũng khá lên nhiều, bạn ấy đạt danh hiệu “Học sinh tiên tiến”. Có chuyện gì vui buồn, tôi và Hằng đều tâm sự với nhau, giúp đỡ nhau. Có một người bạn như Hằng, tôi thấy như trưởng thành hơn.
bn tham khảo đc ý nào thì viết vào đoạn nhe
lý do đọc sách:
Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn- con đường tích lũy và nâng cao tri thức.
• Đọc sách là sự chuẩn bị để làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới.
⇒ Đọc sách có ý nghĩa lớn lao, lâu dài đối với con người.
- Cuộc đời ai cũng có bạn, tình bạn rất quý giá
- Tình bạn là mối quan hệ chân chính, tri kỷ có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.
2. Thân bài- Nguồn gốc của tình bạn là sự đồng điệu tâm hồn, chung sở thích, không nên nhầm tưởng với việc lấy bí mật, chuyện xấu của người khác ra làm thân.
- Tình bạn phải xuất phát từ sự chân thành, thật tâm, không hai lòng, có thế bạn mới dám mở lòng chia sẻ.
- Bạn thân là những người sẵn sàng bên ta lúc ta khó khăn tựa như những người thân ruột thịt. Ở bên những người bạn, ta sẵn sàng chia sẻ nỗi lòng, bởi sự dễ cảm thông và thấu hiểu của bạn.
- Bạn chính là người thầy của chúng ta
- Phải đặt niềm tin hàng đầu trong mối quan hệ bạn bè, không nên nghi kỵ, ích kỷ tính toán với bạn.
- Không được dung túng, bao che khi bạn làm việc xấu, phải biết lựa lời khuyên ngăn.
- Tình bạn vì mục đích trong sáng cùng nhau tiến bộ, chứ không phải là lợi dụng lẫn nhau hay vụ lợi về mình.
- Phải biết giúp đỡ san sẻ khi bạn gặp khó khăn, biết khích lệ, cổ vũ bạn khi bạn thành công
3. Kết bài- Tình bạn là thứ tình cảm tuyệt vời
- Mỗi người nên có cho mình một người bạn thân, một người bạn tri kỷ
Chúc bạn làm bài tốt
- Giới thiệu về tình bạn bè, thầy trò, cha mẹ - mẹ con và ý nghĩa của những mối quan hệ này trong cuộc sống.
- Khẳng định rằng tình cảm giữa những mối quan hệ trên luôn là những sợi dây vô hình nhưng mạnh mẽ, giúp con người vượt qua thử thách và khó khăn trong cuộc sống.
- Nêu câu chuyện mà em sẽ kể, gợi sự chú ý của người đọc.
Ví dụ mở bài:
Trong cuộc sống này, có những tình cảm thật thiêng liêng và gắn bó mà ta không thể nào thiếu được. Đó chính là tình bạn bè, tình thầy trò và tình cha mẹ - con cái. Mỗi mối quan hệ đều có những kỷ niệm và câu chuyện đặc biệt khiến chúng ta xúc động. Hôm nay, tôi muốn kể về một câu chuyện cảm động về tình bạn chân thành mà tôi đã được chứng kiến và tự mình trải nghiệm, một tình bạn mà tôi sẽ mãi không quên.
II. Thân bài:-
Kể câu chuyện cảm động về tình bạn bè, thầy trò, cha mẹ - mẹ con:
- Câu chuyện về tình bạn bè:
- Giới thiệu về bạn thân của em hoặc một người bạn trong lớp có hành động nghĩa cử đẹp khiến em xúc động.
- Miêu tả hoàn cảnh, sự việc dẫn đến hành động của người bạn.
- Phân tích cảm xúc của em và sự thay đổi trong suy nghĩ của em sau sự kiện đó.
- Câu chuyện về tình thầy trò:
- Kể một lần thầy cô giúp đỡ em vượt qua khó khăn trong học tập hoặc trong cuộc sống.
- Miêu tả sự quan tâm, tình thương của thầy cô và cách họ thể hiện sự hỗ trợ.
- Phân tích cảm xúc của em về sự chăm sóc của thầy cô và vai trò của thầy cô trong cuộc đời em.
- Câu chuyện về tình cha mẹ - mẹ con:
- Kể lại một kỷ niệm sâu sắc với cha mẹ, mẹ hoặc cha đã hy sinh vì con cái.
- Miêu tả tình yêu thương và sự chăm sóc mà cha mẹ dành cho em.
- Chia sẻ cảm xúc của em khi nhận ra tình cảm thiêng liêng của cha mẹ.
- Câu chuyện về tình bạn bè:
-
Ý nghĩa của câu chuyện:
- Nêu bật thông điệp về sự quan tâm, tình yêu thương trong mối quan hệ bạn bè, thầy trò và cha mẹ - mẹ con.
- Phân tích sự thay đổi trong nhận thức của em về tình cảm và giá trị của tình bạn, thầy trò, cha mẹ - con cái.
- Tóm tắt lại câu chuyện và cảm xúc của em về tình bạn bè, thầy trò, cha mẹ - mẹ con.
- Khẳng định lại vai trò quan trọng của các mối quan hệ này trong cuộc sống.
- Nêu lên suy nghĩ và cảm xúc của em về sự trân trọng và biết ơn đối với những người xung quanh.
Ví dụ kết bài:
Qua câu chuyện này, tôi nhận thấy rằng tình bạn, tình thầy trò và tình cha mẹ - mẹ con đều có sức mạnh vô hình nhưng to lớn. Những tình cảm ấy giúp chúng ta vượt qua những lúc khó khăn, mang lại cho chúng ta niềm tin và sức mạnh để tiếp tục bước đi trong cuộc sống. Tôi cảm thấy may mắn và hạnh phúc khi có những người bạn, những thầy cô và những bậc cha mẹ luôn yêu thương và đồng hành cùng mình. Tôi sẽ trân trọng và gìn giữ những mối quan hệ này suốt đời, vì chúng chính là nguồn động lực giúp tôi vững bước trong cuộc sống.
4o miniSách là kho tàng kinh nghiệm, trí tuệ của nhân loại, đọc sách là con đường chân chính mở rộng hiểu biết của con người nhưng không phải ai cũng hiểu và có được cách đọc sách đúng đắn. Việc đọc sách muốn hiệu quả cần phải biết cách chọn sách: sách thường thức và sách chuyên môn. Khi đọc, không phải chỉ lướt qua cho xong lượt mà cần có sự rèn luyện, có kế hoạch và phương pháp đọc thích hợp. Đọc sách không cần đọc nhiều, cốt đọc cho tinh, đọc cho kĩ, không đọc theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”. Đọc từ khái quát tới chi tiết, đọc và nghiền ngẫm những điều trong sách để áp dụng vào cuộc sống.
Qua văn bản "Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm, tôi rút ra được rất nhiều điều hay qua văn bản này và nhất là khi tác giả nêu ra được những lí lẽ để mọi người nên và phải đọc sách. Đầu tiên, Chu Quang Tiềm đã chỉ ra rằng mặc dù đọc sách không chỉ là chuyện học vấn nhưng đọc sách luôn đóng góp một vai trò to lớn cho con đường học vấn. Nó giúp mỗi con người tiếp thu nhiều tinh hoa kiến thức để trau dồi và phát triển con đường học vấn của bản thân. Lí do đầu tiên mà khiến mọi người phải đọc sách chính là đọc để phổ cập những kiến thức cơ bản phổ thông mà ai cũng nên và cần phải biết và đọc để trau dồi học vấn chuyên môn. Điều này sẽ giúp đỡ mỗi người trong việc học hơn đi từ cơ bản đến nâng cao để rồi biết thêm nhiều kiến thức hay ho và mới mẻ. Việc đọc sách là một hoạt động rất tốt cho mỗi người bởi vì nó có rất nhiều lợi ích cho chúng ta nhưng đọc thôi chưa đủ phải đọc kĩ, hiểu lâu thế mới là đọc sách. Vì vậy, chúng ta phải nắm thật chắc các kiến thức cơ bản rồi hãy từ từ đọc các loại sách bổ ích khác để trải thảm cho con đường học vấn của chúng ta thuận lợi.
Bài văn kể chuyện: Một lần mắc lỗi với người thân
Mở bài:
Em là con út trong gia đình có ba anh chị em. Khi em lên lớp ba, bố mẹ em phải lên thành phố làm việc để kiếm tiền nuôi con ăn học. Em không muốn xa bố mẹ, nhưng em cũng không muốn rời khỏi quê hương yêu dấu của mình. Em quyết định ở lại quê sống cùng bà ngoại.
Thân bài:
Bà ngoại là người rất hiền lành, yêu thương cháu nội. Bà luôn lo lắng cho em, cho dù em đã lớn khôn rồi. Bà luôn dậy sớm để nấu cơm cho em, đưa đón em đi học, giúp em làm bài tập, mua cho em những món ăn em thích... Em rất biết ơn và yêu quý bà.
Nhưng có một điều em không thích ở bà, đó là bà luôn ép em học thêm nhiều môn. Bà muốn em giỏi giang như anh chị của em, để sau này có thể vào được trường đại học danh tiếng. Em hiểu ý tốt của bà, nhưng em lại không thích học thêm. Em chỉ muốn được chơi đùa với bạn bè sau giờ học, được xem phim hoạt hình yêu thích, được ngủ nướng vào buổi sáng...
Một hôm, bà đưa em đến nhà cô giáo dạy thêm toán. Em không muốn đi, nhưng bà cứ nài nỉ em. Em bực bội, quát lên với bà: "Bà cứ ép em học thêm làm gì? Em không thích học thêm đâu! Bà cứ để em yên, em muốn được tự do!" Bà nghe xong, mặt buồn bã, không nói gì. Bà chỉ ôm em vào lòng, vuốt ve mái tóc của em, rồi nói: "Bà biết con không thích học thêm, nhưng bà chỉ muốn con có một tương lai tốt đẹp. Bà không muốn con phải khổ như bố mẹ con. Bà yêu con lắm, con ạ!"
Em nghe bà nói, cảm thấy xấu hổ và hối hận. Em đã làm bà buồn, đã không hiểu cho bà. Em ôm bà chặt lại, xin lỗi bà nhiều lần. Bà cười khẽ, vuốt ve đầu em, nói: "Bà tha lỗi cho con rồi. Con hãy cố gắng học tập cho tốt nhé. Bà tin con sẽ làm được!"
Kết bài:
Từ đó, em đã thay đổi thái độ với việc học thêm. Em không còn than phiền hay chống đối nữa. Em cố gắng học hết sức mình, để làm vui lòng bà ngoại. Em cũng biết ơn và yêu thương bà hơn.
Một lần mắc lỗi với người thân đã khiến em rút ra được một bài học sâu sắc. Đó là phải biết trân trọng và tôn trọng người thân, phải hiểu cho hoàn cảnh và mong muốn của họ. Em cũng hiểu được tình yêu thương của người thân là vô giá, là động lực để em vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
Em tham khảo bài này nhé, cái này là: ''Nghị luận về đức hi sinh của cha mẹ dành cho con'' ấy á:
"Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ. Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha'. Lời dạy ấy thật đúng khi nói về sự to lớn của cha mẹ với đức hi sinh lớn lao dành cho con cái. Cha mẹ là người đã sinh ra ta, nuôi ta khôn lớn. Có thể nói, không có cha mẹ thì không có sự tồn tại của những đứa con trên đời. Đó còn là những người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, gánh trên vai trách nhiệm giúp người con trưởng thành, khôn lớn. Cả cuộc đời của các bậc cha mẹ đều là những hi sinh không ngừng nghỉ vì tương lai tốt đẹp của con cái. Và chắc chắn đó là những hi sinh không hề mong đáp trả, những hi sinh lớn lao. Ta chắc chắn không thể quy nó về trách nhiệm mà hơn thế là đức hi sinh, là lòng yêu. Con cái trước hi sinh của cha mẹ cần có thái độ biết ơn, trân trọng và không được cho bản thân quyền nhận hi sinh ấy như một lẽ đương nhiên. Quả thực, hiện nay khong ít người con đã và đang sống trên hi sinh ấy bằng sự vô ơn, bạc bẽo và cả những người cha, người mẹ đang dành đức hi sinh một cách lầm đường khiến người con lạc lối, sai phạm. Đức hi sinh của cha mẹ lớn lao, nhưng giá trị và ý nghĩa của nó sẽ được thể hiện khi và chỉ khi con người biết chân thành và biết gửi trao trọn vẹn tình cảm cũng như có thái độ sống tốt, tích cực.
Đó là một ngày đầy ý nghĩa đối với tôi. Một ngày tôi không thể quên. Câu chuyện như sau:
Hôm đó, ba mẹ tôi được nghỉ nên đưa chị em tôi về quê thăm ông bà. Tôi rất háo hức. Không biết dạo này ông bà thế nào? Gặp tôi chắc ông bà mừng phải biết Bên đường, những hàng tre xanh ngắt. Xa xa, những bác nông dân đang làm đồng. Đi thêm một đoạn nữa, lấp ló sau bụi cây bàng già là ngôi nhà cổ xưa của ông bà tôi. Gặp nhau, mọi người mừng rỡ, tíu tít chào hỏi. Tôi nhanh chóng cất đồ rồi chạy ra sân chơi với bọn trẻ con. Chơi được một lúc thì chán, chúng tôi cùng thi nhau nghĩ ra những trò chơi mới. Chợt có đứa nói: "Chị Thuỳ Anh bày trò chơi trên thành phố cho bọn em chơi đi". Tôi nghĩ một lúc rồi nói với lũ trẻ: "Chúng ta chơi trò trêu gà đi". Bọn trẻ có vẻ không hài lòng. Tôi bực mình: "Đứa nào không chơi thì cút". Nghe thế, chúng sợ sệt vội hò nhau chia thành hai phe chơi trò đuổi bắt gà. Thấy chúng tôi chơi trò này, bà cũng không hài lòng, bảo: "Thôi, các cháu chơi trò khác đi, gà nhà ta dạo này yếu lắm". Nghe thấy thế, tôi bực mình cả với bà và bảo chúng cứ chơi tiếp. Một lúc sau, tôi thấy một chú gà nằm lăn ra đất. Tôi tưởng nó ngủ, hoá ra không phải, vì mệt quá, nó đã chết. Tôi sợ hãi cùng bọn trẻ đi tìm một cái hộp chôn chú gà xuống đất. Sau đó, ai về nhà nấy, coi như không có chuyện gì. Buổi tối, khi ăn cơm, ông tôi nói với cả nhà: "Nhà mình bị mất một con gà. Không hiểu nó chết ở đâu hay ai bắt mất?". Tôi im lặng coi như không Ịbiết. Ăn cơm xong, tôi cùng chị chuẩn bị đồ đạc để mai về thành phố sớm. Đêm đó, tôi ngủ không yên. Sáng sớm, bà vào đánh thức chị em tôi dậy. Ông bà và bọn trẻ con tiễn chị em tôi ra tận đầu làng. Tôi thấy hối hận quá. Tôi quay lại ôm chầm lấy bạ: "Cháu xin lỗi, lần sau cháu sẽ nghe lời bà". Ông bà xoa đầu tôi, mim cười: "Cháu biết nhận lỗi thế là tốt. Thôi về đi kẻo muộn". Tôi như trút được một gánh nặng, chào ông bà và chay ra xe.
Sau chuyện đó, tôi hiểu rằng cần phải lắng nghe những gì người lớn khuyên bảo, cần phải biết dũng cảm nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm
tả về mẹ mà