K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 10 2017

Đã làm đã đúng đã chấm điểm

Cần phải giới thiệu đôi chút về tôi để các bạn tiện theo dõi câu chuyện. Tôi vốn con nhà khá giả, được bố mẹ chiều chuộng lại học giỏi nên có khá đông bạn bè. Sự nổi trội của tôi khiến các bạn rất khâm phục. Vì lẽ đó, đôi lúc kiêu ngạo về bản thân mình, thấy ai không hợp là không thèm chơi, nhất là các bạn học chưa giỏi, ăn mặc lại “quê mùa”.
 
Hồi ấy cô giáo chủ nhiệm phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến” để giúp đỡ những bạn học yếu. Thật không may tôi phải kèm một cô bạn mà từ xưa tôi chẳng bao giờ nói chuyện. Hằng - tên người bạn ấy - là một người ít nói, học thì lẹt đẹt, thỉnh thoảng lại nghỉ học không lí do. Tóm lại chẳng có gì nổi bật. Cô giáo xếp chúng tôi ngồi cạnh nhau và yêu cầu tôi phải kèm bạn ấy học. Trong khi tôi không giấu nổi sự thất vọng thì Hằng lại tỏ vẻ vui mừng. Bạn ấy cười với tôi và nói nhỏ: “Ấy giúp tớ với nhé!”. Tôi đành cười gượng đáp gọn lỏn “ừ”. Trong lòng tôi cảm thấy hơi bực vì từ bây giờ không còn được tự do về thời gian nữa, bị ám thế này thì sao sống nổi.
 
Tuy nhiên, tôi cũng không dám trái lời cô. Tôi phải kèm Hằng học để bạn ấy tiến bộ, đó cũng là cách để tôi chứng tỏ mình với cả lớp. Đôi bạn cùng tiến nào có kết quả học tập cao sẽ được thưởng mà. Chiều nào cũng vậy, tôi bắt Hằng qua nhà tôi học. Lúc đầu, Hằng có vẻ ngại nhưng thấy vẻ cương quyết của tôi, Hằng nhận lời. Thực ra, khi kèm Hằng, tôi nhận thấy bạn ấy học không đến nỗi nào, nhưng hình như trước đây bạn ấy không có thói quen ôn bài, làm bài thì phải. Vở bài tập cũng chẳng có, hèn nào chẳng bị điểm kém.
 
Hằng rất phục tôi, tôi nói gi bạn ấy cũng nghe, cứ như tôi là cô giáo vậy. Thỉnh thoảng, được tôi khen, bạn ấy cười sung sướng, tôi thấy Hằng không quá xấu xí như tôi vẫn nghĩ. Bạn ấy đen nhưng có duyên ra phết. Tuy vậy, tôi vẫn giữ thái độ bình thường, không nghĩ rằng mình sẽ coi Hằng là bạn thân. Cho đến một lần...
Hôm ấy, tôi đạp xe đi chơi loanh quanh. Mải nhìn ngắm và nghĩ linh tinh, tôi đi lạc vào một khu phố rất vắng người. Trưa nắng mà tôi không biết lối về, cứ đạp xe loanh quanh mãi. Chợt có một đám con trai choai choai trông rất hầm hố đi xe máy qua. Chúng trêu ghẹo tôi, sờ cả vào má tôi khiến tôi loạng choạng tay lái rồi ngã xuống đường. Thấy vậy, chúng cười hô hố rồi bỏ chạy. Vừa đau, vừa tức, tôi khóc nức nở. Cho đến khi có một bóng người lại gần kêu lên:
 
- Ôi! Ngân Hà! Sao cậu lại ở đây?
 
Tôi ngẩng mặt lên thì nhận ra Hằng. Bạn ấy mặc đồ ở nhà, tay cầm mớ rau nhìn tôi lo lắng. Tôi kể sơ qua tình hình và cố gắng ngồi dậy. Nhưng hình như chân tôi bị chảy máu, lại bị bong gân hay sao mà không thể đứng nổi, đau quá. Hằng vội vàng dựng xe lên dìu tôi vào gác-ba-ga rồi đèo tôi về nhà bạn ấy. Bạn ấy bảo nhà ở gần đây, bạn ấy vừa mua rau về nấu cơm thì nhìn thấy tôi. Vào đến nhà Hằng, dù đang đau nhưng tôi vẫn nhận ra đó là một ngôi nhà cấp bốn bé tí tẹo, đồ đạc tuềnh toàng. Sau đó, tôi được biết nhà chỉ có hai mẹ con, mẹ Hằng đi làm công ty vệ sinh môi trường rất vất vả, Hằng thường đi làm cùng với mẹ vì mẹ bị bệnh, người không khỏe. Vậy mà tôi chẳng biết gì về hoàn cảnh của bạn, tôi vô tâm quá. Cả lớp tôi cũng thế, chỉ biết chê trách người khác mà không chịu tìm hiểu về họ. Hằng làm sao làm bài tập khi phải làm các việc gia đình, cơm nước, giặt giũ, lại còn giúp mẹ đi quét rác nữa...
 
Đưa tôi về nhà, Hằng mời tôi uống nước, lấy cồn rửa vết thương cho tôi cẩn thận rồi băng vào. Nhìn Hằng làm thành thạo, tôi thấy phục bạn quá. Tôi mà nhìn thấy máu là chỉ biết kêu thôi, không biết xử lí thế nào. Còn Hằng, bạn ấy biết cách rửa sạch máu rồi băng lại gọn gàng. Xong xuôi, bạn ấy đưa tôi về tận nhà. Từ nhà Hằng sang nhà tôi khá xa, vậy mà hôm nào Hằng cũng đi bộ qua nhà tôi để học bài. Tôi thực sự cảm thấy ân hận và thương bạn quá.
 
Mấy hôm sau, vì đau chân quá, tôi nghỉ học. Ngày nào, Hằng cũng vào thăm tôi, cùng tôi học bài. Bạn ấy còn chép bài cho tôi nữa. Thành ra bây giờ, người được kèm cặp là tôi chứ không phải là Hằng.
 
Lúc tôi khỏi chân cũng là lúc chúng tôi trở thành đôi bạn thân thiết. Ngày ngày, tôi qua nhà đón Hằng đi học, hai đứa thay nhau đèo, vừa đi vừa ôn bài, trò chuyện rôm rả. Tôi kể hoàn cảnh của Hằng cho bố mẹ nghe. Bố tôi đã xin cho mẹ Hằng đi bán hàng ở cửa hàng gạo, đỡ vất vả mà thu nhập cũng khá hơn.
 
Hai mẹ con Hằng vui lắm, cứ cảm ơn mãi. Còn tôi, tôi cũng rất vui vì tìm được người bạn giàu nghị lực, ít nói nhưng sâu sắc, tốt bụng.
 
Từ đó đến nay, tôi và Hằng luôn là đôi bạn thân thiết. Sức học của Hằng cũng khá lên nhiều, bạn ấy đạt danh hiệu “Học sinh tiên tiến”. Có chuyện gì vui buồn, tôi và Hằng đều tâm sự với nhau, giúp đỡ nhau. Có một người bạn như Hằng, tôi thấy như trưởng thành hơn.

23 tháng 10 2017

Cần phải giới thiệu đôi chút về tôi để các bạn tiện theo dõi câu chuyện. Tôi vốn con nhà khá giả, được bố mẹ chiều chuộng lại học giỏi nên có khá đông bạn bè. Sự nổi trội của tôi khiến các bạn rất khâm phục. Vì lẽ đó, đôi lúc kiêu ngạo về bản thân mình, thấy ai không hợp là không thèm chơi, nhất là các bạn học chưa giỏi, ăn mặc lại “quê mùa”.
 
Hồi ấy cô giáo chủ nhiệm phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến” để giúp đỡ những bạn học yếu. Thật không may tôi phải kèm một cô bạn mà từ xưa tôi chẳng bao giờ nói chuyện. Hằng - tên người bạn ấy - là một người ít nói, học thì lẹt đẹt, thỉnh thoảng lại nghỉ học không lí do. Tóm lại chẳng có gì nổi bật. Cô giáo xếp chúng tôi ngồi cạnh nhau và yêu cầu tôi phải kèm bạn ấy học. Trong khi tôi không giấu nổi sự thất vọng thì Hằng lại tỏ vẻ vui mừng. Bạn ấy cười với tôi và nói nhỏ: “Ấy giúp tớ với nhé!”. Tôi đành cười gượng đáp gọn lỏn “ừ”. Trong lòng tôi cảm thấy hơi bực vì từ bây giờ không còn được tự do về thời gian nữa, bị ám thế này thì sao sống nổi.
 
Tuy nhiên, tôi cũng không dám trái lời cô. Tôi phải kèm Hằng học để bạn ấy tiến bộ, đó cũng là cách để tôi chứng tỏ mình với cả lớp. Đôi bạn cùng tiến nào có kết quả học tập cao sẽ được thưởng mà. Chiều nào cũng vậy, tôi bắt Hằng qua nhà tôi học. Lúc đầu, Hằng có vẻ ngại nhưng thấy vẻ cương quyết của tôi, Hằng nhận lời. Thực ra, khi kèm Hằng, tôi nhận thấy bạn ấy học không đến nỗi nào, nhưng hình như trước đây bạn ấy không có thói quen ôn bài, làm bài thì phải. Vở bài tập cũng chẳng có, hèn nào chẳng bị điểm kém.
 
Hằng rất phục tôi, tôi nói gi bạn ấy cũng nghe, cứ như tôi là cô giáo vậy. Thỉnh thoảng, được tôi khen, bạn ấy cười sung sướng, tôi thấy Hằng không quá xấu xí như tôi vẫn nghĩ. Bạn ấy đen nhưng có duyên ra phết. Tuy vậy, tôi vẫn giữ thái độ bình thường, không nghĩ rằng mình sẽ coi Hằng là bạn thân. Cho đến một lần...
Hôm ấy, tôi đạp xe đi chơi loanh quanh. Mải nhìn ngắm và nghĩ linh tinh, tôi đi lạc vào một khu phố rất vắng người. Trưa nắng mà tôi không biết lối về, cứ đạp xe loanh quanh mãi. Chợt có một đám con trai choai choai trông rất hầm hố đi xe máy qua. Chúng trêu ghẹo tôi, sờ cả vào má tôi khiến tôi loạng choạng tay lái rồi ngã xuống đường. Thấy vậy, chúng cười hô hố rồi bỏ chạy. Vừa đau, vừa tức, tôi khóc nức nở. Cho đến khi có một bóng người lại gần kêu lên:
 
- Ôi! Ngân Hà! Sao cậu lại ở đây?
 
Tôi ngẩng mặt lên thì nhận ra Hằng. Bạn ấy mặc đồ ở nhà, tay cầm mớ rau nhìn tôi lo lắng. Tôi kể sơ qua tình hình và cố gắng ngồi dậy. Nhưng hình như chân tôi bị chảy máu, lại bị bong gân hay sao mà không thể đứng nổi, đau quá. Hằng vội vàng dựng xe lên dìu tôi vào gác-ba-ga rồi đèo tôi về nhà bạn ấy. Bạn ấy bảo nhà ở gần đây, bạn ấy vừa mua rau về nấu cơm thì nhìn thấy tôi. Vào đến nhà Hằng, dù đang đau nhưng tôi vẫn nhận ra đó là một ngôi nhà cấp bốn bé tí tẹo, đồ đạc tuềnh toàng. Sau đó, tôi được biết nhà chỉ có hai mẹ con, mẹ Hằng đi làm công ty vệ sinh môi trường rất vất vả, Hằng thường đi làm cùng với mẹ vì mẹ bị bệnh, người không khỏe. Vậy mà tôi chẳng biết gì về hoàn cảnh của bạn, tôi vô tâm quá. Cả lớp tôi cũng thế, chỉ biết chê trách người khác mà không chịu tìm hiểu về họ. Hằng làm sao làm bài tập khi phải làm các việc gia đình, cơm nước, giặt giũ, lại còn giúp mẹ đi quét rác nữa...
 
Đưa tôi về nhà, Hằng mời tôi uống nước, lấy cồn rửa vết thương cho tôi cẩn thận rồi băng vào. Nhìn Hằng làm thành thạo, tôi thấy phục bạn quá. Tôi mà nhìn thấy máu là chỉ biết kêu thôi, không biết xử lí thế nào. Còn Hằng, bạn ấy biết cách rửa sạch máu rồi băng lại gọn gàng. Xong xuôi, bạn ấy đưa tôi về tận nhà. Từ nhà Hằng sang nhà tôi khá xa, vậy mà hôm nào Hằng cũng đi bộ qua nhà tôi để học bài. Tôi thực sự cảm thấy ân hận và thương bạn quá.
 
Mấy hôm sau, vì đau chân quá, tôi nghỉ học. Ngày nào, Hằng cũng vào thăm tôi, cùng tôi học bài. Bạn ấy còn chép bài cho tôi nữa. Thành ra bây giờ, người được kèm cặp là tôi chứ không phải là Hằng.
 
Lúc tôi khỏi chân cũng là lúc chúng tôi trở thành đôi bạn thân thiết. Ngày ngày, tôi qua nhà đón Hằng đi học, hai đứa thay nhau đèo, vừa đi vừa ôn bài, trò chuyện rôm rả. Tôi kể hoàn cảnh của Hằng cho bố mẹ nghe. Bố tôi đã xin cho mẹ Hằng đi bán hàng ở cửa hàng gạo, đỡ vất vả mà thu nhập cũng khá hơn.
 
Hai mẹ con Hằng vui lắm, cứ cảm ơn mãi. Còn tôi, tôi cũng rất vui vì tìm được người bạn giàu nghị lực, ít nói nhưng sâu sắc, tốt bụng.
 
Từ đó đến nay, tôi và Hằng luôn là đôi bạn thân thiết. Sức học của Hằng cũng khá lên nhiều, bạn ấy đạt danh hiệu “Học sinh tiên tiến”. Có chuyện gì vui buồn, tôi và Hằng đều tâm sự với nhau, giúp đỡ nhau. Có một người bạn như Hằng, tôi thấy như trưởng thành hơn.

20 tháng 5 2018

* Mở bài:

- Giới thiệu chung: Hoàn cảnh để nhớ lại kỉ niệm về thầy (cô) giáo cũ.

* Thân bài:

- Kể về kỉ niệm gắn bó với thầy, cô. (Kết hợp miêu tả ngoại hình, tính cách...) của thầy, cô.

* Kết bài:

- Cảm nghĩ của em về những kỉ niệm đó.

15 tháng 8 2018

Bước vào cổng trường, không khí rộn ràng náo nức của các em học sinh khiến cho chúng em cũng bang khuâng một niềm vui xao xuyến, chúng em như tìm thấy được bóng dáng của chính mình trên những khuôn mặt hồn nhiên, trong sáng kia. Chúng em đã từng trải qua quãng thời gian đẹp như vậy, để giờ đây khi trở về thì những kí ức ấy lại trỗi dậy mạnh mẽ, những kí ức khi xưa cũng ùa về.

Chúng em đã vào văn phòng của thầy cô để tặng thầy cô những bó hoa tươi thắm, những lời chúc chân thành nhân ngày lễ trọng đại này. Những bó hoa tươi thắm cũng chính là tấm lòng trân trọng biết ơn của chúng em dành cho thầy cô. Chúng em mỗi ngày một lớn thêm, thầy cô dường như vẫn vậy, vẫn là những người thầy, người cô đầy nhân hậu, nhiệt huyết với nghề. Chuyến về thăm trường này một mặt chúng em muốn gửi lời tri ân đến thầy cô nhưng cũng là chuyến đi đầy mong mỏi cho cuộc gặp gỡ với cô giáo chủ nhiệm cũ đầy kính yêu của lớp chúng em xưa.

Cô giáo chủ nhiệm của lớp em là cô Duyên, cô là người phụ trách, dìu dắt các hoạt động của lớp nhưng cũng là giáo viên phụ trách môn tiếng việt của chúng em. Cô là một người mẹ thứ hai của chúng em với tấm lòng nhân hậu, yêu thương, quan tâm tận tụy đến từng hoạt động, đến từng học sinh trong lớp, cô là người mà chúng em vô cùng yêu mến và kính trọng. Dù đã ra trường được nhiều năm nhưng cô vẫn nhớ rõ tên, biệt danh của từng đứa, điều này khiến cho em và các bạn đều vô cùng xúc động.

Có một kỉ niệm mà em nhớ mãi, đó là vào kì học thứ nhất của năm học lớp năm, khi ấy chúng em đã là những người anh người chị trong mái trường tiểu học, tâm sinh lí cũng phát triển chưa toàn diện nên chúng em vô cùng ngang bướng và khó bảo. Từ lớp một đến lớp bốn thì thành tích học của chúng em rất tốt, nhưng lên lớp năm chúng em trở nên lười biếng, phá phách hơn và thường xuyên nằm trong danh sách những lớp cá biệt của trường. Các thầy cô giáo cũng rất e dè khi nhận làm chủ nhiệm của em, nhưng cô Duyên thì không như vậy, cô đã đề nghị ban giám hiệu xin làm chủ nhiệm của lớp chúng em.

Ngày đầu vào lớp, như thường lệ chúng em không mấy chú ý đến sự xuất hiện của cô giáo mới mà chỉ nghĩ xem có những trò nghịch ngợm, phá phách nào cho thú vị. Nhưng cô Duyên không bị những trò nghịch ngợm của chúng em làm cho tức giận, ngược lại chúng em càng nghịch thì cô càng nhẹ nhàng nhắc nhở, cô đến từng nơi, chỉ dẫn cho từng đứa học sinh chúng em. Ai mắc lỗi cô cũng không trách móc trước lớp mà cô thường gọi riêng những học sinh ấy để nhắc nhở nhẹ nhàng. Dần dà trước sự quan tâm của cô,chúng em cảm thấy yêu mến cô hơn và cũng nghe lời cô học hành cẩn trọng.

Trong suốt quá trình học, cô luôn chủ động giúp đỡ, hỗ trợ chúng em trong học tập và thi đua. Không chỉ vậy, cô còn thường xuyên tổ chức cho chúng em vui chơi, liên hoan nhẹ vào mỗi buổi sinh hoạt, thay vì hoạt động kiểm điểm những học sinh có hành vi không tốt trong tuần. Sự xuất hiện của cô như một phép thần kì đối với lớp học chúng em, lớp em từ một lớp nghịch ngợm phá phách đã có ý thức học hơn, và cuối kì kết quả học tập tốt chính là công lao to lớn của cô.

Những người thầy, người cô là những người cho ta kiến thức, dạy dỗ chúng ta nên người, bằng tấm lòng nhiệt huyết với nghề và tấm lòng yêu thương học sinh, các thầy cô đã trở thành những người chèo đò đưa bao thế hệ học sinh đến bến bờ bên kia của tri thức. Là mỗi học sinh chúng ta cần biết ơn, trân trọng những người đã yêu thương, dạy dỗ chúng ta, cho chúng ta những kiến thức bổ ích mà trang bị cho chúng ta những hành trang để bước vào đời

28 tháng 9 2019

Tham khảo ý ở đây ạ, rồi tự rút ngắn thành đoạn văn:

Bài làm

Ai trong chúng ta mà chẳng có một tình bạn đẹp đẽ, ai trong chúng ta mà chẳng có một người bạn thân bên cạnh, sẻ chia niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, tôi cũng vậy, Linh- là cô bạn thân nhất của tôi hồi lớp 9, và có lẽ ngày hôm ấy là kỉ niệm đáng nhớ nhất trong tình bạn của chúng tôi.

Hôm ấy là một ngày đẹp trời, như dự định từ chiều hôm trước, hôm nay Linh sẽ sang nhà tôi học nhóm, háo hức từ sáng, tôi nhờ mẹ chuẩn bị nước, đồ ăn chống đói giữa ca học. Đúng 8h Linh có mặt ở nhà tôi, chúng tôi cùng nhau học Toán và Tiếng anh, Linh học rất giỏi môn Anh, kiểm tra từ mới và cấu trúc ngữ pháp của tôi rất kĩ càng và cẩn thận, bù lại ở phần tôi, tôi giúp Linh ghi nhớ những công thức toán học khô khan, chuyển chúng thành những câu dễ nhớ, dễ học hơn, tôi cũng chỉ cho Linh cách giải những bài toán theo cách ngắn gọn nhất,.. Sau khi học xong chúng tôi ngồi trong phòng đọc truyện, tâm sự và ăn bánh mà mẹ tôi đã kì công chuẩn bị từ sáng. Tiện đang vui, tôi liền khoe với Linh chiếc cặp tóc hình ngọc trai rất xinh mà bố đã mua tặng tôi trong chuyến công tác vừa rồi. Đưa Linh xem xong, tôi chợt nhận ra phải đi nấu cơm trước khi bố đi làm về, tôi bảo Linh ngồi đợi tôi đi nấu cơm rồi sẽ quay lại, nhưng lúc tôi đang nấu cơm thì Linh đã vội chạy về vì sợ muộn giờ ăn cơm, tại nhà Linh vẫn hay ăn cơm sớm vậy ấy. Xong xuôi chuẩn bị cơm nước tôi chạy lên phòng cắm headphone nghe nhạc rồi bỗng đánh mắt lên bàn thì chợt thấy chiếc cặp tôi khoe với Linh đặt trên bàn đã không cánh mà bay. Lúc ấy, trong lòng tôi rất giận dữ, tôi đã nghĩ rằng có mình tôi với Linh ở phòng, không Linh lấy thì còn ai nữa. Rồi vô duyên vô cớ tôi âm thầm gán cái mác ăn trộm cho Linh như vậy đấy, vừa tức, vừa bực, không ngờ bạn thân của mình lại xấu tính như thế, lại lấy thứ đáng quý với mình như thế. Rồi tôi nghỉ chơi với Linh hai ngày, không nói chuyện, không học nhóm, không nói lí do, ở lớp thì bơ Linh đi chơi với nhóm bạn khác, đi về thì tôi về trước, Linh cũng rất thắc mắc và tò mò ra mặt, cỏ vẻ thỉnh thoảng định lại gần hỏi nhưng tôi lại bơ, tránh đi. Rồi đến ngày thứ ba, tôi bỗng thấy chiếc kẹp của mình trên bàn học của Dũng- đứa em trai nghịch ngợm của tôi, gặng hỏi nó mới nói hôm trước thấy đẹp quá nên nó mới lôi về phòng nghịch. Rồi tôi chợt nhớ ra những ngày qua mình đã trách oan Linh như thế nào, mình đúng là một người bạn tồi.. Sáng hôm sau đến lớp tôi đã thấy Linh đứng ở lan can đăm chiêu suy nghĩ, tôi cười nhẹ, khẽ chạy đến luồn hai tay qua eo và thì thầm với Linh:
- Chúng mình xuống canteen đi!!
Linh ngạc nhiên, gặng hỏi về thái độ của tôi mấy ngày qua, tôi chỉ khẽ đáp tại mấy hôm đấy tôi mệt nên trong người khó chịu. Nói rồi chúng tôi cười xoà như chưa có chuyện gì xảy ra.
Qua cái ngày hôm ấy, tôi cảm thấy thật may mắn khi tôi gặp được Linh- cô bạn tri kỉ của những tháng ngày cấp 2 đáng trân trọng này. Cảm ơn Linh vì đã luôn thông cảm, đồng hành với tôi trong những tháng ngày thanh xuân tươi đẹp, và xin lỗi vì những lúc dại khờ, hấp tấp mà suýt nữa đánh mất tình bạn này. Chúng tôi sẽ cùng nhau đi tiếp, đi thật dài đến suốt cuộc đời này./.

29 tháng 9 2019

Tham khảo:

Thấy tôi về nhà trễ hơn mọi bữa, mẹ tôi hỏi: "Hôm nay sao con về trễ vậy? Thường ngày độ 11 giờ hay hơn một chút là con về. Chắc ở lớp có sinh hoạt gì phải không con?" "Chút nữa, con kể mẹ nghe, mẹ nhé". Trả lời mẹ xong, tôi vào cất cặp rồi ra bể nước rửa chân tay mặt mũi sạch sẽ mới vào ngồi cạnh mẹ thỏ thẻ.

- Chuyện là thế này mẹ ạ! Tan học, con và Phương con nhà dì Tư đi về sau cùng. Chúng bạn đều đi xe về trước cả, chỉ mình con và Phương đi bộ. Trời nắng quá, hai đứa nép vào vệ đường mà đi. Đến ngã tư đầu làng, vừa mới bước sang bên kia đường, cả hai đứa đều nghe một tiếng rên nho nhỏ. Con bảo Phương dừng lại:

- Phương ơi! Hình như có tiếng ai rên?

- Mình cũng nghe như thế.

Chúng con nhìn quanh quất không thấy một bóng người. Bỗng, tiếng rên lại cất lên. Cả hai đứa như đã định hướng tiếng rên phát lên từ hướng nào rồi. Chúng con bước đến gần gốc me tây nằm sâu trong vệ đường một chút.

- Ôi! Một bà già.

Phương phát hiện ra trước rồi kéo tay con cùng chạy đến. Bà nằm gối đầu lên rễ me. Bộ quần áo màu nâu sẫm lấm lem bụi đường. Chiếc gậy tre trơn bóng nằm cạnh chân. Mái tóc bà đã bạc trắng. Khuôn mặt nhăn nheo xanh nhợt. Con sờ lên trán bà thấy lạnh toát.

- Làm sao bây giờ hả Phương?

Phương vội để cặp xuống theo, run run nói:

- Cậu có mang theo dầu không?

Lúc này, con mới sực nhớ ra vội với lấy chiếc cặp, nhanh nhẹn kéo dây khóa lấy ra một lọ dầu gió Kim mà mẹ vừa mới mua cho con hôm trước. Phương vừa thấm dầu lên trán, mũi, thái dương bà xoa mạnh. Chừng độ mười lăm phút, chúng con thấy người bà ấm lại hơi thở bắt đầu đều dần. Bà mở mắt nhìn chúng con rồi thều thào:

- Cho bà chút nước.

Nghe bà vừa nói xong, Phương quay lại con nói nhanh:

- Cậu ngồi đây với bà, mình chạy đi mua nước nhé!

- Phương chạy lùi lại gần một trăm mét, ngay quán cô Lựu, mua một túi nước chanh có ống hút rồi tất tả trở lại đưa cho con. Cầm túi nước, con từ từ cho bà uống. Được nửa túi, bà bảo cho bà nằm nghỉ một tí. Phương ngồi xuống bên cho bà tựa. Một lúc sau, bà uống tiếp hết túi nước rồi nhìn hai đứa chúng con:

- Bà ờ làng bên kia đi thăm đứa cháu gái ở xóm Đông. Qua đây, thây nắng quá, bà dừng lại nghỉ tạm ở gốc me này. Không ngờ, ngồi được một chút thì thấy xây xẩm cả mặt mày, chẳng có ai mà kêu cả.

- Bây giờ, bà đã thấy đỡ chưa hở bà?

- Bà đỡ rồi nhưng vẫn còn thấy mệt.

Ngồi với bà một lúc, chúng con bàn với nhau. Một đứa ra đường đón xe, đưa bà vào bệnh viện rồi nhắn với người nhà của bà lên. Con chạy ra đường đứng chờ. Từ xa, một chiếc honda vù tới. Con giơ tay ra hiệu cho xe dừng lại. Bác này có lẽ trạc tuổi với bố, dừng lại, nhìn con hỏi:

- Cháu đi về đâu?

- Thưa bác, cháu không đi nhưng có một bà cụ bị mệt. Chúng cháu đi học về, thấy bà ngất xỉu ở đây. Nhờ bác đưa hộ bà vào bệnh viện giúp ạ!

Bác xuống xe cùng con đi đến gốc me. Thấy bà cụ đang nằm tựa vào Phương, bác vội nói:

- Một cháu đứng chờ ở đây. Còn một cháu theo bác đưa bà vào bệnh viên.

Bác bế bà cụ trên tay rồi cùng Phương lên xe. Hai mươi phút sau, bác đưa Phương trở lại. Khi chia tay với chúng con, bác nói:

- Hai cháu thật là ngoan. Bác rất vui vì hành động của hai cháu. Bây giờ hai cháu yên tâm mà về. Bác đến xóm Đông, báo cho cô cháu gái của bà đến bệnh viện ngay.

Khi lên xe, bác còn quay lại mỉm cười với chúng con. Chuyện con về trễ là vì lí do thế đấy, mẹ ạ!

Bây giờ thì Phương - người bạn gái thân thiết của tôi đã theo gia đình về Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Câu chuyện trên là một kỉ niệm đáng nhớ trong tình bạn của chúng tôi.

Tham khảo:

Mỗi chúng ta khi lớn lên, đều bỏ lại đằng sau mình một thời thơ ấu biết bao kỉ niệm buồn vui lẫn lộn. Tôi vẫn nhớ những lần ham chơi quên cả giờ về, hãy những lần mải đi chơi làm mất cả chìa khóa nhà. Nhưng kỉ niệm về người anh họ của em khiến em nhớ mãi không thể nào quên.

Trong những dịp nghỉ hè, tôi thường được bố mẹ cho về quê. Tôi rất thích về quê bởi ở đó tôi có một người anh họ. Anh hơn tôi một tuổi và rất quý tôi. Mỗi lần về quê, anh thường dắt tôi đi chơi khắp nơi. Anh đi đằng trước, tôi lũn cũn chạy theo sau. Nhưng khi tôi mỏi chân, anh thường cõng tôi trên lưng. chạy nhong nhong. Ngồi trên lưng anh tôi thích chí cười khanh khách. Quê tôi có bờ lau trắng xóa. Nhưng lúc đang chơi đuổi bắt, không thấy anh đâu, tôi khóc thét lên, anh từ đâu chạy đến, rắc lên đầu tôi những cánh hoa khiến tôi tròn mắt ngạc nhiên. Đặc biệt, tôi rất thích mỗi khi anh và bạn anh thi thả diều, nhìn cánh diều bay lên bầu trời cao lồng lộng, tôi không bao giờ chán. Anh chiều tôi là thế nhưng tính nhõng nhẽo của tôi đã gây nên một tai nạn. Hôm đó, anh dắt tôi đi đến nhà một người bạn. Trên đường đi, tôi bống nhìn thấy một cây roi quả sai vô cùng. Những quả roi chín thành từng chùm trông thật thích mắt. Tôi dừng lại và chỉ lên những chùm quả đang lấp ló trong tán lá. Tôi muốn ăn roi. Anh định trèo lên hái cho tôi. Anh đứng ngước mắt lên và lắc đầu: “Cây cao quá, anh không trèo được. Thôi, đi cùng anh ra chợ, anh sẽ mua cho em”. Tôi nhất quyết “Không, em thích ăn cả chùm cơ! Ở chợ không có roi giống thế này”. Dù anh thuyết phục thế nào, tôi cũng không chịu. Anh càng dỗ, tôi càng bướng và tôi đã ngồi bệt xuống đất, nước mắt bắt đầu chảy dài, tay chân đạp loạn xạ. Tôi biết, anh nhất định sẽ hái cho tôi khi thấy tôi khóc. Và quả thật, tôi đã thắng. Anh kéo tôi đứng dậy, lau nước mắt và nói: “Em nín đi, anh sẽ hai cho em chùm quả đó”. Anh dắt tôi đến cổng nhà bác có cây roi, gọi cửa và tôi thấy có một bác chạy ra, anh xin phép bác cho anh được hái một chùm roi. Bác đồng ý nhưng dặn anh tôi phải cẩn thận vì cành roi rất giòn. Anh trèo lên, trèo thật cao để hái được đùng chùm roi tôi thích. Nhưng khi đang hái thì anh trượt chân, ngã nhào từ trên cây xuống. Tôi thấy anh ngã thì chạy đến hỏi: “Anh có đau không?” anh gượng cười, nói: “Anh không sao đâu. Em cứ yên tâm”. Nhưng không phải thế, anh bị gãy chân…

Bố về quê, biết anh bị gãy chân vì tôi. Bố đã mắng tôi nhưng anh lại nói với bố: “Tất cả là tại cháu, chú đừng mắng em kẻo nó sợ”. Dù tôi có gây ra chuyện gì, anh cũng luôn che chở cho tôi. Anh là người anh tuyệt vời của tôi. Kỷ niệm đó mỗi khi nghĩ lại, tôi lại thấy cay cay nơi sống mũi.

29 tháng 10 2021

Mỗi chúng ta chắc hẳn ai cũng có trong mình một khoảnh khắc, một kỉ niệm khó quên nào đó. Tôi cũng vậy, trong ngày đầu tiên đi học cấp hai, được gặp thầy cô và các bạn mới tôi đã có một kỉ niệm không thể nào quên với Kiên – người bạn mới của tôi.

    Hôm ấy là hôm đầu tiên tôi lên trường mới nên tôi rất hào hứng. Tôi chuẩn bị kĩ lưỡng mọi thứ, đi học từ sớm. Đến trường, tất cả học sinh đều xuống xe và để xe ngăn nắp, bạn nào chưa biết để xe ở đâu sẽ được bác bảo vệ hướng dẫn. Cũng vì thế tôi cảm thấy đây là ngôi trường có nề nếp tốt, kỉ luật tốt. Trường tôi học tuy không phải trường điểm nhưng lại đạt rất nhiều thành tích trong huyện. Sân trường được trồng nhiều cây xanh, các bồn hoa đều nở rực rỡ. Khi vào lớp, lớp sạch sẽ, gọn gàng, bảng được lau sạch. Tôi thấy bạn nào cũng háo hức, một vài bạn có đôi chút e dè. Trong vào lớp được năm phút thì có một bạn tất tả chạy vào, bạn đi học muộn ngay từ buổi học đầu tiên. Người bạn nhỏ con hơn tôi, cao chừng bằng tôi nhưng có vẻ khỏe mạnh. Da bạn đen, người mảnh khảnh gầy, đôi bàn tay có chút lấm bẩn. Tôi chỉ thấy ấn tượng bởi giọng nói bạn thưa cô vào lớp rất ấm áp, nghe như con gái. Đôi mắt sáng của bạn cũng là điểm đáng chú ý. Lúc đi học về tôi thấy Kiên – người bạn đi học muộn lúc sáng đang loay hoay lắp xích xe đạp. Dưới cái nắng chang chang bạn cũng không đội mũ. Tôi đi qua, làm ngơ như không biết, không thấy vì tôi cho rằng bạn đi học muộn là bạn ý thức kém. Tôi không thích những bạn như vậy. Đi được một đoạn thì xe tôi hết hơi, tôi vội dắt xe vào quán sửa xe gần đó. Xe tôi bị dính đinh, mà săm xe bị mòn hết rồi nên cần thay. Tôi lo lắng bởi tôi không mang nhiều tiền, mà nhà thì xa, giờ cũng muộn rồi. Đúng lúc ấy Kiên ghé vào:

    – Xe bạn làm sao vậy?

    – Xe tớ hỏng săm rồi, mà tớ không mang tiền.

    – Tớ cũng không mang, nhưng mà tớ chở cậu về cho, mai đi học cậu ghé qua lấy xe cũng được.

    – Nhà tớ xa lắm.

    – Không sao, tớ chở về cho, tớ không chở cậu đi bộ về à?

Lúc ấy trong lòng tôi nhen lên nhiều cảm xúc khó tả, tôi vừa ân hận, xấu hổ, vừa xúc động lại cảm phục bạn. Vừa rồi tôi còn mặc kệ Kiên mà giờ Kiên lại giúp tôi như thế. Tôi vừa ngồi lên xe thì thấy một bạn gái lớp bên cạnh đến quán lấy xe, bạn ấy cảm ơn Kiên vì sáng nay giúp bạn ý mang xe đi sửa. Lúc này tôi mới hiểu, hóa ra lí do đi học muộn của Kiên là vì Kiên quá tốt bụng. Tay Kiên bẩn cũng là vì thế. Vậy mà, tôi chưa kịp tìm hiểu đã vội cho rằng bạn là học sinh không tốt… Ngồi sau xe Kiên tôi mới kịp để ý rõ hơn về bạn, bạn ăn mặc rất gọn gàng, chiếc cặp sách tuy cũ nhưng lại vô cùng sạch sẽ. Kiên cũng kể qua cho tôi về hoàn cảnh gia đình, Kiên chỉ ở với bà, bố mẹ đi làm ăn xa nên nhiều việc Kiên cần tự làm. Tôi với Kiên đã làm quen với nhau, trở thành đôi bạn cùng tiến từ đó. Chúng tôi hay xưng hô mày tao với nhau chứ cũng không xưng hô cậu tớ như lúc đầu. Hai đứa chúng tôi giúp đỡ nhau trong học tập, rủ nhau đi học, đi chơi và thường xuyên sang nhà nhau ăn cơm. Bố mẹ chúng tôi rất mừng vì điều đó.

    Thời gian có qua đi, giờ đây, chúng tôi đã có thêm không biết bao nhiêu kỉ niệm đẹp của tuổi học trò nhưng kỉ niệm về lần đầu tiên gặp gỡ giữa tôi với Kiên luôn là kỉ niệm sâu sắc nhất, ấn tượng nhất. Cảm ơn cuộc đời vì đã cho chúng tôi gặp nhau, được làm bạn của nhau.

29 tháng 10 2021

Dẫu biết rằng…
Những viên phấn tròn rồi cũng hóa thành bụi bay đi
Và vết hằn thời gian sẽ rẽ phân hai…màu tóc
Nhưng…
điều lớn lao mà Cô giữ được
Là niềm tin lặng lẽ lớn từng ngày
Là ước mơ khiêm nhường như...hạt giống vậy...!

Mái trường – ngôi nhà thứ hai luôn là nơi lưu lại nhưng dấu ấn đáng nhớ nhất trong cuộc đời mỗi con người. Nhưng ký ức tuổi thanh xuân, kỷ niệm đẹp đẽ và trang hoành nhất của tuổi học trò lại ùa về cùng ba năm bậc Trung học phổ thông. Ở đó, thầy cô là cha, là mẹ; bạn bè là anh em gắn bó mật thiết với nhau và cùng tạo nên những kỷ niệm khó phai mờ. Suốt những năm tháng cắp sách đến trường chắc chắn ai cũng có ấn tượng với một thầy, một cô giáo nào đó – những người để lại cho ta kinh nghiệm suốt đời, nâng đỡ ta đứng dậy từ những noi tối tăm, họ truyền dạy không chỉ kiến thức mà còn là cách sống, đạo lí làm người.

Tôi cũng vậy, suốt hơn một chặng đường đã đi qua, cô Bích Hồng – người mẹ thứ hai đã và đang chắp cánh cho chúng em trên bước đường đời chỉ vỏn vẹn ba năm học. Thời gian thật vội vã trôi nhanh như thoi đưa đúng không cô? Không dài, nhưng cũng không quá ngắn, khoảng thời gian đủ để chúng ta gắn kết, yêu thương...Mới ngày nào em là học sinh lớp 10, được nhà trường phân vào lớp cô chủ nhiệm và trở thành thành viên của lớp A3, vậy mà hôm nay em đã là học sinh lớp 11 rồi. Ngồi viết lời tri ân với cô lòng em dâng trào cảm xúc. Em còn nhớ ngày nhận lớp, em được phân vào lớp 10A3.

A3 - một cái tên không mấy thiện cảm với em bởi trong suy nghĩ của em nói riêng và các bạn trong lớp nói chung, thế mà giờ đây chúng ta đã là một gia đình thật gắn bó dựng nên một ngôi nhà lớn - A3K31 . Và em biết nhờ cô mà tập thế lớp chúng ta được đoàn kết và quý trọng nhau hơn rất nhiều. Chúng em thực sự thấy mình thật may mắn khi được học với cô có được một giáo viên chủ nhiệm tận tình và chu toàn với học trò của mình đến vậy.

Chỉ với một năm thôi nhưng cô trò chúng ta đã có biết bao kỉ niệm thật đáng nhớ cô nhỉ. Những lúc cô lên lớp muộn giờ, nói chuyện phiếm “buôn dưa lê” một số tiết học, hay là những buổi tổ chức sinh nhật, phụ nữ Việt Nam,… Nhưng cô ơi! Chúng em biết rằng cô đưa ra những “phần thưởng” đó chỉ đơn giản với mong muốn chúng em biết nhận thức , hoàn thiện bản thân mình hơn. Còn chưa đầy hai năm còn lại, chúng em sẽ bay vào đời với hành trang là những bài học mà cô dạy hay là những lời chỉ bảo tận tình của cô. Có thể đôi lúc chúng em thật có lỗi, thật lười và nhiều vi phạm nội quy khác như: không học bài cũ, không chú ý nghe giảng, không chịu nhận khuyết điểm của bản thân, và những lúc ấy chúng em đâu nhận ra cô buồn đến nhường nào nhưng có một điều chắc chắn rằng cô vẫn luôn sẵn sàng tha thứ, bỏ qua một số lỗi cho những bồng bột đó.

Nhắc đến cô giáo, người ta luôn mường tượng ra sự ân cần, nhẹ nhàng, dạy dỗ chỉ bảo tận tình, sự nhiệt huyết và yêu trẻ. Riêng cô cũng không phải ngoại lệ, nhưng điều đặc biệt hơn cả, cô là người rất cá tính và hiện đại. Cô luôn có cách lôi kéo chúng em không thể dời khỏi lời giảng dạy của cô một giây phút nào. Cô vẫn giữ những nét truyền thống của một nhà giáo, không sai lệch về tư tưởng, đạo đức nhưng cô cũng không quên bỏ vào đó một chút “cái tôi” cá nhân riêng để học sinh có thể nhớ về cô mãi.

Cô ơi! Em biết lớp có được thành tích xuất sắc trong suốt một năm qua chính là công lao to lớn của cô. Bởi em biết cô coi lớp là gia đình thứ hai của mình. Cô là chủ gia đình, là người mẹ tần tảo, dãi nắng dầm mưa còn chúng em là đàn con thơ dại, hiếu động được cô nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ nên người. Cô không ngại khó, không ngại khổ mà ngày ngày, tháng tháng luôn ở bên chúng em, chăm chút, nhào nặn chúng em từ những bước đi, dáng đứng, cho đến lời nói, cách ăn mặc...

Trong cảm nhận của riêng em, cô là người rất khác. Cô khác rất nhiều so với các thầy cô giáo khác ở trong trường. Vì lý do mỗi ngày lên lớp thì cô không ăn mặc cầu kì, cũng không tô son, điểm phấn nhưng em vẫn thấy cô đẹp, vẫn tươi vui. Cô đẹp với một vẻ giản dị mà thanh cao của người phụ nữ Việt Nam. Trong những buổi lao động vất vả, mệt nhọc, nóng bức nhưng cô vẫn đứng một chỗ chỉ tay cho chúng em. Điều đó không có nghĩa là cô ngại khổ, ngại bẩn mà mục đích ở đây là tạo sự tự giác, siêng năng, chịu khó đối với chúng em. Những lúc đó thì chúng em phải cảm ơn cô vì đã làm được điều đó thật tốt.

Hơn một năm qua được học cô chủ nhiệm là một may mắn đối với em nói riêng và các bạn trong lớp nói chung bởi cô không chỉ trang bị cho chúng em tri thức mà cô còn dạy cho chúng em cách làm người, cách nhìn nhận cuộc sống. Cô luôn hướng chúng em đến những điều hay lẽ phải. Cô nói: “Muốn có một tập thể vững chắc thì phải biết đoàn kết, biết yêu thương đùm bọc, chia sẻ cho nhau khi người khác khó khăn, hoạn nạn…” Những điều cô dạy khiến chúng em không chỉ lớn về thể xác mà còn phong phú về tâm hồn. Và những điều cô đã dạy đó em sẽ mãi khắc ghi, đồng thời coi đó là hành trang để em vững bước vào đời.

Em biết trong khoảng thời gian qua, nhiều lúc cô cũng buồn vì chúng em lắm. Bởi có lúc chúng em còn chểnh mảng trong học tập, có bạn còn chưa chấp hành luật an toàn giao thông, có bạn còn vắng học không phép, bỏ giờ, vi phạm nội quy quy định của Nhà trường...

Em kính mong cô hãy quan tâm đến lớp như hơn một năm qua cô đã quan tâm để chúng em có chỗ dựa vững chắc, để chúng em tự tin vững bước vào đời. Và em mạn phép thay mặt các bạn trong lớp xin hứa với cô sẽ hết mình nỗ lực phấn đấu để đạt được thành tích tốt trong học tập và rèn luyện. Cảm ơn cô đã tận tụy hết mình vì chúng em. Cảm ơn cô đã cho chúng em những khoảng thời gian thật tuyệt vời. Cảm ơn cô vì đã là người mẹ thứ hai của 39 đứa con thơ dại A3K31, là người gieo trong chúng em những ước mơ hoài bão bởi “một cây lớn khỏi đầu từ cái mầm nhỏ, cuộc đời mỗi con người không có thầy cô thì không thể trưởng thành”.

Cô Bích Hồng yêu quý! Khi em ngồi viết những lời tri ân này với cô cũng là lúc Kỷ niệm 63 năm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo (20/11/1958 –20/11/2021) đang đến gần. Vậy nhân ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay em xin được gửi đến cô những lời tri ân tốt đẹp, thân thương nhất. Em kính chúc cô luôn mạnh khỏe, vui vẻ, hạnh phúc bên gia đình và bên chúng em. Chúc cô mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Chúc cô có nhiều lứa học trò chăm ngoan, học giỏi. Qua lời tri ân này em xin gửi đến cô lời cảm ơn chân thành nhất, cảm ơn cô đã quan tâm, giúp đỡ, dìu dắt chúng em nên người; cảm ơn cô đã đem đến cho chúng em những hồi ức đẹp nhất của tuổi học trò dù mới chỉ là hơn một Và từ đó, em cũng thay mặt cả lớp xin được cảm ơn các thấy cô giáo bộ môn giảng dạy ở lớp 11A3 đã đồng hành cùng chúng em, đã đồng cam cộng khổ vì chúng em trong suốt hơn một năm qua. Vậy nhân ngày lễ tết cổ truyền của thầy cô em cũng xin gửi đến thầy cô những lời tri ân tốt đẹp nhất. Em chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường mình đã chọn.