K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 11 2022

- Biện pháp tu từ: Nhân hoá (thời gian... chạy điên cuồng). 
- Tác dụng: Chỉ sự khắc nghiệt của thời gian khi trôi qua quá nhanh, đặc biệt trong bối cảnh người mẹ ở tuổi đã già. Qua đó cũng thể hiện được tâm trạng bồn chồn, lo lắng cũng như tình thương yêu của tác giả với mẹ.

 

 

27 tháng 11 2022

ai giúp tôi với

Con sẽ không đợi một ngày kia khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ? Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ ai níu nổi thời gian? ai níu nổi? Con mỗi ngày một lớn lên Mẹ mỗi ngày thêm cằn cỗi Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn. a)Phương thức biểu đạt chính đoạn thơ là gì?Đoạn thơ...
Đọc tiếp

Con sẽ không đợi một ngày kia
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
ai níu nổi thời gian?
ai níu nổi?
Con mỗi ngày một lớn lên
Mẹ mỗi ngày thêm cằn cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn.

a)Phương thức biểu đạt chính đoạn thơ là gì?Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

b)Trong các từ: "khóc lóc, hốt hoảng, bơ vơ, cằn cỗi" từ nào là từ ghép,từ nào là từ láy?

c)Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ sau:

Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua

d)Viết đoạn văn(khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về nội dung của hai câu thơ sau:

Con mỗi ngày một lớn lên
Mẹ mỗi ngày thêm cằn cỗi

0
I.                  Phần đọc hiểuĐọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:Con sẽ không đợi một ngày kiakhi mẹ mất đi mới giật mình khóc lócNhững dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệtChạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nuamỗi ngày qua con lại thấy bơ vơai níu nổi thời gian?ai níu nổi?Con mỗi ngày một lớn...
Đọc tiếp

I.                  Phần đọc hiểu

Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Con sẽ không đợi một ngày kia
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
ai níu nổi thời gian?
ai níu nổi?

Con mỗi ngày một lớn lên                                                  
Mẹ mỗi ngày thêm cằn cỗi

Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn.

                                                (Mẹ – Đỗ Trung Quân)

Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản, Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu thơ:

 Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt/ Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua

Câu 3: Cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ.

Câu 4: Từ đoạn thơ trên hay viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về người mẹ thân yêu của mình.

2
24 tháng 4 2022

khocroigiúp vs ạkhocroi

24 tháng 4 2022

1. thể thơ tự do

ptbđ: biểu cảm

2. biện pháp nhân hóa: chạy

=> td: miêu tả sự trôi chảy rất nhanh của thời gian, thời gian trôi nhanh khiến mẹ ngày càng già đi

3. cảm xúc: xúc động, yêu thương, trân trọng thời gian ở bên mẹ

4. hs viết đoạn văn trình bày suy nghĩ

11 tháng 10 2023

Bptt là ẩn dụ t, tác dụng của bptt đó là lm cho đthơ hay hơn thêm sinh động hơn khắc họa đc hifnh ảnh ng con vẫn còn trẻ ,lm tăng sức gọi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

19 tháng 8 2023

BPTT ẩn dụ: "thứ quả ngọt trên đời"

Tác dụng: thể hiện sâu sắc, nghệ thuật việc mẹ mong mỏi đợi chờ những ngày con mình trưởng thành và nếm được những hạnh phúc, ngọt ngào, điều diệu kì của cuộc sống. Đồng thời câu thơ tăng giá trị gợi hình, gợi cảm xúc từ đó gây ấn tượng và hấp dẫn đọc giả hơn.

đó là bài thơ nào vậy.Bạn phải cho mọi người bt bài thơ đó là gì thì mới có thể giúp bạn được

7 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ:

+ Mẹ: còng, đầu bạc trắng, thấp, gần đất

+ Cau: thẳng, ngọn xanh rờn, cao, gần với giời

- Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ:

+ Tương phản đối lập “ còng – thẳng, xanh rờn – bạc trắng, cao – thấp, giời – đất” => Tác dụng: tạo ra những hình ảnh trái ngược nhau giữa “mẹ” và “cau” để làm nổi bật hình ảnh người “mẹ” đang già đi theo năm tháng

+ So sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”: gợi lên hình ảnh già nua héo hắt của người mẹ => Tác dụng thể hiện tình cảm nâng niu kính trọng hòa lẫn xót xa cay đắng, thương cho tuổi già của mẹ “Con nâng trên tay – Không cầm được lệ”.

+ Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?” => Tác dụng: thể hiện tâm trạng bần thần xót xa của người con khi thấy tuổi già của mẹ kéo đến ngày một gần. Chứng kiến mẹ ngày một gầy mòn héo hắt, con không khỏi buồn thương.

17 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ và tìm ra các từ ngữ dùng để nói về “mẹ” và “cau. Xác định biện pháp tu từ và chỉ ra tác dụng của chúng.

Lời giải chi tiết:

- Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ:

+ Mẹ: còng, đầu bạc trắng, thấp, gần đất

+ Cau: thẳng, ngọn xanh rờn, cao, gần với giời

- Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ:

Tương phản đối lập “ còng – thẳng, xanh rờn – bạc trắng, cao – thấp, giời – đất” => Tác dụng: tạo ra những hình ảnh trái ngược nhau giữa “mẹ” và “cau” để làm nổi bật hình ảnh người “mẹ” đang già đi theo năm tháng

So sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”: gợi lên hình ảnh già nua héo hắt của người mẹ => Tác dụng thể hiện tình cảm nâng niu kính trọng hòa lẫn xót xa cay đắng, thương cho tuổi già của mẹ “Con nâng trên tay – Không cầm được lệ”.

Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?” => Tác dụng: thể hiện tâm trạng bần thần xót xa của người con khi thấy tuổi già của mẹ kéo đến ngày một gần. Chứng kiến mẹ ngày một gầy mòn héo hắt, con không khỏi buồn thương.