K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2022

Lỗi: Câu sai ngữ pháp

=> Sửa:

- Nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc.

- Bằng nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, tác phẩm đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

Bài viết mẫu

     Giữa bộn bề ngột ngạt của cuộc sống xô bồ, tìm về với những áng văn Thạch Lam viết về thiên nhiên thơ mộng trữ tình, ta thấy lòng nhẹ nhõm và bình yên đến lạ! Bức tranh quê trong đa số tác phẩm truyện ngắn Thạch Lam, luôn chứa đựng những gì tinh khôi và đẹp đẽ nhất, Thạch Lam là một cây bút được coi là hàng đầu của văn xuôi Việt Nam. Thạch Lam đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị trong đó có tác phẩm Dưới bóng hoàng lan. tác phẩm là truyện ngắn không có cốt truyện. Nó không kể một câu chuyện mà nó gợi sâu suy nghĩ. Thời gian đọng lại không gian tĩnh lặng hé lộ kín đáo bi kịch đời người màn người đọc phải cảm nhận kĩ mới cảm nhận được. Đó chính là cái thú vị cái đặc sắc của tác phẩm.

     Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan viết về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng. Thanh mồ côi cha mẹ, sống cùng bà, hai bà cháu sống nương tựa lẫn nhau, tuổi thơ của Thanh tuy đầy sự vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ nhưng lần trở về này đã cách kỳ trước hai năm. Có phải đời sống thị thành đã nhiều lúc khiến Thanh quên rằng người bà tóc bạc phơ đang sống những ngày cuối cùng trong đời mỏi mắt trông chờ anh, đáp lại tiếng gọi bà ơi một cái bóng nhẹ từ bên trong vụt ra rơi xuống mặt bàn anh chàng định thần nhìn con mèo của nhà anh chàng. Từ khi Thanh lên thành phố công tác thì ngôi nhà vốn neo người của bà cháu anh càng trở nên hoang vắng, quạnh quẽ hơn “Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ngoài kia đều ngừng lại trên bậc cửa”. Tuy đã xa nhà một thời gian dài nhưng mỗi lần trở về thăm quê, với Thanh ngôi nhà ấy vẫn như ngày nào vậy, tựa như tình yêu thương nơi người bà “ …cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi, cũng y như ngày chàng đi khi xưa”. Ngôi nhà thân thuộc ấy phần nào lại khiến cho anh chàng cảm thấy hồi hộp bồi hồi đến kì lạ khiến chàng thấy cảm động quá.

     Đọc tác phẩm, người đọc có thể thấy ở Thanh toát lên một tình yêu quê hương da diết, một thứ tình cảm gắn bó thiêng liêng với ngôi nhà, mà hơn cả là với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng. Mỗi lần về thăm quê, Thanh đều có cảm giác bồi hồi, mừng rỡ, đó là thứ tình cảm của một người con xa quê khi được trở về nơi mái nhà thân yêu, nơi quê hương mình được sinh ra, được lớn lên. Thanh cảm thấy thời gian như quay ngược lại, không gian đứng lặng, phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ. Các trang văn của Thạch Lam luôn vậy, nhẹ nhàng, giản dị nhưng lại có sức lay động đến bình dị đến vậy. Theo bước chân của Thanh, người đọc như được hòa nhập làm một với nhân vật, được ngắm nhìn khung cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa. Câu văn ngắn gọn mà chan chứa tình cảm của bà “Đi vào trong nhà không nắng cháu” đã khiến cho người đọc thấy xúc động khôn nguôi, sự quan tâm dù rất nhỏ bé nhưng lại thể hiện được tình cảm, tấm lòng bao la của người bà đối với Thanh, luôn quan tâm đến cháu từ những thứ nhỏ nhặt nhất. Trở về thăm nhà sau hai năm xa quê, gặp lại bà, được nhận những yêu thương, quan tâm của bà, Thanh có cảm giác như được trở về với tuổi thơ khi còn nhỏ “…tất cả những ngày thuở nhỏ trở lại với chàng”.

      Hình ảnh người bà tuy xuất hiện không hẳn nhiều nhưng chỉ với vài chi tiết, những hành động, những lời nói quan tâm của bà dành cho Thanh, ta cũng có thể cảm nhận được trọn vẹn tình cảm bao la của người bà. Từ lời quan tâm “Đi vào trong nhà không nắng cháu” đến lời thúc giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi “Con rửa mặt đi, rồi đi nghỉ không mệt. Trời nắng thế này mà con không đi xe ư?…”. Bà sợ cháu đi đường xa về mệt, bà sửa gối chiếu, dùng phất trần để phủi bụi trên giường, bà giục cháu nghỉ ngơi còn mình thì xuống bếp nấu ăn vì sợ cháu đói. Đối với Thanh khi ở bên bà lúc nào cũng có cảm giác được che chở, được quan tâm thì đối với bà, người cháu dù có lớn khôn đến đâu thì với bà lúc nào cũng là một đứa nhỏ cần được yêu thương, chăm sóc: “ …Ở đấy, bà chàng lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu chàng”. Hình ảnh người bà đã thể hiện trọn vẹn chất thơ trong truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam, khiến người đọc thấy cảm động trước tình cảm gia đình – tình bà cháu thiêng liêng.

     Không gian trong truyện ngắn cũng được Thạch Lam thành công miêu tả một cách sống động, hình ảnh khu vườn xưa hiện lên trước mắt Thanh với con đường Bát Tràng rêu phủ với những vòm ánh sáng lọt qua vòm cây với bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà với cả một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Một khu vườn với cây hoàng lan vốn quen thuộc nhưng lại rất mát mẻ và dịu dàng đối với Thanh đến lạ thường. Và trong không gian bóng hoàng lan ấy, hình ảnh những cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng cũng khiến Thanh hơi dao động phần nào. Chàng cảm thấy không gian náo nhiệt ồn ào ngoài kia như đang dừng lại trên bậc cửa.

     Hình ảnh cây hoàng lan xuyên suốt câu truyện gắn với những kỉ niệm khi xưa của Thanh và cũng là nhân chứng cho tình yêu trong sáng của đôi trẻ Thanh – Nga. Tình yêu nhẹ nhàng giữa Thanh và Nga cũng khiến cho người đọc cảm thấy xúc động bởi nó trong sáng, lại rất đáng yêu, qua những đoạn đối thoại của Thanh và Nga, lời yêu chưa từng được nói ra nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được bao nhiêu tình ý chứa trong đó. Thạch Lam đã đưa chất thơ vào thể hiện sự nhẹ nhàng, tinh tế khi Thanh cài lên mái tóc Nga bông hoa hoàng lan, đó cũng chính là khoảnh khắc lãng mạn, tinh tế của đôi lứa. Dù cho tình yêu của Thanh và Nga có chưa đầy sự gian khổ, khó khăn khi Thanh một lần nữa phải lên đường thì nó vẫn bền vững như ngày nào dưới sự chứng kiến của cây hoàng lan, Nga vẫn sẽ đợi Thanh, vẫn sẽ hái hoa hoàng lan cài lên tóc mỗi mùa hoa nở như khi Thanh đang ở bên cạnh. Tình yêu chưa lời ngỏ, chuyện tình chưa đi được đến hồi kết nhưng sự nhẹ nhàng của tình yêu ấy cũng đủ để lay động biết bao tâm hồn.

      Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan là một câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị nhưng đầy tinh tế, sâu sắc, bởi nó mang đến cho người đọc cảm giác thư thái, nhẹ nhàng thông qua câu chuyện của Thanh. Sở dĩ nó mang lại cho con người biết bao cảm xúc yêu thương, trìu mến bởi nó khơi gợi được thứ tình cảm gắn bó, sâu kín ở mỗi người, đó là tình yêu quê hương, tình cảm gia đình, tình yêu đầu đời. Đọc truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan, người đọc không chỉ cảm thán bởi tình cảm gia đình, tình bà cháu hay tình yêu đôi lứa của Thanh và Nga mà còn thán phục trước vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng mà đầy chất trữ tình.

ĐỀ SỐ 1. CHUYÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LẦN 3 “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ. Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đầy ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã....
Đọc tiếp

ĐỀ SỐ 1. CHUYÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LẦN 3

 

“Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ. Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đầy ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã. Và những người có tâm điền tốt và thẳng thắn, lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt”.

 

(Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục)

 

Đọc văn bản trên và cho biết:

a.Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản (0,5 điểm)?

b.Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn bản? Phân tích hiệu quả nghệ

thuật của thủ pháp nghệ thuật đó. (1,0 điểm).

c.Đoạn văn bản trên đã thực hiện những nét đặc sắc nào của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân?

(0,5 điểm)

0
4 tháng 10 2019

Sau hai hồi trống giòn giã, cả lớp tôi sung sướng chạy ùa ra sân trường ồn ào. Rồi mỗi người một trò: đá bóng, kéo co, đá cầu... Tôi đang cùng mấy đứa bạn túm tụm dưới gốc cây bàng nói chuyện thì cậu Bình "bép xép" và một vài bạn khác kéo đến. Sở dĩ Bình có cái biệt hiệu đó vì tuy là con trai, nhưng Bình hay di "buôn" chuyện và khá ác khẩu. Gần đến nơi, Hùng đã nói to:

Các cậu ơi. lớp mình xảy ra một chuyện hay lắm!

Nghe đến đây. Cả lũ con gái chúng tôi với bản tính tò mò vội hỏi dồn tới tấp:

Chuyện gì vậy? Chuyện gì vậy? Nói nhanh lên...

Thằng Bình đưa mắt nhìn quanh rồi rủ rĩ:

Dạo này tớ thường xuyên để ý tới hành tung của bạn Công. Bạn ấy có cái gì lạ lắm. Cứ mỗi giờ ra chơi lại có một bà mang đến cho bạn ấy một cái bọc rất to, mà Công cứ giấu giấu diếm diếm như sợ ai phát hiện vậy. Tớ nghi lắm, không biết trong bọc đó có cái gì nhỉ?

Nghe Bình nói về Công, tất cả chúng tôi đều ngạc nhiên. Đó là một cậu con trai mới chuyển vào lớp tôi. Cậu ta nhút nhát, thấp bé, nước da ngăm đen, lầm lì, chẳng bao giờ nói chuyện với ai, cứ đến lớp rồi ra về lẳng lặng như một cái bóng.

- Vậy không biết trong đó là cái gì nhỉ?

Cả lũ chúng tôi tranh nhau nói. Xem ra đó là một điều bí ẩn lớn mà chúng tôi muốn khám phá.

Hay là tiền?

Vớ vẩn. Tiền gì mà nhiều thế được!

Hay là thứ gì đó ăn được?

- Cũng có thể đấy. Không chừng cu cậu được người quen bồi dưỡng nên giấu không cho bọn mình biết.

- Thôi, thôi, thôi, các bà đừng nói linh tinh, cứ đi kiểm tra rồi sẽ rõ. Mà kìa, Công đang ôm cái bọc kia kìa, lại đó thôi.

Bình thầm thì tổng kết rồi chợt la toáng lên cái phát hiện lạ lùng của nó.

Cả lũ chúng tôi chạy lại gần Công. Bình quát to:
Công! Mày có cái gì trong bọc đấy, mở ra coi!

Công hốt hoảng trả lời:

Không, không có gì đâu.

- Cậu định giấu bọn tớ hả, không giấu được đâu. Thôi, mở ra đi nhanh lên. Đừng, các cậu đừng mà! Đừng...!

Công chưa nói hết câu thì cả lũ chúng tôi đã xâu xúm vào giật cái bọc khỏi tay cậu ta. Cái học tuột ra, rơi xuống đất. Tung toé trên sân là những cuống rau muống đã héo úa.

Các cậu thật quá đáng - Công gào lên giọng đầy căm hận nước mắt rơi trên bờ má. Cả bọn chúng tôi lùi lại, im lặng.

Thì ra nhà Công nghèo, cậu ta phải đi xin cuống rau muống thừa về cho lợn, gà ăn. Công thì khổ quá, còn chúng tôi thì sung sướng quá, ngày chỉ rửa bát hai lần mà cũng không xong. Mắt tôi nhòa dần đi trong khi xung quanh vẫn rực rỡ một màu nắng vàng óng.

Sau chuyện xảy ra, lớp tôi trở nên trầm lắng hơn, ít có tiếng cải vã, trêu chọc của Bình cùng như những trò đùa quái ác của chúng các bạn ấy. Giờ đây, mỗi khi nhìn thấy Công, tôi lại cảm thấy xấu hổ vô cùng. Tôi tự trách mình vì đã có lỗi với cậu ấy. Đã có nhiều lúc, tôi muốn nói lời xin lỗi với Công, nhưng cho đến bây giờ, câu nói đó vẫn chưa được cất thành lời.

5 tháng 10 2019

I. Mở bài

- Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhớ

- Ấn tượng của bạn về kỉ niệm đó

II. Thân bài

1. Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với bạn

- Hình dạng

- Tuổi tác

- Đặc điểm mà bạn ấn tượng

- Tính cách và cách cư xử của người đó

2. Giới thiệu kỉ niệm

- Đây là kỉ niệm buồn hay vui

- Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào

3. Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Kỉ niệm đó liên qua đến ai

- Người đó như thế nào?

4. Diễn biến của câu chuyện

- Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào

- Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện

- Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện

5. Kết thúc câu chuyện

- Câu chuyện kết thúc như thế nào

- Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện.

III. Kết bài

Câu chuyện là một kỉ niệm đẹp thời cắp sách đến trường, nó đã cho em một bài học quý giá và em sẽ không bao giờ quên kỉ niệm này.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Đọc ngữ liệu tham khảo.

- Chú ý những nét đặc sắc nghệ thuật đã được nói đến trong ngữ liệu.

Lời giải chi tiết:

- Những nét đặc sắc nghệ thuật của truyện kể được người viết nêu ra trong ngữ liệu bao gồm:

+ Nghệ thuật tạo tình huống.

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật giàu tính biểu trưng.

+ Nghệ thuật kể chuyện bằng thơ.

+ Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật thông qua đối thoại.

→ Nhận xét: Những nghệ thuật đặc sắc trên làm nổi bật tính cách nhân vật. Từ đó, chủ đề của truyện kể được làm sáng rõ, tô đậm và để lại những bài học sâu sắc cho người đọc.

7 tháng 5 2023

- Những nét đặc sắc nghệ thuật được đưa ra là:

- Tình huống truyện độc đáo

- Nhân vật giàu tính biểu tượng

- Kết cấu tương phản

- Lối kể truyện bằng thơ hàm súc mà hấp dẫn

Những nghệ thuật này giúp dễ thể hiện rõ ràng chủ đề của truyện theo hướng tác giả mong muốn

28 tháng 8 2019

Chọn đáp án: A

22 tháng 10 2018

- Hô-me-rơ kể về cuộc gặp gỡ hạnh phúc và cảm động của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp sau những năm xa cách

- Cuối truyện tác giả lựa chọn một chi tiết: Hô-me-rơ tưởng tượng ra cảnh “người đắm tàu” để so sánh tâm trạng của Pê-nê-lốp khi nhận ra chồng

   + Chính chi tiết này thể hiện được phẩm chất của Pê-nê-lốp cũng như tâm trạng, không khí cuộc gặp gỡ xúc động giữa hai vợ chồng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo

a.

Cuối tuần này, câu lạc bộ Tiếng Anh của trường em tổ chức một chuyến đi chơi. Chúng em đã có dịp đến thăm hồ Gươm - một điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội. Câu lạc bộ có khá đông thành viên, nhưng chỉ có mười người tham gia chuyến đi. Cả nhóm đã hẹn nhau sẽ tập trung ở trước cổng trường. Cùng đi với chúng em có cô Mai - cố vấn của câu lạc bộ. Khoảng bảy giờ, các thành viên trong câu lạc bộ đã đến đông đủ. Mọi người bắt đầu xuất phát ra bến xe để bắt xe buýt ra hồ Gươm. Xe đi mất khoảng bốn mươi phút. Trên đường đi, chúng em trò chuyện vô cùng vui vẻ. Hồ Gươm nằm ở quận Hoàn Kiếm. Hồ có diện tích không rộng lắm. Nước hồ có màu xanh trong vắt, cây cối ven hồ đâm chồi nảy lộc như những ngọn lửa xanh biếc, không khí mát mẻ, dịu dàng. Tháp Rùa nằm ở chính giữa hồ, mang vẻ cổ kính. Đi qua cầu Thê Húc cong cong sẽ đến đền Ngọc Sơn nổi tiếng. Hồ gắn liền với truyền thuyết vua Lê Lợi sau khi đi đánh giặc trở về trả lại gươm cho thần Kim Quy. Khi đi dạo xung quanh hồ, cả nhóm đã gặp rất nhiều vị khách nước ngoài. Chúng em đã có dịp được trò chuyện với họ bằng tiếng Anh. Cả nhóm đã trau dồi được rất nhiều điều bổ ích. Buổi trưa, cả nhóm cùng ghé vào thưởng thức bún chả - một món ăn nổi tiếng của Hà Nội. Chúng em cũng đã có rất nhiều bức ảnh kỉ niệm cùng nhau. Chuyến đi tuy ngắn nhưng đã giúp em có được nhiều trải nghiệm bổ ích. Em mong sẽ có thêm nhiều chuyến đi như vậy, để học hỏi thêm nhiều điều.

- Liệt kê: “Nước hồ có màu xanh trong vắt, cây cối ven hồ đâm chồi nảy lộc như những ngọn lửa xanh biếc, không khí mát mẻ, dịu dàng.”

- Chêm xen: “hồ Gươm - một điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội”

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

- Những nét đặc sắc nghệ thuật của truyện kể được người viết nêu ra trong ngữ liệu bao gồm:

+ Nghệ thuật tạo tình huống.

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật giàu tính biểu trưng.

+ Nghệ thuật kể chuyện bằng thơ.

+ Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật thông qua đối thoại.

=> Nhận xét: Những nghệ thuật đặc sắc trên làm nổi bật tính cách nhân vật. Từ đó, chủ đề của truyện kể được làm sáng rõ, tô đậm và để lại những bài học sâu sắc cho người đọc.

8 tháng 3 2023

  Nhân vật Giăng Van-giăng trong tác phẩm Những người khốn khổ của Vich-to Huy-gô là một người có uy quyền.

- Ông được nhiều người tin tưởng, là một ông thị trưởng có tiếng nói và quyền uy được người dân tin tưởng.

- Giăng Van-giăng là một người tốt bụng, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

- Ngay cả khi đứng trước mặt tên Gia-ve, uy quyền của ông khiến cho hắn phải sợ hãi.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Nhớ lại cuốn sách hoặc bộ phim có nhân vật là một người có uy quyền.

- Chia sẻ ấn tượng của bản thân về nhân vật ấy.

Lời giải chi tiết:

     Nhân vật Giăng Van-giăng trong tác phẩm Những người khốn khổ của Vich-to Huy-gô là một người có uy quyền.

- Ông được nhiều người tin tưởng, là một ông thị trưởng có tiếng nói và quyền uy được người dân tin tưởng.

- Giăng Van-giăng là một người tốt bụng, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

- Ngay cả khi đứng trước mặt tên Gia-ve, uy quyền của ông khiến cho hắn phải sợ hãi.