Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cách kể của Hô-me-rơ qua đoạn trích thể hiện đặc trưng phong cách sử thi: chậm, tỉ mỉ, trang trọng
+ Trong đoạn trích, Pê-nê-lốp nghi ngờ, không tin Uy-lít-xơ là người chồng xa cách của mình
+ Đoạn kể kéo dài, tỉ mỉ thể hiện sự thăm dò, phản ứng của nhân vật dẫn tới bản chất vấn đề
- Tác giả dùng cụm danh-tính từ để gọi nhân vật, khác họa bản chất của nhân vật (phổ biến trong sử thi Hi Lạp)
- Sử dụng biện pháp so sánh có đuôi dài ví niềm vui tái ngộ của Pê-nê-lốp sinh động, hiệu quả
- Công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước: Tác giả dân gian trình bày quá trình hình thành đất nước và nguyên nhân để mất nước
- Tình cha- con: An Dương Vương đau đớn khi phải chém đầu đứa con ngây thơ Mị Châu
- Tình vợ chồng: Mị Châu- Trọng Thủy là mối tình ngang trái, dù đứng hai chiến tuyến nhưng tình cảm của họ sâu nặng
b, Sự việc tiêu biểu
- Hai chi tiết mở ra bước ngoặt, tình tiết mới, sự việc mới.
Những chi tiết trong câu chuyện đều là những chi tiết tiêu biểu bởi vì nếu không có chi tiết Mị Châu Trọng Thủy lấy dấu lông ngỗng giao hẹn thì Trọng Thủy sẽ không tìm thể theo dấu vết đó đánh chiếm và dành thắng lợi hoàn toàn.
a) Vì lời trích dẫn trong đoạn văn giới thiệu tác giả Hô-me-rơ là lời trích dẫn gián tiếp và có ghi nguồn gốc xuất xứ.
b) Nội dung của câu văn trích dẫn ngoặc kép: là lời của nhà nghiên cứu viết về nội dung tương phản được khắc họa trong đoạn trích.
c) Phần đánh dấu ngoặc vuông là phần trong lời trích dẫn nhưng được lược bỏ do nội dung ít quan trọng hơn hoặc không cần thiết trong đoạn đó.
a, Đoạn trích trên kể lại sự việc ba cô gái thanh niên xung phong phá bom mở đường trên tuyến đường Trường Sơn.
Đoạn trích nằm ở phần thân của truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi.
b, Đoạn trích có sự nhầm lẫn về ngôi kể. Nhà văn sử dụng ngôi thứ nhất (Phương Định xưng tôi kể). Khi bạn HS chép lại đã thay đổi cách dùng từ cô, cô gái và danh từ riêng Phương Định ở câu 5.
Từ những điều trên có thể rút ra bài học: Trong văn tự sự cần nhất quán về ngôi kể, phải duy trì ngôi kể đó thì văn bản mới thống nhất, logic, chặt chẽ.
- Dẫn đề
- Đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến trên
- Đưa ra được quan điểm của cá nhân thông qua lí lẽ, dẫn chứng
- Rút ra bài học cho bản thân/chốt lại vấn đề
Lưu ý: Quan điểm cá nhân phải tích cực, dựa trên đạo đức văn hóa và lối sống của người Việt Nam.
- Câu văn trong văn bản có ý bác bỏ quan niệm “đổi cứng ra mềm” của những kẻ sĩ cơ hội, cầu an: Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.
- Cách bác bỏ thuyết phục người đọc dựa trên cơ sở:
+ Lí lẽ: Than ôi! Người ta vẫn nói: “Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời.
+ Dẫn chứng thực tế: hành động của Ngô Tử Văn được ngợi ca
Những chi tiết liên quan đến ngôi đền:
- Ngôi đền vốn trước đây là đền thờ thổ công.
- Sau bị tên Bách hộ họ Thôi là bộ tướng của Mộc Thạnh tử trận gần đấy chiếm lấy, rồi làm yêu làm quái trong dân gian.
a, Không thể lược bỏ sự việc “hòn đá xấu xí được xác định là rơi từ trên vũ trụ xuống” vì:
+ Chi tiết này trở thành cơ sở cho sự việc phần kết thúc
+ Chi tiết này lý giải cho sự việc người làng và đám trẻ kia nhận ra vẻ đẹp của hòn đá.
+ Chính chi tiết đó tạo nông dung tư tưởng của văn bản: hòn đá xù xì, vô dụng mà trở nên vĩ đại.
b, Từ những sự việc trên rút ra bài học:
+ Cần lựa chọn những sự việc, chi tiết tiêu biểu để kể
+ Các chi tiết phải góp phần làm nổi bật cốt truyện, đó phải là những chi tiết tiêu biểu, hấp dẫn.
Biện pháp tu từ cú pháp nổi bật:
- bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí.
- Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở Tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn hỉ.
→ Thông qua phép liệt kê, tác giả cho thấy các thánh đế minh vương đã làm nhiều việc để khuyến khích hiền tài. Nhưng như thế vẫn chưa đủ vì chỉ vang danh ngắn ngủi một thời lừng lẫy, mà không lưu truyền được lâu dài. Bởi vậy mới có bia đá đề danh.
- Hô-me-rơ kể về cuộc gặp gỡ hạnh phúc và cảm động của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp sau những năm xa cách
- Cuối truyện tác giả lựa chọn một chi tiết: Hô-me-rơ tưởng tượng ra cảnh “người đắm tàu” để so sánh tâm trạng của Pê-nê-lốp khi nhận ra chồng
+ Chính chi tiết này thể hiện được phẩm chất của Pê-nê-lốp cũng như tâm trạng, không khí cuộc gặp gỡ xúc động giữa hai vợ chồng.