K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Các bạn giúp mình với đây là câu hỏi phỏng vấn thi nghề kinh doanh của mình mong các bạn có thể cho mình ít câu trả lời để tham khảo ToT1. Bạn có những kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này?2. Trong thời gian vừa qua, bạn làm gì để củng cố và mở mang kiến thức của bản thân?3. Cho biết một đề nghị cải tiến để nâng cao hiệu quả kinh doanh lĩnh vực này?4. Hãy nói cơ bản về đạo đức nghề nghiệp trong kinh...
Đọc tiếp

Các bạn giúp mình với đây là câu hỏi phỏng vấn thi nghề kinh doanh của mình mong các bạn có thể cho mình ít câu trả lời để tham khảo ToT

1. Bạn có những kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này?

2. Trong thời gian vừa qua, bạn làm gì để củng cố và mở mang kiến thức của bản thân?

3. Cho biết một đề nghị cải tiến để nâng cao hiệu quả kinh doanh lĩnh vực này?

4. Hãy nói cơ bản về đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh lĩnh vực này?

5. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?

6. Hãy nói cho tôi biết công việc mơ ước của bạn là gì?

7. Điều gì quan trọng hơn với bạn: tiền bạc hay công việc?

8. Bạn có sẵn sàng chịu đựng với áp lực công việc không? Tại sao?

9. Bạn có phù hợp với công việc kinh doanh không? Tại sao?

10. Bạn có sẵn sàng đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của mình không? Tại sao?

11. Bạn làm gì để bù đắp cho sự thiếu kinh nghiệm lĩnh vực này?

12. Điều gì khiến bạn hứng thú khi học nghề kinh doanh?

13. Hãy kể cho tôi nghe về thành tích đáng tự hào nhất trong học tập của bạn?

14. Có nên tức giận khi đàm phán trong kinh doanh không? Tại sao?

15. Hãy mô tả về cách làm việc của bạn?

16. Bạn có câu hỏi gì cho tôi không?

0
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

=> Lời người kể chuyện (có vai trò dẫn dắt câu chuyện) đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác mọi sự việc trong câu chuyện và giúp cho lời nhân vật (đối thoại và độc thoại) được rõ nét hơn.

6 tháng 9 2016

Thân phận lẽ mọn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến là một đề tài khá phổ biến trong văn học dân gian và văn học viết thời hiện đại. Tình yêu và hanh phúc gia đình là một trong những mối quan tâm lớn của văn học từ xưa đến nay. Nó góp phần thế hiện rõ tinh thần nhân đạo trong văn học. Chùm thơ Tự tình là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về người phụ nữ trong vàn học Việt Nam - Hồ Xuân Hương.

Người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng nghe tiếng trống cầm canh báo thời khắc đi qua. Canh khuya là thời gian từ nửa đêm cho đến sáng. Nàng cảm thấy tiếng trống canh báo hiệu thời gian khắc khoải mong ngóng một điều gì. Nhưng càng mong lại càng không thấy. Tiếng trống canh đang dồn dập kia chính là thông báo về thời gian tâm trạng của nàng. Nó thể hiện nỗi chờ mong khắc khoải, thảng thốt thiếu tự tin, đầy lo âu và tuyệt vọng của người đàn bà.

Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng bẽ bàng của người vợ cô đơn chờ mong chồng mà chồng không đến bằng một chữ trơ - trơ trọi, trơ cái hồng nhan, cái thân phận phụ nữ với nước non, với đời, với tình yêu.

Hai câu tiếp theo, Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng tuyệt vọng cùa người vợ chờ chồng.

Câu thơ ẩn chủ từ, chỉ thây hành động và trạng thái diễn ra. Chén rượu hương đưa nghĩa là uông rượu giải sầu cho quên sự đời, nhưng say rồi lại tỉnh, tức là uống rượu vẫn không quên được mối sầu!



 

Đề bài: “hãy nhìn ra thế giới xung quanh để thấy rằng bạn vẫn còn hạnh phúc so với những đau khổ mà người khác đang phải gánh chịu.”1.Mở bài: Giới thiệu câu nói của tác giả cần phân tích (2-3 câu).Thân bài: Liệt kê có tất cả bao nhiêu luận điểm (nội dung chính). Mỗi luận điểm có bao nhiêu luận cứ (để mô tả chi tiết, giải thích, chứng minh, bình luận) cho luận điểm đó.2.Luận điểm 1: Giới thiệu sơ...
Đọc tiếp

Đề bài: “hãy nhìn ra thế giới xung quanh để thấy rằng bạn vẫn còn hạnh phúc so với những đau khổ mà người khác đang phải gánh chịu.”

1.Mở bài: Giới thiệu câu nói của tác giả cần phân tích (2-3 câu).

Thân bài: Liệt kê có tất cả bao nhiêu luận điểm (nội dung chính). Mỗi luận điểm có bao nhiêu luận cứ (để mô tả chi tiết, giải thích, chứng minh, bình luận) cho luận điểm đó.

2.Luận điểm 1: Giới thiệu sơ lược về Bối cảnh hiện tại ( Dịch COVID-19, TPHCM, người dân khó khăn )

3.Luận điểm 2: Tác động của Dịch COVID-19 đến Việt Nam và Thế giới.

4.Luận điểm 3: Một số trường hợp nổi bật ơi TP.HCM bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19.

5.Luận điểm 4: Chúng ta so với những người bị tác động nặng nề của Dịch COVID-19 để lại hậu quả ?

6.Luận điểm 5: Chúng ta hạnh phúc … (như câu đề bài yêu cầu)

7.Vậy chúng ta sẽ làm gì để chia sẻ bớt sự đau khổ cho người khác và làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn?

8.Kết luận: Thái độ, suy nghĩ sống tích cực của từng người. Phải có Hs chí phấn đấu, vượt qua nghịch cảnh để tiến thân và chia sẻ, đồng cảm với những người kém may mắn hơn, giúp đỡ người khác khi có thể, lần tỏa tình yêu thương và lòng nhân ái.

0
Tìm hiện tượng đảo trật tự từ ngữ trong các trường hợp sau và phân tích tác dụng của hiện tượng nàya.                                          Cây hình nhà mình đăng trí                                            Bỏ quên năm ngoài màu hoaNăm nay buổi chừng hối tiếc                                           Ra hoa nhiều gấp đôi ba                                                                      (Trần Lê Văn, Hơi sức của cây)b. Nhưng...
Đọc tiếp

Tìm hiện tượng đảo trật tự từ ngữ trong các trường hợp sau và phân tích tác dụng của hiện tượng này

a.                                          Cây hình nhà mình đăng trí

                                            Bỏ quên năm ngoài màu hoa

Năm nay buổi chừng hối tiếc

                                           Ra hoa nhiều gấp đôi ba

                                                                      (Trần Lê Văn, Hơi sức của cây)

b. Nhưng trên mặt biển, ùn ùn từ đâu đến – dân chài bảo từ Thủy phủ đùn lên – một đám suơng mù dày đặc, mang vị mặn và hơi lạnh thấm thía.

(Bùi Hiển, Chiều sương)

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Câu

Hiện tượng đảo ngữ

Tác dụng

a

“Bỏ quên năm ngoái mùa hoa” (trật tự thông thường là “Bỏ quên mùa hoa năm ngoái”)

Làm cho cách diễn đạt giàu sức biểu cảm hơn, đồng thời cũng giàu nhạc tính hơn.

b

 “ùn ùn từ đâu đến – dân chài bảo từ Thuỷ phủ đùn lên – một đám sương mù dày đặc, mang vị mặn và hơi lạnh thấm thía” (trật tự thông thường là “một đám sương mù dày đặc, mang vị mặn và hơi lạnh thấm thía từ đầu ùn ùn đến – dẫn chài bảo từ Thủy phủ đùn lên”).

Nhấn mạnh sự xuất hiện đột ngột, dữ dội và không biết từ đâu đến của đám sương mù dày đặc; cách diễn đạt này làm tăng sức biểu cảm cho câu văn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Các động từ được sử dụng: đánh, đốt, chém, đạp, lướt, xô, xông, đâm, hè, ó,...

- Nhận xét: Đây đều là các động từ đơn âm tiết, nét nghĩa cụ thể, dứt khoát, mạnh mẽ; lại là những từ thuần Việt, thể hiện rõ tính tương phản với điều kiện thiếu thốn, trang bị thô sơ và lực lượng ít ỏi nên có giá trị biểu cảm trực tiếp, gây xúc cảm mạnh trong lòng người đọc.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

 - Các sự kiện chính trong văn bản:

+ Người bố và cả gia đình tìm đủ mọi cách để ngăn cản loài kiến xâm nhập vào ngôi nhà của họ do chúng gây rất nhiều phiền phức cho họ.

+ Cuộc trốn chạy gian nan của gia đình trước sự xâm chiến của loài kiến.

+ Hậu quả và những mất mát to lớn khi con người tác động vào môi trường tự nhiên.

- Những dấu hiệu giúp nhận biết văn bản là một truyện ngắn:

+ Dung lượng nhỏ, có thể đọc hết trong 1 lần, số lượng nhân vật và sự kiện ít và chỉ tập trung miêu tả một khía cạnh của cuộc sống (con người phá hủy môi trường và nhận hậu quả).

+ Cốt truyện đơn giản, cô đúc; tập trung xoay quanh tình huống gia đình “cháu” chiến đấu với loài kiến.

19 tháng 12 2020

Tham khảo:

Câu 1:

Nam Cao được biết đến trong lịch sử văn học VN là một nhà văn hiện thực xuất sắc. Ổng để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị trên cả hai đề tài về người trí thức tiểu tư sản và người nông dân nghèo. Nhưng tên tuổi của ông vẫn gắn liền với tác phẩm Chí Phèo- Một kiệt tác của NC, một tác phẩm mang đậm giá trị nhân đạo sâu sắc, đồng thời cũng phê phán cái xã hội thối nát bấy giờ.

Xây dựng nên hình tượng người nông dân bị tha hóa trong xã hội thực dân trước Cách mạng tháng Tám là một sáng tạo mới trong nền văn xuôi nước nhà nói chung và của Nam Cao nói riêng. Nhà văn đã cảm nhận được cái vẻ đẹp chất phác, bình dị ẩn chứa trong cái vẻ bề ngoài thô ráp, xù xì của họ, mà tiêu biểu là nhân vật Chí Phèo- một điển hình nghệ thuật về người nông dân bị xô đẩy chà đạp đến mức tha hóa. Chí không may mắn khi được sinh ra trong một gia đình không đàng hoàng, không cha không mẹ, không một tấc đất cắm dùi. Có một hoàn cảnh sống tội nghiệp, nhưng Chí lớn lên khá khỏe mạnh, hiền lành, lương thiện,... Có một ước mơ giản dị như bao người nông dân khác: một gia đình nhỏ, chồng cày cấy, vợ dệt vải... Vốn từng mang trong mình bản chất của một con người đúng nghĩa, Chí phân biệt được đúng sai, tốt xấu qua hành động bóp chân cho bà Ba- "Hắn cảm thấy nhục hơn là thích". Sống ở một cái xã hội bình thường, người như Chí hoàn toàn có thể sống một cách lương thiện yên ổn. Nhưng cuộc đời nào có hai chữ

"bình lặng"...Bằng ngòi bút lạnh lùng nhưng đa cảm, Nam Cao đã cho thấy tất cả nỗi thống khổ ghê gớm của nhân vật Chí Phèo . Nỗi thống khỏ đó không phải là không cha không mẹ, không nhà không của, không họ hàng thân thích... mà chính là Chí Phèo bị xã hội vằm nát của cả bộ mặt người, cướp đi lình hồn người phải sống kiếp sống tối tăm của con vật lạ. Đó là nỗi thống khỏ của cá thể sinh ra là hình hài của một con người nhưng lại không được làm người và bị xã hội từ chối, xua đuổi. Tình trạng bi thảm này được tác giả mình chứng cho đoạn mở đầu giới thiệu một chân dung, một tính cách "hấp dẫn", vừa hé cho thấy một số phẩn bi đát. Dù say rượu đến điên khùng, Chí Phèo vẫn như cảm nhận thấm thía"nông nỗi" khốn khổ của thân phận mình. Anh chửi trời, chửi đời rồi chuyển sang chửi tất cả làng Vũ Đại, cuối cùng ảnh chửi cái thằng cha con mẹ nào đẻ ra thằng Chí Phèo. Không ai chửi lại vì rất đơn giản là không ai coi anh như là một con người. Nam Cao có vài cái nhìn đầy chìu sâu nhân đạo khi đi vào nội tâm nhân vật để phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện của những con người khốn khổ. Chí Phèo đến với Thị Nở trong một đêm say rượu. Như điều kì diệu là TN không phải chỉ khơi dậy bản năng ở gã đàn ông say, mà lòng yêu thương mộc mạc, chân thành, sự chăm sóc giản dị của người đàn bà xấu xí, vô duyên và ngớ ngẩn ấy đã làm thức tỉnh Chí Phèo. Trong tâm hồn tưởng chừng như đã chai sạn, thậm chí bị hủy hoại của Chí Phèo, phần lương thiện ngày thường bị lấp đi vẫn le lói một ánh sáng lương tri, sẽ bừng sáng lên lúc gặp cơ hội. Lần đầu tiên khi tỉnh giấc, anh bâng khuâng nghe tiếng chim hót, tiếng đập mái chèo đuổi cá , tiếng cười nói của những người đi chợ, thì niềm ao ước một gia đình nhỏ lại trỗi dậy trong lòng anh sau những tháng ngày dài chìm trong cơn say khướt. Nam Cao đã phát hiện ra ngọn đóm đỏ đăng hắt hiu le lói, việc cuối cùng là cho nó chút mồi để nó bùng lên. Nhưng còn đường đời của Chí lại bị chắn đứng lại. Bà cô của TN - Nhân vật đại diện cho suy nghĩ của dân làng Vũ Đại đã nhất quyết không cho cháu mình đi lấy một "thằng chỉ có nghề là rạch mặt ăn vạ". Cánh cửa quay về lương thiện đã đóng xập trước mặt Chí. Đau khổ CP phải cất lên tiếng thét "Tao muốn làm người lương thiện...", "Ai cho tao lương thiện?.." Chí đã nhận thức được bản chất con người của mình thì không còn nguyên cớ nào lại có thể biến anh sống trở lại kiếp quỷ dữ, không thể tiếp tục rạch mặt ăn vạ, giết người đốt nhà. Chí đã đâm chết bá kiến và tự kết thúc cuộc đời mình. Đó là một kết cục bi thảm nhất, đồng thời cũng là chiếc chìa khóa giải thoát CP khỏi kiếp đời trớ trêu, cái kiếp số muốn sống như một con người nhưng không thể được. Chính cái xã hội thối nát thời bấy giờ đã tạo ra những sản phẩm như Chí Phèo-hình ảnh tiêu biểu của người lao động lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh, tôi lỗi dần dần bị tha hóa về thể xác lẫn tâm hồn. Mà đại diện cho giai cấp thống trị chính là Bá Kiến-một tên cường hào cáo già trong nghề thống trị dân đen, được khắc họa qua những chi tiết ngoại hình độc đáo, từ "giọng nói rất sang", lối nói ngọt ngào đến cái cười Tào Tháo...Vì sự hờn ghen vớ vẩn của hắn đã đẩy Chí vào con đường tù tội. Chốn lao ngục ấy của bọn thực dân đã tiếp tay cho lão cường hào thâm độc để giết chết phần người trong Chí Phèo, biến Chí thành Phèo, biến người nông dân lương thiện thành quỷ dữ. Sự tha hóa ấy không chỉ có Bá Kiến, nhà tù thực dân gây ra, mà còn những người dân sống ở làng Vũ Đại mà tiêu biếu nhất là bà cô của TN- Con người đã tạo ra bức tường vô hình ngắn cách Chí đến với cuộc sống đích thực của một người lương thiện. Kết thúc câu truyện là một tình tiết đầy ngụ ý, biết đâu lại chẳng có một "CP con" bước ra từ cái lò gạch cũ vào đời để "nối nghiệp bố". Hiện tượng Chí Phèo chưa thể hết khi xã hội tàn bạo vẫn không cho con người được sống hiền lành, tử tế, vẫn còn những người dân lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh, tội lỗi. Sức mạnh của tác phẩm là vạch ra được cái quy luật tàn bạo, bi thảm này trong cái xã hội tối tăm của nông thôn nước ta thời đó.

Tác phẩm Chí Phèo mạng đậm giá trị nhân đạo đặc sắc, thể hiện tấm lòng yêu thương của NC đối với những người khốn khổ. Chí Phèo còn là tiếng kêu cứu thiết tha của những người bất hạnh. Hãy bảo vệ và đấu tranh cho quyền được làm người của những con người lương thiện.

Câu 2:

Nguyễn Tuân - một nhà văn nổi tiếng của làng văn học Việt Nam. Ông có những sáng tác xoay quanh những nhân vật lí tưởng về tài năng xuất chúng, về cái đẹp tinh thần như “chiếc ấm đất”, “chén trà sương”… và một lần nữa, chúng ta lại bắt gặp chân dung tài hoa trong thiên hạ, đó là Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù”.

Nhà văn Nguyễn Tuân đã lấy nguyên mẫu hình tượng Cao Bá Quát làm nguồn cảm hứng sáng tạo nhân vật Huấn Cao. Họ Cao là một lãnh tụ nông dân chống triều Nguyễn năm 1854. Huấn Cao được lấy từ hình tượng này với tài năng, nhân cách sáng ngời và rất đỗi tài hoa.

Huấn Cao là một con người đại diện cho cái đẹp, từ cái tài viết chữ của một nho sĩ đến cốt cách ngạo nghễ phi thường của một bậc trượng phu, tấm lòng trong sáng của một người biết quý trọng cái tài, cái đẹp. Huấn Cao trước hết là một người có tài viết thư pháp. Chữ viết không chỉ là kí hiệu ngôn ngữ mà còn thể hiện tính cách con người. Cái tài viết chữ của ông được thể hiện qua đoạn đối thoại giữa viên quản ngục và thầy thơ lại. Tài năng của Huấn Cao còn được miêu tả qua lời người dẫn truyện và trong suy nghĩ nhân vật. Chữ của Huấn Cao “đẹp lắm, vuông lắm”, nét chữ còn thể hiện khí phách hiên ngang, tung hoành bốn bể. Chữ Huấn Cao đẹp và quý đến nỗi viên quản ngục ao ước suốt đời. Viên quản ngục đến “mất ăn mất ngủ”; không nề hà tính mạng của mình để có được chữ của Huấn Cao, “một vật báu ở trên đời”. Chữ là vật báu trên đời thì chắc chắn chủ nhân của nó phải là một người tài năng xuất chúng, phi thường có một không hai, là kết tinh mọi tinh hoa, khí thiêng của trời đất hun đúc lại mà thành. Chữ của Huấn Cao đẹp đến như vậy thì nhân cách của Huấn Cao cũng chẳng kém gì. Ông là con người tài tâm vẹn toàn.

Huấn Cao có cốt cách ngạo nghễ, phi thường của một bậc trượng phu. Ông theo học đạo nho thì đáng lẽ phải thể hiện lòng trung quân một cách mù quáng. Nhưng ông đã không trung quân mà còn chống lại triều đình để giờ đây khép vào tội “đại nghịch”, chịu án tử hình. Bởi vì Huấn Cao có tấm lòng nhân ái bao la; ông thương cho nhân dân vô tội nghèo khổ, làm than bị áp bức bóc lột bởi giai cấp thống trị tàn bạo thối nát. Huấn Cao rất căm ghét bọn thống trị và thấu hiểu nỗi thống khổ của người dân “thấp cổ bé họng”. Nếu như Huấn Cao phục tùng bọn phong kiến kia thì ông sẽ được hưởng vinh hoa phú quý. Nhưng không, ông Huấn đã lựa chọn con đường khác: con đường đấu tranh giành quyền sống cho người dân vô tội. Cuộc đấu tranh không thành công ông bị bọn chúng bắt. Giờ đây phải sống trong cảnh ngục tối chờ ngày xử chém. Trước khi bị bắt vào ngục, viên quản ngục đã nghe tiếng đồn Huấn Cao rất giỏi võ, ông có tài “bẻ khóa, vượt ngục” chứng tỏ Huấn Cao là một người văn võ toàn tài, quả là một con người hiếm có trên đời.

Tác giả miêu tả sâu sắc trạng thái tâm lý của Huấn Cao trong những ngày chờ thi hành án. Trong lúc này đây, khi mà người anh hùng “sa cơ lỡ vận” nhưng Huấn Cao vẫn giữ được khí phách hiên ngang, kiên cường. Tuy bị giam cầm về thể xác nhưng ông Huấn vẫn hoàn toàn tự do bằng hành động “dỡ cái gông nặng tám tạ xuống nền đá tảng đánh thuỳnh một cái” và “lãnh đạm” không thèm chấp sự đe dọa của tên lính áp giải. Dưới mắt ông, bọn kia chỉ là “một lũ tiểu nhân thị oai”. Cho nên, mặc dù chịu sự giam giữ của bọn chúng nhưng ông vẫn tỏ ra “khinh bạc”. Ông đứng đầu gông, ông vẫn mang hình dáng của một vị chủ soái, một vị lãnh đạo. Người anh hùng ấy dù cho thất thế nhưng vẫn giữ được thế lực, uy quyền của mình. Thật đáng khâm phục! Mặc dù ở trong tù, ông vẫn thản nhiên “ăn thịt, uống rượu như một việc vẫn làm trong hứng bình sinh”. Huấn Cao hoàn toàn tự do về tinh thần. Khi viên cai ngục hỏi Huấn Cao cần gì thì ông trả lời: “Ngươi hỏi ta cần gì à? Ta chỉ muốn một điều là ngươi đừng bước chân vào đây”. Cách trả lời ngang tàng, ngạo mạn đầy trịch thượng như vậy là bởi vì Huấn Cao vốn hiên ngang, kiên cường; “đến cái chết chém cũng còn chẳng sợ…”. Ông không thèm đếm xỉa đến sự trả thù của kẻ đã bị mình xúc phạm. Huấn Cao rất có ý thức được vị trí của mình trong xã hội, ông biết đặt vị trí của mình lên trên những loại dơ bẩn “cặn bã” của xã hội. “Bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Huấn Cao là người có “thiên lương” trong sáng, cao đẹp. Theo ông, chỉ có “thiên lương”, bản chất tốt đẹp của con người mới là đáng quý. Thế nhưng khi biết được nỗi lòng của viên quản ngục, Huấn không những vui vẻ nhận lời cho chữ mà còn thốt rằng: “Ta cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có sở thích cao quý đến như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”. Huấn Cao cho chữ là một việc rất hiếm bởi vì “tính ông vốn khoảnh. Ta không vì vàng bạc hay uy quyền mà ép cho chữ bao giờ”.

Hành động cho chữ viên quản ngục chứng tỏ Huấn Cao là một con người biết quý trọng cái tài, cái đẹp, biết nâng niu những kẻ tầm thường lên ngang hàng với mình. Cảnh “cho chữ” diễn ra thật lạ, quả là cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”. Kẻ tử tù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” đang “đậm tô từng nét chữ trên vuông lụa bạch trắng tinh” với tư thế ung dung tự tại, Huấn Cao đang dồn hết tinh hoa vào từng nét chữ. Đó là những nét chữ cuối cùng của con người tài hoa ấy. Những nét chữ chứa chan tấm lòng của Huấn Cao và thấm đẫm nước mắt thương cảm của người đọc. Con người tài hoa vô tội kia chỉ mới cho chữ ba lần trong đời đã vội vã ra đi, để lại biết bao tiếc nuối cho người đọc. Qua đó, Nguyễn Tuân cũng gián tiếp lên án xã hội đương thời đã vùi dập tài hoa con người. Và người tù kia bỗng trở nên có quyền uy trước những người đang chịu tránh nhiệm giam giữ mình. Ông Huấn đã khuyên viên quản ngục như một người cha khuyên bảo con: “Tôi bảo thực thầy quản nên về quê ở đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ được thiên lương cho lành vững rồi cũng có ngày nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”.

Theo Huấn Cao, cái đẹp không thể nào ở chung với cái xấu được. Con người chỉ thưởng thức cái đẹp khi có bản chất trong sáng, nhân cách cao thượng mà thôi. Những nét chữ cuối cùng đã cho rồi, những lời nói cuối cùng đã nói rồi. Huấn Cao, người anh hùng tài hoa kia dù đã ra đi mãi mãi nhưng để lại ấn tượng sâu sắc cho những ai đã thấy, đã nghe, đã từng được thưởng thức nét chữ của ông. Sống trên cõi đời này, Huấn Cao đã đứng lên đấu tranh vì lẽ phải; đã xóa tan bóng tối hắc ám của cuộc đời này. Chính vì vậy, hình tượng Huấn Cao đã trở nên bất tử. Huấn Cao sẽ không chết mà bước sang một cõi khác để xua tan bóng tối nơi đó, đem lại hạnh phúc cho mọi người ở mọi nơi.

Ở Huấn Cao ánh lên vẻ đẹp của cái “tài” và cái “tâm”. Trong cái “tài” có cái “tâm” và cái “tâm” ở đây chính là nhân cách cao thượng sáng ngời của một con người tài hoa. Cái đẹp luôn song song “tâm” và “tài” thì cái đẹp đó mới trở nên có ý nghĩa thực sự. Xây dựng hình tượng Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân đã thành công trong việc xây dựng nên chân dung nghệ thuật điển hình lí tưởng trong văn học thẩm mĩ. Dù cho Huấn Cao đã đi đến cõi nào chăng nữa thì ông vẫn sẽ mãi trong lòng người đọc thế hệ hôm nay và mai sau.

Câu 3:

Thạch Lam là một nhà văn có lối viết nhẹ nhàng và sâu lắng, tác phẩm của ông mang đến cho người đọc những cung bậc cảm xúc đa dạng bằng sự bình dị và tinh tế vốn có. Một trong những tác phẩm xuất sắc của Thạch Lam phải kể đến truyện ngắn Hai đứa trẻ, truyện kể về những kiếp người nghèo khổ trong cuộc sống tàn lụi nơi phố huyện, song lấp lánh trong đó còn có cả sự yêu thương, những ánh sáng hy vọng dù nhỏ bé trong cuộc đời mỗi người nơi đây. Bên cạnh những chi tiết tiêu biểu như ngọn đèn dầu của chị Tí, cảnh chợ tàn,…còn có một hình ảnh khác khiến ta không khỏi nghĩ suy- đó là hình ảnh chuyến tàu đêm qua huyện nghèo.

Khi chợ đã vãn nơi phố huyện cũng là lúc cái nghèo, cái đói hiện lên rõ rệt nhất. Những rác rưởi bị vứt bỏ đầy đường, tiếng ồn ào huyên náo chẳng còn, mùi ẩm bốc lên,…Màn đêm dần buông xuống, đâu đó có những ánh đèn le lói nơi nhà bác Xẩm, chị Tí,…nhưng những ánh sáng nhỏ nhoi ấy chẳng thể nào có thể xua tan đi bóng tối đang dần bao trùm lên phố huyện. Đêm về, cuộc sống thường ngày vẫn diễn ra như vậy, chị em Liên dọn quầy tạp hoá nhỏ ra bán, chị Tí dọn hàng nước bán cho mấy anh lính lê hay phụ gạo, phụ xe, bà cụ Thi tới mua rượu, hàng phở bác Siêu cũng dần đến trong tiếng kẽo kẹt của gánh đòn,….Hoạt động còn người vẫn diễn ra đấy thôi nhưng sao thật nhạt nhẽo, buồn thương. Tất cả đều quen thuộc, đều không có gì là thú vị với chị em Liên, duy chỉ có một điều khiến hai chị em chờ đợi đó là chuyến tàu từ trên phố Hà Nội đi ngang qua, một hoạt động diễn ra cuối ngày nơi phố huyện.

Liên và An muốn đợi tàu với hai lý do. Thứ nhất là theo lời mẹ dặn, cố thức đến khi tàu xuống để đón khách, họ tranh thủ khi tàu dừng ghé lại mua dăm ba gói thuốc, vài ba bao diêm nơi hàng nhà. Thứ hai, cũng là lý do chính mà Liên và An đều muốn thức đến lúc ấy là bởi họ muốn được nhìn chuyến tàu đêm đó.

Khi trống cầm canh phố huyện đánh lên vài tiếng động vang xa, vài ba người cầm đèn lồng có các bóng dài đi qua cũng là lúc báo hiệu tàu dần đến. Liên nghe tiếng bác phở Siêu cất lên trong niềm vui nhỏ bé:

” Đèn ghi đã ra kia rồi.”. Cố ngẩng về phía tàu, Liên thấy thứ ánh sáng xa xa quên thuộc: “ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất, như ma trơi”. Và lắng nghe tiếng âm thanh phát ra từ chiếc tàu dài khổng lồ kia” còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo gió xa xôi”. Rồi trong tiếng nhẹ nhàng, Liên hối thúc em dậy để kịp nhìn tàu đến, trong khoảnh khắc ấy, cả hai đều ánh lên niềm vui khôn tả, cố căng mắt để cảm nhận hết tất thảy những ánh sáng, yêu thương và sự thú vị mà đoàn tàu mang đến. “Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi. Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ. Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng. Dù hôm nào tàu cũng qua phố huyện nhưng lần nào đến tàu cũng mang lại cho hai chị em Liên cả sự tò mò và thích thú. Chuyến tàu qua được miêu tả vô cùng cụ thể, từ ánh sáng, đến hoạt động của những người trên các toa, từ âm thanh xa xa đến tiếng ồn vội vã khi tàu đến. Khi tàu đêm qua đi, chỉ còn những đốm than đỏ bay trên đường sắt và màu bóng tối lại bao trùm cũng là lúc mà trong lòng cả An và Liên đều trống rỗng, nuối tiếc.

Chuyến tàu đêm đến trong sự đợi chờ, mong mỏi và rời đi trong nỗi hụt hẫng, tiếc nuối. Chuyến tàu đêm khiến Liên nhớ về những ngày quá khứ đẹp đẽ nơi Hà Nội, khi gia đình Liên còn được sống trong những ngày vui vẻ, an yên. Chuyến tàu cũng mang đến màu sắc của tương lai, của một thế giới khác, đó là một thứ ánh sáng mới, ánh sáng của hy vọng, của niềm tin, của một thế giới khác đầy vui vẻ, an yên. Nó khác xa với thế giới của những ngọn đèn tàn, của sự tĩnh mịch, tù túng nơi đây.

Chuyến tàu đêm đi qua, ta càng thấy thương cảm cho những kiếp người nghèo khổ nơi phố huyện, họ bị cái đói, cái khổ vùi dập trong bóng tối. Nhưng trong bóng tối, trong màn đêm của sự tù túng, nhạt nhoà họ vẫn khát khao hạnh phúc, khát khao một cuộc sống tốt đẹp hơn

cho chính cuộc đời mình và mọi người. Ánh sáng của đoàn tàu chở cả những mơ ước nhỏ bé của chị em Liên, của những người dân nơi phố huyện, họ mơ ước một cuộc sống mới, huyên náo và vui vẻ, hạnh phúc và bình yên, họ luôn khát khao vươn mình trước bóng tối với sự mong mỏi về một tương lai sẽ mới mẻ hơn.

Chỉ với một chi tiết nhỏ thôi nhưng quả cái nhìn đầy nhân văn của Thạch Lam đã làm cho giá trị của tác phẩm thêm phần sâu sắc.

   
20 tháng 6 2019

Giết thời gian! Tôi đang nghĩ, liệu có khi nào xuất hiện một tội danh như thế mà phải vào nhà tù  không nhỉ? Lúc đó, có lẽ nhiều người sẽ chạy trốn vì chắc chắn, chúng ta sẽ bị bắt giam!

Đôi khi tôi thấy có chút bất công. Giết người, bị quy về một tội của luân lý. Nhưng giết thời gian lại được coi gần như là một thú vui: “làm chi đâu bay, đang giết thời gian thôi!” Người ta thường chọn đi câu cá, chơi game, nghe nhạc hay làm gì đó với mục đích giết thời gian mà chẳng ai thấy mình có tội lỗi gì!

Thời gian đối với bạn là gì? Phải chăng là một kẻ thù? Cớ chi lại giết hại thời gian?

Trong bài chia sẻ gợi ý tĩnh tâm tháng của chúng tôi với chủ đề: niềm vui thiêng liêng. Vị linh mục đồng hành đã chia sẻ với chúng tôi về thứ niềm vui thiêng liêng trong mầu nhiệm Nhập Thể. Nhập thể là một mầu nhiệm kỳ diệu, lớn lao, nhưng cũng là một bước đi liều lình của Thiên Chúa. Có lẽ vì nó đụng chạm tới khung thời gian vô tận của Ngài, để bước vào cái hữu hạn của thời gian. Vậy nếu thời gian đáng ghét như thế, tại sao Đức Kito đến? Tại sao Ngôi Lời Nhập Thể trong thời gian như một sứ mạng cao quý của chính Thiên Chúa?

“Đi xuống - ra đi- trao ban - dâng hiến - đi tìm” là những động từ ở thế chủ động. Đó như là những chất liệu làm nên nội hàm của Nhập Thể, điều mà mỗi người hiện diện trên thế gian này cần mang lấy cùng với quỹ thời gian của riêng mình.

Với tôi, “trao ban” trong Nhập Thể tựa như một sự năng động thiêng liêng quan trọng trong cuộc đời dâng hiến. Để trao ban, tôi thường suy nghĩ xem mình có gì để trao? Cái tôi có mà tôi thường bỏ quên nó, là THỜI GIAN! Vì quả thực, món quà vô giá Thiên Chúa ban tặng và gửi gắm cho tôi chính là những nén bạc thời gian.

Thời gian cho tôi được thai nghén đủ trong lòng mẹ, cho tôi chào đời với hình hài một sinh linh tròn đầy, xinh đẹp. Thời gian cho tôi lớn dần và nhận diện từng khuôn mặt quen thuộc của cha mẹ, anh chị. Thời gian cho tôi biết bao ngạc nhiên, bất ngờ trong cuộc đời khi tôi có thể gọi “bố ơi, mẹ ơi”, tôi có thể bước đi những bước đầu tiên. Thời gian cưu mang tôi, huấn luyện tôi, cho tôi những cơ hội để sửa mình, vực tôi đứng lên sau những lần vấp ngã. Thời gian chữa lành những vết thương lòng cho tôi và cho tôi cơ hội được bắt đầu lại. Thời gian cho tôi cơ hội để tôi thấy mình thực sụ hiện hữu và có giá trị!

Chúng ta đều được yêu như nhau, cùng được trao ban những quỹ thời gian quý giá trong khung thời gian của vũ trụ. Ấy thế mà tôi thường nghe người ta “giết” thời gian. Nếu không nói đây là một tội ác thì tôi coi đó là một lối sống bị động khờ dại. Cha đồng hành từng chia sẻ với chúng tôi: “chúng ta đừng suy nghĩ về cái vô biên của thời gian, nhưng tốt nhất hãy ngĩ về ‘độ ngắn’ của nó! Vì thời gian vô biên là của Thiên Chúa, chỉ có ‘cái ngắn’ của thời gian mới là thứ chúng ta được sở hữu”. Điều này thực sự đúng. Khi nhìn một bệnh nhân thoi thóp trên giường bệnh, níu giữ từng thời khắc cuối cùng đang qua đi trong cuộc đời; hay một cụ già đáng thương đang hấp hối muốn kéo dài cuộc đời thêm ít ngày nữa để chờ đứa con trai ở nhà tù trở về… Có lẽ khi đó chúng ta mới thấy trân trọng những khoảnh khắc mình đang có. Tôi đã từng nghe có người nói: “thời gian thật tàn nhẫn với tôi!”. Thực sự thì thời gian tàn nhẫn với bạn hay chính bạn đang tàn nhẫn với thời gian? Thời gian chưa bao giớ có sức giết chết một ai đó, còn chúng ta thì có đủ khả năng để giết chết thời gian.

Tại sao thế? Thưa, có lẽ cách nào đó, tôi và bạn cũng đang tạo ra thứ tội “tàn nhẫn” đó. Khi chúng ta sống một cuộc đời thiếu “nhựa”! Sống mà như chẳng phải mình đang hiện hữu! Sống mà như đang ký sinh trong một kiếp phù du không mục đích, không định hướng…

Thời gian đáng quý, thời gian không phải mớ giấy lộn cho chúng ta phung phí. Thời gian là những tấm vé đem lại cho chúng ta vô số những điều bí ẩn, bất ngờ và tuyệt vời trong cuộc sống. Vì vậy, trao ban thời gian là cách để chúng ta sinh lợi, chứ không phải giết đi!

Khi dành cho người khác một cuộc gặp gỡ, viếng thăm hay những phút hiện diện bên nhau,… quỹ thời gian của chúng ta sẽ bị đụng chạm, bị mất mát! Trong đời tu, tôi trao ban, dâng hiến toàn bộ thời gian của cuộc đời mình cho Thiên Chúa, cho lý tưởng sống, cho con người… Tôi không còn thời gian để lo cho sự nghiệp hay hạnh phúc riêng của mình nữa! Trao ban cái quý giá nhất đời mình đối với tôi, có lẽ chính là thời gian của mình! Dấu hiệu cho thấy tôi có đang Nhập Thể? Tôi có đang trân trọng thời gian của cuộc đời này.

Cuộc sống chỉ có ý nghĩa, khi tôi và bạn biết trân trọng thời gian. Đừng quên, Ngôi Lời đã Nhập Thể và bước vào thời gian như một ân sủng cho chúng ta. Ngài chấp nhận “độ ngắn” của nó thay vì đáng ra Ngài có quyền sở hữu cái vô tận của nó!

Đừng bao giờ giết thời gian. Trái lại, hãy làm cho nó “sống” tròn đầy, để chúng ta cũng thực sự tròn đầy trong thời gian…

Ngày nay Internet trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống cũng như đối với công việc của hầu hết mọi người. Cùng với sự phát triển của Internet, các trang mạng xã hội (social networks) ra đời như Yahoo, Twitter, Facebook… đem lại nhiều lợi ích, nhưng cũng gây ra nhiều tác hại cho cuộc sống của người sử dụng.

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, Facebook được xem là một trong những trang mạng được nhiều người sử dụng nhất, đặc biệt là giới trẻ. Facebook đã đem lại một giá trị to lớn, chẳng hạn như, nó là một công cụ kết nối mọi người rất tiện lợi và miễn phí hay để chúng ta tìm kiếm những người bạn cũ, cũng như chia sẻ các thông tin về cuộc sống, công việc.

Ngoài ra, người sử dụng Facebook có thể tạo ra các nhóm, trang riêng để chia sẻ, trao đổi những vấn đề về học tập, công việc, cuộc sống với những người trong nhóm…sinh viên có thể sử dụng Facebook cho việc học nhóm, thông tin bài tập về nhà, hạn nộp bài kiểm tra…

Hơn nữa, Facebook tạo ra một môi trường để mọi người thảo luận, bàn luận, đưa ra các ý kiến về các vấn đề xảy ra trong xã hội. Từ đó, có thể giúp người sử dụng cập nhật các thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Nhiều người cũng nhờ Facebook để kinh doanh, buôn bán. Với số lượng người sử dụng rất lớn đến từ mọi nơi trên toàn cầu, Facebook là một kênh hiệu quả để nhiều tập đoàn, công ty quảng bá hình ảnh, sản phẩm đến người tiêu dùng. Cũng như, những người nổi tiếng, các câu lạc bộ bóng đá… quảng bá hình ảnh, gần gũi hơn với người hâm mộ thông qua việc cập nhật hàng ngày các tin tức.

Mặc dù việc sử dụng Facebook đem lại nhiều lợi ích đáng kể, nhưng khi chúng ta lãng phí quá nhiều thời gian quý giá thì nó trở nên có hại. Và có lẽ, điều có hại nhất của Facebook là nó khiến chúng ta bị “nghiện”. Ở Việt Nam, việc dành thời gian quá nhiều cho Facebook được nhìn thấy dễ dàng ở giới trẻ. Có thể nói, nhiều bạn trẻ đang “ăn Facebook, uống Facebook, và ngủ cũng Facebook”.

Tất nhiên, thật khó để đưa ra khái niệm thế nào là “dành thời gian quá nhiều” nhưng buổi sáng ngủ dậy cố chụp một bức ảnh, rồi photoshop và đưa lên facebook, ngồi “canh” xem có bao nhiêu người thích (), bình luận (comment). Hay cứ tới bữa ăn chụp ảnh các món ăn và với các việc tương tự như vậy, cũng như vào giờ học, khi thầy giáo ngoảnh lên bảng thì cố lướt Facebook xem có gì mới trên Facebook không, hay mở một cuốn sách, mới được 2 phút thì ngó Facebook một lần thì quả thực đó là thời gian đang bị lãng phí cho Facebook.

Mặc dù, vẫn chưa có thống kê con số cụ thể nhưng tôi nhận thấy rằng chúng ta, đặc biệt là các bạn trẻ, sử dụng Facebook chỉ với mục đích đăng ảnh, chát chít hoặc chia sẻ việc ăn uống…là chủ yếu.

Facebook là một kênh mang lại cho chúng ta giá trị giải trí. Việc đăng ảnh, chia sẻ ăn uống cũng được coi là tốt để giải trí nhưng như đã phân tích ở trên, việc dành thời gian quá nhiều dẫn đến nghiện là có hại. Có thể, gián tiếp ảnh hưởng tới học hành, công việc và cuộc sống của người sử dụng.

Ngoài ra, có một số tác hại không hề nhỏ khác từ việc sử dụng không đúng Facebook, ví dụ như: Việc chia sẻ thông tin cá nhân quá nhiều dẫn đến việc bị đánh cắp thông tin cá nhân, mà nhiều đối tượng sử dụng cho hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hay một số người lập các trang nhóm để chỉ trích, mạt sát hay bình luận tiêu cực về người khác.

Ở một khía cạnh nào đó, Facebook là một trang mạng ảo. Chúng ta không nên “sống” trên thế giới ảo quá nhiều, chẳng hạn như, lạm dụng việc trò chuyện qua Facebook sẽ ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp trực tiếp…

Để khắc phục những hạn chế này, có thể nói nhận thức của người sử dụng đóng vai trò quyết định nên có câu “Tự mình cứu lấy mình”. Tuy nhiên, mỗi người một hoàn cảnh, một nhận thức, một suy nghĩ khác nhau, đặc biệt là các bạn trẻ, với nhận thức, kiến thức còn hạn chế. Do vậy, giáo dục có vai trò rất quan trọng trong việc sử dụng internet nói chung, hay đối với Facebook nói riêng. Giáo dục về việc sử dụng Facebook không chỉ là trách nhiệm của riêng nhà trường, mà còn là trách nhiệm của các bậc phụ huynh, hay các cơ quan, công sở. Chẳng hạn như, các trường học, gia đình, công ty, công sở có thể khóa trang Facebook vào những giờ nhất định (có thể là giờ hành chính). Điều này hạn chế học sinh, sinh viên vào Facebook vào các giờ học, hạn chế nhân viên, công chức “lấy” giờ cơ quan để vào Facebook.

Có thể nói, Facebook là sự thống nhất của hai mặt đối lập, lợi và hại. Nếu chúng ta biết khai thác các giá trị của nó để sử dụng đúng mục đích thì nó mang lại các giá trị rất đáng kể.