K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2017

Câu chuyện buồn cười ở việc anh học trò ít chữ nhưng lại khoe khoang và đi dạy chữ.

Mâu thuẫn truyện ngày càng được đẩy tới đỉnh điểm khi thầy liên tiếp được đặt vào những tình huống:

   + Lần thứ 1: Thầy không biết chữ kê, bị học trò hỏi gấp thầy nói liều “dủ dỉ là con dù dì”- sự liều lĩnh và dốt nát được bộc lộ.

   + Lần thứ 2: Người ta cười về sự giấu dốt và sĩ diện hão của ông thầy “thầy xấu hổ bảo trò đọc khe khẽ”, anh ta dùng sự láu cá để lấp liếm che giấu dốt

   + Lần thứ 3: Điểm buồn cười khi anh chàng tìm tới thổ công, thổ công ngửa cả ba đài âm dương, thầy đắc ý bệ vệ kêu trẻ đọc to. Cái dốt lúc này được phô trương

   + Lần thứ 4: Cái dốt bị lật tẩy, Thầy lòi ra cái đuôi dốt nhưng vẫn gượng gạo giấu dốt, cái dốt tầng tầng lớp lớp chồng chất lên nhau

- Trong mỗi lần giải quyết tình huống, cái dốt của thầy đồ dần được bộc lộ chân tướng. Thầy càng che giấu cái dốt càng chồng chất.

- Mâu thuẫn là thầy dốt nhưng không chịu nhận dốt, liên tục ngụy biện, giấu dốt

29 tháng 8 2023

→ Những người lính và ma sơ trong tình huống: người thì hỏi giờ hành lễ nhưng ma sơ lại vờ như không nghe, khi nghe nói con của Chúa thì ma sơ lại nói làm lễ rồi trong khi mọi người đến đây từ sớm thì làm gì có buổi lễ nào diễn ra. Tiếp đến khi lính đi kiếm rau thì thấy nhà nguyện hé rồi lại đóng cửa vào, tiến gần thì nghe thấy có tiếng động.

→ Tình huồng tạo sự hấp dẫn và kịch tính cho tác phẩm, tạo ra nhiều sự tò mò cho độc giả đã đọng lại dư vị nhói lòng và ám ảnh.

4 tháng 3 2023

=> Những người lính và ma sơ trong tình huống: người thì hỏi giờ hành lễ nhưng ma sợ lại vờ như không nghe, nhưng khi nghe nói con của Chúa thì ma sơ lại nói làm lễ rồi trong khi mọi người đến đây từ sớm thì làm gì có buổi lễ nào diễn ra. Tiếp đến khi lính đi kiếm rau thì thấy nhà nguyện hé rồi lại đóng cửa vào tiến gần thì nghe thấy có tiếng động.

=> Tình huồng tạo sự hấp dẫn và kịch tính cho tác phẩm, tạo ra nhiều sự to mò cho độc giả đã đọng lại dư vị nhói lòng và ám ảnh.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

Trong phần (1) những người lính Giải phóng và các ma xơ ở trong tình huống nghi ngờ rằng ma xơ đang giấu một ai đó trong nhà nguyện. Tình huống này giúp câu chuyện trở nên li kì hấp dẫn hơn.

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này- Khi đọc truyện Người ở bến sông Châu, các em cần chú ý.+ Nhân vật chính trong truyện là ai? Có số phận như thế nào? Tình cách của nhân vật được thể hiện qua những tình huống nào?+ Thông điệp tư tưởng mà tác giả muốn nhắn gửi qua truyện ngắn này là gì? Người kể chuyện có thái độ như thế nào đối với...
Đọc tiếp

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này

- Khi đọc truyện Người ở bến sông Châu, các em cần chú ý.

+ Nhân vật chính trong truyện là ai? Có số phận như thế nào? Tình cách của nhân vật được thể hiện qua những tình huống nào?

+ Thông điệp tư tưởng mà tác giả muốn nhắn gửi qua truyện ngắn này là gì? Người kể chuyện có thái độ như thế nào đối với các nhân vật trong truyện? Dựa vào đâu để biết được điều đó?

+ Em biết gì về hậu quả của chiến tranh? Hãy chuẩn bị để chia sẻ những hiểu biết ấy.

- Tìm hiểu thêm về tác giả Sương Nguyệt Minh và truyện Người ở bến sông Châu lựa chọn những thông tin liên quan giúp em hiểu thêm truyện ngắn này. 

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Khi đọc truyện Người ở bến sông Châu, các em cần chú ý.

+ Nhân vật chính trong truyện là dì Mây.  Có số phận bất hạnh phải chịu nhiều đắng cay, thiệt thòi, dì chính là đại diện cho những người phụ nữ, những người nữ thanh niên xung phong bước ra từ chiến tranh trở về với cuộc sống hằng ngày với đầy tiếc nuối, tổn thương. Tình cách của nhân vật được thể hiện qua những tình huống khi chứng kiến chú San đi lấy vợ, khi đỡ đẻ cho cô Thanh vợ của chú San.

+ Thông điệp tư tưởng mà tác giả muốn nhắn gửi qua truyện ngắn này là hậu quả của chiến tranh tàn ác đã mang tới rất nhiều những thiệt thòi, chia li, mất mát, nó là những vết cứa sâu khiến cho người ta thật khó có thể nguôi ngoai. Người kể chuyện có thái độ cảm thông, chia sẻ với các nhân vật trong truyện. Dựa vào những lời thoại lời bình của người kể nhẹ nhàng, sâu lắng đầy cảm thông, giường như trong câu chuyện không có người sai người đúng mà tất cả chỉ do hoàn cảnh cay nghiệt khó khăn đã đẩy con người tới những bi kịch đau đớn.

+ Một số hậu quả do chiến tranh gây ra:

. Cướp đi tính mạng của rất nhiều những chiến sĩ, những người dân vô tôị

. Khiến cho biết bao gia đình phải chịu cảnh ly tán, chia lìa, đáng thương, tội nghiệp.

. Thảm họa chất độc màu da cam ảnh hưởng đến cả tương lai.

. Gây nên những nội đau vật chất và nỗi đau tinh thần với rất nhiều con người đáng thương, tội nghiệp

Tác giả Sương Nguyệt Minh 

- Nhà văn Sương Nguyệt Minh tên thật là Nguyễn Ngọc Sơn, quê ở Yên Mỹ, Yên Mô, Ninh Bình. Ông là nhà văn quân đội, đến với nghiệp văn chương khá muộn màng, năm 1992, lần đầu tiên có truyện ngắn đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Trước khi đến với nghiệp văn, ông từng làm nhiều nghề sinh nhai: từ buôn thuốc lá, trứng vịt, pháo; làm nghề khoan giếng, cho đến cắt dán phong bì.

- Hiện tại, nhà văn Sương Nguyệt Minh đang công tác tại Ban Sáng tác - Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

* Giải thưởng:

- Giải thưởng cuộc thi bút ký báo Giáo dục thời đại năm 2004 với tác phẩm "Nhọc nhằn gieo chữ vùng cao".

- Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn cuộc thi Nhà xuất bản Giáo dục với tác phẩm "Những bước đi vào đời", năm 2004.

* Các tác phẩm tiêu biểu:

- Đêm Thánh Vô Cùng

- Lửa cháy trong rừng hoang

- Người về bến sông Châu,

- Nỗi đau dòng họ

12 tháng 9 2018

Phẩm chất nổi bật: lòng trung quân ái quốc

- Trung thành với vua: ý thức yêu nước sâu sắc, trách nhiệm với đất nước

- Lòng trung thành của ông được đặt trong thử thách, bản thân ông bị đặt trong mối quan hệ “trung” và “hiếu”

    + Ông đặt chữ “trung” lên trên chữ “hiếu”, nợ nước trên tình nhà

- Là vị tướng anh hùng đầy tài năng, mưu lược, đức độ

→ Tác giả khắc họa trong nhiều mối quan hệ và đặt trong tình huống có tính thử thách: quan hệ với nước, với vua, với hộ dân, nhắc nhở vua “khoan sức dân”, với tướng sĩ dưới quyền, quan hệ đối với con cái, quan hệ với bản thân

→ Ông mẫu mực là vị tướng toàn đức, toàn tài, được dân ngưỡng mộ, tới cả giặc cũng phải kính phục

12 tháng 10 2021

Truyện cổ tích thường kể về số phận và cuộc đời của những con người bất hạnh nhưng ở họ ánh lên vẻ đẹp của tài năng, phẩm chất, đức độ. Đó là một Thạch Sanh mồ côi từ nhỏ, có tài năng phi thường lập nhiều chiến công hiển hách. Một Sọ Dừa khác biệt về ngoại hình nhưng lại có nhân cách và tài năng ưu tú, lương thiện. Với truyện Tấm Cám, cũng là một nàng Tấm hiền lành, nết na nhưng cũng chịu nhiều ngang trái, bất công, những mâu thuẫn xảy ra giữa nàng và mẹ con dì ghẻ luôn diễn biến trong từng bước đi của câu chuyện.

 

Mẹ mất sớm, sống thiếu tình thương mẹ ruột đã là một thiệt thòi với Tấm. Khi bố đi bước nữa, Tấm lại không có được sự yêu thương từ người mẹ kế của mình, là một đứa trẻ với những sự nhạy cảm chắc chắn Tấm sẽ rất buồn tủi và cô đơn. Nhưng không vì thế mà nàng ghét bỏ hay hận thù mẹ con Cám, Tấm vẫn luôn chăm chỉ với công việc, yêu thương em Cám, nghe lời dì ghẻ. Đó là điều đáng khen ở Tấm.

Ngày mụ dì ghẻ ra phần thưởng ai bắt được nhiều cá tôm sẽ được thưởng yếm đào, món quà ấy lẽ ra đã dành cho Tấm nhưng chính Cám đã giành giật sức lao động, sự chăm chỉ tháo vát của người chị bằng sự giả dối, tinh ranh của mình mà đoạt lấy chiếc yếm. Niềm mơ ước nhỏ bé có chiếc áo đẹp bị Cám cướp đoạt bằng lòng tham của một con người, kể từ đây, mâu thuẫn giữa cá nhân với cá nhân bắt đầu trong một gia đình. Sự ích kỷ, nhỏ nhen thắng thế, giẫm đạp lên lòng tin, sự thật thà của người khác.

Khi Tấm nhận được sự giúp đỡ của Bụt, cá Bống trở thành người bạn tâm tình, gần gũi và thân thiết với Tấm nhất. Với nàng, cá Bống là niềm ủi an tỉnh thần sau những mệt nhoài trong cuộc sống để cùng nó kể lể, giãi bày. Mỗi bữa, Tấm đều san sẻ miếng cơm ít ỏi của mình cho bống, Tấm dành cho Bống sự yêu thương bình dị, chân tình nhất. Lúc này, mẹ con Cám phát hiện, hai người bày mưu lừa gạt Tấm để giết cá Bống, giết chết niềm vui, sự ủi an duy nhất mà Tấm có được. Mâu thuẫn tiếp tục được xảy ra, sự ghen ghét ích kỷ của mẹ con dì ghẻ lại được thể hiện rõ nét hơn, Tấm một lần nữa cam chịu. Lúc này đây, sự ghen ghét, ích kỷ một lần nữa thắng thế.

 

Ngày trẩy hội, Tấm cũng như bao người khác, muốn được khoác lên mình bộ quần áo tươm tất, được cùng hoà vào dòng người tươi vui, rộn rã. Nhưng không, ngay cả cái quyền tự do vui chơi ấy Tấm cũng không có. Mẹ con Cám không cho tấm hưởng niềm hạnh phúc ấy mà trộn lẫn thóc gạo bắt Tấm ngồi nhặt xong mới được đi. Hành động đầy suy tính ấy càng bộc lộ rõ bản chất ích kỷ, đê hèn của mẹ con Cám. Tước đoạt quyền tự do của người khác bằng uy quyền- quyền uy của một mụ dì ghẻ vô lương tâm. Được sự giúp đỡ của Bụt, Tấm đến trẩy hội, thử giày và được vua chọn làm hoàng hậu. Mâu thuẫn xảy ra lúc này lên đến đỉnh điểm- mâu thuẫn giữa quyền lợi vật chất của các cá nhân. Hành động nhẫn tâm giết tâm là cách giải quyết mâu thuẫn mà mẹ con Cám lựa chọn- một sự lựa chọn tàn ác, quyết tâm tiêu diệt con chồng hồng giành lấy sự giàu sang, phú quý vinh hoa về bản thân.

Tấm lại là người thua cuộc. Song, khi dồn đến đường cùng, không cách nào khác phải đứng lên đấu tranh, đó là quy luật tất yếu. Tấm chết nhưng tinh thần không chết, nàng hoá thành chim vàng anh, cây xoan đoàn, khung cửi và quả thị bên đường, dù bị vùi dập hết lần này đến lần khác nàng vẫn bền bỉ đấu tranh đến cùng để dành lấy hạnh phúc của chính mình và trả thù những hậu quả mà mẹ con mụ dì ghẻ gây ra. Cuối cùng mẹ con Cám phải chịu cái chết đích đáng. Có thể thấy, mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám là mâu thuẫn từ những điều nhỏ nhặt, tủn mủn của cuộc sống đến những mâu thuẫn lớn hơn, những xung đột về quyền lợi vật chất dẫn đến những hành động tiêu diệt nhau để giành lấy phần thắng. Mâu thuẫn giữa sự hiền lành, thiện lương với độc ác, ích kỷ, giữa kẻ mạnh với người yếu một lần nữa được tái hiện rõ rệt.

Sự bất công trong xã hội là luôn luôn tồn tại, mâu thuẫn luôn luôn có, vì vậy bằng cách nào để giải quyết hay dung hoà là sự lựa chọn của mỗi người. Sau cùng, cái thiện luôn luôn chiến thắng, trên tất cả, tình yêu thương vẫn là giá trị cốt lõi của đời sống, hãy nâng niu và trân trọng tất cả những gì có được quanh ta.

  
2 tháng 5 2017

Đọc toàn bộ tác phẩm, ta có thể thấy rõ nét chân dung về con người, tính cách của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, cụ thể như:
+ Trần Quốc Tuấn là một con người trung quân ái quốc, thể hiện qua lời bàn bạc của ông với vua Trần.
+ Là con người có tấm lòng yêu dân, quan tâm đến dân, thể hiện ra lời khuyên giảm tô thuế, miễn hình phạt… cho dân chúng.
+ Tinh thần yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm đối với vận mệnh của đất nước.
+ Trần Quốc Tuấn là một vị tướng tài, giỏi mưu lược. Không những thế, ông còn là một người đức độ, có những phẩm chất đáng trân trọng.

27 tháng 4 2017

Những tình tiết liên quan đến Trần Thủ Độ

- Có người mách vua về sự chuyên quyền của Trần Thủ Độ: ông không biện bạch cho bản thân, không thù oán, trách phạt mà thưởng cho người dám vạch lỗi của mình

→ Người công minh, độ lượng, có bản lĩnh

- Vợ ông khóc, mách việc tên quân hiệu không cho đi qua thềm cấm, ông cho người điều tra rồi khen thưởng tên quân hiệu giữ đúng phép nước

→ Ông là người chí công vô tư, trọng luật pháp

- Có người chạy chọt nhờ vợ ông xin cho chức Câu Đương, ông bảo hắn chặt một ngón chân để phân biệt

→ Người chủ động giữ gìn sự công bằng phép nước, bài trừ nạn mua quan bán chức

- Vua muốn phong chức cho anh Trần Thủ Độ, ông không đồng ý, thẳng thắn trình bày quan điểm nên lựa người giỏi nhất, không nên hậu đãi cả hai làm rối việc triều chính

→ Tình tiết góp phần làm nổi bật bản lĩnh, nhân cách của Trần Thủ Độ: cương nghị, độ lượng, liêm khiết, đặt lợi ích dân tộc, quốc gia trên lợi ích cá nhân, gia đình

6 tháng 8 2018

Chọn đáp án: A