K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 12 2017

Theo như mk thấy: Hình ảnh " một trái tim" được sử dụng với tư cách phép tu từ hoán dụ.''Trái tim '' như nhãn tự của bài thơ .Ý nghĩa của hình ảnh thơ trên là biểu hiện của tình yêu nước, ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Chính sức mạnh ấy đã giúp người lính vượt qua bao gian khó, thiếu thốn để tiến về miền Nam giải phóng đất nước. Hình ảnh thơ trong câu kết là hình ảnh đẹp nhất, tỏa sáng cả bài thơ góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề tác phẩm.

29 tháng 12 2020

Thể thơ: bảy chữ kết hợp với tám chữ

Phương thức biểu đạt: miêu tả

Nội dung khổ thơ: miêu tả sự thiếu thốn về vật chất và hoàn nhưng lạc quan về tinh thần thái độ của những người lính.

Biện pháp tu từ: liệt kê, điệp từ "không"; cụm từ ẩn dụ/hoán dụ "một trái tim"

+) Tác dụng (giá trị biện pháp tu từ): thể hiện sự đối lập giữa những khó khăn về vật chất và hoàn cảnh mà những người lính đang gặp phải với sự lạc quan và hi vọng về miền Nam, vì chiến đấu và ước mơ cách mạng để giải phóng cho đất nước.

Thi tốt!

 

5 tháng 12 2016

Bốn câu thơ:

" Không có kính, rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có 1 trái tim. "

Được trích trong bài thơ " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của tác giả Phạm Tiến Duật. Trong 4 câu thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ và hoán dụ. Trước hết tác giả đã sử dụng biện pháp điệp ngữ: điệp từ không có 3 lần để nhấn mạnh thêm tính chất khốc liệt của chiến tranh làm cho chiếc xe biến dạng đến trần trụi tưởng chừng như chiếc xe không thể chạy được nữa. Ngoài ra tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ :Lấy bộ phận để gọi toàn thể: "trái tim" chỉ người lính lái xe ở tuyến đường Trường Sơn những năm đánh Mỹ.Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng: "trái tim" chỉ tình yêu Tổ quốc lớn lao, như máu thịt, như mẹ cha, như vợ, như chồng...chỉ khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của người lính.Qua đó cũng là lí tưởng của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước.

10 tháng 12 2016

Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Khổ thơ cuối cùng vẫn giọng thơ mộc mạc, mà nhạc điệu hình ảnh rất đẹp, rất thơ, cảm hứng và suy tưởng vừa bay bổng vừa sâu sắc để hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời của những chiến sĩ vận tải Trường Sơn. Bốn dòng thơ dựng hai hình ảnh đối lập đầy kịch tính, bất ngờ thú vị. Hai câu đầu dồn dập những mất mát khó khăn do quân thù gieo xuống, do đường trường gây ra : xe không kính, không đèn, không mui, thùng xe bị xước …

Điệp ngữ “không có” nhắc lại ba lần như nhân lên những thử thách khốc liệt. Hai dòng thơ ngắt làm bốn khúc “không có kính/ rồi xe không có đèn / Không có mui xe / thùng xe có xước” như bốn chặng gập ghềnh, khúc khuỷu, đầy chông gai bom đạn. Hai câu cuối âm điệu đối chọi lại, trôi chảy, hình ảnh đậm nét. Đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở hướng ra tiền tuyến lớn với tình cảm thiêng liêng “vì miền Nam”, vì cuộc chiến đấu giành độc lập, thống nhất cho cả nước. Chói ngời, toả sáng khổ thơ, cả bài thơ là hình ảnh “trong xe có một trái tim” .

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
3 tháng 12 2018

Đoạn thơ sử dụng phép điệp ngữ, liệt kê, đối lập và hoán dụ.

Điệp ngữ "không có" cùng với hàng loạt các từ "kính, đèn, mui xe, thùng xe" cho thấy sự thiếu thốn về cơ sở vật chất và sự tàn phá nghiêm trọng của chiến tranh đối với chiếc xe.

Phép đối lập giữa cái "không có" và cái "có". Đó là sự đối lập giữa sự thiếu thốn về vật chất với sự kiên cường, dũng cảm về tinh thần của những người lính trẻ trong kháng chiến chống Mĩ.

Phép hoán dụ qua hình ảnh "trái tim" nhằm chỉ những người lính. Phép tu từ này nhấn mạnh tình yêu nước, sức mạnh và ý chí kiên cường của những người lính trẻ. Chỉ cần còn nuôi dưỡng tình yêu, ngọn lửa khát vọng và một trái tim ấm nóng nhịp đập thì cuộc kháng chiến dù khó khăn thiếu thốn, nhiều gian nan thử thách tới đâu cũng có thể vượt qua.

=> Sự kết hợp các biện pháp tu từ trên cũng là những hình ảnh đẹp kết thúc bài thơ, từ đó mở ra biết bao niềm hứng khởi, niềm tin, niềm lạc quan về chiến thắng tất yếu trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc.

7 tháng 12 2021

k ko bt lm

23 tháng 6 2021

a) Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

b) Điệp ngữ: không có

Liệt kê: kính, đèn, mui xe

Tác dụng: Thể hiện sự khó khăn, thiếu thốn của đoàn xe.

11 tháng 10 2021

Bạn thích chọn cách trả lời nào cũng đúng nhé!

11 tháng 10 2021

Bạn thích chọn cách trả lời nào cũng đúng nhé!

13 tháng 8 2023

Bài thơ tương đối dài nên chị sẽ chia nhỏ ra thành nhiều đoạn nhé:

Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
=> BPTT: Điệp ngữ

Tác dụng: Giúp câu thơ giàu sức gợi

Cho thấy sự tàn phá ác liệt của bom đạn với chiếc xe


Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái.

=>BPTT: Điệp ngữ, So sánh

Tác dụng: Giúp câu thơ giàu hình ảnh

Cho thấy những khó khăn trên đường hành quân của người lính

13 tháng 8 2023

Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
=> BPTT: Điệp ngữ, So sánh


Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi.

 

Cả 2 đoạn: 

Tác dụng: Giúp câu thơ giàu hình ảnh

Cho thấy tinh thần lạc quan của người lính dù bên ngoài là muôn vàn khó khăn

18 tháng 11 2016

​chắc là hoán dụ