Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là vỏ Trái Đất, ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi.
- Đặc điểm của từng lớp:
- Lớp vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất có độ dày từ 5km đến 70km. vật chất ở dạng rắn chắc. Lớp vỏ trái đất rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên của Trái Đất như không khí, nước, sinh vật... đồng thời là nơi tồn tại của xã hội loài người. Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo từ một sổ địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng di chuyển rất chậm chạp. Hai địa mảng kề nhaụ có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau.
- Lớp trung gian: Có độ dày gần 3000km, vật chất ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500 độ C đến 4700 độ C
- Lõi Trái đất: Có độ dày trên 3000km, vật chất ở trạng thái lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 5000 độ C.
TL
Đáp án
Vỏ ngoài cùng là vỏ quan trọng nhất do nó là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên như sông ,suối,không khí ,..... và là nơi sinh sống của xã hội loài người
HT
Câu 1:
a)
- Trên bề mặt Trái Đất có 4 loại khối khí.
+ Khối khí nóng. Đặc điểm: hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.
+ Khối khí lạnh. Đặc điểm: hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
+ Khối khí đại dương. Đặc điểm: hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
+ Khối khí lục địa. Đặc điểm: hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.
b) Về mùa đông, khối khí lạnh thường tràn xuống miền bắc nước ta.
Câu 2:
a, Trên Trái đất có 3 đới khí hậu: nhiệt đới,ôn đới,hàn đới.
*Đặc điểm, vị trí của đới nhiệt đới:
+Vị trí; chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
+Góc chiếu sáng của Mặt Trời lớn.
+Thời gian chiếu sáng trong năm; chênh nhau ít.
+Nhiệt độ: nóng quanh năm
+Lượng mưa: 1000mm-2000mm
+ Gió: Tín Phong
b, -Việt Nam thuộc đới nóng (nhiệt đới)
-Gió thổi ở nước ta là gió Lào (mk ko chắc lắm, thấy trên mạng ghi vậy)
Chúc bạn học tốt!!!!
Refer
Câu 1: phân biệt :
Sóng
– Sóng là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương.
– Nguyên nhân sinh ra sóng biển biển chủ yếu do gió, động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần.
Thủy triều
– Thủy triều là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa.
– Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
– Có 3 loại thủy triều:
+ Bán nhật triều: Mỗi ngày thủy triều lên xuống 2 lần.
+ Nhật triều: Mỗi ngày lên xuống 1 lần
+ Triều không đều: Có ngày lên xuống 1 lần, có ngày lại 2 lần.
– Việt Nam có đủ cả 3 loại thủy triều trên.
+ Triều cường: Ngày trăng tròn (giữa tháng) và ngày không trăng (đầu tháng)
+ Triều kém:
.Ngày trăng lưỡi liềm (đầu tháng)
.Ngày trăng lưỡi liềm (cuối tháng)
Các dòng biển
– Dòng biển là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.
– Nguyên nhân sinh ra dòng biển là do các loại gió thổi thường xuyên ở Trái Đất như gió Tín phong, Tây ôn đới
– Có 2 loại dòng biển: dòng biển Nóng và dòng biển Lạnh.
Câu 2:
Các nhân tố hình thành đất
Đất được hình thành do tác động đồng thời của các nhân tố sau :
1. Đá mẹ
- Khái niệm: Là các sản phẩm được phá hủy từ đá gốc (nham thạch).
- Vai trò: Cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật, ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hóa của đất.
2. Khí hậu
- Ảnh hưởng trực tiếp:
+ Ảnh hưởng đến sự hình thành đất thông qua nhiệt - ẩm.
+ Nhiệt, ẩm ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất.
- Ảnh hưởng gián tiếp qua tác động: khí hậu → sinh vật → đất.
3. Sinh vật
- Thực vât: Cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá.
- Vi sinh vật: Phân giải xác súc vật tạo mùn.
- Động vật: sống trong đất là biến đổi tính chất đất (giun, kiến mối).
4. Địa hình
- Địa hình dốc: đất bị xói mòn, tầng phong hóa mỏng.
- Địa hình bằng phẳng: bồi tụ là chủ yếu, tầng phong hóa dày.
- Địa hình: Ảnh hưởng đến khí hậu vành đai đất khác nhau theo độ cao.
5. Thời gian
- Khái niệm: Tuổi đất chính là thời gian hình thành đất.
- Vai trò: Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.
- Các vùng tuổi đất:
+ Vùng nhiệt đới, cận nhiệt: đất nhiều tuổi.
+ Vùng ôn đới, cực: đất ít tuổi.
6. Con người
- Hoạt động tích cực: nâng độ phì cho đất, chống xói mòn.
- Hoạt động tiêu cực: đốt rừng làm nương rẫy, xói mòn đất.
- Trong các nhân tố hình thành đất, đá mẹ là nhân tố quan trọng nhất, vì:
+ Mọi loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phá huỷ của đá gốc (nham thạch).
+ Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất.
+ Đá mẹ quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất.
Câu 1
Nguyên nhân gây ra sóng là do gió , gió thổi mạnh vào dòng nước , dòng nước dâng lên do lực thổi của gió nên hình thành ra sóng
Nguyên nhân gây ra thủy triều là do lực hấp dẫn của mặt trăng gây ra
Nguyên nhân gây ra dòng biển là do hệ thống gió thường xuyên của hoàn lưu khí quyển (như Tín phong, gió Tây ôn đới, gió Đông vùng cực, gió mùa)
Năng lượng sóng là việc thu năng lượng của sóng biển để làm những công có ích – ví dụ, sản xuất điện, khử muối trong nước hoặc bơm nước. Cỗ máy khai thác năng lượng sóng thì được gọi là máy chuyển đổi năng lượng són
Câu 1 :
Các nhân tố hình thành đất : Đá mẹ , khí hậu , sinh vật , đại hình , thời gian , con người
Đó là đá mẹ, khí hậu và sinh vật, vì: + Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra chất khoáng.
Hà Giang là loại đất đá mẹ
- Sông là dòng nước chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.
- Sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu tạo thành hệ thống sông.
- Chức năng từng bộ phận:
+ Phù lưu là các sông đổ nước vào một con sông chính.
+ Chi lưu là các sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính
Lớp vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất có độ dày từ 5km đến 70km. vật chất ở dạng rắn chắc.
Lớp trung gian: Có độ dày gần 3000km, vật chất ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500 độ C đến 4700 độ C
Lõi Trái đất: Có độ dày trên 3000km, vật chất ở trạng thái lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 5000 độ C.
*Lớp vỏ Trái Đất:
- Trạng thái: Rắn chắc
- Độ dày: từ 5-70km
- Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao, nhưng tối đa chỉ 10000C
*Lớp trung gian:
- Trạng thái: từ quánh dẻo đến lỏng
- Độ dày: gần 3000km
- Nhiệt độ: từ 1500-47000C
*Lõi Trái Đất:
- Trạng thái: Lỏng ở ngoài, rắn ở trong
- Độ dày: trên 3000km
- Nhiệt độ: cao nhất khoảng 50000C
(Do bạn chỉ nói so sánh về đặc điểm của các lớp cấu tạo bên trong Trái Đất chứ không nói về vai trò nên mình không có nói về vai trò nhaaa~)
Chúc bạn học tốt!!
Hồ là một vùng nước được bao quanh bởi đất liền, thông thường là nước ngọt. Đa số các hồ trên Trái Đất nằm tại bán cầu Bắc, ở vĩ độ cao
Phân loại:
Có 2 loại hồ chính:
+ Nước ngọt
+ Nước mặn
Nguồn gốc hình thành:
+ Ở 1 khúc uốn của sông
+ Nhân tạo
+ Miệng núi lửa
Ví dụ về các hồ nổi tiếng:
Hồ Caspi
Hồ Baikal
Hồ Titicaca
Hồ Nettilling
Hồ Balaton
Hồ Geneva
Hồ Maracaibo
Hồ Tonlé Sap
Hồ Hoàn kiếm- Việt Nam
Hồ Tây
Hồ nhân tạo có tác dụng :
- Điều hòa dòng chảy
- Tưới tiêu
- Thủy điện
- Du lịch
- Nuôi trồng thủy sản
-...
THAM KHẢO
Câu 1: Thủy triều là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên có lúc lại rút xuống và lùi tít ra xa. Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
Câu 2:
a) - Lưu vực sông: là vùng đất xung quanh sông. Lưu vực lớn thì lượng nước nhiều và ngược lại. ...
- Lưu lượng nước sông: là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm trong 1 giây.
b) Đó là do nước bốc hơi lên. Khi trời quá nóng, nước bốc hơi nhanh. Kết quả là không còn có hơi nước trữ lại trong không khí ( tầng không khí chúng ta đang sống ) nên không khí sẽ rất khô. Ngược lại, nếu trời quá lạnh, nước sẽ bốc hơi với một tốc độ chậm, điều này sẽ khiến không khí xung quanh ẩm theo.
Hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa trong điều kiện: Không khí đã bão hoà mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước, hoặc bị lạnh đi do bốc lên cao, hoặc do tiếp xúc với một khối khí lạnh hơn thì hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ lại thành hạt nước, sinh ra mây, mưa.
Sương, sương móc, móc (Hán-Việt: lộ thủy) là các thuật ngữ để chỉ những giọt nước nhỏ xuất hiện trên các vật thể vào buổi sáng sớm hay có khi là buổi chiều, kết quả của sự ngưng tụ. Sương được tạo ra từ hơi ẩm của khí quyển đọng lại thành dạng giọt nước sau một ngày nắng ấm. Hạt sương xuất hiện trong đêm trên mặt những vật thể bị hao nhiệt. Ở nhiệt độ thấp, khí trời không chứa được hơi ẩm như trước khiến lượng hơi nước dư ra phải đọng lại (ngưng tụ). Khi nhiệt độ tiếp tục hạ thấp thì hạt sương cấu tạo sẽ trong dạng nước đá gọi là sương muối.
Hình thành
Sương thường xuất hiện vào những đêm quang mây, gió nhẹ, nhiệt độ và độ ẩm tương đối cao. Trong thời tiết như vậy, bức xạ hiệu dụng mạnh, nhiệt độ các cảnh vật trên mặt đất hạ thấp. Không khí tiếp xúc với chúng bị lạnh và hơi nước ngưng kết lại thành các giọt nước bám vào cảnh vật ấy.
Nước sẽ ngưng tụ thành các giọt nhỏ phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí. Nhiệt độ và độ ẩm tương đối mà tại đó các giọt nước có thể hình thành được gọi là điểm sương. Khi nhiệt độ bề mặt giảm xuống, đạt tới điểm sương, hơi nước trong khí quyển ngưng tụ để tạo thành các giọt nhỏ trên bề mặt. Quá trình này phân biệt sương với các dạng khí tượng thủy văn khác, được hình thành trực tiếp trong không khí bằng cách làm lạnh nó tới điểm sương (thông thường xung quanh các nhân ngưng tụ) như sương mù hay mây. Tuy nhiên, các nguyên lý nhiệt động lực học của sự hình thành là giống như nhau.
Yếu tố tụ sương
Một vật thể sẽ hao nhiệt khi nó mất nhiều nhiệt lượng vì bức xạ hồng ngoại phát ra nhiều hơn là năng lượng nhận được dưới dạng bức xạ mặt trời. Trường hợp này rõ nhất vào những đêm trời quang mây. Điều kiện thứ hai là khi một vật có độ dẫn nhiệt kém thì phần năng lượng mất đi từ lớp trên sẽ không được thay thế từ nhiệt năng của các lớp sâu ấm hơn nên lớp trên cùng sẽ lạnh đủ để tụ sương.
Các vật thể thích hợp cho sự hình thành sương vì thế là những vật dẫn nhiệt kém hay bị cách biệt ít nhiều khỏi mặt đất. Những vật thể với bề mặt phi kim loại hay được che phủ như là lớp mạ ánh kim là những vật thể với bức xạ tia hồng ngoại kém. Các điều kiện thời tiết thích hợp bao gồm trời quang mây và ít hơi nước trong phần cao của khí quyển để giảm thiểu các hiệu ứng nhà kính và độ ẩm thích hợp của không khí gần mặt đất. Đêm có sương điển hình thường được coi là những đêm tĩnh gió vì gió sẽ đẩy khí nóng từ các tầng không khí trên xuống làm giảm lạnh ở tầng dưới. Nếu khí quyển là nguồn chính của hơi ẩm, thì một lượng thông gió nhất định vẫn là cần thiết để thay thế hơi nước đã ngưng tụ. Tốc độ gió tối ưu cao nhất có thể thấy trên các đảo khô cằn. Tuy nhiên, nếu đất ẩm cận kề là nguồn chính của hơi nước thì gió luôn luôn là bất lợi cho sự hình thành sương.
Các nguyên lý hình thành sương không chỉ hạn chế áp dụng về đêm và ở ngoài trời. Điển hình là khi một người đeo cặp mắt kính bước vào một không gian mới và gặp luồng khí ấm và ẩm thì "sương" sẽ tụ trên cặp kính đó. Một số quy trình công nghiệp được căn cứ trên nguyên lý đó. Tuy nhiên, thuật ngữ thường dùng trong những trường hợp đó là ngưng tụ chư không phải tụ sương.
Tác động
Vì phụ thuộc vào cân bằng bức xạ, nên lượng sương có thể đạt được tối đa trên lý thuyết là khoảng 0,8 mm mỗi đêm. Tuy nhiên, rất hiếm khi lượng đó vượt quá 0,5 mm. Phần lớn các vùng khí hậu trên thế giới, lượng sương trung bình hàng năm rất nhỏ so với lượng mưa. Trong những khu vực với mùa khô đáng kể, các dạng thực vật như địa y hay thông non có thể thu lợi từ sương. Riêng sa mạc Atacama và sa mạc Namib là hai vùng đất chủ yếu nơi sương mù là nguồn tưới chính vì gần như không có mưa.