K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là vỏ Trái Đất, ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi.

- Đặc điểm của từng lớp:

  • Lớp vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất có độ dày từ 5km đến 70km. vật chất ở dạng rắn chắc.  Lớp vỏ trái đất rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên của Trái Đất như không khí, nước, sinh vật... đồng thời là nơi tồn tại của xã hội loài người. Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo từ một sổ địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng di chuyển rất chậm chạp. Hai địa mảng kề nhaụ có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau.
  • Lớp trung gian: Có độ dày gần 3000km, vật chất ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500 độ C đến 4700 độ C
  • Lõi Trái đất: Có độ dày trên 3000km, vật chất ở trạng thái lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 5000 độ C.

TL

Đáp án

Vỏ ngoài cùng là vỏ quan trọng nhất do nó là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên như sông ,suối,không khí ,..... và là nơi sinh sống của xã hội loài người

HT

17 tháng 1 2021

- Cấu tạo bên trong của Trái Đất: Gồm 3 lớp:

+Lớp ngoài cùng: vỏ Trái Đất

+Ở giữa: lớp trung gian

+Trong cùng: lõi.

- Đặc điểm của từng lớp:

+Lớp vỏ Trái Đất : lớp mỏng nhất dày từ 5-70km. vật chất ở dạng rắn chắc.  Là lớp vỏ rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên của Trái Đất như không khí, nước, sinh vật... đồng thời là nơi tồn tại của XH loài người. Lớp vỏ được cấu tạo từ một sổ địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng di chuyển rất chậm chạp. Hai địa mảng kề nhaụ có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau.

+ Lớp trung gian: Có độ dày gần 3000km, vật chất ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500 độ C đến 4700 độ C

+ Lõi Trái đất: Có độ dày trên 3000km, vật chất ở trạng thái lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 5000 độ C.

 

17 tháng 1 2021

-Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm: vỏ trái đất, lớp trung gian và lõi.

-Đặc điểm:

+ Lớp vỏ Trái Đất:

       ♦Độ dày từ 5 đến 70 km.

       ♦Vật chất ở trạng thái rắn chắc.

       ♦Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao (tối đa chỉ tới 1.000ºC).

+ Lớp trung gian (bao Manti):

       ♦Độ dày gần 3.000 km.

       ♦Vật chất ở trạng thái quánh dẻo đến lỏng.

       ♦Nhiệt độ khoảng 1.500ºC đến 4.700ºC.

+ Lõi Trái Đất:

       ♦Độ dày trên 3.000 km.

       ♦Vật chất ở trạng thái lỏng ở bên ngoài, rắn ở bên trong.

       ♦Nhiệt độ cao nhất khoảng 5.000ºC

15 tháng 11 2016

3 phần

15 tháng 11 2016

Cấu trúc bên trong Trái Đất gồm:

+ Vỏ Trái Đất

+ Lớp trung gian

+ Lõi

23 tháng 12 2020

Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất.

- Lớp vỏ Trái Đất chiếm 1% thể tích, 0,5% khối lượng.

- Là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên: không khí nước, sinh vật…và là nơi sinh sống của xã hội loài người.

- Vỏ Trái Đất do một số địa mảng kề nhau tạo thành, có 7 địa mảng lớn:

+ Mảng lục địa (là bộ phẩn nổi trên bề mặt nước biển.): Á – Âu, Phi, Ấn Độ, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Nam Cực

+ Mảng đại dương (gồm các đảo và vùng trũng bị chìm ngập dưới mực nước biển): Thái Bình Dương.

- Các mảng di chuyển rất chậm.

+ Hai mảng có thể tách xa nhau : ở chỗ tiếp xúc của chúng vật chất trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương.

+ Hai mảng xô vào nhau: ở chỗ tiếp xúc của chúng đá bị nén ép, nhô lên thành núi, sinh ra núi lửa và động đất.

26 tháng 5 2021

1.Khí quyển Trái Đất là lớp các chất khí bao quanh hành tinh Trái Đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất. Nó gồm có nitơ (78,1% theo thể tích) và ôxy (20,9%), với một lượng nhỏ agon (0,9%), cacbon điôxít (dao động, khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí khác.

2.Có 4 khối khí:

+ Khối khí nóng: hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.

+ Khối khí lạnh: hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.

+ Khối khí đại dương: hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.

+ Khối khí lục địa: hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối cao.

26 tháng 5 2021

3. thời tiết là biểu hiện của các hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian ngắn và vị trí xác định

   khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong một thời gian dài và nó đã trở thành quy luật

sự khác nhau:

thời tiết là biểu hiện của các hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian ngắn và vị trí xác định,

khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong một thời gian dài và nó đã trở thành quy luật.

4.Trên Trái Đất có 7 đai khí áp: đai áp thấp xích đạo, hai đai áp cao chí tuyến, hai đai áp thấp ôn đới và hai đai áp cao cực.

5.Có 3 loại gió chính trên Trái Đất :

- Gió Tín Phong : thổi từ áp cao chí tuyến 30 độ Bắc và Nam về cực thấp 0 độ

- Gió Tây ôn đới : thổi từ áp cao chí tuyến 30 độ Bắc và Nam về áp thấp 60 độ Bắc và Nam

- Gió Đông cực : thổi từ áp cực 90 độ về áp thấp 60 độ Bắc và Nam Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, ...

13 tháng 10 2016

uk!!!

mình sẽ giúp

 

22 tháng 8 2016

giúp em với các thầy cô và các bạn nhé mình cảm ơn.

28 tháng 10 2016
  • Mặt trời: đc cấu tạo tứ khí hydro
  • Mặt trăng: do có thiên thể va chạm vào trái đất làm bắn tung các vât bị nung chảy ra khỏi trái đất
  • Trái đất: cấu tạo từ đá và kim loại gồm 3 phần là ;lớp vỏ ;lớp nhân và lớp trung gian
18 tháng 12 2016

Đại dương là một vùng lớn chứa nước mặn tạo thành thành phần cơ bản của thủy quyển. Khoảng 71% diện tích bề mặt Trái Đất (khoảng 361 triệukm²) được các đại dương che phủ, một khối nước liên tục theo tập quán được chia thành một vài đại dương chủ chốt và một số các biển nhỏ.

18 tháng 12 2016

ý củ mình là nó sẽ chiếm khoảng 1 hay 2 hay 3 phần mấy

20 tháng 10 2021

- ba phần tư bề mặt bị bao phủ bởi nước,

20 tháng 10 2021

đại dương chiếm khoảng 3/4 diện tích bề mặt trái đất

23 tháng 11 2016

Câu 6: Trả lời:

Cấu tạo bên trong của Trái Đất
Gồm 3 lớp: - Lớp vỏ
- Lớp trung gian
- Lớp lõi Trái Đất

Có 7 địa mảng chính: Mảng Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Áu-Ắ, Phi, Thái Bình Dương, Ấn Độ, Nam Cực

 

 

 

23 tháng 11 2016

Câu 5: trả lời:

- Hai mảng tách xa nhau:
Vật chất dưới sâu trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đáy đại dương.

- Hai mảng xô vào nhau:
Đá bị nén ép, nhô lên thành núi, núi lửa, động đất.