K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 1 2017

Cuộc đời là một môi trường tranh đua quyết liệt. Để có thể sống một cách mạnh mẽ, người ta rất cần đến lòng can đảm. Lòng can đảm có ảnh hưởng rất lớn tới sự thành công hay thất bại. Tục ngữ Đức có câu: Mất tiền là mất nhỏ, mất danh dự là mất lớn, mất can đảm là mất hết.

Câu tục ngữ trên có ba vế, liên quan chặt chẽ với nhau về mặt ý nghĩa và có sự tăng cấp theo mức độ giá trị con người. Tiền tượng trưng cho sự giàu có. Danh dự tượng trưng cho uy tín, tên tuổi. Can đảm tượng trưng cho ý chí, nghị lực, khí phách của con người.

Thông thường, ai cũng thích làm ra được nhiều tiền để sống đầy đủ, sung sướng nhưng thực ra, số người giàu có trong xã hội chỉ là số ít. Phần đông chỉ đủ ăn và dành dụm được một chút để phòng khi cơ nhỡ, ốm đau… Do đó mà người ta rất quý đồng tiền. Dân gian có câu: Đồng tiền liền khúc ruột.

Đồng tiền được đổi bằng mồ hôi nước mắt lại càng đáng quý, song mất tiền là mất nhỏ vì ta vẫn có thể tiếp tục kiếm tiền bằng cách cần cù, chăm chỉ làm việc. Mất tiền tất nhiên là buồn, nhưng nỗi buồn ấy cũng không ghê gớm đến mức là huỷ hoại cuộc đời của một con người. Thực tế cho thấy để đạt được mục đích làm giàu, nhiều doanh nhân phải chấp nhận những thất bại tạm thời, nhưng với sự kiên nhẫn thua keo này, bày keo khác và lòng can đảm, cuối cùng họ cũng thành công.

So với tiền bạc, danh dự con người đáng quý gấp ngàn lần. Ông cha ta đã dạy : Cọp chết để da, người ta chết đề tiếng, hay: Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng; Chết vinh hơn sống nhục… nhấn mạnh đến tầm quan trọng của danh dự. Ngạn ngữ Nga cũng có câu: Hãy giữ gìn chiếc áo từ lúc còn mới. Hãy giữ gìn danh dự từ lúc còn trẻ trung.

Tiền bạc khó kiếm nhưng còn kiếm được chứ danh dự thì chỉ có thế tự thân tạo dựng nên và nhiều khi phải tạo dựng cả đời người mới có được. Danh dự ở đây có thể hiểu là uy tín, thể diện, tiếng tăm của một cá nhân trước gia đình và xã hội. Danh dự là một giá trị tinh thần không thể bán mua, đổi chác, không thể đem ra mà cân đo, đong đếm. Danh dự được coi là thước đo phẩm giá con người nên mất danh dự là mất lớn, khó có thể lấy lại được. Mất danh dự đồng nghĩa với sự tủi nhục, đau đớn, là thiệt hại nặng nể về mặt tinh thần. Những bậc chính nhân quân tử, những người có học xưa kia thường quý trọng danh dự hơn cả mạng sống của mình.

Suy xét kĩ, chúng ta sẽ thấy tiền bạc, danh dự được tạo nên bởi nhiều yếu tố, mà yếu tố quan trọng là lòng can đảm, tức ý chí và nghị lực của mỗi con người.

Sống là chiến đấu, chiến đấu không ngừng suốt cả cuộc đời; là vật lộn với vô vàn thử thách, gian nan trên bước dường mưu sinh, tạo dựng sự nghiệp. Chiến đấu với những thói hư tật xấu trong chính bản thân mình mới thực sự là cuộc chiến đấu gay go, ác liệt nhất. Lòng can đảm giúp ta giữ vững lí tưởng, lập trường, mục đích sống. Lòng can đảm tạo ra sức mạnh thúc đẩy chúng ta phấn đấu để tiến tới thành công.

Mất can đảm là mất tất cả. Đúng như vậy! Không có lòng can đảm, người lính không thể tiều diệt quân thù. Không có lòng can đảm, một con người bình thường không đủ nghị lực để làm bất cứ việc gì, dù là nhỏ. Không có lòng can đảm, một nhà bác học không thể vượt qua hết thất bại này đến thất bại khác để đi tới thành công. Mất can đảm tức là nhu nhược, yếu hèn, cam chịu mọi nghịch cảnh của số phận. Một con người như thế thì còn sống mà như đã chết, cuộc đời trở nên hoàn toàn vô nghĩa. Vô nghĩa với bản thân, gia đình và xã hội, không đáng được so sánh với những loài vật bé nhỏ mà hữu ích như con ong, cái kiến.

Đường đời vạn nẻo lắm chông gai và nhiều sóng gió vấp ngã, thất bại là lẽ đương nhiên. Mỗi lần ngã là một lần bớt dại (Tố Hữu). Thất bại là mẹ thành công… Đó là những bài học nhân sinh thiết thực, là hành trang tư tưởng không thể thiếu của mỗi chúng ta khi bước vào đời. Lòng can đảm sẽ giúp ta đứng vững, có đủ trí tuệ, nghị lực và sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng mọi thử thách gian nan, khẳng định được vị trí của mình trong cuộc sống.

Xung quanh chúng ta có biết bao tấm gương sáng về lòng can đảm, rất xứng đáng cho chúng ta học tập. Chị Trần Bình Gấm, một học sinh nghèo hiếu học của trường chuyên Lê Hồng Phong, vừa đi học vừa bán vé số, bán khoai luộc để giúp mẹ nuôi các em, vậy mà thi đỗ vào ba trường đại học.

Anh Nguyễn Trường Sơn 1 nạn nhân của chất độc màu da cam, bị tật nguyền, dị dạng mà là sinh viên của hai trường đại học. Chị Hướng Dương bị tai nạn mất cả hai chân vẫn kiên cường sống, làm việc và cống hiến, đem lại ánh sáng trí tuệ cho những trẻ em mù qua hình thức sách nói, thư viện nói… Quả là lòng can đảm đã mang lại cho họ một nghị lực và sức mạnh phi thường.
Lòng can đảm là một phẩm chất quý báu nhưng không phải sinh ra ai cũng có ngay mà phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài. Muốn thành công trong cuộc đời và sự nghiệp, chúng ta cần giữ vững niềm tin, giữ vững ý chí, thắng không kiêu, bại không nản, hãy ngẩng cao đầu tiến lên phía trước.
18 tháng 1 2017

Tiền mất ta có thể kiếm lại được bằng chính khả năng của ta, vì khả năng của ta sẽ làm đc điều đó!
Danh dự mất đi sẽ không thể lấy lại đc, dù sớm nhận ra thì cũng sẽ không được như ban đầu!
còn lòng can đảm, là yếu tố giúp ta thành công, dù nếu mất đi nó thì không hẳn ta mất đi mọi thứ nhưng đó lại chính là điều kiện cần để đưa ta đến thành công đó!

21 tháng 2 2022

Tham khảo

 

Càng lớn, ta càng nhận ra cuộc đời luôn không ngừng biến chuyển tuần hoàn và có nhiều thứ dần biến mất đi theo thời gian. Trưởng thành, ta mất đi sự vô lo vô nghĩ, mất đi sự hồn nhiên ngây thơ thuở nào. Thời gian qua đi khiến ta mất đi tuổi xuân, mất đi quãng thời gian đẹp đẽ nhất đời mình, rồi nhiều thứ hơn nữa cứ nối đuôi nhau mà mất đi. Đúng vậy, ai trong chúng ta cũng chịu nhiều tổn thương mất mát, thế nhưng mất mát cũng có lớn nhỏ tùy thuộc vào tầm quan trọng của thứ mà bạn đánh mất. Điều ấy hoàn toàn đúng với câu: "Mất tiền là mất nhỏ, mất danh dự là mất lớn, mất can đảm là mất hết".

       

Để sống trong xã hội ngày nay thì bạn cần một thứ quan trọng không thể thiếu đó là tiền. Tiền là thứ mà bất cứ ai cũng cần đến để duy trì một cuộc sống ổn định, hằng ngày chúng ta sử dụng tiền để trang trải cuộc sống, lo cho bản thân và gia đình. Chúng ta nỗ lực lao động cả ngày mục đích cũng chỉ để kiếm miếng cơm manh áo, cha mẹ đi làm kiếm tiền nuôi con cái ăn học, trang trải nợ nần và phục vụ đời sống. Suốt cả đời người chúng ta cực nhọc làm việc suy cho cùng cũng chỉ vì đồng tiền, tiền dường như trở thành đích đến của cuộc sống con người khiến người ta có động lực để phấn đấu lao động sản xuất hơn, thế nhưng tiền cũng là gánh nặng với con người. Không có tiền con người sẽ dễ dàng bị coi thường, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, không có tiền bạn cũng không thể duy trì cuộc sống của mình. Vì mọi thứ đều được mua bằng tiền, nhờ có tiền mà cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng hơn. Không làm được chúng ta có thể mua hoặc thuê người khác làm thay mình, tiền giúp cho cuộc sống của con người trở nên dễ dàng hơn nhưng ở một khía cạnh nào đó nó lại khiến con người trở nên ích kỷ, phụ thuộc và kém tính sáng tạo.

 

Tiền rất quan trọng và cần thiết với cuộc sống của con người, vì vậy, mất tiền chắc chắn sẽ khiến chúng ta đau xót thế nào khi đồng tiền mà mình góp nhặt, cực nhọc bao ngày mới có được nay lại không cánh mà bay. Đó là mồ hôi xương máu của bạn, là cái mà bạn đã dành thời gian và công sức, thậm chí có cả máu và nước mắt để tích góp được. Mất mát đó thực sự khiến con người ta tổn thương, dằn vặt, tự oán trách bản thân. Thế nhưng, mất tiền không phải là mất tất cả, mất tiền chúng ta vẫn có thể kiếm lại được bởi sau cũng tiền cũng chỉ là thứ vật chất giúp duy trì cuộc sống của chúng ta. Một khi còn khỏe mạnh, chúng ta vẫn có thể kiếm lại được số tiền ấy và thậm chí là nhiều hơn trước đó. Bởi vậy, "mất tiền là mất nhỏ".

Khác với tiền là thứ vật chất hữu hình thì danh dự lại là thứ trừu tượng chỉ có thể định nghĩa chứ không thể cầm nắm được. Vậy nhưng, cái thứ vô hình ấy cũng có thể bị mất. Danh dự khác với tiền vì để có được danh dự con người ta phải nỗ lực, cống hiến rất nhiều mới được người khác công nhận, coi trọng những đóng góp của mình. Qua thời gian con người ta tự gây dựng được uy tín cho bản thân mình rồi hơn nữa là danh dự cho gia đình, dòng họ. Nếu tiền là thành quả lao động của bạn được trả công sau mỗi tháng làm việc cực nhọc thì danh dự lại là thứ mà người ta phải dành cả cuộc đời mới có thể có được. Thứ phải dành ra cả đời để có được vậy nhưng nó cũng là thứ dễ dàng mất, nếu bạn không có chuẩn mực đạo đức và hành động đúng đắn thì mọi công sức gây dựng của mình sẽ trở nên uổng phí. Tiền có thể kiếm lại nhưng danh dự một khi đã mất sẽ để lại tiếng xấu muôn đời. Bạn mất tiền sẽ được mọi người đồng cảm và thương xót thế nhưng khi bạn tự làm mất danh dự, nhân phẩm của mình, chắc chắn sẽ bị người đời chê bai và khinh bỉ. Danh dự là thứ quan trọng như thế, là uy tín của bản thân mỗi người vậy nên khi "mất danh dự sẽ là mất lớn", nhưng mất danh dự chưa phải là mất tất cả.

 

Để có thể thành công trong cuộc sống, chắc chắn ai trong chúng ta cũng cần có lòng can đảm, cần nghị lực và ý chí kiên cường để đối đầu với phong ba bão táp của cuộc sống. Như đã nói ở trên, mất tiền có thể kiếm lại, mất danh dự cũng có thể gây dựng lại nhưng lại cần một sự nỗ lực và cố gắng không tưởng để rồi qua thời gian bạn có thể gây dựng lại uy tín, sự coi trọng của mọi người dành cho mình. Thế nhưng, nếu bạn đánh mất can đảm thì đồng nghĩa với việc bạn đánh mất tất cả. Không có lòng can đảm chúng ta sẽ không đủ dũng cảm để vượt qua mọi thử thách của cuộc sống, bản thân sẽ dễ dàng ngã gục vì nhu nhược, lười biếng. Dòng đời xô bồ muôn vàn cám dỗ nếu không có lòng can đảm, không có nghị lực làm sao chúng ta có thể vượt lên chính mình để mà đạt được thành công như mong đợi. Nếu không có can đảm, ta sẽ không có sức mạnh, không có sức mạnh, bản lĩnh, vậy làm sao có thể lấy lại tất cả "tiền bạc, danh dự" đã mất của bản thân đây?. Bởi vậy mới nói "Mất can đảm là mất hết"!

Danh dự, lòng can đảm là những thứ quan trọng không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi người nhưng trong cuộc sống ngày nay vẫn có những kẻ tự bán rẻ danh dự của mình, gạt bỏ lòng can đảm để đổi lấy tiền bạc. Với một số người tiền bạc là tất cả, suốt cả cuộc đời họ bị ám ảnh bởi tiền bạc để rồi tự thân xa vào vực thẳm của tội lỗi, đánh mất danh dự, đánh mất tất cả đâu hay.

Thật vậy, tiền bạc chỉ là thứ vật chất mà con người kiếm ra để phục vụ cuộc sống của mình, sau cùng tiền cũng chỉ để đảm bảo cuộc sống và dùng để trao đổi giữa con người với nhau. Vậy nên, nếu chẳng may bạn mất tiền cũng đừng có quá tuyệt vọng, mất tiền chưa phải là mất tất cả. Khi nào chúng ta còn sức khỏe, còn ý chí nghị lực và còn danh dự thì sau này chúng ta sẽ kiếm lại được số tiền ấy, hãy sống tích cực và lạc quan hơn nữa để đón nhận cuộc sống này, sống một cuộc đời không còn gì để tiếc nuối.

 

Sống trên đời ai mà chẳng phải trải qua mất mát, thế nhưng con người khác nhau ở chỗ là có người biết can đảm kìm nén nỗi đau để vượt qua trong khi người khác suy sụp trong mất mát, vì "Mất tiền là mất nhỏ, mất danh dự là mất lớn, mất can đảm là mất hết". Vậy nên dù cuộc sống của bạn có chông gai và chẳng hề như mong đợi thì hãy cứ mỉm cười, kiên cường vượt qua tất cả. Vì vấp ngã, thất bại và mất mát sẽ để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm, có vấp ngã mới cứng cỏi và biết được bài học cuộc sống.

21 tháng 2 2022

cảm ơn nhiều nha , làm phiền bạn rồiyeu

 

4 tháng 5 2022

Không:>

4 tháng 5 2022

không liên quan

16 tháng 3 2019

Tham khảo:

Cuộc đời là một cuộc tranh đua quyết liệt. Để có thể sống một cách mạnh mẽ, người ta rất cần đến lòng can đảm. Lòng can đảm có ảnh hưởng rất lớn tới sự thành công hay thất bại. Tục ngữ Đức có câu: Mất tiền là mất nhỏ, mất danh dự là mất lớn, mất can đảm là mất hết.

Câu tục ngữ trên có ba vế, liên quan chặt chẽ với nhau về mặt ý nghĩa và có sự tăng cấp theo mức độ giá trị con người. Tiền tượng trưng cho sự giàu có. Danh dự tượng trưng cho uy tín, tên tuổi. Can đảm tượng trưng cho ý chí, nghị lực, khí phách của con người.

Thông thường, ai cũng thích làm ra được nhiều tiền để sống đầy đủ, sung sướng nhưng thực ra, số người giàu sang trong xã hội chỉ là số ít. Phần đông chỉ đủ ăn và giành dụm được một chút để phòng khi cơ nhỡ, ôm đau... Do đó mà người ta rất quý đồng tiền. Dân gian có câu : Đồng tiền liền khúc ruột.

Đồng tiên được đổi bằng mồ hôi nước mắt lại càng đáng quý ,xong mất tiền chỉ là chuyện nhỏ vì ta vẫn có thể tiếp tục kiếm tiền bằng cách cần cù, chăm chỉ làm việc. Mất tiền tất nhiên là buồn, nhưng nỗi buồn ấy cũng không ghê ghớm đến mức hủy hoại cuộc đời của một con người. Thực tế cho thấy để đạt được mục đích làm giàu, nhiều doanh nhân phải chấp nhận những thất bại tạm thời, nhưng với sự kiên nhẫn thua keo này, bày keo khác và lòng can đảm, cuối cùng họ cung thành công.

So với tiền bạc, danh dự con người đáng quý gấp ngàn lần. Ông cha ta đã dạy: cọp chết để da, người ta chết để tiếng; hay: Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng; Chết vinh còn hơn sống nhục... Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của danh dự,ngạn ngữ nga cũng có câu: Hãy giữ gìn chiếc áo từ lúc còn mới. Hãy giữ gìn danh dự từ lúc còn trẻ trung.

Tiền bạc tuy khó kiếm nhưng còn kiếm được chứ danh dự thì chỉ có thể tự thân tạo dựng nên và nhiều khi phải tạo dựng cả đời người mới có được. Dang dự ở đây có thể hiểu là uy tín, thể diện, tiếng tăm của một cá nhân trước gia đình và xã hội. Danh dự là một giá trị tinh thần không thể bán mua, đổi chác, không thể đem ra mà cân đo, đong đếm. Danh dự được coi là thước đo phẩm giá của con người nên mất danh dự là mất lớn, khó có thể lấy lại được. Mất danh dự đồng nghĩa với việc tủi nhục, đau đớn, là thiệt hại nặng nề về mặt tinh thần. Những bậc chính nhân quân tử, những người có học xưa kia thường quý trọng danh dự hơn cả mạng sống của mình.

Suy xét kĩ, chúng ta thấy tiền bạc, danh dự được tạo nên bởi nhiều yếu tố, mà yếu tố quan trọng là lòng can đảm, tức ý chú và nghị lưc của mỗi con người.

Sống là chiến đấu, chiến đấu không ngừng suốt cả cuộc đời; là vật lộn với vô vàn thử thách, gian nan trên bước đường mưu sinh , tạo dựng sự nghiệp. Chiến đấu với những thói hư tật xấu trong chính bản thân mình mới thực sự là cuộc chiến đấu gay go, ác liệt nhất. Lòng can đảm giúp chúng ta giữ vững lí tưởng, lập trường, mục đích sống. Lòng can đảm tạo ra sức mạnh thúc đẩy chúng ta phấn đấu để tiến tới thành công.

Mất can đảm là mất tất cả. Đúng như vậy! Không có lòng can đảm , người lính không thể xông lên tiêu diệt quân thù. Không có lòng can đảm, một con người bình thường không đủ nghị lực để làm bất cứ việc gì, dù là nhỏ nhất . Không có lòng can đảm, một nhà bác học không thể vượt qua hết thất bại này đến thất bại khác để đi tới thành công. Mất can đảm tức là nhu nhược, yếu hèn, cam chịu mọi nghịch cảnh của số phận. Một co người như thế thì dù có sống thì coi như đã chết, cuộc đời trở nên hoàn toàn vô nghĩa. Vô nghĩa với bản thân, gia đình và xã hội, không đáng được so sánh với những loài vật bé nhỏ mà hữu ích như con ong, con kiến.

Đường đời vạn nẻo lắm chông gai và nhiều sóng gió. Vấp ngã, thất bại là lẽ đương nhiên. Mỗi lần ngã là một lần bớt dại (Tố Hữu); Thất bại là mẹ thành công... Đó là những bài học nhân sinh thiết thực, là hành trang tư tưởng không thể thiếu của mỗi chúng ta khi bước vào đời. Long can đảm sẽ giúp chúng ta đứng vững, có đủ trí tuệ, nghị lực và sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng mọi thử thách gian nan, khẳng định được vị trí của mình trong cuộc sống.

Xung quanh chúng ta có biết bao tấm gương sáng về lòng can đảm, rất xứng đáng cho chúng ta học tập. Chị Trần Bình Gấm, một học sinh nghèo hiếu học của trường chuyên Lê Hồng Phong, vừa đi học vừa bán vé số, bán khoai luộc để giúp mẹ nuôi các em, vậy mà thi đỗ vào ba trường Đại học. Anh Nguyễn Trường Sơn – nạn nhân của chất độc màu da cam, bị tật nguyền, dị dạng mà vẫn là sinh viên của hai trường Đại học. Chị Hướng Dương bị tai nạn mất cả hai chân vẫn kiên cường sống, làm việc và cống hiến, đem lại ánh sáng trí tuệ cho những trẻ em mù qua hình thức sách nói, thư viện nói,... Quả là lòng can đảm đã mang lại cho họ một nghị lực và sức sống phi thường.

Lòng can đảm là một phẩm chất quý báu nhưng không phải sinh ra ai cũng có ngay mà phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài. Muốn thành công trong cuộc đời và sự nghiệp, chúng ta cần giữu vững niềm tin, giữ vững ý chí, thắng không kiêu, bại không nản, hãy ngẩng cao đầu tiến lên phía trước.

16 tháng 3 2019

Trong cuộc sống, chúng ta cần phải có niềm tin và nghị lực. Thiếu niềm tin và nghị lực chúng ta không thể thành công trong cuộc đời. Niềm tin và nghị lực sẽ giúp ta vượt qua những khó khăn, những bất hạnh, những trở lực trong cuộc sống để vươn lên, tìm thấy một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chính vì vậy mà Hoàng đế Na-pô-lê-ông của nước Pháp đã có một câu nói khá nổi tiếng, trở thành một châm ngôn trong cuộc sống của mỗi chúng ta: "Mất tiền là chẳng mất gì cả, mất danh dự là mất nửa cuộc đời; mất niềm tin và nghị lực là mất cả cuộc đời".

Để hiểu ý nghĩa vô cùng sâu sắc của câu nói này, trước tiên ta phải hiểu vì sao Na-pô-lê-ông bảo: “Mất tiền là chẳng mất gì cả". Sở dĩ như vậy là vì mất tiền, chúng ta có thể làm ra tiền trở lại. Trong thực tế cuộc sống có những người bị thiên tai, bão lụt, bị trộm cắp mất hết tài sản... nhưng rồi họ lại đứng lên bằng đôi chân, bàn tay, khối óc của mình để làm ra tiền trở lại.

Điều thứ hai ta cần phải hiểu là lại sao "mất danh dự là mất nửa cuộc đời”? Mất danh dự là ta làm mất niềm tin của kẻ khác đối với ta, mà ta làm mất niềm tin một lần thì những lần sau người ta không còn tin mình nữa. Khi người ta không còn tin mình nữa thì làm việc gì cũng khó, ít có người giúp đỡ. Tuy nhiên, mất danh dự ta có thể lấy lại danh dự nhưng phải mất một thời gian dài, chúng ta phải nỗ lực, cần phải giữ đúng lời hứa với kẻ khác, giữa lời nói và việc làm phải luôn đi đôi với nhau, đừng nói một đằng, làm một nẻo, phải giữ gìn sự chân thật trong mọi công việc... thì chúng ta mới lấy lại được danh dự. Đúng là “mất danh dự là mất nửa cuộc đời".

Na-pô-lê-ông đưa ra vế câu đầu và vế câu hai: "Mất tiền là chẳng mất gì cả”, “mất danh dự là mất nửa cuộc đời" nhằm để nhấn mạnh và làm nổi bật vế câu thứ ba “mất niềm tin và nghị lực là mất cả cuộc đời". Đây là vế quan trọng nhất và có ý nghĩa sâu sắc nhất. Con người chúng ta trong cuộc sống nếu mất niềm tin và nghị lực thì chúng ta sẽ sống một cách thụ động, bi quan trước cuộc sống, không đủ sức vượt qua những trở lực, khó khăn trong cuộc sống, không đủ sức vượt lên chính mình, nghĩa là chúng ta tự đánh mất chính cuộc đời mình, chúng ta chẳng làm nên được trò trống gì cho mình và cho xã hội và cuộc đời chẳng thương tiếc gì ta, chúng ta sẽ bị cuộc đời đào thải. Đúng là “mất niềm tin và nghị lực là mất cả cuộc đời".
Tóm lại, câu nói của Na-pô-lê-ông là một chân lí, một bài học sâu sắc cho mỗi chúng ta. Chúng ta phải luôn luôn tự nhủ lòng mình muốn thành đạt thì phải luôn giữ lấy niềm tin và nghị lực dù trong bất kì hoàn cảnh nào.

28 tháng 4 2021

Giải thích ý nghĩa câu nói: "Lời nói chẳng mất tiền mualựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” có thể hiểu là: khi nói năng, giao tiếp với nhau thì nên thận trọng trong việc sử dụng ngôn ngữLời lẽ trước khi thốt ra cần suy nghĩ kĩ tránh lỡ lời làm xúc phạm hay xấu đi mối quan hệ với mọi người xung quanh.

13 tháng 5 2021

I. MỞ BÀI

Dẫn dắt, giới thiệu câu ca dao “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Khái quát nhận định cá nhân về câu nói (đúng, ý nghĩa, sâu sắc,...).

II. THÂN BÀI

Giải thích ý nghĩa câu nói:

"Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” có thể hiểu là: khi nói năng, giao tiếp với nhau thì nên thận trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ. Lời lẽ trước khi thốt ra cần suy nghĩ kĩ tránh lỡ lời làm xúc phạm hay xấu đi mối quan hệ với mọi người xung quanh. Câu nói mang ý nghĩa khẳng định tầm quan trọng của lời nói đối với con người và khuyên ta nên thận trọng, suy nghĩ kĩ trước khi ăn nói.

Lợi ích của việc nói năng lựa lời, thận trọng:

-Làm hài hòa mối quan hệ giữa người và người trong giao tiếp.

-Giảm bớt mâu thuẫn, bất hòa trong xã hội.

-Người nghe dễ dàng tiếp nhận và đồng tình với vấn đề được nói đến.

-Thể hiện nét lịch sự, văn hóa trong giao tiếp ứng xử.

-Hạn chế cảm xúc tiêu cực và tổn thương cho người nghe đồng thời vẫn thực hiện được mục đích giao tiếp....

Tác hại của việc nói năng thiếu suy nghĩ:

-Chạm vào lòng tự ái, xúc phạm đến người nghe khiến họ khó tiếp nhận vấn đề thậm chí khó chịu đồng thời không đạt được hiệu quả giao tiếp.

-Làm rạn nứt các mối quan hệ với người xung quanh, dễ gây ra tranh chấp, xung đột.

-Thể hiện sự kém văn minh, kéo thấp vẻ đẹp văn hóa nơi con người....

Lời khuyên:

-Nên suy nghĩ thật kĩ trước khi nói.

-Học cách lựa chọn ngôn từ phù hợp để vừa thực hiện đúng mục đích giao tiếp vừa thể hiện được sự văn minh và tránh gây ra cảm xúc tiêu cực cho đối phương.

-Nói năng lựa lời không có nghĩa là thiếu thẳng thắn mà là chọn lời nói khéo léo để truyền đạt sự thật.

-Không nên nói năng tùy tiện, thiếu suy nghĩ vì mỗi chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình.

III. KẾT BÀI

Khẳng định lại ý kiến cá nhân về câu nói "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” (câu nói đúng, giàu ý nghĩa, lời khuyên chân thành và sâu sắc,...). Đúc kết bài học kinh nghiệm.

13 tháng 5 2021

tk

I. MỞ BÀI

Dẫn dắt, giới thiệu câu ca dao “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Khái quát nhận định cá nhân về câu nói (đúng, ý nghĩa, sâu sắc,...).

  

II. THÂN BÀI

Giải thích ý nghĩa câu nói:

"Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” có thể hiểu là: khi nói năng, giao tiếp với nhau thì nên thận trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ. Lời lẽ trước khi thốt ra cần suy nghĩ kĩ tránh lỡ lời làm xúc phạm hay xấu đi mối quan hệ với mọi người xung quanh. Câu nói mang ý nghĩa khẳng định tầm quan trọng của lời nói đối với con người và khuyên ta nên thận trọng, suy nghĩ kĩ trước khi ăn nói.

 

Lợi ích của việc nói năng lựa lời, thận trọng:

-Làm hài hòa mối quan hệ giữa người và người trong giao tiếp.

-Giảm bớt mâu thuẫn, bất hòa trong xã hội.

-Người nghe dễ dàng tiếp nhận và đồng tình với vấn đề được nói đến.

-Thể hiện nét lịch sự, văn hóa trong giao tiếp ứng xử.

-Hạn chế cảm xúc tiêu cực và tổn thương cho người nghe đồng thời vẫn thực hiện được mục đích giao tiếp....

Tác hại của việc nói năng thiếu suy nghĩ:

-Chạm vào lòng tự ái, xúc phạm đến người nghe khiến họ khó tiếp nhận vấn đề thậm chí khó chịu đồng thời không đạt được hiệu quả giao tiếp.

-Làm rạn nứt các mối quan hệ với người xung quanh, dễ gây ra tranh chấp, xung đột.

-Thể hiện sự kém văn minh, kéo thấp vẻ đẹp văn hóa nơi con người....

Lời khuyên:

-Nên suy nghĩ thật kĩ trước khi nói.

-Học cách lựa chọn ngôn từ phù hợp để vừa thực hiện đúng mục đích giao tiếp vừa thể hiện được sự văn minh và tránh gây ra cảm xúc tiêu cực cho đối phương.

 

-Nói năng lựa lời không có nghĩa là thiếu thẳng thắn mà là chọn lời nói khéo léo để truyền đạt sự thật.

-Không nên nói năng tùy tiện, thiếu suy nghĩ vì mỗi chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình.

III. KẾT BÀI

Khẳng định lại ý kiến cá nhân về câu nói "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” (câu nói đúng, giàu ý nghĩa, lời khuyên chân thành và sâu sắc,...). Đúc kết bài học kinh nghiệm.

29 tháng 4 2019

Lời nói là một trong những phương tiện giao tiếp của chúng ta nhằm trao đổi tâm tư tình cảm của bản thân Lời nói nó có giá trị vô cùng đặc biệt và quan trọng chính vì thế khi ta nói ra thì cần phải lựa lời tức là chọn lựa những từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh. Câu tục ngữ : “Lời nói chẳng mất tiền mua./Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” Đã đưa ra một lời khuyên rất chân thành đó là hãy suy nghĩ trước khi nói, nói những lời hay lẽ phải để không làm mất lòng người khác, không khiến họ bị tổn thương.

t.i.c.k nha 

29 tháng 4 2019

“Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Thật vậy, lời nói phản ánh trình độ hiểu biết, tư cách đạo đức, tính tình của mỗi con người. Trong cuộc sống, con người thường xuyên phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp. Nếu biết lựa chọn những lời nói thích hợp, con người sẽ hiểu nhau hơn, công việc sẽ thuận lợi hơn, kết quả tốt hơn. Mỗi con người bình thường đều có khả năng nói lên mọi điều mà cũng có lời hay, lời đẹp, cũng có lời thô, lời tục. Người khôn phải biết lựa chọn để nói lời hay, lời đẹp. Lời nói là một thứ công cụ, nhưng có thể lựa chọn được tuỳ theo ý định và trình độ văn hoá của người nói. Ví thế, ông cha ta hình dung lời nói như một thứ sản phẩm, một thứ công cụ dễ kiếm, dễ tìm trong tầm tay của mỗi người. Nếu chọn đúng lời nói sẽ gây hiệu quả lớn, còn lựa sai thì lời nói sẽ làm mất lòng nhau.

Vậy muốn lời nói làm vừa lòng nhau thì chúng ta cần phải chọn lời nói thích hợp với đối tượng, hoàn cảnh, với sắc thái tình cảm. Mỗi lời nói hợp với người, hợp với cảnh sẽ làm cho quan hệ tốt đẹp và việc làm thêm hiệu quả. Một lời nói thô vụng sẽ làm hỏng hết mọi dự định. Chọn được những lời nói thích hợp chính là ta đã làm tốt việc “lựa lời”. Muốn có khả năng dùng lời nói đẹp cần phải có quá trình học tập và rèn luyện liên tục, lâu dài. Chúng ta phải biết nói những lời nói chân thật và sau đó là lựa chọn những lời nói đẹp, nói hay để hiệu quả giao tiếp được tốt hơn. Nhưng không phải lúc nào cũng lựa lời đẻ nói, để xuê xoa mọi chuyện mà có lúc chúng ta cần nói thật.

Lời nói là công cụ giao tiếp, lời nói thể hiện phẩm chất, trình độ của mỗi con người. Vì vậy chúng ta cần tự rèn luyện cách nói năng văn minh lịch sự để đạt được mục đích như mong muốn.

Trong cuộc sống hàng ngày, con người trong xã hội trao đổi những vấn đề về công việc, tình cảm với nhau thông qua hành động giao tiếp, hay nói cách khác, con người dùng ngôn ngữ, lời nói để giao tiếp với nhau. Trong cuộc giao tiếp ấy, con người có thể đem lại niềm vui cũng như hài lòng cho nhau thông qua những lời nói khéo léo, thân tình, tránh được những xích mích, hiểu lầm không đáng có. Nói về cách ứng xử, giao tiếp này, ông cha ta xưa kia cũng có một câu tục ngữ nói về vấn đề này: “ Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, bởi nó phản ánh được đúng ý nghĩa, mục đích của các cuộc giao tiếp, đồng thời câu tục ngữ cũng như lời khuyên chân thành, lời nhắn nhủ của ông cha ta với các thế hệ hậu bối về cách ững xử khéo léo trong giao tiếp cũng như cách xử dụng lời nói của mình sao cho phù hợp, đạt được mục đích giao tiếp cao nhất của các cuộc giao tiếp. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, giao tiếp chính là cách thức con người trao đổi tư tưởng, tình cảm với nhau. Do đó, trong một ngày ta có thể tiếp xúc với rất nhiều người. Tuy nhiên,trong quá trình tiếp xúc này, ta có gây được thiện cảm với họ hay không lại hoàn toàn vào cách xử dụng ngôn ngữ của chúng ta.

“Lời nói chẳng mất tiền mua”, lời nói là cách con người sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với mọi người. Lời nói là cái vốn có, vì vậy nó được chi phối, điều tiết bởi chính bản thân người nói. Có thể nói điều này, điều kia, nói nhiều, nói ít không bị giới hạn, tùy vào mục đích sử dụng của con người. Vì vậy, lời nói “không mất tiền mua”. Ở đây, các tác giả dân gian như muốn nói với chúng ta về một sự thật hiển nhiên, tưởng chừng như ai cũng biết. Song, hàm ý của câu nói lại hoàn toàn nằm ở vế sau của câu tục ngữ : “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nếu ở vế đầu, các tác giả dân gian trình bày về một đặc điểmcủa lời nói thì ở vế này, lại nhấn mạnh vào lời nhắn nhủ. Vì lời nói không mất tiền mua, vì vậy con người có thể thoải mái sử dụng lời nói của mình mà không gặp bất cứ rào cản nào. Nhưng, lời nói có thể dễ dàng nói ra, nhưng không phải lời nói nào cũng “đi” vào tai người nghe. Người nói có gây thiện cảm với người nghe được không thì còn hoàn toàn phụ thuộc vào cách sử dụng lời nói của người nói. Các tác giả dân gian khuyên nhủ chúng ta nên có sự lựa chọn phù hợp, sao cho vừa đáp ứng được bối cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp mà vừa tạo được sự ấn tượng, thiện cảm ở người nghe.

Câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” vừa là một lời khuyên về cách ứng xử của ông cha cho thế hệ con cháu, vừa thể hiện được phong cách sống khéo léo, uyển chuyển của nhân dân ta. Người dân Việt Nam nổi tiếng với bạn bè quốc tế là một quốc gia chuộm hòa bình, hiếu khách, thân thiện. Sự thân thiện này một phần nằm ở cách cư xử khéo léo, linh hoạt trong mọi trường hợp, trong mọi tình huống giao tiếp. Cùng trong một trường hợp giao tiếp, nhưng người Việt Nam luôn sử dụng lời nói của mình sao cho khéo léo nhất, tránh mất lòng người nghe, gây thiện cảm với người đối diện.

Tuy nhiên, sự khéo léo trong cách ứng xử, sự linh hoạt, chọn lựa trong lời nói không có nghĩa là nói là những lời giả dối, nịnh bợ hợm hĩnh chỉ mong vừa lòng người khác, nâng vị trí của mình trong lòng người ta. Bởi, những lời nói không thật lòng thường biến ta thành những con người giả dối, ấn tượng về ta trong lòng người khác không hơn không kém chỉ là một kẻ nịnh bợ, rào trước đón sau một cách hợm hĩnh. Câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” vừa khuyên nhủ con người cần có sự khéo léo trong việc sử dụng lời nói nhưng cũng đề cao tính chân thực trong lời nói ấy. Trong những trường hợp cần bị phê bình, lên án thì ta vẫn phải nói thẳng, nói thật. Tùy vào từng đối tượng, hoàn cảnh mà mức độ lời nói của ta khác nhau. Nếu chỉ dừng lại ở mức độ nhắc nhở, khuyên bảo về những khuyết điểm của người khác, ta cần sử dụng những lời nói sao vừa đủ để nhắc nhở song không làm người ta tổn thương đến lòng tự trọng.

Như vậy, câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” là một câu tục ngữ hay và ý nghĩa nói về cách ứng xử của con người với nhau trong xã hội. Vì, lời nói thân tình có thể thắt chặt mối quan hệ tình cảm của con người với con người, làm cho xã hội trở nên bền vững, tốt đẹp hơn.

14 tháng 4 2016

Câu tuc ngữ muôn nói khi chúng ta giao tiếp với nhau thì nên lựa những lời hay ý đẹp để nói ,để hai bên cảm thấy vui vẻ , thoải mái khi nói chuyện và tránh những lời nói khó nghe.

20 tháng 3 2019

Người xưa đã dạy : “ Học ăn, học nói, học gói, học mở” , trong đó học nói là một trong những việc quan trọng nhất của mỗi con người vì lời nói là thứ vô hình mà chúng ta dùng để giao tiếp, để trao đổi tâm tư tình cảm và giúp con người gần gũi với nhau hơn. Lời nói là miễn phí nên một khi nói ra là không thể rút lại được, lời nói không có giới hạn nên hãy nói những lời hay ý đẹp để mang lại thiện cảm cho mọi người như lời ông cha ta từng dặn:

  1. “Lời nói chẳng mất tiền mua
  2. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”


Lời nói là một trong những tiêu chí để đánh giá về tính cách cũng như nhân phẩm của mỗi người. Đúng như câu nói: “ Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Nếu như một con chim được rèn rũa, uốn nắn từng chút một thì giọng chú chim sẽ thật to, thật dũng mãnh, và luyến láy; cũng như mỗi người chúng ta vậy, nếu như chúng ta được dạy dỗ, được sống và học tập trong mọi trường nề nếp thì bản thân mỗi chúng ta khi ăn nói sẽ cân nhắc thật kỹ lưỡng những câu nào có thể nói hoặc không thể nói, còn nếu như bản thân không được dạy dỗ đến nơi đến chốn thì nghĩ gì sẽ nói vậy, thực ra đó không phải là người thẳng tính mà là người chưa biết suy nghĩ, chưa biết suy nghĩ xem bản thân khi nói ra có lợi hay có hại gì cho bản thân hay người khác không. Có những lời nói chỉ đơn giản là lời buột miệng nói ra nhưng có thể khiến người khác hiểu sai về bản thân mình thậm chí mất đi cả một mối quan hệ mà ta đã mất công xây dựng và bảo vệ nó bao lâu nay.

Bên cạnh việc thể hiện về tính cách thì lời nói cũng thể hiện tài năng chinh phục lòng người. Bản thân bạn nếu như là người học giỏi nhưng bạn không có kĩ năng trình bày cũng như thể hiện được điều mà bản thân mình suy nghĩ thì cũng không thể khiến người khác nể phục mình. Trong chương trình “ Thương vụ bạc tỷ” là chương trình truyền hình dành cho các thương nhân khởi nghiệp, hai chàng trai sinh viên đại học năm thứ 3 : Đức Mười và Văn Trung, ngoài việc có một dự án tốt thì nhờ có việc diễn thuyết tốt đã thu về được 3 tỷ nhờ các nhà đầu tư chỉ trong vòng năm phút, cũng nhờ tài ăn nói và sự dí dỏm của bản thân mà từ một người phụ nữ hái chè ở Thanh Hóa đã trở thành danh hài được nhiều người biết đến, chinh phục được trái tim nhiều vị giám khảo, để lại nhiều ấn tượng cho người xem truyền hình. 

Mặc dù, lời ăn tiếng nói của mình phải lựa lời nhưng cũng không vì vậy mà rất nhiều người bản thân không có tài cán dựa vào đó để kiếm lợi cho bản thân, “ mồm mép đỡ chân tay” hoặc có những người lại nói lời hoa mỹ, không thật lòng giả tạo, “nịnh hót” thể hiện một con người dối trá, sống dựa vào lòng tin của người khác. 

Lời nói là của mình. Mỗi lời mình nói ra thể hiện bản thân mình là ai , là người như thế nào chính vì thế mà bản thân chúng ta cần phải có cách ứng xử thật khéo léo và đúng mực. Sự khéo léo bắt đầu từ việc bản thân chúng ta biết ăn nói lễ phép, không chêm lời hay cướp lời của người khác. Biết nói đúng lúc đúng chỗ, đúng thời thời điểm, ngắn gọn, súc tích để không bị nói dài ra nói dại đặc biệt là khi nói Tiếng Việt là ngôn ngữ đa nghĩa cùng một hoàn cảnh, cùng một nghĩa nhưng nó lại thể hiện tình cảm cũng như thái độ khác nhau vì thế mà chúng ta cần phải lựa chọn từ sao cho đúng đắn nhất và để làm được điều đó chúng ta luôn luôn phải trau dồi vốn từ vựng và vốn kiến thức sâu rộng cho bản thân mình.

Cuộc đời mỗi người chúng ta muốn được thành công thì có quá nhiều thứ cần phải học và quan trọng nhất đó là việc học nói. Học nói để bản thân mình trở thành những người có kỹ năng để chủ động, trở thành những người có văn hóa giao tiếp