K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 2 2022

Tham khảo

 

Càng lớn, ta càng nhận ra cuộc đời luôn không ngừng biến chuyển tuần hoàn và có nhiều thứ dần biến mất đi theo thời gian. Trưởng thành, ta mất đi sự vô lo vô nghĩ, mất đi sự hồn nhiên ngây thơ thuở nào. Thời gian qua đi khiến ta mất đi tuổi xuân, mất đi quãng thời gian đẹp đẽ nhất đời mình, rồi nhiều thứ hơn nữa cứ nối đuôi nhau mà mất đi. Đúng vậy, ai trong chúng ta cũng chịu nhiều tổn thương mất mát, thế nhưng mất mát cũng có lớn nhỏ tùy thuộc vào tầm quan trọng của thứ mà bạn đánh mất. Điều ấy hoàn toàn đúng với câu: "Mất tiền là mất nhỏ, mất danh dự là mất lớn, mất can đảm là mất hết".

       

Để sống trong xã hội ngày nay thì bạn cần một thứ quan trọng không thể thiếu đó là tiền. Tiền là thứ mà bất cứ ai cũng cần đến để duy trì một cuộc sống ổn định, hằng ngày chúng ta sử dụng tiền để trang trải cuộc sống, lo cho bản thân và gia đình. Chúng ta nỗ lực lao động cả ngày mục đích cũng chỉ để kiếm miếng cơm manh áo, cha mẹ đi làm kiếm tiền nuôi con cái ăn học, trang trải nợ nần và phục vụ đời sống. Suốt cả đời người chúng ta cực nhọc làm việc suy cho cùng cũng chỉ vì đồng tiền, tiền dường như trở thành đích đến của cuộc sống con người khiến người ta có động lực để phấn đấu lao động sản xuất hơn, thế nhưng tiền cũng là gánh nặng với con người. Không có tiền con người sẽ dễ dàng bị coi thường, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, không có tiền bạn cũng không thể duy trì cuộc sống của mình. Vì mọi thứ đều được mua bằng tiền, nhờ có tiền mà cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng hơn. Không làm được chúng ta có thể mua hoặc thuê người khác làm thay mình, tiền giúp cho cuộc sống của con người trở nên dễ dàng hơn nhưng ở một khía cạnh nào đó nó lại khiến con người trở nên ích kỷ, phụ thuộc và kém tính sáng tạo.

 

Tiền rất quan trọng và cần thiết với cuộc sống của con người, vì vậy, mất tiền chắc chắn sẽ khiến chúng ta đau xót thế nào khi đồng tiền mà mình góp nhặt, cực nhọc bao ngày mới có được nay lại không cánh mà bay. Đó là mồ hôi xương máu của bạn, là cái mà bạn đã dành thời gian và công sức, thậm chí có cả máu và nước mắt để tích góp được. Mất mát đó thực sự khiến con người ta tổn thương, dằn vặt, tự oán trách bản thân. Thế nhưng, mất tiền không phải là mất tất cả, mất tiền chúng ta vẫn có thể kiếm lại được bởi sau cũng tiền cũng chỉ là thứ vật chất giúp duy trì cuộc sống của chúng ta. Một khi còn khỏe mạnh, chúng ta vẫn có thể kiếm lại được số tiền ấy và thậm chí là nhiều hơn trước đó. Bởi vậy, "mất tiền là mất nhỏ".

Khác với tiền là thứ vật chất hữu hình thì danh dự lại là thứ trừu tượng chỉ có thể định nghĩa chứ không thể cầm nắm được. Vậy nhưng, cái thứ vô hình ấy cũng có thể bị mất. Danh dự khác với tiền vì để có được danh dự con người ta phải nỗ lực, cống hiến rất nhiều mới được người khác công nhận, coi trọng những đóng góp của mình. Qua thời gian con người ta tự gây dựng được uy tín cho bản thân mình rồi hơn nữa là danh dự cho gia đình, dòng họ. Nếu tiền là thành quả lao động của bạn được trả công sau mỗi tháng làm việc cực nhọc thì danh dự lại là thứ mà người ta phải dành cả cuộc đời mới có thể có được. Thứ phải dành ra cả đời để có được vậy nhưng nó cũng là thứ dễ dàng mất, nếu bạn không có chuẩn mực đạo đức và hành động đúng đắn thì mọi công sức gây dựng của mình sẽ trở nên uổng phí. Tiền có thể kiếm lại nhưng danh dự một khi đã mất sẽ để lại tiếng xấu muôn đời. Bạn mất tiền sẽ được mọi người đồng cảm và thương xót thế nhưng khi bạn tự làm mất danh dự, nhân phẩm của mình, chắc chắn sẽ bị người đời chê bai và khinh bỉ. Danh dự là thứ quan trọng như thế, là uy tín của bản thân mỗi người vậy nên khi "mất danh dự sẽ là mất lớn", nhưng mất danh dự chưa phải là mất tất cả.

 

Để có thể thành công trong cuộc sống, chắc chắn ai trong chúng ta cũng cần có lòng can đảm, cần nghị lực và ý chí kiên cường để đối đầu với phong ba bão táp của cuộc sống. Như đã nói ở trên, mất tiền có thể kiếm lại, mất danh dự cũng có thể gây dựng lại nhưng lại cần một sự nỗ lực và cố gắng không tưởng để rồi qua thời gian bạn có thể gây dựng lại uy tín, sự coi trọng của mọi người dành cho mình. Thế nhưng, nếu bạn đánh mất can đảm thì đồng nghĩa với việc bạn đánh mất tất cả. Không có lòng can đảm chúng ta sẽ không đủ dũng cảm để vượt qua mọi thử thách của cuộc sống, bản thân sẽ dễ dàng ngã gục vì nhu nhược, lười biếng. Dòng đời xô bồ muôn vàn cám dỗ nếu không có lòng can đảm, không có nghị lực làm sao chúng ta có thể vượt lên chính mình để mà đạt được thành công như mong đợi. Nếu không có can đảm, ta sẽ không có sức mạnh, không có sức mạnh, bản lĩnh, vậy làm sao có thể lấy lại tất cả "tiền bạc, danh dự" đã mất của bản thân đây?. Bởi vậy mới nói "Mất can đảm là mất hết"!

Danh dự, lòng can đảm là những thứ quan trọng không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi người nhưng trong cuộc sống ngày nay vẫn có những kẻ tự bán rẻ danh dự của mình, gạt bỏ lòng can đảm để đổi lấy tiền bạc. Với một số người tiền bạc là tất cả, suốt cả cuộc đời họ bị ám ảnh bởi tiền bạc để rồi tự thân xa vào vực thẳm của tội lỗi, đánh mất danh dự, đánh mất tất cả đâu hay.

Thật vậy, tiền bạc chỉ là thứ vật chất mà con người kiếm ra để phục vụ cuộc sống của mình, sau cùng tiền cũng chỉ để đảm bảo cuộc sống và dùng để trao đổi giữa con người với nhau. Vậy nên, nếu chẳng may bạn mất tiền cũng đừng có quá tuyệt vọng, mất tiền chưa phải là mất tất cả. Khi nào chúng ta còn sức khỏe, còn ý chí nghị lực và còn danh dự thì sau này chúng ta sẽ kiếm lại được số tiền ấy, hãy sống tích cực và lạc quan hơn nữa để đón nhận cuộc sống này, sống một cuộc đời không còn gì để tiếc nuối.

 

Sống trên đời ai mà chẳng phải trải qua mất mát, thế nhưng con người khác nhau ở chỗ là có người biết can đảm kìm nén nỗi đau để vượt qua trong khi người khác suy sụp trong mất mát, vì "Mất tiền là mất nhỏ, mất danh dự là mất lớn, mất can đảm là mất hết". Vậy nên dù cuộc sống của bạn có chông gai và chẳng hề như mong đợi thì hãy cứ mỉm cười, kiên cường vượt qua tất cả. Vì vấp ngã, thất bại và mất mát sẽ để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm, có vấp ngã mới cứng cỏi và biết được bài học cuộc sống.

21 tháng 2 2022

cảm ơn nhiều nha , làm phiền bạn rồiyeu

 

7 tháng 11 2017

Nhà em ở khu vực nông thôn nên có những khoảng trống của đất rất rộng, vì vậy mà nhà em cũng như tất cả các cô, các bác trong thôn đều xây dựng cho mình một khu vườn thật rộng lớn, thoáng mát. Ở trong khu vườn đó sẽ được trồng rất nhiều loại cây, tùy theo sở thích của từng gia đình. Nhà em cũng có một khu vườn rất rộng với đủ loại cây cối, nuôi các loại vật nuôi hữu ích như: gà, vịt…. Em rất yêu khu vườn của nhà em vì nó rất đẹp và nó nó luôn mang đến cho em một cảm giác thoải mái, thư giãn sau mỗi ngày học tập mệt mỏi.

Có lẽ những bạn học ở thành phố sẽ trở nên vô cùng lạ lẫm với những khu vườn. Để các bạn có thể hiểu rõ hơn, em sẽ giới thiệu qua về khu vườn nhà mình cũng như những khu vườn nói chung. Vườn là khoảng đất trống trong mỗi gia đình, ở đó thường là không gian ở trước hoặc sau ngôi nhà. Trong khu vườn thì những người nông dân sẽ trồng các loại cây ăn quả như: chuối, xoài, mít, cam… và cũng có thể trồng các loại rau ăn như: rau cải, rau muống, giàn bầu, giàn mướp; có thể đào ao thả cá, có thể xây chuồng để nuôi các loại gia súc, gia cầm như: vịt, gà, lợn, baba…

Nói chung, tùy theo sở thích cá nhân của mỗi gia đình mà những loài cây, con vật xuất hiện trong những khu vườn ấy cũng khác nhau. Còn đối với khu vườn nhà em thì có trồng trọt và cũng chăn nuôi rất nhiều loài vật dễ thương, đáng yêu. Khu vườn nhà em rất rộng, khoảng năm mươi mét vuông, nằm ở sau ngôi nhà của em. Để nuôi các loài vật nên bố em đã xây tường xung quanh khu vườn, trước hết có thể kể đến đó chính là các loại cây ăn quả. Vì vườn rộng nên bố em đã trồng rất nhiều loại cây ăn quả, cũng một phần vì chúng em rất thích ăn hoa quả tươi nên mỗi lần đi đâu đó thì bố em thường mang về một loài cây mới.

Nhà em trồng các loài cây như: xoài, bưởi, nhãn, vải, táo…màu nào thức ấy, hoa quả trong vườn nhà em ra quanh năm, vì vậy mà trong nhà, sau mỗi bữa cơm, gia đình em đều được thưởng thức rất nhiều loại hoa quả tươi ngon. Trong tất cả các loại hoa quả thì em yêu thích nhất chính là quả chuối vì chuối rất ngọt và thơm, hơn nữa chuối còn có rất nhiều chất dinh dưỡng, ăn chuối sẽ làm cho sức khỏe của em và những người trong gia đình trở nên khỏe mạnh hơn.

Ngoài trồng các loài cây ăn quả thì phía bắc khu vườn mẹ em cũng trồng rất nhiều loại rau xanh như: rau cải, rau muống, rau đay… gần bờ tường bố em còn mắc một cái giàn bằng tre để trồng quả mướp, quả bầu…. Vì vậy mà ngoài hoa quả tươi, nhà em còn có rau xạch phục vụ cho bữa ăn hàng ngày. Ngoài các loài cây thì trong khu vườn nhà em còn trồng một giàn hoa thiên lí, mỗi khi hoa nở cả một khu vườn ngát hương thơm, đặc biệt hơn nữa là hoa thiên lí có thể dùng để làm thức ăn, mẹ em thường hái hoa thiên lí để nấu canh giải nhiệt cho cả nhà, bên cạnh giàn thiên lí là khóm hoa hồng rất lớn, tuy hoa không to và thẳng như những cành hoa bán ở chợ nhưng hoa nhà em lại rất thơm, màu sắc cũng rất đẹp nữa.

Khoảng đất rộng trong khu vườn nhà em còn dùng để nuôi các loại vật nuôi như: gà, vịt… hàng ngày đàn gà con vẫn dẫn nhau ra vườn kiếm ăn,tiếng gà mẹ cục cục, gà con thì kêu chiêm chiếp vô cùng vui tai. Chúng kiếm những con sâu, những hạt thóc vươn và những ngọn cỏ non để ăn. Còn vịt thì chúng bơi ở trong ao cá gần đấy, trong ao bố em thả nhiều loại cá như cá chép, cá trôi, cá trắm…. Một năm nhà em thu hoạch được hai lần, mỗi lần đều có rất nhiều cá.

Khu vườn chính là một không gian mà em vô cùng yêu thích, vì ở đó lúc nào cũng có bóng râm rợp bóng, dù trời có nắng đến đâu thì khi ra khu vườn em đều cảm thấy khoan khoái, thoải mái lạ thường. Hơn nữa, khu vườn có những âm thanh của tự nhiên vô cùng bắt tai, không chỉ là tiếng gà mẹ gọi gà con mà còn là tiếng ve sầu vang vọng trên những cành cây, tiếng chim ríu ríu trên những tán cây xa xa, tất cả hợp lại với nhau như một bản nhạc giao hưởng trầm bổng. Mỗi khi có chuyện gì buồn, chỉ cần ra vườn ngắm nhìn mọi thứ xung quanh thì em như cảm thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều.

Em rất yêu khu vườn nhà em, vì ở đó có rất nhiều cây cối cùng quần tụ vui vẻ, không chỉ mang lại bóng mát mà còn cho gia đình em những sản phẩm vô cùng tươi ngon, bổ dưỡng. Đây không chỉ là nơi em thư dãn sau mỗi ngày học tập mệt mỏi mà còn là nơi sinh sống của nhiều loại sinh vật, mà nhiều trong số đó mang lại nhiều thu nhập cho gia đình em. Vì vậy mà em rất tự hào kể với các bạn về không gian khu vườn nhà mình, cũng là không gian riêng tư của một mình em.

7 tháng 11 2017

bn viết ngắn hơn cho mình đc ko ?

25 tháng 10 2017

Là một tring những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nhớ nước thương nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng khi thiên nhiên hòa lẫn vào nhau trong lòng yêu nước sâu sắc của Bác. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng,... như dẫn hồn ta vào một giấc mộng đẹp. Đọc thơ giúp ta càng thêm kính yêu, biết ơn Bác Hồ.

1 tháng 2 2017
Một năm mới lật sang một trang mới để cuộc đời gia đình thêm hoa, thêm nụ thêm nhiều niềm vui và nhiều khởi sắc. Năm 2012 tràn ngập nụ cười của bố mẹ và hai con yêu quý.
Năm mới về tới trong gia đình, trên tà áo trắng tinh của hai nhỏ học trò nhà mình. Năm mới về trên những cành đào khoe bông thắm. Năm mới về cùng những đóa Mai vàng sắc nắng. Những cánh bướm rập rờn từ tạ mùa Đông...
Một chút lạnh thôi để muốn gần nhau thêm phút giây. Một phút xa thôi để muốn nắm bàn tay lưu luyến. Một chút nhớ thôi để không thấy con tim nặng nề mỏi mệt. Một chút quên thôi để thấy nhẹ lòng nhiều…
Đúng là lạ thật đấy, chẳng hiểu Tết có từ bao giờ nhỉ? Đối với mỗi người Việt Nam Tết Nguyên đán linh thiêng và ý nghĩa lắm, nó đã ngấm vào máu và trở thành một nét văn hóa, một phần của cuộc sống, một phần của tâm hồn người Việt.
Người ta có thể bỏ qua những ngày khác trong năm nhưng không một ai có thể bỏ qua cái Tết trọng đại này. Chả thế mà dù có đi làm ăn, buôn bán ở phương trời nào thì ba ngày tết người ta đều cố gắng tìm về quê hương bản quán, để được thắp lên bàn thờ gia tiên một nén hương thơm.
Tết là dịp để con cái báo hiếu với ông bà, cha mẹ, nếu người con nào vì điều kiện xa xôi, cách trở không thể về được thì trong lòng áy náy lắm, ở phương trời xa mà mắt cứ đắm đuối nhìn về phương nam thân thương.
Sau một năm những thành viên trong gia đình tạm thời xa nhau và họ lại gặp lại nhau, bên bếp lửa hồng và ấm áp vì ngọn lửa yêu thương của những người ruột thịt bên nồi bánh chưng sôi sùng sục họ lại hàn huyên kể chuyện về một năm qua và đặt ra những dự định cho một năm mới.
Xin cảm ơn đất trời đã cho con người những giây phút thiêng liêng như thế này để mỗi chúng ta cảm nhận được sự giao hòa của đất trời với lòng người và cỏ cây hoa lá.
Xin cảm ơn tổ tiên - những con người đã làm nên lịch sử, những con người đã cắm dùi lập làng lập quốc và đi những bước đi đầu tiên mở mang bờ cõi để cho hôm nay và mãi mãi về sau chúng ta tự hào được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất vươn mình ra biển, để mỗi chúng ta tự hào được là con rồng cháu tiên.
Chính nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước đã khai sinh ra bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, khai sinh ra cái Tết cổ truyền của người Việt Nam.
Là người Việt không ai không rưng rưng nước mắt khi nhìn làn khói bếp bay lên trong ngày ba mươi Tết, không ai không chợt rùng mình hạnh phúc khi nhìn kim đồng hồ chỉ đúng số 12 báo hiệu thời khắc giao thừa.
Đã là người Việt thì dù là nghèo khó, sang giàu, cô đơn hay hạnh phúc thì ngày Tết bao giờ trên bàn thờ gia tiên cũng có những nén hương thơm, những ngọn đèn đỏ lửa, một mâm ngũ quả xum xuê đôi cặp bánh chưng vuông vắn và một cành đào đỏ thắm.
Bánh chưng là sản vật của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, tượng trưng cho bầu trời, những sợi lạt vuông chia bánh chưng thành bốn mảnh tượng trưng cho chữ điền, cho mảnh ruộng tài sản quý giá nhất của mỗi người nông dân; mâm ngũ quả tượng trưng cho sự sung túc, đầy đủ; còn cành đào tượng trưng cho vẻ đẹp hồn nhiên, giản dị người Việt, cho hạnh phúc của mỗi nhà.
Trong làn khói lượn vòng của nén hương thơm tâm hồn ta tĩnh lặng, lắng đọng lại để nhớ về tổ tiên và thầm tri ân với những người đã khuất.
Năm mới, Xuân sang cùng những mùa hoa lay ơn đủ màu những tà áo mới; hoa đào khoe sắc, trái quất trĩu sai trên cành nơi quê hương đông vui. Nụ cười của những đàn em nhỏ trong bộ quần áo mới sáng như tia nắng. Nụ cười của những cụ ông, cụ bà hiền như những lời ru... Tiễn một năm đã qua để gom đầy nỗi nhớ. Sắc vàng phai của bốn mùa hội tụ.
Một năm đi qua đủ Hạ - Thu- Đông để trở về đón Xuân hồng khuôn mặt. Mẹ già chờ con trên bậc thềm, người vợ chờ chồng là người lính về giữa ngày xuân. Mình cũng ghép lại những dư âm của một năm buồn vui xen lẫn.
Cùng bỏ qua và tha thứ cho những trò đùa nghịch vô tư của đàn con thơ ngây. Cùng gói ghém những trăn trở suy tư và những quá khứ êm đềm. Cùng đón một mùa xuân cánh én bay về... một tách trà hoa cúc mang mùi hương quê quyến rũ, một gia đình hạnh phúc trong vòng tay ôm ấp hai con đang lớn, những công việc thành công và tiếp tục đi tiếp những tháng ngày kế tiếp; người người chờ mong những đổi mới của một năm tràn trề sinh lực.
Năm mới luôn bắt đầu cho một mùa xuân nắng ấm, sau những cơn mưa xuân rả rích để thêm những đâm chồi sau những tàn phai, những cái nắm tay đầy nghĩa tình bè bạn. Chúng ta ươm mầm những tình cảm đẹp trong con tim có máu tưới cho những thớ thịt tươi hồng. Chúng ta ươm mầm những hy vọng cho những ước mơ.
1 tháng 2 2017

thankshaha

1 tháng 11 2017

"Bố ơi, con xin lỗi bố, con sai rồi bố ơi!". Tôi nấc lên. Bõ đang nằm mê man trong bệnh viện. Bác sĩ kết luận, do bị nhiễm lạnh nên bố bị viêm phổi nặng. Tôi ân hận quá. Nhìn bố trên giường bệnh, tôi hối hận vô cùng.

Đó là một ngày mùa đông buốt giá. Tan học đúng lúc trời đổ mưa. Tuy mưa không lớn nhưng nó cũng đủ làm cho không khí, vốn đã giá lạnh lại càng thêm ướt át ảm đạm. Tôi chờ trước cổng trường đã nửa tiếng rồi mà không thấy bỏ đâu ca. Tôi giậm chân thình thịch xuống đất: "Bây giờ chắc sắp hết chương trình hoạt hình". Hôm nay lại còn hẹn cái Hà đi ăn chè nữa chứ. Bao nhiêu kế hoạch bị bố phá hỏng cả. Tức quá đi mất thôi.

– Dương ơi! – Tiếng bố gọi cắt đứt dòng suy nghĩ của tôi.

Đứng nép vào nhà xe của trường, tôi hậm hực mặc áo mưa và hỏi bố như quát:

– Sao bố đón muộn thế? Bố có biết bây giờ là mấy giờ không?

Bố tôi cười:

– Cho bố xin lỗi. Bố phải giúp một chú trong công ti chuyển nhà nên mới đón con muộn như vậy. Chú ấy tặng con đôi cặp tóc này. Rất đẹp phải không? Bố nghĩ là con sẽ thích đấy.

Bố lấy trong túi áo đôi cặp tóc đưa tôi. Lúc này tôi thật sự rất giận bố. Tôi chờ bố tận nửa tiếng đồng hồ mà chỉ nhận được mỗi lời xin lỗi và đôi cặp tóc lỗi mốt kia ư? Tôi giận dỗi, lấy hết sức đập vào tay bố để đôi cặp tóc rơi xuống đất. Thật không may, chiếc áo mưa tôi đang mặc bị vướng vào cửa nhà xe và rách đến tận nách. Tôi ngượng ngùng quay mặt đi chỗ khác.

Thái độ của tôi làm bố sững sờ một lúc rồi thở dài. Bố cởi áo mưa của bố cho tôi mặc rồi hai bố con lặng lẽ ra về.

Nhà tôi xa lắm, cách trường gần năm cây số. Trời tối dần, mưa mỗi lúc một nặng hạt, gió thổi mỗi lúc một mạnh. Không có áo mưa thế này chắc bố tôi lạnh lắm. Tôi có áo mưa, không bị ướt còn thấy lạnh nữa là bố. Thế mà bố vẫn không kêu một tiếng nào. Tôi định hỏi bố xong lại thôi.

Về đến nhà, tôi lẳng lặng cất cặp vào phòng mình. Bố có vẻ mệt mỏi. Thay quần áo xong, bố nói với tôi: "Bố hơi mệt, mẹ đi vắng nên con cứ ăn cơm trước đi" rồi bố vào phòng nằm nghỉ. Tôi ăn xong rồi ngồi học bài, khi nhìn lên đổng hổ đã gần mười một giờ đêm. Bố vẫn ở trong phòng. Tôi thấy lo lắng liền vào phòng bố. Trời ơi, bố đang nằm mê man trên giường. Tôi đặt tay lên trán bố, giật mình vì trán bố quá nóng. Không biết làm thế nào, tôi vội sang nhà hàng xóm, nhè' bác Thu đưa bố đi bệnh viện.

Ngồi bên giường bệnh, tôi nắm chặt tay bố. Nghĩ lại sự việc chiều nay, tôi thấy mình thật có lỗi. Ngày bình thường, tôi vẫn đợi bố có khi cũng hàng nửa tiếng cơ mà. Chỉ vì hôm nay cãi nhau với đứa bạn thân nên tôi đã trút giận lên đầu bố. Nếu tôi không giận dỗi thì sẽ không làm bố buồn, sẽ không bị rách áo mưa và bố cũng không phải nhập viện. Tôi là một đứa con hư, bất hiếu và ích kỉ. Chắc bố buồn lắm vì có một người con như tôi. Ngày trước, bố còn bị đau dạ dày. Nhiều lúc, những cơn đau lại tái phát và hành hạ bố nhưng bố luôn giấu cả nhà để tiếp tục đi làm, kiếm tiền nuôi hai chị em tôi ăn học. Bố luôn sống vì mọi người. Tôi thật không xứng đáng là con của bố.

Giờ đây tôi chỉ biết khóc. Tôi tin khi khoẻ lại, bố sẽ nói như những lần tôi mắc lỗi trước đây: "Không sao đâu con ạ, bố chỉ mong con luôn được vui vẻ”. Nhưng không, lần này tôi sẽ không tha thứ cho chính mình. Tôi sẽ nói bố mắng tôi thật nhiều, đánh tôi thật đau, răn dạy tôi thật nghiêm khắc để đây sẽ là lần cuối cùng tôi mắc lỗi, lần cuối cùng tôi làm bố phiền lòng. Tôi tự hứa với lòng mình như vậy.


1 tháng 11 2017

kham khảo

"Bố ơi, con xin lỗi bố, con sai rồi bố ơi!". Tôi nấc lên. Bõ đang nằm mê man trong bệnh viện. Bác sĩ kết luận, do bị nhiễm lạnh nên bố bị viêm phổi nặng. Tôi ân hận quá. Nhìn bố trên giường bệnh, tôi hối hận vô cùng.

Đó là một ngày mùa đông buốt giá. Tan học đúng lúc trời đổ mưa. Tuy mưa không lớn nhưng nó cũng đủ làm cho không khí, vốn đã giá lạnh lại càng thêm ướt át ảm đạm. Tôi chờ trước cổng trường đã nửa tiếng rồi mà không thấy bỏ đâu ca. Tôi giậm chân thình thịch xuống đất: "Bây giờ chắc sắp hết chương trình hoạt hình". Hôm nay lại còn hẹn cái Hà đi ăn chè nữa chứ. Bao nhiêu kế hoạch bị bố phá hỏng cả. Tức quá đi mất thôi.

– Dương ơi! – Tiếng bố gọi cắt đứt dòng suy nghĩ của tôi.

Đứng nép vào nhà xe của trường, tôi hậm hực mặc áo mưa và hỏi bố như quát:

– Sao bố đón muộn thế? Bố có biết bây giờ là mấy giờ không?

Bố tôi cười:

– Cho bố xin lỗi. Bố phải giúp một chú trong công ti chuyển nhà nên mới đón con muộn như vậy. Chú ấy tặng con đôi cặp tóc này. Rất đẹp phải không? Bố nghĩ là con sẽ thích đấy.

Bố lấy trong túi áo đôi cặp tóc đưa tôi. Lúc này tôi thật sự rất giận bố. Tôi chờ bố tận nửa tiếng đồng hồ mà chỉ nhận được mỗi lời xin lỗi và đôi cặp tóc lỗi mốt kia ư? Tôi giận dỗi, lấy hết sức đập vào tay bố để đôi cặp tóc rơi xuống đất. Thật không may, chiếc áo mưa tôi đang mặc bị vướng vào cửa nhà xe và rách đến tận nách. Tôi ngượng ngùng quay mặt đi chỗ khác.

Thái độ của tôi làm bố sững sờ một lúc rồi thở dài. Bố cởi áo mưa của bố cho tôi mặc rồi hai bố con lặng lẽ ra về.

Nhà tôi xa lắm, cách trường gần năm cây số. Trời tối dần, mưa mỗi lúc một nặng hạt, gió thổi mỗi lúc một mạnh. Không có áo mưa thế này chắc bố tôi lạnh lắm. Tôi có áo mưa, không bị ướt còn thấy lạnh nữa là bố. Thế mà bố vẫn không kêu một tiếng nào. Tôi định hỏi bố xong lại thôi.

Về đến nhà, tôi lẳng lặng cất cặp vào phòng mình. Bố có vẻ mệt mỏi. Thay quần áo xong, bố nói với tôi: "Bố hơi mệt, mẹ đi vắng nên con cứ ăn cơm trước đi" rồi bố vào phòng nằm nghỉ. Tôi ăn xong rồi ngồi học bài, khi nhìn lên đổng hổ đã gần mười một giờ đêm. Bố vẫn ở trong phòng. Tôi thấy lo lắng liền vào phòng bố. Trời ơi, bố đang nằm mê man trên giường. Tôi đặt tay lên trán bố, giật mình vì trán bố quá nóng. Không biết làm thế nào, tôi vội sang nhà hàng xóm, nhè' bác Thu đưa bố đi bệnh viện.

Ngồi bên giường bệnh, tôi nắm chặt tay bố. Nghĩ lại sự việc chiều nay, tôi thấy mình thật có lỗi. Ngày bình thường, tôi vẫn đợi bố có khi cũng hàng nửa tiếng cơ mà. Chỉ vì hôm nay cãi nhau với đứa bạn thân nên tôi đã trút giận lên đầu bố. Nếu tôi không giận dỗi thì sẽ không làm bố buồn, sẽ không bị rách áo mưa và bố cũng không phải nhập viện. Tôi là một đứa con hư, bất hiếu và ích kỉ. Chắc bố buồn lắm vì có một người con như tôi. Ngày trước, bố còn bị đau dạ dày. Nhiều lúc, những cơn đau lại tái phát và hành hạ bố nhưng bố luôn giấu cả nhà để tiếp tục đi làm, kiếm tiền nuôi hai chị em tôi ăn học. Bố luôn sống vì mọi người. Tôi thật không xứng đáng là con của bố.

Giờ đây tôi chỉ biết khóc. Tôi tin khi khoẻ lại, bố sẽ nói như những lần tôi mắc lỗi trước đây: "Không sao đâu con ạ, bố chỉ mong con luôn được vui vẻ”. Nhưng không, lần này tôi sẽ không tha thứ cho chính mình. Tôi sẽ nói bố mắng tôi thật nhiều, đánh tôi thật đau, răn dạy tôi thật nghiêm khắc để đây sẽ là lần cuối cùng tôi mắc lỗi, lần cuối cùng tôi làm bố phiền lòng. Tôi tự hứa với lòng mình như vậy.


26 tháng 2 2017
I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Tác giả
Phạm Văn Đồng (1906-2000) là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hoá lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng là Thủ tướng Chính phủ trên 30 năm. Phạm Văn Đồng có nhiều công trình, bài nói và viết sâu sắc về văn hoá, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hoá của dân tộc.
2. Tác phẩm
Đoạn văn Đức tính giản dị của Bác Hồ trích từ bài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại - diễn văn trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1980).
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đối tượng và đề tài nghị luận đã được nêu rõ trong đề bài và câu mở đầu của bài văn:
- Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- [...] Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.
Tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác trên các phương diện:
- Bữa ăn hằng ngày.
- Nhà ở.
- Việc làm.
- Lời nói, bài viết.
2. Vì đây chỉ là một đoạn trích nên không có đủ các thành phần trong bố cục thông thường của một bài văn nghị luận. Cụ thể:
- Mở bài: Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch, giản dị của Bác.
- Thân bài: Tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, việc làm:
+ Bữa ăn thanh đạm, giản dị.
+ Căn nhà sàn đơn sơ, gần gũi thiên nhiên.
+ Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền đến người khác.
Bình luận: Đời sống vật chất giản dị, thanh bạch là sự hoà hợp tuyệt vời với đời sống tinh thần sôi nổi, phong phú của Bác.
+ Giản dị trong lời nói, bài viết.
3. Những chứng cứ ở đoạn văn từ "Con người của Bác" đến "Nhất, Định, Thắng, Lợi!" rất giàu sức thuyết phục vì trước hết, tác giả đã đưa ra một hệ thống luận cứ toàn diện, từ bữa ăn, nhà ở đến việc làm, cách nói, cách viết... Các dẫn chứng đều cụ thể, xác thực và rất phong phú. Hơn nữa, những điều tác giả nói ra lại được bảo đảm bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài của mình với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
4. Trong đoạn trích, ngoài các luận điểm, luận cứ để chứng minh, tác giả còn kết hợp với những lời bình luận, giải thích sâu sắc để bạn đọc hiểu rõ thêm vấn đề. Ví dụ: Sau phần chứng minh về đức tính giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt, tác giả viết:
"Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quân chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay".
Trong đoạn văn trên, tác giả đã phối hợp nhiều phương pháp, biện pháp khác nhau:
- Lật lại vấn đề: "Nhưng chớ hiểu lầm rằng...".
- Giải thích: "bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú...".
- Bình luận: "Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất...".
Cách phối hợp các phương pháp, biện pháp khác nhau như vậy giúp cho tác giả soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ, đồng thời cũng khiến cho bài viết tăng thêm sức thuyết phục và hấp dẫn hơn.
5. Những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn:
- Luận điểm ngắn gọn, tập trung.
- Luận cứ xác đáng, toàn diện.
- Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực.
Tư tưởng, giá trị của bài văn còn được thể hiện rõ ràng và sâu sắc hơn qua sự kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với các phương pháp, biện pháp khác như giải thích, nêu vấn đề và lật lại vấn đề...
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt
Bài văn nêu bật đức tính giản dị của Bác thể hiện trên nhiều phương diện: từ sinh hoạt, lối sống, quan hệ với đồng chí, đồng bào, trong lời nói, cách viết...
2. Cách đọc
Văn bản này cũng được viết dưới dạng bài văn nghị luận. Ngoài những yêu cầu chung về cách đọc một văn bản nghị luận, khi đọc cần chú ý nhấn mạnh các chi tiết sinh động (được trình bày bằng thủ pháp liệt kê) trong đời sống hằng ngày của Bác. Ngoài ra, cách lập luận trong đoạn thứ ba ("Nhưng chớ hiểu lầm rằng..." là một hình thức chuyển ý rất quan trọng, giúp tác giả triển khai vấn đề trên một bình diện khác sâu sắc hơn. Cần nhấn mạnh khi đọc đoạn này (có thể bằng cách đọc cao giọng hơn hoặc thay đổi giọng đọc, nhịp đọc).
3. Một số ví dụ về tính giản dị của Bác thể hiện trong thơ văn của Người:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
(Tức cảnh Pác Bó)
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày
Khách đến thì mời ngô nếp nướng
Săn về thường chén thịt rừng quay
Non xanh nước biếc tha hồ dạo
Rượu ngọt chè ngon mặc sức say
Kháng chiến thành công ta trở lại
Trăng xưa hạc cũ với xuân này.
(Cảnh rừng Việt Bắc)

4. Giản dị là một đức tính, một phẩm chất cao đẹp mà mỗi chúng ta nên có. Giản dị, với mỗi người, thường thể hiện ở lời nói, ở việc làm, thể hiện trong lối sống, trong quan hệ với người xung quanh. Nó là cách ứng xử cao đẹp, nói lên sự hiểu biết của bản thân mỗi chúng ta.
26 tháng 2 2017
I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Tác giả
Phạm Văn Đồng (1906-2000) là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hoá lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng là Thủ tướng Chính phủ trên 30 năm. Phạm Văn Đồng có nhiều công trình, bài nói và viết sâu sắc về văn hoá, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hoá của dân tộc.
2. Tác phẩm
Đoạn văn Đức tính giản dị của Bác Hồ trích từ bài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại - diễn văn trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1980).
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đối tượng và đề tài nghị luận đã được nêu rõ trong đề bài và câu mở đầu của bài văn:
- Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- [...] Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.
Tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác trên các phương diện:
- Bữa ăn hằng ngày.
- Nhà ở.
- Việc làm.
- Lời nói, bài viết.
2. Vì đây chỉ là một đoạn trích nên không có đủ các thành phần trong bố cục thông thường của một bài văn nghị luận. Cụ thể:
- Mở bài: Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch, giản dị của Bác.
- Thân bài: Tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, việc làm:
+ Bữa ăn thanh đạm, giản dị.
+ Căn nhà sàn đơn sơ, gần gũi thiên nhiên.
+ Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền đến người khác.
Bình luận: Đời sống vật chất giản dị, thanh bạch là sự hoà hợp tuyệt vời với đời sống tinh thần sôi nổi, phong phú của Bác.
+ Giản dị trong lời nói, bài viết.
3. Những chứng cứ ở đoạn văn từ "Con người của Bác" đến "Nhất, Định, Thắng, Lợi!" rất giàu sức thuyết phục vì trước hết, tác giả đã đưa ra một hệ thống luận cứ toàn diện, từ bữa ăn, nhà ở đến việc làm, cách nói, cách viết... Các dẫn chứng đều cụ thể, xác thực và rất phong phú. Hơn nữa, những điều tác giả nói ra lại được bảo đảm bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài của mình với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
4. Trong đoạn trích, ngoài các luận điểm, luận cứ để chứng minh, tác giả còn kết hợp với những lời bình luận, giải thích sâu sắc để bạn đọc hiểu rõ thêm vấn đề. Ví dụ: Sau phần chứng minh về đức tính giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt, tác giả viết:
"Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quân chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay".
Trong đoạn văn trên, tác giả đã phối hợp nhiều phương pháp, biện pháp khác nhau:
- Lật lại vấn đề: "Nhưng chớ hiểu lầm rằng...".
- Giải thích: "bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú...".
- Bình luận: "Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất...".
Cách phối hợp các phương pháp, biện pháp khác nhau như vậy giúp cho tác giả soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ, đồng thời cũng khiến cho bài viết tăng thêm sức thuyết phục và hấp dẫn hơn.
5. Những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn:
- Luận điểm ngắn gọn, tập trung.
- Luận cứ xác đáng, toàn diện.
- Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực.
Tư tưởng, giá trị của bài văn còn được thể hiện rõ ràng và sâu sắc hơn qua sự kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với các phương pháp, biện pháp khác như giải thích, nêu vấn đề và lật lại vấn đề...
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt
Bài văn nêu bật đức tính giản dị của Bác thể hiện trên nhiều phương diện: từ sinh hoạt, lối sống, quan hệ với đồng chí, đồng bào, trong lời nói, cách viết...
2. Cách đọc
Văn bản này cũng được viết dưới dạng bài văn nghị luận. Ngoài những yêu cầu chung về cách đọc một văn bản nghị luận, khi đọc cần chú ý nhấn mạnh các chi tiết sinh động (được trình bày bằng thủ pháp liệt kê) trong đời sống hằng ngày của Bác. Ngoài ra, cách lập luận trong đoạn thứ ba ("Nhưng chớ hiểu lầm rằng..." là một hình thức chuyển ý rất quan trọng, giúp tác giả triển khai vấn đề trên một bình diện khác sâu sắc hơn. Cần nhấn mạnh khi đọc đoạn này (có thể bằng cách đọc cao giọng hơn hoặc thay đổi giọng đọc, nhịp đọc).
3. Một số ví dụ về tính giản dị của Bác thể hiện trong thơ văn của Người:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
(Tức cảnh Pác Bó)
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày
Khách đến thì mời ngô nếp nướng
Săn về thường chén thịt rừng quay
Non xanh nước biếc tha hồ dạo
Rượu ngọt chè ngon mặc sức say
Kháng chiến thành công ta trở lại
Trăng xưa hạc cũ với xuân này.
(Cảnh rừng Việt Bắc)

4. Giản dị là một đức tính, một phẩm chất cao đẹp mà mỗi chúng ta nên có. Giản dị, với mỗi người, thường thể hiện ở lời nói, ở việc làm, thể hiện trong lối sống, trong quan hệ với người xung quanh. Nó là cách ứng xử cao đẹp, nói lên sự hiểu biết của bản thân mỗi chúng ta.
3 tháng 2 2017

"Tiền bạc vốn dĩ không mua được tất cả!" Đây chính là quan niệm mà đời đời cho là đúng vì tiền bạc không mua đc tình cảm! Nói thì vẫn nói thế nhưng quan trọng là thực hiện kìa! Hỏi trên đời này có mấy ai coi trọng tình hơn tiền? Cái tính ích kỉ trong con người bao h cx rất lớn! Họ chỉ nghĩ đến bản thân họ, họ nghĩ đến cuộc sống của họ, nghĩ đến quyền lợi của học mà không cần biết đến bao thứ họ chà đạp lên! Tất cả chúng ta đều bt không có tiền k lm đc j cả chỉ là ai trong số đó bt sống thật vs bản thân mk thôi!

3 tháng 2 2017

cậu muốn cm nó đúng hay sai?

11 tháng 5 2017

Gợi ý:

* Giải thích câu tục ngữ :

- Về nghĩa đen : Khi ăn quả phải nhớ tới công lao của người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt .
- Về nghĩa bóng : Khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người đó tạo ra thành quả đó , phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa .
* Những biểu hiện của lòng biết ơn và chịu ơn thể hiện trong câu tục ngữ :

- Cần trân trọng , biết ơn người đó tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ .
- Học trò phải biết ơn thầy cô
- Con cái phải biết ơn cha mẹ , ông bà .
- Nhân dân phải biết ơn các anh hùng liệt sĩ chiến đấu , hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc và những người đó đã mang lại đời sống ấm no cho mình .

=> Ông cha ta thường dùng câu tục ngữ này để dạy con cháu về đạo lí làm người , sống có tình nghĩa . Từ đó , nhận được sự yêu quý và kính trọng của mọi người . Phê phán những kẻ vong ân bội nghĩa .

11 tháng 5 2017

Gợi ý:a/ Giải thích: Thế nào là Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn:
Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.
- b/ Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó thể hiện qua hành động , lời ăn tiếng nói hang ngày:
+ xưa:
- Lễ hội: giỗ Quốc Tổ, lễ tế Thần Nông, lễ tịch điền , Tết có lễ tảo mộ, tết thanh minh , tục tết thầy học, tết thầy lang. sau vụ gặt : tết cơm mới ( tế thần và biếu bậc trên , những người tri ân cho mình như bố mẹ, nhạc gia , thầy , ông lang…)
- Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà…kính nhớ những người đã khuất. Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già..
- Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hung có công mở nước và giữ nước.
+ nay :
- 10/3 các nơi vẫn làm lễ giỗ tổ.
- Các bảo tàng …. Nhắc mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc.
- 27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ …
- Các phong trào đền ơn đáp nghĩa….
- Các ngày lễ, 27/2, 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề….
- Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp ,phát huy …
- Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa…

8 tháng 2 2019

Nếu chúng ta biết kiên trì, nỗ lực, có ý chí trong cuộc sống thì chắc chắn chúng ta sẽ thành công trong mọi công việc.

Nếu chẳng may mà có gặp thất bại, khó khăn thì cũng đừng nên nản chí, chính điều đó sẽ rèn luyện cho bạn thêm sắt đá và vững tin vào kết quả cuối cùng.

⇒ Câu tục ngữ: “Có chí thì nên” của cha ông ta từ xa xưa để lại trở thành một chân lí hiển nhiên trong cuộc sống. Câu nói như là một lời nhắc nhở, khuyên dạy mỗi chúng ta về con đường đi đến thành công và tiến tới tương lai.

1 tháng 3 2017

Mk góp ý nè bn k nên ns bn ý như z

K có phụ nữ xấu chỉ có phụ nữ k bt lm đẹp

4 tháng 8 2017
Ôi !quê hương,hai tiếng gọi sao mà tha thiết.Ôi! bao cảnh đẹp nơi nông thôn dân dã .Ai đã từng sinh ra và lớn lên trong cảnh đồng lúa mênh mông,cánh cò bát ngát,dưới những cánh diều đầy màu sắc của đồng quê...thì có lẽ sẽ không bao giờ quên được những phút giây đó,những kỉ niệm đẹp đẽ đó.Nhìn thấy những cánh đồng chạy xa tít tắp tới tận chân trời đó với màu vàng ươm của lúa chín sắp đến ngày gặt hái. Dưới ruộng lúa,nhìn thấy những đàn cò trắng phau đang mò con ốc con cua.Trên bờ đê,nhìn thấy những đàn trâu thung thăng gặm cỏ .Nhìn thấy những bãi cỏ xanh mơn mởn đang trải dài đôi tay đón những đàn trẻ mục đồng.Nhìn thấy những cánh diều chắp cánh ước mơ tuổi thơ.Tất cả những đó đã góp phần làm nên vẻ đẹp dịu dàng, giản dị mà đầy thân thuộc của làng quê. Đẹp đẽ và đầy màu sắc. Yêu biết mấy hai tiếng quê hương ! Chúc bn học tốt!
4 tháng 8 2017

Thảo Hiền trả lời câu hỏi trong box tn nhé ^^

Ôi !... => là câu đặc biệt

Đẹp đẽ và đầy màu sắc => Câu rút gọn ( rg chủ ngữ)