K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi:Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua1. Hôm ấy, chúng tôi đến thăm một trường tiểu học. Cô hiệu trưởng mời đoàn vào thăm lớp 6A. Điều bất ngờ là tất cả học sinh đều lần lượt giới thiệu bằng tiếng Việt :”Em là Mô-ni-ca”, “ Em là Giét-xi-ca”,… Mở đầu cuộc gặp, các em hát tặng đoàn bài hát “Kìa con bướm vàng” bằng tiếng Việt. Rồi các em giới...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi:

Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua

1. Hôm ấy, chúng tôi đến thăm một trường tiểu học. Cô hiệu trưởng mời đoàn vào thăm lớp 6A. Điều bất ngờ là tất cả học sinh đều lần lượt giới thiệu bằng tiếng Việt :”Em là Mô-ni-ca”, “ Em là Giét-xi-ca”,… Mở đầu cuộc gặp, các em hát tặng đoàn bài hát “Kìa con bướm vàng” bằng tiếng Việt. Rồi các em giới thiệu những vật sưu tầm được như: đàn tơ-rưng, cái nón, tranh cây dừa, ảnh xích lô,…Các em còn vẽ Quốc kì Việt Nam và nói được bằng tiếng Việt : “Việt Nam, Hồ Chí Minh.” 

2. Hóa ra cô giáo của các em đã từng ở Việt Nam hai năm. Cô thích Việt Nam nên đã dạy các em tiếng Việt và kể cho các em nghe nhiều điều tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam. Các em còn tìm hiểu về Việt Nam trên in-tơ-nét. Về phần mình, các em đặt cho chúng tôi rất nhiều câu hỏi về thiếu nhi Việt Nam: Học sinh Việt Nam học những môn gì ? Trẻ em Việt Nam thích những bài hát nào ? Ở Việt Nam, trẻ em chơi những trò chơi nào ? 

3. Đã đến lúc chia tay, dưới làn tuyết bay mù mịt, các em vẫn đứng vẫy tay chào lưu luyến, cho đến khi xe của chúng tôi khuất hẳn trong dòng người và xe cộ tấp nập của thành phố Châu Âu hoa lệ, mến khách. 

- Lúc-xăm- bua : một nước nhỏ ở Châu Âu, cạnh các nước Bỉ, Đức và Pháp. 

- Lớp 6 : lớp cuối bậc tiểu học ở Lúc-xăm- bua. 

- Sưu tầm : tìm kiếm, góp nhặt lại. 

- Đàn tơ-rưng : một nhạc cụ dân tộc ở Tây Nguyên - In-tơ-nét : mạng thông tin máy tính toàn cầu. 

- Tuyết : những hạt băng nhỏ, xốp, nhẹ, màu trắng, rơi ở vùng có khí hậu lạnh. 

- Hoa lệ : (nhà cửa, phố xá) đẹp lộng lẫy và sang trọng.

A. Tới thăm một trại mồ côi ở Lúc-xăm-bua

B. Tới thăm trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua

C. Tới thăm thầy cô một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua

1
3 tháng 5 2019

Đoàn cán bộ Việt Nam có chuyến tới thăm trường tiểu học Lúc-xăm-bua.

1 tháng 4 2018

en hoặc eng:

- Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ

- Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Họ và tên: ............................................... ÔN TẬP CUỐI TUẦN 19Lớp: 3… MÔN TIẾNG VIỆTBài 1: Đọc bài văn sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:Tháng Giêng mưa bụi Ao làng hội xuân Anh Trê, anh Chuối Gõ trống tùng tùng Đuôi Cờ váy đỏ Lụa đào thắt lưng Uốn dẻo điệu múa Xinh ơi là xinh Cô Trôi thoa phấn Môi hồng trái tim Buông câu quan họ Lúng liếng...
Đọc tiếp

Họ và tên: ............................................... ÔN TẬP CUỐI TUẦN 19

Lớp: 3… MÔN TIẾNG VIỆT

Bài 1: Đọc bài văn sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Tháng Giêng mưa bụi Ao làng hội xuân Anh Trê, anh Chuối Gõ trống tùng tùng Đuôi Cờ váy đỏ Lụa đào thắt lưng Uốn dẻo điệu múa Xinh ơi là xinh Cô Trôi thoa phấn Môi hồng trái tim Buông câu quan họ Lúng liếng cái nhìn.

 

Cậu Rô giương vây

Thịt rèo cột trơn

Leo gần đỉnh cột

Rơi xuống cái tùm. Khoan thai ông Chép Vuốt đôi râu khoằn “Hỏi làng có mở Thi vượt vũ môn” Đỗ Thanh

 

Câu 1: Nội dung bài thơ kể:

a. Cuộc vui chơi của loài cá b. Ngày hội xuân tại ao làng c. Cảnh vật mùa xuân

Câu 2 :Biện pháp nhân hoá trong bài thơ giúp người đọc cảm nhận điều gì?

a. Các con vật cũng có đời sống như con người.

b. Cây cối cũng có đời sống như con người.

c. Hoạt động của con vật, cây cối thật sinh động và đáng yêu.

Câu 3: Câu “Cô Trôi thoa phấn.”thuộc mẫu câu:

a. Ai - là gì? b. Ai - thế nào? c. Ai - làm gì?

Câu 4 :Từ: Lúng liếng trong cụm từ “Lúng liếng cái nhìn.” là từ chỉ :

a. đặc điểm b. hoạt động c. sự vật

Câu 5: Bộ phận gạch chân trong câu “Khoan thai ông Chép

Vuốt đôi râu khoằm.”

trả lời cho câu hỏi:

a. Làm gì? b. Như thế nào? c. Vì sao?

Bài 2. Gạch chân bộ phận trả lời câu hỏi “Khi nào?” trong câu văn sau:

a. Người Tày, người Nùng thường múa sư tử vào các dịp lễ hội mừng xuân.

b. Tháng năm, bầu trời như chiếc chảo khổng lồ bị nung nóng úp chụp vào xóm làng.

c. Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Bài 3: Điền dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi vào ô trống thích hợp

Sáng nay ông dẫn Nam đến cạnh ruộng lúa nước Nam hỏi ông:

- Sao ruộng lúa mì không có nước mà ruộng lúa lại ngập nước hả ông

- Ruộng lúa này ngâm nước suốt ngày đêm sao cây lúa không bị thối rữa

Bài 4: Gạch một gạch dưới các sự vật được so sánh với nhau; Khoanh tròn vào từ so sánh.

a. Mắt của ngôi nhà Là những ô cửa Hai cánh khép mở Như hai hàng mi. b. Sáng sáng đầu ngọn cỏ Từng giọt sương treo mình Nhìn như một thứ quả Trong suốt và long lanh.

 

Bài 5: Tìm những sự vật nhân hoá và những từ ngữ dùng để nhân hoá trong các câu thơ dưới đây và điền vào ô trống phù hợp

Ông trời nổi lửa đằng đông

Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay

Bố em xách điếu đi cày

Mẹ em tát nước nắng đầy trong thau

Cậu mèo đã dậy từ lâu

Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng.

 

Tên sự vật Từ gọi sự vật Từ ngữ tả sự vật như tả người.

 

 

 

 

Bài 6: Ngắt đoạn văn dưới đây thành 4 câu và chép lại cho đúng chính tả:

Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây, bãi cỏ gió bắc hun hút thổi núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù mây bò trên mặt đất, tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi đường.

 

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

1
23 tháng 1 2022

nho tra loi cau hoi nay nhe

  

1 tháng 4 2020

a,yêu thương nước nòi

b,quê cha đất tổ

c,non sông gấm vóc

chúc bạn học tốt k cho mk nha

1 tháng 4 2020

a.yêu nước thương nòi

b.quê cha đất tổ

c.non sông gấm vóc

hok tốt

28 tháng 6 2019

a, Cây tre là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam.

   Cây gì là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam?

b, Thiếu nhi là những chủ nhân tương lai của Tổ quốc.

   Ai là những chủ nhân tương lai của Tổ quốc?

c, Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức tập hợp và rèn luyện thiếu niên Việt Nam.

   Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là gì ?

23 tháng 12 2019

a) Cây tre là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam.

• Câu hỏi cần đặt : Cây gì là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam ?

b) Thiếu nhi là những chủ nhân tương lai của Tổ quốc.

• Câu hỏi cần đặt: Ai là những chủ nhân tương lai của Tổ quốc?

c) Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức tập hợp và rèn luyện thiếu niên Việt Nam.

• Câu hỏi cần đặt : Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là gì ?

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Bác sĩ Y-éc-xanh1. Bà khách ước ao được gặp bác sĩ Y-éc-xanh phần vì ngưỡng mộ người đã tìm ra vi trùng dịch hạch, phần vì tò mò. Bà muốn biết điều gì khiến ông chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời này để nghiên cứu những bệnh nhiệt đới. 2. Y-éc-xanh quả thật khác xa với nhà bác học trong trí tưởng tượng của bà. Trong bộ quần áo ka ki...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Bác sĩ Y-éc-xanh

1. Bà khách ước ao được gặp bác sĩ Y-éc-xanh phần vì ngưỡng mộ người đã tìm ra vi trùng dịch hạch, phần vì tò mò. Bà muốn biết điều gì khiến ông chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời này để nghiên cứu những bệnh nhiệt đới. 

2. Y-éc-xanh quả thật khác xa với nhà bác học trong trí tưởng tượng của bà. Trong bộ quần áo ka ki sờn cũ, không là ủi, trông ông như một vị khách đi tàu ngồi toa hạng ba. Chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông làm bà chú ý. 

3. Bà khách thổ lộ nỗi băn khoăn của mình: 

- Y-éc-xanh kính mến, ông quên nước Pháp rồi ư? Ông định ở đây suốt đời sao ?  

Y-éc-xanh lặng yên nhìn khách, hai bàn tay đan vào nhau, đặt trên đầu gối : 

- Tôi là người Pháp. Mãi mãi tôi là công dân Pháp. Người ta không thể nào sống mà không có Tổ quốc. 

Ngừng một chút, ông tiếp: 

-Tuy nhiên, tôi với bà, chúng ta đang sống chung trong một ngôi nhà: trái đất. Trái đất đích thực là ngôi nhà của chúng ta. Những đứa con trong nhà phải thương yêu và có bổn phận giúp đỡ nhau. Tôi không thể rời khỏi Nha Trang này để sống một nơi nào khác. Chỉ có ở đây, tâm hồn tôi mới được rộng mở và bình yên. 

4. Hai người cùng im lặng. Họ nghe rõ tiếng biển thở dài, đổ nhẹ những con sóng thủy tinh vỡ vụn trên bờ cát. 

- Y-éc-xanh : nhà khoa học Pháp, hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Y khoa Hà Nội, gắn bó gần như cả đời với Việt Nam. 

- Ngưỡng mộ : tôn kính và mến phục 

- Dịch hạch : bệnh lây rất nguy hiểm, gây sốt, nổi hạch. 

- Nơi góc biển chân trời : nơi xa xôi 

- Nhiệt đới : vùng khí hậu nóng ẩm. 

- Toa hạng ba : toa tàu khách hạng rẻ tiền 

- Bí ẩn : có điều kín đáo, khó hiểu ở bên trong. 

- Công dân : người dân có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.Bác sĩ Y-éc-xanh đến từ đất nước nào ?

A. Nước Pháp

B. Nước Mĩ

C. Nước Anh

2
3 tháng 11 2017

Lời giải:

- Bác sĩ Y-éc-xanh : nhà khoa học Pháp.

7 tháng 10 2021

Pháp nha bn iu .

Châu Chấu nhảy lên gò, chìa cái lưng màu xanh ra phơi nắng. Nó búng chân tanh tách, cọ giũa đôi càng: - Một ngày tuyệt đẹp! - Thật khó chịu! – Giun Đất thốt lên, cố rúc đầu sâu thêm vào lớp đât khô. - Thế là thế nào? - Châu Chấu nhảy lên – Trên trời không một gợn mây, mặt trời toả nắng huy hoàng. - Không! Mưa bụi và những vũng nước đục, đó mới là một ngày tuyệt đẹp! - Giun...
Đọc tiếp

Châu Chấu nhảy lên gò, chìa cái lưng màu xanh ra phơi nắng. Nó búng chân tanh tách, cọ giũa đôi càng: - Một ngày tuyệt đẹp! - Thật khó chịu! – Giun Đất thốt lên, cố rúc đầu sâu thêm vào lớp đât khô. - Thế là thế nào? - Châu Chấu nhảy lên – Trên trời không một gợn mây, mặt trời toả nắng huy hoàng. - Không! Mưa bụi và những vũng nước đục, đó mới là một ngày tuyệt đẹp! - Giun đất cãi lại. Châu Chấu không đồng ý với Giun Đất. Chúng quyết định đi hỏi. Vừa hay lúc đó Kiến tha nhành lá thông đi qua, đỗ lại nghỉ. Châu Chấu hỏi Kiến: - Bác Kiến ơi, hãy nói giúp xem hôm nay là một ngày tuyệt đẹp hay đáng ghét? Kiến lau mồ hôi, ngẫm nghĩ một lát rồi nói: - Tôi sẽ trả lời câu hỏi của các bạn sau khi mặt trời lặn nhé. Mặt trời lặn, chúng đi đến tổ kiến. - Hôm nay là ngày thế nào hả bác Kiến đáng kính? - Hôm nay là một ngày tuyệt đẹp!Tôi đã làm việc rất tốt và bây giờ có thể nghỉ ngơi thoải mái.

Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?

 

0
DẠY TIẾNG ANH Ở VIỆT NAM: ĐỪNG SỢ SAI, CŨNG ĐỪNG THAM TRÌNH DIỄN...Cameron Shingleton là tác giả cuốn sách "Những điều bạn chưa viết về trai Tây" (NXB Trẻ 2017) được viết bằng tiếng Việt. Sinh ở Melbourne, Australia, anh tốt nghiệp tiến sĩ ở Đại học Melbourne. Trong 5 năm sống ở TP.HCM, Cameron đã học tiếng Việt và tìm hiểu sự khác biệt trong văn hóa Đông - Tây.Nghe nói đề thi tiếng Anh THPT...
Đọc tiếp

DẠY TIẾNG ANH Ở VIỆT NAM: ĐỪNG SỢ SAI, CŨNG ĐỪNG THAM TRÌNH DIỄN...

Cameron Shingleton là tác giả cuốn sách "Những điều bạn chưa viết về trai Tây" (NXB Trẻ 2017) được viết bằng tiếng Việt. Sinh ở Melbourne, Australia, anh tốt nghiệp tiến sĩ ở Đại học Melbourne. Trong 5 năm sống ở TP.HCM, Cameron đã học tiếng Việt và tìm hiểu sự khác biệt trong văn hóa Đông - Tây.

Nghe nói đề thi tiếng Anh THPT quốc gia 2018 đã gây rắc rối cho nhiều thí sinh và đọc báo thấy nói điểm thấp “thê thảm”, tôi quyết định tự mình làm thử. Tôi là người Australia, có bằng tiến sĩ triết học ở Đại học Melbourne nên làm xong chỉ mất 30 phút. Tuy thế, chưa chắc tôi đã được điểm tuyệt đối.

Ai từng trải qua chương trình học tiếng Anh ở Việt Nam cũng biết nó khá nặng về ngữ pháp. Nhưng đề thi năm nay không đầy ắp câu trắc nghiệm ngữ pháp khô khan. Vấn đề ở đây là các câu hỏi kiểm tra kiến thức từ vựng, kiểu chọn từ gần đồng nghĩa nhất với từ gạch dưới trong câu sau.

Người ta đã nói nhiều đến việc phải rèn cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), phải chú trọng việc giao tiếp thực tế, thì mới có khả năng dùng đến tiếng Anh một cách toàn diện ở ngoài đời. Người ta nói rất nhiều, rất đúng và cũng từ rất lâu rồi.

Vài câu hỏi có 2 phương án trả lời đủ đồng nghĩa với từ gạch dưới mà tôi phân vân không biết chọn đáp án nào. Một số câu hỏi khác khiến tôi tự nhủ: Không biết học sinh cấp ba ở Australia có chắc chắn biết cụm từ “disseminate knowledge" (phổ biến kiến thức) hay “broach a subject" (động đến vấn đề nhạy cảm) là gì không.

Câu hỏi đặt ra: Phần lớn người bản ngữ còn chưa chắc rõ những từ này thì người trẻ Việt Nam sắp vào đại học biết để làm gì?

Một trong những thách thức ngành giáo dục đang phải đối mặt trong năm học 2018-2019 chính là nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo.

Trả lời báo chí ngày 4/9, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định: "Chúng tôi cũng tập trung thực hiện nâng cao trình độ ngoại ngữ, đặc biệt tiếng Anh theo hướng không chỉ giáo dục trong, mà còn ngoài nhà trường, để làm sao đề án mà trước kia là 2020, giờ trình Chính phủ điều chỉnh lại là đề án 2080, theo hướng thiết thực, hiệu quả".

Ở Việt Nam, người ta đã nói nhiều đến việc phải rèn cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), phải chú trọng việc giao tiếp thực tế, thì mới có khả năng dùng đến tiếng Anh một cách toàn diện ở ngoài đời. Người ta nói những điều này rất nhiều, rất đúng và cũng từ rất lâu rồi.

HIỂU CHẾT LIỀN'

Đề thi tiếng Anh THPT quốc gia 2018 năm nay (chắc như đề thi mấy năm trước) chỉ kiểm tra khả năng đọc hiểu, không yêu cầu thí sinh viết nguyên câu, không cần bày tỏ ý kiến hay tóm tắt lại thông tin, và tất nhiên không có phần nào liên quan giao tiếp.

Nếu mục đích là kiểm tra KIẾN THỨC VỀ tiếng Anh (bao gồm một số điểm khá nâng cao) thì đề thi này tuyệt vời. Thế nhưng, nếu mục đích là kiểm tra KHẢ NĂNG DÙNG tiếng Anh thì giá trị của nó hầu như rất ít.

Đã dạy ở 2, 3 trường đại học lớn ở Việt Nam, tôi nhận ra cái thiếu rất rõ ràng là bài thi không kiểm tra những kỹ năng tiếng Anh học sinh thực sự cần để học đại học một cách hiệu quả, huống chi là để hòa nhập vào thị trường lao động và thành công ở thế giới ngày càng toàn cầu hóa.

Có nhiều thí sinh bị rớt môn tiếng Anh là chuyện không hề nhỏ. Nhưng vấn đề lớn hơn là ngay cả đối với những thí sinh vượt ải, thậm chí điểm cao chót vót, thì khi vào đại học vẫn chưa chắc có thể sử dụng tiếng Anh thành thục.

Tôi có thể đưa ra rất nhiều ví dụ, vừa đáng cười vừa đáng buồn, về tiếng Anh kém cỏi của những học sinh tôi đã dạy (một số đã thi tốt nghiệp cấp ba với điểm tiếng Anh kha khá).

Đã dạy ở 2, 3 trường đại học lớn ở Việt Nam, tôi nhận ra cái thiếu rất rõ ràng là bài thi không kiểm tra những kỹ năng tiếng Anh học sinh thực sự cần để học đại học một cách hiệu quả, huống chi là để hoà nhập vào thị trường lao động và thành công ở thế giới ngày càng toàn cầu hoá.

Ở một trường đại học tôi dạy môn tiếng Anh giao tiếp năm thứ hai, sinh viên được yêu cầu nộp bài viết về những yếu tố chính của một bài thuyết trình thu hút và thuyết phục khán giả. Đọc xong 4, 5 bài, tôi gần như bị chóng mặt. Tiếng Anh viết của sinh viên thì không tự nhiên, đến độ mất ý nghĩa. Suy nghĩ lại một chút, tôi mới nhận ra tại sao: Phần lớn sinh viên đã viết bài bằng tiếng Việt và nhờ Google dịch giúp vì không có khả năng viết bài đơn giản bằng ngôn ngữ họ đang học. 

Ở một trường đại học khác, tôi dạy khóa trang bị những kỹ năng tiếng Anh cần thiết cho sinh viên khi vào đại học. Mặc dù sinh viên tham dự đã đậu bài kiểm tra 4 kỹ năng, trong 20 phút đầu, tôi có cảm giác nhiều bạn theo không kịp những điều mình nói bằng một thứ tiếng Anh rõ ràng và thông thường nhất có thể.

Sinh viên thì nhiệt tình, ham học nhưng không khí vẫn nghẹt thở. Rõ ràng là, mặc dù cũng có thể họ đã luyện nghe khá nhiều, có lẽ gần như chưa bao giờ nghe một người bản ngữ nói tiếng Anh một cách bình thường. Tôi thử đổi sang tiếng Việt: “Các bạn hiểu chết liền đúng không?” Cả lớp cười to. Nhờ vậy, không khí trong lớp mới bớt căng thẳng chút.

SỢ SAI, SỢ "QUÊ", SỢ HỎI

Cách học tiếng Anh không thực tế dẫn đến những vấn đề vô cùng lớn, gây ra nhiều hệ quả khác nhau. Và mọi vấn đề này đều xuất phát từ những nỗi sợ cố hữu của người Việt: sợ sai, sợ “quê” và sợ hỏi.

Thứ nhất là tâm lý sợ sai. Đã nhiều lần bắt chuyện với người Việt bằng tiếng Anh, có khi là người thông minh đã học tiếng Anh nhiều năm, tôi để ý thấy khi bị bắt buộc phải dùng tiếng Anh, thái độ lạc quan, yêu đời của người Việt thường biến mất rất nhanh. Ở trường, họ sợ mắc lỗi thì bị thầy cô, bạn bè chê cười. Về sau, họ sợ nói sai vì không muốn mất mặt trước người nước ngoài.

Đối với tôi, nỗi “sợ người nước ngoài” này đặc biệt khó hiểu: Khi qua Việt Nam, đại đa số người bản ngữ  không quan tâm người Việt nói sai ngữ pháp hay phát âm chưa chuẩn, mà chủ yếu để ý đến nội dung chính người nói muốn truyền đạt. Bất kỳ ai tự học một ngoại ngữ khác thì đủ “bầm mình” để hiểu rõ việc nói tiếng nước ngoài khó như thế nào.

Nếu tự ý thức chút nữa, họ càng phải hiểu tầm quan trọng của việc “nói sai”: Trong lớp là nơi thầy cô có thể sửa lỗi, “ngoài đường" là nơi mình phát hiện ra cách nói tiếng Anh nào dễ hiểu, thực dụng và dễ sử dụng nhất.

Khi bị bắt buộc phải dùng tiếng Anh, thái độ lạc quan, yêu đời của người Việt biến mất rất nhanh. Ở trường, họ sợ mắc lỗi thì bị thầy cô, bạn bè chê cười. Về sau, họ sợ nói sai vì không muốn mất mặt trước người nước ngoài.

Vấn đề tiếp theo là cái có thể gọi là rối loạn lo âu khi phải đối đầu sự mập mờ, có ảnh hưởng đặc biệt đến khả năng nghe. Người Việt thường được khuyến khích hiểu bài học thông qua việc vận dụng các quy tắc ngữ pháp và tra từ điển. Kết quả là khi họ lâm vào tình trạng chỉ hiểu sơ sơ những gì một người bản ngữ nói - tức là ở tình thế rất bình thường khi đang học một sinh ngữ - thì đã cảm thấy hết sức khó chịu.

Nguyên nhân là phong cách dạy lỗi thời. Khi giao tiếp bằng tiếng Anh và khó nghe hiểu được, đúng ra người học phải bình tĩnh lại, thử nghe ra những từ khóa cần thiết để hiểu ý chính của người nói và, trong trường hợp vẫn “hiểu chết liền" thì hỏi lại: “Could you say that again?” (Làm ơn nhắc lại được không?)

Điều đáng nói là hệ thống dạy ngôn ngữ ở Việt Nam thì đã và đang âm thầm làm điều ngược lại: Nó vẫn khiến cho học trò quá rụt rè trong việc hỏi lại những gì họ chưa hiểu, thậm chí khi họ thực sự tò mò muốn biết.

Vấn đề thứ ba thấy rất rõ ràng khi xem qua đề thi tiếng Anh THPT năm nay là người Việt học tiếng Anh không chú tâm đầy đủ ngữ cảnh liên quan. Khi tôi được đào tạo dạy tiếng Anh cho người không phải bản ngữ, giáo viên hay nhắc các thầy cô tương lai về kết quả của một cuộc nghiên cứu ngôn ngữ học: Để nhớ lâu một từ mới, một học trò với trí nhớ trung bình cần “gặp” lại nó khoảng 7 lần trong 7 tình huống khác nhau.

Còn phương pháp dạy tiếng Anh phổ biến ở trường Việt Nam thì khác hẳn. Học trò vẫn bị bắt buộc học từ mới một cách máy móc, hiểu ra ý nghĩa từ 1, 2 ví dụ đơn điệu, tách biệt với tình huống cụ thể, không liên quan hành động thực tế nào giúp họ hiểu và nhớ. Kết quả của cách dạy và học này là bài thi phần lớn câu hỏi hoàn toàn thiếu ngữ cảnh.

CÔNG CỤ GIAO TIẾP HAY NGHỆ THUẬT TRÌNH DIỄN

Muốn phê phán thì phải có giải pháp khắc phục. Tới đây chắc sẽ có nhiều câu hỏi đặt ra: Một chương trình học Anh ngữ cấp 2, cấp 3 chất lượng cao thì ra sao? Một đề thi chất lượng cần kiểm tra cái gì và nên kiểm tra bằng cách nào?

Ngoài việc dạy và luyện cả 4 kỹ năng, cái cần được nhấn mạnh là học và hiểu qua bối cảnh, đồng thời khích lệ học trò DÙNG tiếng Anh một cách thiết thực, hiệu quả.

Dạy ngữ pháp hay từ vựng không có gì sai - dù gì vẫn có những điểm khi học một ngôn ngữ mới, học sinh vẫn phải học thuộc lòng hay lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhưng phải công nhận là đại đa số học sinh sẽ không "tiêu hóa" được bài, nếu không có câu chuyện hay thông tin hấp dẫn đi kèm, hoặc không có trò chơi hay thử thách đủ để thu hút và giữ sự chú ý từ người học.

Khi học viết thì phải khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm của chính mình. Khi học nói phải kích thích học sinh mô tả thế giới xung quanh, những trải nghiệm của chính lứa tuổi teen. Khi học đọc thì phải cho học sinh mang lên lớp tài liệu giàu ý nghĩa được chính các em chọn lọc, chứ không phải bài đọc nghiêm nghị có giá trị giáo huấn nặng nề.

Phải bắt đầu coi tiếng Anh như công cụ để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất, chứ không phải môn nghệ thuật để trình diễn, để đánh đố nhau bằng những từ tối nghĩa, bí ẩn và hầu như không người bản xứ nào sử dụng.

Tôi không có ý khuyên giáo viên gạt bỏ tất cả giáo trình qua một bên. Thế nhưng, đó phải là giáo trình tiếng Anh và thiết bị lớp học “thế hệ mới", cùng với giáo viên tiếng Anh - không cần thiết là người nói tiếng Anh hoàn hảo - được đào tạo trên tinh thần tận dụng nguồn tài liệu khổng lồ hữu ích trên Internet.

Đề thi tiếng Anh cần được thiết kế lại để có 4 phần riêng kiểm tra cả 4 kỹ năng, đi cùng với chương trình được mở rộng nói đại khái ở trên. Chuyện quan trọng không kém là cần thay đổi triệt để tiêu chí ra đề và chấm bài thi.

Nếu bài thi thuộc “thế hệ cũ" (như đề thi tiếng Anh THPT 2018) đòi hỏi trình độ hiểu biết về tiểu tiết cao đến mất ý nghĩa thực tế, tiêu chí mới cần xoáy sâu vào giao tiếp thành công, tiếp thụ thông tin hiệu quả hay giãi bày ý kiến mạch lạc, rõ ràng.

Nói tiếng Anh giọng Việt Nam hơi đặc sệt một chút cũng được, miễn là người nghe hiểu được ý. Viết cũng vậy: Email có sai ngữ pháp hay vụng về chút cũng ít khi thành vấn đề trên thực tế, vì vậy nó không nên bị quan trọng hoá khi ra đề hay chấm điểm.

Việc phần lớn thí sinh trượt tiếng Anh THPT năm nay không hề có nghĩa là tiếng Anh trung bình của giới trẻ VN không có tiến bộ. Khảo sát so sánh trình độ tiếng Anh của các nước khác chỉ rõ Việt Nam đứng giữa danh sách và có xu hướng đi lên.

Việt Nam vẫn xếp sau Singapore và Philippines - nơi tiếng Anh là một trong số ngôn ngữ chính thức hay được công nhận là ngôn ngữ giảng dạy, nhưng vẫn trội hơn Nhật Bản. Lớp học tiếng Anh ở Nhật hay Hàn Quốc ép học sinh học gạo và tập trung vào những kiến thức về ngôn ngữ bị tách rời, chủ yếu vì chúng dễ kiểm tra, và đặc biệt thích hợp với tư tưởng bằng cấp.

Việt Nam có thể học từ ai nếu muốn tiến lên tiếp? Singapore cho học sinh thực hành nói bằng cách học diễn, kể chuyện. Đề thi tiếng Anh cấp ba bao gồm phần viết, nói và nghe; học sinh thi nói phải mô tả hình.

Ở Philippines, tiếng Anh không chỉ được coi là môn học mà là phương tiện truyền thông hàng ngày. Điều làm học sinh thấy thích thú là trọng tâm của lớp học. Ngoài giờ lên lớp, còn có chương trình tiếng Anh do chính người Philippines nói tiếng Anh lưu loát sản xuất và dẫn.

Mục đích của chương trình học nên là kỹ năng thực tế giúp học sinh giao tiếp với người nước ngoài, tự giới thiệu sơ qua về bản thân, tìm hiểu người nghe một chút, giao tiếp với họ một cách có hiệu quả. Hay nói một cách cụ thể hơn, để giúp người Việt sắp vào đời không ngại, không muốn chạy trốn, không sợ sai hay mất mặt khi có người nước ngoài đứng trước mặt và bắt chuyện.

Đương nhiên, vẫn sẽ có những người Việt cần đến kỹ năng tiếng Anh “hàn lâm" và phức tạp hơn. Nhưng chuyện đó không có nghĩa phải lấy từ ngữ “siêu cao cấp" làm trọng tâm của chương trình Anh Ngữ cấp ba. Mục đích rõ ràng, ngay cả của việc học đại học đối với đại đa số sinh viên ngày nay, là có bằng và đủ kiến thức để kiếm được một việc làm sau tốt nghiệp.

Khi vào đại học, sinh viên giỏi muốn học thật cao sẽ cặm cụi đọc hiểu, thảo luận tài liệu tiếng Anh liên quan chuyên môn của họ, trình bày sự kiện phức tạp và ý kiến tinh tế trong bài viết hay thuyết trình tiếng Anh. Nhưng, để đạt đến trình độ học vấn tiếng Anh cao như vậy, chắc chắn người học không thể bỏ qua cái nền cơ bản: Khả năng dùng tiếng Anh cho những mục đích hàng ngày, như nghe hai người bản ngữ nói chuyện về thời tiết hay bày tỏ quan điểm của mình về iPhone đời mới nhất.

Nếu đi theo hướng đó, Việt Nam cần phải thay đổi trước tiên định hướng cốt lõi của việc dạy và học tiếng Anh: Phải bắt đầu coi tiếng Anh như công cụ để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất, chứ không phải môn nghệ thuật để trình diễn, để đánh đố nhau bằng những từ tối nghĩa, bí ẩn và hầu như không người bản xứ nào sử dụng.

2

dài vậy trời

17 tháng 11 2021

đọc mỏi mắt quá