K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Bác sĩ Y-éc-xanh

1. Bà khách ước ao được gặp bác sĩ Y-éc-xanh phần vì ngưỡng mộ người đã tìm ra vi trùng dịch hạch, phần vì tò mò. Bà muốn biết điều gì khiến ông chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời này để nghiên cứu những bệnh nhiệt đới. 

2. Y-éc-xanh quả thật khác xa với nhà bác học trong trí tưởng tượng của bà. Trong bộ quần áo ka ki sờn cũ, không là ủi, trông ông như một vị khách đi tàu ngồi toa hạng ba. Chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông làm bà chú ý. 

3. Bà khách thổ lộ nỗi băn khoăn của mình: 

- Y-éc-xanh kính mến, ông quên nước Pháp rồi ư? Ông định ở đây suốt đời sao ?  

Y-éc-xanh lặng yên nhìn khách, hai bàn tay đan vào nhau, đặt trên đầu gối : 

- Tôi là người Pháp. Mãi mãi tôi là công dân Pháp. Người ta không thể nào sống mà không có Tổ quốc. 

Ngừng một chút, ông tiếp: 

-Tuy nhiên, tôi với bà, chúng ta đang sống chung trong một ngôi nhà: trái đất. Trái đất đích thực là ngôi nhà của chúng ta. Những đứa con trong nhà phải thương yêu và có bổn phận giúp đỡ nhau. Tôi không thể rời khỏi Nha Trang này để sống một nơi nào khác. Chỉ có ở đây, tâm hồn tôi mới được rộng mở và bình yên. 

4. Hai người cùng im lặng. Họ nghe rõ tiếng biển thở dài, đổ nhẹ những con sóng thủy tinh vỡ vụn trên bờ cát. 

- Y-éc-xanh : nhà khoa học Pháp, hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Y khoa Hà Nội, gắn bó gần như cả đời với Việt Nam. 

- Ngưỡng mộ : tôn kính và mến phục 

- Dịch hạch : bệnh lây rất nguy hiểm, gây sốt, nổi hạch. 

- Nơi góc biển chân trời : nơi xa xôi 

- Nhiệt đới : vùng khí hậu nóng ẩm. 

- Toa hạng ba : toa tàu khách hạng rẻ tiền 

- Bí ẩn : có điều kín đáo, khó hiểu ở bên trong. 

- Công dân : người dân có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.Bác sĩ Y-éc-xanh đến từ đất nước nào ?

A. Nước Pháp

B. Nước Mĩ

C. Nước Anh

2
3 tháng 11 2017

Lời giải:

- Bác sĩ Y-éc-xanh : nhà khoa học Pháp.

7 tháng 10 2021

Pháp nha bn iu .

13 tháng 10 2019

Lời giải:

Câu nói có nghĩa : Bác sĩ Y-éc-xanh là một người yêu Tổ quốc và muốn sống như một người công dân vì Tổ Quốc.

22 tháng 2 2017

Bà khách ao ước gặp bác sĩ Y-éc-xanh vì ngưỡng mộ người đã tìm ra vi trùng dịch hạch và cũng vì tò mò muốn biết điều gì khiến ông chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời xa xôi này để nghiên cứu những bệnh nhiệt đới.

23 tháng 4 2022

Vì ngưỡng mộ người tìm ra vi trùng dịch hạch

10 tháng 12 2019

 

Lời giải:

Bà khách có mong muốn được gặp bác sĩ Y-éc-xanh vì bà ngưỡng mộ người đã tìm ra vi trùng dịch hạch. Vì bà tò mò muốn biết điều gì đã khiến ông gắn bó với miền đất lạ để nghiên cứu các bệnh nhiệt đới.

1 tháng 5 2021

câu c nha

30 tháng 10 2019

Lời giải:

Bà khách hỏi bác sĩ Y-éc-xanh: ông quên nước Pháp rồi ư ? Ông định ở đây suốt đời sao ?

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Nhà bác học và bà cụ1. Ê – đi- xơn là một nhà bác học nổi tiếng người Mĩ. Khi ông chế ra đèn điện, người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Có một bà cụ phải đi bộ mười hai cây số. Đến nơi, cụ mỏi quá, ngồi xuống vệ đường bóp chân, đấm lưng thùm thụp. 2. Lúc ấy, Ê-đi-xơn chợt đi qua. Ông dừng lại hỏi chuyện. Bà cụ nói : - Già...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Nhà bác học và bà cụ

1. Ê – đi- xơn là một nhà bác học nổi tiếng người Mĩ. Khi ông chế ra đèn điện, người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Có một bà cụ phải đi bộ mười hai cây số. Đến nơi, cụ mỏi quá, ngồi xuống vệ đường bóp chân, đấm lưng thùm thụp. 

2. Lúc ấy, Ê-đi-xơn chợt đi qua. Ông dừng lại hỏi chuyện. Bà cụ nói : 

- Già đã phải đi bộ gần ba giờ đồng hồ để được nhìn tận mắt cái đèn điện. Gía ông Ê – đi- xơn làm được cái xe chở người già đi nơi này nơi khác có phải may mắn cho già không? 

- Thưa cụ, tôi tưởng vẫn có xe ngựa chở khách chứ ? 

- Đi xe  đấy thì ốm mất. Già chỉ muốn có một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm. 

3. Nghe bà cụ nói vậy, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê – đi- xơn. Ông reo lên: 

- Cụ ơi ! Tôi là Ê – đi- xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy. 

Bà cụ vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhà bác học cũng bình thường như mọi người khác. Lúc chia tay, Ê – đi- xơn bảo: 

- Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên. 

4. Từ lần gặp bà cụ, Ê – đi- xơn miệt mài với công việc chế tạo xe điện thành công. Hôm chạy thử xe điện, người ta xếp hàng dài để mua vé. Ê-đi-xơn mời bà cụ dạo nọ đi chuyến đầu tiên. Đến ga, ông bảo : 

- Tôi giữ đúng lời hứa với cụ rồi nhé ! 

Bà cụ cười móm mém : 

- Cảm ơn ông. Giờ thì già có thể đi chơi cả ngày với chiếc xe này rồi ! 

- Nhà bác học : người có hiểu biết sâu rộng về một hoặc nhiều ngành khoa học. 

- Cười móm mém : cười mà miệng và má hõm vào do rụng hết răng.

Ê – đi- xơn là nhà bác học nổi tiếng của nước nào ?

A. Mĩ

B. Anh

C. Pháp

5
30 tháng 3 2018

Lời giải:

Ê- đi- xơn là nhà bác học nổi tiếng của nước Mỹ.

24 tháng 5 2021

Mỹ nha

14 tháng 6 2019

Tranh 1. Từ nước Pháp xa xôi, tôi đã đến Việt Nam rồi tìm đến Nha Trang, một thành phố nằm bên bờ biển xanh nhiều nắng gió để gặp cho được bác sĩ Y-éc-xanh. Phần vì tôi ngưỡng mộ tài năng nổi tiếng của ông, phần vì muốn biết điều gì khiến ông thích sống ở nơi góc biển, chân trời này để nghiên cứu các bệnh nhiệt đới.

Tranh 2 : Bác sĩ Y-éc-xanh đây rồi. Ông đang đứng trước mặt tôi và điều hơi bất ngờ là ông hoàn toàn không như con người mà tôi đã tưởng tượng ra. Ông quá giản dị trong bộ quần áo ka ki sờn cũ không ủi phẳng. Ông thật giống như một khách đi tàu ngồi toa hạng ba. Duy chỉ có đôi mắt của ông, một đôi mắt chứa đầy bí ẩn, đã làm tôi phải chú ý.

Tranh 3 : Câu chuyện của chúng tôi bắt đầu khi cả hai đã ngồi xuống ghế. Tôi đã thẳng thắn nói rõ nỗi băn khoăn của mình :

- Y-éc-xanh kính mến, ông quên nước Pháp rồi ư ? Ông định ở đây suốt đời sao ?

Bác sĩ lặng lẽ nhìn tôi, hai bàn tay đan vào nhau, đặt trên đầu gối. Một lát sau ông chậm rãi nói :

- Tôi là người Pháp. Mãi mãi tôi là công dân nước Pháp. Ai có thể sống mà không có Tổ quốc của mình ?

Ông dừng lại như để suy nghĩ thêm rồi nói tiếp :

- Tuy nhiên, tất cả chúng ta đang sống chung dưới một ngôi nhà là trái đất. Mọi người con trong ngôi nhà phải biết thương yêu, giúp đỡ nhau. Tôi tự thấy mình phải sống ở Nha Trang vì chỉ có nơi đây mới được yên bình, rộng mở tâm hồn.

Tranh 4 : Ngoài kia biển vẫn dạt dào sóng. Gió thổi vào những hàng dừa làm đung đưa các tàu lá xanh. Bác sĩ Y-éc-xanh không nói thêm lời nào nữa, còn tôi thì trầm ngâm suy nghĩ về những điều ông mới giải bày.

2 tháng 10 2017

- Viết đúng tốc độ: 1 điểm.

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ; 1 điểm.

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.

Nêu cảm nghĩ của bn khi đọc : Đây là câu chuyện chân thật về gia đình nghèo khổ, khi đứa con vừa bắt đầu đi học thì người cha qua đời, hai mẹ con cùng dìu dắt nhau đi và dùng đống đất đỏ nhè nhẹ phủ lên để tiễn biệt người cha.Người mẹ không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dưỡng con thơ. Lúc đó trong thôn chưa có điện, mỗi tối thằng bé thắp ngọn đèn dầu bé tí đọc...
Đọc tiếp

Nêu cảm nghĩ của bn khi đọc :

 

Đây là câu chuyện chân thật về gia đình nghèo khổ, khi đứa con vừa bắt đầu đi học thì người cha qua đời, hai mẹ con cùng dìu dắt nhau đi và dùng đống đất đỏ nhè nhẹ phủ lên để tiễn biệt người cha.

Người mẹ không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dưỡng con thơ. Lúc đó trong thôn chưa có điện, mỗi tối thằng bé thắp ngọn đèn dầu bé tí đọc sách, vẽ tranh. Người mẹ thì từng mũi kim sợi chỉ may vá đan áo cho con. Ngày tiếp ngày, năm kế năm những tấm bằng khen cứ đắp lên vách tường đất loang lổ của họ. Đứa con cứ như ngọn trúc xanh của mùa xuân vụt lên phơi phới, nhìn đứa con cao nhanh hẳn thì đuôi mắt mẹ cũng xuất hiện nhiều nếp nhăn mỗi lần cười khi nhìn thấy con nhận phần thưởng.

Nhưng dường như trời không thương mẹ con họ, khi đứa con vừa thi vào trường trung học của huyện thì mẹ bị bệnh phong thấp nặng. Việc đồng áng làm không nổi, có khi cơm ngày hai bữa cũng không đủ ăn. Lúc đó học sinh ở trường trung học mỗi tháng phải nộp 30kg gạo. Đứa con biết mẹ không có khả năng nên nói với mẹ: “Mẹ, con sẽ nghỉ học để giúp mẹ làm ruộng”. Mẹ vò đầu con, âu yếm nói: “Con có lòng thương mẹ như vậy, mẹ rất vui, nhưng không đi học không thể được, yên tâm. Mẹ sanh con mẹ sẽ có cách nuôi con. Con đến trường ghi danh đi, mẹ sẽ mang gạo lên sau. Đứa con ngang bướng cãi lại, không chịu lên trường, người mẹ bực mình tát mạnh lên mặt con, đó là lần đầu tiên 16 tuổi trong đời bị mẹ đánh như vậy.

Câu chuyện cảm động về Mẹ khiến ai đọc cũng rơi nước mắt - ảnh 1

Đứa con cuối cùng cũng cắp sách đến trường, nhìn sau lưng con cứ xa xa dần theo con đường mòn, người mẹ vò trán suy nghĩ. Không lâu, bếp của trường cũng nhận được gạo của người mẹ bệnh tật mang đến. Bà khập khễnh bước vào cổng, với hơi thở hổn hểnh từ trên vai thả xuống một bao gạo nặng trĩu. Người phụ trách nhà bếp mở gạo ra xem, hốt một vóc lên xem lập tức cột chặt miệng bao lại nói: “Bậc phụ huynh các người thích làm những việc có lợi cho mình. Bà xem gạo nè, có thóc có sạn có hạt cỏ… làm sao mà ăn”. Người mẹ ngượng ngùng đỏ cả mặt, nói lời xin lỗi. Người phụ trách nhà bếp không nói gì thêm mang gạo vào nhà. Người mẹ lại móc trong túi gỡ ra mấy lớp lấy ra 5 tệ nói với người phụ trách: “Đây là tiền phí sinh hoạt của con tôi tháng này làm phiền ông chuyển đến dùm. Ông đùa nói: “Thế nào bà nhặt được trên đường đó à”, bà mắc cỡ đỏ mặt nói cám ơn rồi quay lưng đi.

Rồi lại đến một tháng, bà nhọc nhằn vác bao gạo đến nhà bếp, người phụ trách nhà bếp vừa nhìn gạo xong thì cột chặt lại, cũng là thứ gạo đủ màu sắc. Ông nghĩ, có lẽ lần trước do không dặn người này rõ ràng, ông nhẹ nhàng từng chữ nói với bà: “Bất cứ thứ gạo gì chúng tôi đều nhận, nhưng làm ơn để riêng ra, cho dù thế nào cũng không được để chung, như vậy chúng tôi không thể nào nấu được, nấu ra thì cơm sẽ bị sượng. Nếu lần sau còn như vậy tôi sẽ không nhận”. Bà hốt hoảng thành khẩn nói: “Thưa ông! Gạo nhà tôi đều như vậy cả, phải làm thế nào?” Người phụ trách đùng đùng nói: “Một sào ruộng nhà bà mà có thể trồng được cả trăm giống lúa như vậy à? Thật buồn cười”. Bị la như thế bà không dám nói năng gì, lặng lẻ cúi đầu, người phụ trách cũng làm lơ để bà đi.

Đến tháng thứ ba, bà lại vất vả vác đến một bao gạo, vừa nhìn thấy người đàn ông la bà lần trước, trên mặt bà lại hiện lên nụ cười còn tội hơn là khóc. Ông ta vừa nhìn thấy gạo bỗng giận dữ quát lớn nói: “Tôi nói vậy mà bà vẫn cứ như vậy không đổi. Sao mà ngoan cố, cũng thứ gạo tạp nham này, bà xem đi. Lần này mang đến thế nào thì mang về vậy!".

Hình như bà đã dự đoán trước được điều đó, bà liền quỳ xuống trước mặt người phụ trách, hai dòng lệ trào ra trên khóe mắt, buồn bã nói: “Tôi nói thật với ông, gạo này là… tôi đi xin đấy", ông giật bắn người, hai mắt tròn xoe nói không nên lời.

Bà ngồi phịch xuống đất, lộ ra đôi chân biến dạng, sưng húp… rơi lệ nói: “Tôi bị bệnh phong thấp đi lại rất khó, không thể làm ruộng được. Con tôi đòi bỏ học giúp tôi, bị tôi đánh nên trở lại trường học".

Bà cầu xin người phụ trách làm thế nào vừa giấu bà con hàng xóm lại càng sợ đứa con biết được sẽ tổn thương lòng tự trọng của nó. Mỗi ngày trời còn chưa sáng bà len lén cầm cái bao chống gậy đi cách thôn khoảng 10 dặm để van xin lòng thưong của những người khác, rồi đợi trời thật tối bà một mình âm thầm về. Gạo bà xin được đều để chung vào. Tháng kế tiếp vừa mang gạo đến trường bà nhìn người phụ trách, chưa nói mà nước mắt lưng tròng. Ông đỡ bà dậy nói: “Thật là ngừơi mẹ tốt, tôi sẽ lập tức đi trình với hiệu trưởng, để trường miễn học phí cho con bà”. Bà vừa nghe xong hốt hoảng lắc đầu nói: “Đừng…đừng…nếu con tôi mà biết tôi đi xin để nuôi nó đi học sẽ làm nó tổn thương và như thế ảnh hưởng đến sự học của nó. Ông hiểu ý bà nói: “À, thì ra bà muốn tôi giấu kín điều này, được rồi, tôi nhớ”. Bà khập khễnh như người què quay lưng đi.

Cuối cùng thì hiệu trưởng cũng biết được sự việc với nét mặt hiền hoà nói: “Vì gia đình bà quá nghèo, trường sẽ miễn học phí và tiền sinh hoạt 3 năm. Ba năm sau, đứa con đã thi đậu vào trường đại học Thanh Hoa. Ngày tốt nghiệp, chiêng trống vang trời, hiệu trưởng đặc biệt chú ý người học sinh có hoàn cảnh khó khăn này và mời cậu ta lên lễ đài. Cậu ta khó chịu nói: “Thi đạt điểm cao có rất nhiều, vì sao bảo em lên lễ đài? Lại càng làm mọi người ngạc nhiên hơn là trên lễ đài đổ liên tiếp ba hồi trống vang dội. Lúc đó người phụ trách nhà bếp cầm ba cái bao đựng gạo của người mẹ lên lễ đài kể câu chuyện Người mẹ đi xin gạo để nuôi con ăn học. Dưới lễ đài mọi người im bặt, Hiệu trưởng nhìn ba cái bao giọng hùng hồn nói: “Đây là câu chuyện ba cái bao gạo của người mẹ đi xin, trên đời này đem vàng cũng không mua được những hạt gạo này, sau đây tôi sẽ mời người mẹ vĩ đại đó lên lễ đài".

Đứa con trong lòng nghi nghi, nhìn lại phía sau xem, thấy người phụ trách dìu mẹ từng bước từng bước tiến lên lễ đài. Hai mẹ con nhìn nhau, từ ánh mắt lấp lánh tình yêu thương của người mẹ, vài sợi tóc trắng bay bay trước trán. Đứa con bước đến trước, ôm chầm lấy mẹ và bật khóc, “Mẹ… Mẹ của con…”.

Trải qua bao nhiêu năm tháng câu chuyện của mẹ vẫn còn sáng mãi trong truyền thuyết.

1
5 tháng 9 2021
Hay và cảm động quá!
Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Đất quý, đất yêu1. Ngày xưa, có hai người khách du lịch đến nước Ê-ti-ô-pi-a. Họ đi khắp đất nước thăm đường sá, núi đồi, sông ngòi. Vua nước Ê-ti-ô-pi-a mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi và tặng họ nhiều vật quý. Sau đó vua sai một viên quan đưa khách xuống tàu. 2. Lúc hai người khách định bước xuống tàu, viên quan bảo khách...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Đất quý, đất yêu

1. Ngày xưa, có hai người khách du lịch đến nước Ê-ti-ô-pi-a. Họ đi khắp đất nước thăm đường sá, núi đồi, sông ngòi. Vua nước Ê-ti-ô-pi-a mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi và tặng họ nhiều vật quý. Sau đó vua sai một viên quan đưa khách xuống tàu. 

2. Lúc hai người khách định bước xuống tàu, viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra. Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày khách rồi mới để họ bước xuống tàu trở về nước. Hai người khách rất ngạc nhiên, hỏi :

  - Tại sao các ông lại phải làm như vậy ? Viên quan trả lời :

 - Đây là mảnh đất yêu quý của chúng tôi. Chúng tôi sinh ra ở đây, chết cũng ở đây. Trên mảnh đất này, chúng tôi trồng trọt, chăn nuôi. Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của chúng tôi. Chúng tôi đã tiếp các ông như những khách quý. Nhà vua đã tặng các ông nhiều sản vật hiếm. Song đất Ê-ti-ô-pi-a đối với chúng tôi là thiêng liêng, cao quý nhất. Chúng tôi không thể để các ông mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ.  

3. Nghe những lời nói chân tình của viên quan, hai người khách càng thêm khâm phục tấm lòng yêu quý mảnh đất quê hương của người Ê-ti-ô- pi-a. - Ê-ti-ô-pi-a: Một nước ở phía đông bắc châu Phi. - Cung điện: nơi ở của vua. - Khâm phục: đánh giá cao và rất kính trọng.

Hai vị khách du lịch đã làm gì ở đất nước Ê-ti-ô-pi-a?

A. Họ ăn tất cả những món ngon ở nơi đây

B. Thăm đường sá, đồi núi, sông ngòi

C. Thăm con người và cuộc sống nơi đây

3
31 tháng 10 2019

Hai vị khách du lịch đã thăm đường sá, đồi núi, sông ngòi ở đất nước Ê-ti-ô-pi-a

18 tháng 11 2021

B. Thăm đường sá, đồi núi, sông ngòi