K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo : ( vì không có tác phẩm cụ thể nên lấy một bài bất kì để xác định yêu cầu đề )

+ Tìm hiểu đề:

- Vấn đề nghị luận: ý nghĩa to lớn của sách đối với đời sống con người.

- Bàn luận về vấn đề nghị luận: vai trò của sách đối với đời sống của con người. Phân tích tác dụng của sách đối với nhận thức của con người về thế giới xung quanh, về các lĩnh vực tri thức, về quá khứ - hiện tại - tương lai, giúp cho ta chia sẻ với tình cảm của người khác, giúp ta có những phút giây giải trí, thưởng thức nghệ thuật ngôn từ, tiến tới khẳng định sách là người bạn không thể thiếu trong đời sống mỗi người. - Thái độ với vấn đề nghị luận: khẳng định ý nghĩa to lớn của sách đối với đời sống con người.

+ Lập ý:

- Vì sao lại nói "Sách là người bạn lớn của con người".

- Ích lợi của sách đối với đời sống con người thể hiện cụ thể ở các phương diện.

- Ích lợi của sách thể hiện trong thực tế. Những sự việc cụ thể cho thấy ích lợi của sách.

- Hành động của mỗi người khi nhận rõ ích lợi to lớn của sách.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1.  Khái quát văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975

a. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa

+ Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối văn nghệ xuyên suốt (Bản đề cương văn hóa năm 1943) > yếu tố trọng yếu chấm dứt sự phân hóa phức tạp của văn hóa văn học nước ta dưới ách thực dân, tạo nên một nền văn nghệ thống nhất sau 1945.

+ Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ trường kí suốt 30 năm đã tác động sâu sắc, toàn diện tới đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc, trong đó có văn nghệ, tạo nên những đặc điểm riêng biệt của một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, ác liệt.

+ Nền kinh tế nghèo nàn và chậm phát triển, điều kiện giao lưu văn hóa bị hạn chế (chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng văn hóa các nước xã hội chủ nghĩa, cụ thể là Liên Xô và Trung Quốc…).

Trong hoàn cảnh như vậy, văn học giai đoạn 1945- 1975 vẫn phát triển và đạt được nhiều thành tựu, đóng góp cho lịch sử văn học những giá trị riêng.

b. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu

Chia làm 3 chặng

+ 1945- 1954:

- 1945- 1946: sáng tác phản ánh không khí hồ hởi mê say khi mới dành độc lập, ca ngợi “ cuộc tái sinh màu nhiệm” của dân tộc (Tình sông núi – Mai Ninh, Ngọn quốc kì- Xuân Diệu, Vui bất tuyệt – Tố Hữu…)

- Từ cuối 1946: tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp. Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến; hướng tới khám phá sức mạnh và phẩm chất tốt đẹp của quần chúng công nông binh; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của kháng chiến.

-  Thể loại:

· Truyện và kí: mở đầu cho văn xuôi kháng chiến (Một lần tới thủ đô, Trận phố Ràng của Trần Đăng, Truyện ngắn Đôi mắt và nhật kí Ở rừng của Nam Cao, truyện ngắn Làng của Kim Lân…), hình thành những tác phẩm khá dày dặn (Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Đất nứớc đứng lên của Nguyên Ngọc, Truyện Tây Bắc của Tô Hoài…)

· Thơ: đạt được nhiều thành tựu ( Cảnh khuya, Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Tây Tiên của Quang Dũng…)

· Kịch: một số vở kịch gây sự chú ý (Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng,…)

+ 1955 - 1964:

- Nội dung bao trùm: Hình ảnh người lao động, những đổi thay của con người trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội với cảm hứng lãng mạn, lạc quan…

- Văn xuôi: mở rộng đề tài, bao quát nhiều vấn đề, nhiều phạm vi của hiện thực đời sống.

· Đề tài kháng chiến chống Pháp (Sống mãi với thủ đô, Cao điểm cuối cùng, Trứớc giờ nổ súng…)

· Đề tài hiện thực đời sống trước cách mạng tháng Tám (Vợ nhặt, Mười năm, Vỡ bờ…)

· Đề tài công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn với sự đổi đời của con người (Sông Đà, Mùa lạc, Cái sân gạch…)

- Kịch nói: một số tác phẩm được dư luận chú ý.

+ 1965 - 1975:

- Cao trào sáng tác viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ trong cả nước > chủ đề bao trùm: tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

- Văn xuôi:

· Những tác phẩm truyện, kí ra đời ngay trên tiền tuyến đầy máu lửa đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam anh dũng (Người mẹ cầm súng, Rừng xà nu, Hòn đất…)

· Miền Bắc: truyện, kí cũng phát triển (kí chống Mĩ của Nguyễn Tuân, Dấu chân người lính, Bão biển…)

· Thơ: đạt nhiều thành tựu xuất sắc

o Mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực.

o Tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận

o Ghi nhận một thế hệ nhà thơ trẻ chống Mĩ tài năng (Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Bằng Việt…) và hàng loạt các tác phẩm gây tiếng vang (Tập thơ Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường – Chim báo bão của Chế Lan Viên; Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm…

· Kịch: cũng có những thành tựu đáng ghi nhận.

Văn học vùng địch tạm chiếm: vì nhiều lí do không đạt được nhiều thành tựu lớn nếu đánh giá cả mặt tư tưởng và nghệ thuật.

c. Những đặc điểm cơ bản

c.1. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước > Đặc điểm bản chất của văn học từ năm 1945- 1975.

+ Mô hình nhà văn - chiến sĩ

+ Khuynh hướng tư tưởng chủ đạo: tư tưởng cách mạng, văn học là vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng.

+ Sự vận động, phát triển của văn học ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử của dân tộc> văn học là tấm gương phản chiếu những vấn đề trọng đại của lịch sử dân tộc.

c.2. Nền văn học hướng về đại chúng

+ Đại chúng: đối tượng phản ánh, đối tượng phục vụ, nguồn bổ sung cho lực lượng sáng tác.

+ Nội dung: cuộc sống nhân dân lao động, con đường tất yếu đến với cách mạng, xây dựng và khám phá vẻ đẹp hình tượng quần chúng…

+ Hình thức: ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng; hình ảnh lấy từ kho tàng văn học dân gian; ngôn ngữ giản dị, trong sáng. 

c.3. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn > Đặc điểm thể hiện khuynh hướng thẩm mĩ của văn học 1945- 1975.

+ Khuynh hướng sử thi:

- Đề tài: những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân tộc

- Nhân vật chính: những con người đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất, ý chí toàn dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng dân tộc hơn là khát vọng cá nhân. Văn học khám phá con người ở khía cạnh trách nhiệm, bổn phận, lẽ sống lớn, tình cảm lớn.

+ Cảm hứng lãng mạn:

- Là cảm hứng khẳng định cái tôi dạt dào tình cảm hướng tới cách mạng.

- Biểu hiện: ca ngợi vẻ đẹp của con người mới, cuộc sống mới, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tin tưởng vào tương lai đất nước.

Ø Cảm hứng nâng đỡ con người vượt lên những chặng đường chiến tranh gian khổ, máu lửa, hi sinh.

+ Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn kết hợp tạo tinh thần lạc quan thấm nhuần cả nền văn học 1945 – 1975 và tạo nên đặc điểm cơ bản của văn học 1945- 1975.

2. Vài nét khái quát văn học Việt Nam từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX.

a. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá

+ 1975- 1985: nước nhà hoàn toàn độc lập, thống nhất nhưng gặp phải nhiều khó khăn thử thách mới.

+ Từ 1986: công cuộc đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực > văn học có điều kiện giao lưu, tiếp xúc mạnh mẽ > đổi mới văn học phù hợp với qui luật khách quan và nguyện vọng của văn nghệ sĩ.

b. Những chuyển biến và một số thành tựu

+ Thơ:

- Không tạo được sự lôi cuốn như giai đoạn trước nhưng cũng có những tác phẩm đáng chú ý (Chế Lan Viên với khát vọng đổi mới thơ ca qua các tập Di cảo, Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Thanh Thảo…)

- Trường ca nở rộ (Những người đi tới biển – Thanh Thảo, Đường tới thành phố - Hữu Thỉnh, Trường ca sư đoàn - Nguyễn Đức Mậu…)

+ Văn xuôi:

- Có nhiều khởi sắc hơn thơ ca.

 

- Ý thức đổi mới cách tiếp cận hiện thực đời sống, cách viết về chiến tranh tạo được sự chú ý với bạn đọc (Đất trắng - Nguyễn Trọng Oánh, Gặp gỡ cuối năm – Nguyễn Khải, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành - Nguyễn Minh Châu…)

- Kịch nói: phát triển mạnh mẽ (Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ,  Mùa hè ở biển – Xuân Trình…)

Ø Nhận xét:

+ Văn học vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân văn và nhân bản sâu sắc.

+ Đề tài: phong phú, đa dạng.

+ Cách tiếp cận và khám phá con người: mối quan hệ phức tạp của đời sống cá nhân, thậm chí cả đời sống tâm linh, quan tâm tới đời sống cá nhân > Hướng nội là cái mới tiêu biểu của văn học thời kì này.

+ Tuy nhiên văn học còn nảy sinh một số xu hướng tiêu cực.

III. CỦNG CỐ KIẾN THỨC

Đề 1: Trình bày những nét chính về bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội có ảnh hưỏng tới sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975.

Đề 2: Nêu tóm tắt các chặng phát triển và thành tựu mỗi chặng của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975.

Đề 3: Nêu và phân tích ngắn gọn những đặc điểm chính của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975.

Đề 4: Trình bày  khái quát về văn học Việt Nam từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX.

Gợi ý giải đề

Đề 1:

+ Phân tích đề:

-  Nội dung: chỉ trình bày bối cảnh (lịch sử, văn hóa, xã hội) từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975 có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của văn học.

- Hình thức: trình bày ngắn gọn > nổi bật những nét chính.

+ Hướng dẫn:

- Mối quan hệ giữa bối cảnh thời đại và văn học (ý dành cho học sinh khá giỏi)

· Văn học bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống > bối cảnh thời đại ít nhiều dội âm vang trong tác phẩm > Bối cảnh là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới đặc điểm thi pháp của một thời kì văn học.

· Lịch sử (một trong những yếu tố của bối cảnh thời đại) ảnh hưởng tới sự phận chia giai đoạn văn học. Tuy nhiên không phải lúc nào giai đoạn văn học cũng trùng khít với giai đoạn lịch sử bởi văn học có sự vận động và phát triển nội tại của nó.

- Bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa ảnh hưởng tới văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975 (trọng tâm)

· Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối văn nghệ xuyên suốt tạo nên một nền văn nghệ thống nhất sau 1945.

· Hai cuộc kháng chiến trường kí suốt 30 năm tạo nên những đặc điểm riêng biệt của một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, ác liệt.

· Nền kinh tế nghèo nàn và chậm phát triển, điều kiện giao lưu văn hóa bị hạn chế.

- Khẳng định: Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội đã có ảnh hưởng quan trọng tới sự hình thành và phát triển của văn học (chỉ nêu mà không phân tích)

· Văn học Việt Nam 1945- 1975 chia làm 3 giai đoạn, ứng với các giai đoạn lịch sử > hiếm có thời kì nào, mốc phân chia văn học lại trung khít với mốc phân chia lịch sử như vậy.

· Mang những đặc điểm riêng biệt (Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước; hướng về đại chúng; chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn)

Đề 2:

+ Phân tích đề:

- Dạng đề: thuần tái hiện kiến thức văn học sử.

- Nội dung: các chặng phát triển và thành tựu mỗi chặng.

- Hình thức: trình bày ngắn gọn.

+ Hướng dẫn:

- Khái quát: Văn học Việt Nam từ sau 1945- 1975 chia làm 3 chặng và mỗi chặng đều đạt được những thành tựu đáng kể.

- Cụ thể (trọng tâm)

· Chặng 1 (1945- 1954)

· Chặng 2 (1955 – 1964)

· Chặng 3 (1965- 1975)

- Nhận xét (ý dành cho học sinh giỏi)

· Thành tựu chủ yếu trên các thể loại: thơ, truyện và kí

· Các thể loại phát triển theo xu hướng khác nhau (có thể loại đạt đỉnh cao ở chặng này nhưng lại lắng xuống ở chặng khác). Sự lựa chọn thể loại chịu sự chi phối sâu sắc của mục tiêu cách mạng.> thành tựu văn học gắn bó khăng khít và gần như thuận chiều với xu hướng vận động của lịch sử (gợi nhớ thời kì văn học mang hào khí Đông A của nhà Trần).

Ø Xuất phát từ quan niệm: văn học là một loại vũ khí đấu tranh cách mạng.

Đề 3:

+ Phân tích đề:

- Nội dung: những đặc điểm của văn học Việt Nam từ 1945- 1975.

- Hình thức: nêu và phân tích ngắn gọn.

+ Hướng dẫn:

- Nêu lần lượt 3 đặc điểm.

- Mỗi đặc điểm:

· Phân tích ngắn gọn

· Lấy dẫn chứng:

o Loại dẫn chứng: Dẫn chứng khái quát (khoảng 3 dẫn chứng, nêu tên), dẫn chứng điểm (1 dẫn chứng, phân tích ngắn gọn)

o Cách lấy dẫn chứng điểm: mỗi đặc điểm phân tích ngắn gọn 1 dẫn chứng hoặc sau khi trình bày 3 đặc điểm, phân tích 1 dẫn chứng có thể hiện cả 3 đặc điểm đó.

Đề 4:

+ Phân tích đề:

- Nội dung: văn học Việt Nam từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX.

- Hình thức: trình bày khái quát.

+ Hướng dẫn:

Chia ý theo các phần trong Kiến thức cơ bản

- Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá.

- Những chuyển biến và một số thành tựu.

- Nhận xét.

6 tháng 10 2023

    Trong trái tim mỗi người Việt Nam, tình yêu quê hương có lẽ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Mỗi người sinh ra, ai mà không có cội nguồn gốc gác, ai mà không có quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó suốt thời ấu thơ và là nơi khi nghĩ về ta lại thấy ấm lòng. Chính vì vậy, chúng ta có thể khẳng định: Quê hương có vai trò quan trọng và to lớn đối với mỗi người. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với quê hương. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất, là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta, là điều quý giá vô ngần mà mỗi người không thể thiếu. Quê hương – hai tiếng thân thương mỗi lần chúng ta nghe thấy không khỏi xúc động bồi hồi. Quê hương một chìa khóa vạn năng giúp chúng ta gợi mở một cách sống, cách làm người. Phải biết coi trọng gốc rễ, hướng về cội nguồn, biết yêu quê hương. Thiếu đi tình cảm này là một sai lầm lớn nhất trong cuộc đời của mỗi con người, đặc biệt là trong đời sống tâm hồn, tình cảm khiến con người không được làm người một cách trọn vẹn. Vì vậy, dù đi đâu về đâu, thì vẫn hãy nhớ nơi đó vẫn đang chờ, chờ một ngày chúng ta trở về đem lại nhiều thành công rực rỡ vang dội về cho quê hương – đất nước – con người Việt. Tuy nhiên, giữa cuộc sống xã hội đầy bôn ba và háo thắng như hiện này, thì không ít các bạn trẻ có những hành vi, suy nghĩ chưa tích cực về quê hương, chẳng hạn: chê quê hương nghèo khó, lạc hậu; tự bôi nhọ nền văn hóa tốt đẹp của dân tộc…Và với những hành vi suy nghĩ thiếu chính chắn như vậy thì mọi tập thể, cá nhân hãy tự kiểm điểm lại chính mình thay vì những đòn roi từ dư luận. Trong cuộc sống và lối sống, nếu như muốn xây dựng một quê hương – đất nước đầy phồn thịnh, thì cần có một lối sống đẹp, lành mạnh có ích cho xã hội và cho tương lai sau này. Bởi vậy, giới trẻ ngày nay và cả tương lai nữa hãy có những ý thức, nhận thức đúng đắn về tình cảm với quê hương. Có ý thức tu dưỡng học tập, phấn đấu xây dựng quê hương để đất nước Việt Nam của chúng ta mãi mãi là một đất nước phồn thịnh

 

6 tháng 10 2023

       Quê hương là những gì gần gửi , thân thuộc nhất với con ng , là cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con ng : tình yêu QH là yêu thương , găn bó với những gì bình dị , nhỏ bé mà thiêng liêng nhất .
       Chúng ta phải yêu quê hương bởi đó là tình cảm đẹp đẽ , thiêng liêng trong đời sống tình cảm của mỗi con ng . QH có vai trò vô cùng to lớn trong cuộc đời mỗi con ng . Qhuong là cái nôi nuôi dưỡng ta về cả thể xác và tâm hồn . Đó là nơi có cội nguồn tổ tiên , mồ mả ông bà , nơi in bóng mẹ cha tần tảo mưa nắng nuôi ta lớn.Cùng với bao kỉ niệm với bạn bè , nơi ta bước những bước chân đầu tiên trên đường đời . 
       Những thứ đồ dùng của ta đều là từ bàn tay vất vả của mẹ của cha . Ta lớn lên từ lời ru lời dạy của cha của mẹ . Qh với những truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời , bồi đắ cho ta những tình cảm cao quý , lối sống ân nghĩa thủy chung , ý chí nghị lực và niềm tin ,
        Qhuong luôn là tình cảm thiêng liêng trong mỗi con người . Tuy nhiên trong thực tế luôn có kẻ ko có tình yêu thương đối với quê hướng , với cha mẹ mình .Họ mơ về những mảnh đất phồn hoa mà dần xa lạ với qhuong mình , thậm chí có kẻ vong ơn bội nghĩa sẵn sàng quay lưng với quê hương , đất nước , dân tộc mình .
     Chúng ta phải ý thức rõ vai trò của qhuong với chính bản thân mình , đối với mỗi 1 con ng , ra sức bảo vệ , xây dựng và phát triển qhuong lên 1 tầm cao mới .Đó chính là 1 cách thiết thực nhất để thể hiện  tình yêu thương đối với qhuong của mình . 
                                      
 

30 tháng 7 2020

Giang sơn bốn cõi trường tồn phải đánh đổi biết bao mồ hôi xương máu làm nên đất nước mang trên mình bề dày truyền thống bốn nghìn năm văn hiến. Và truyền thống Uống nước nhớ nguồn đã trở thành khúc ca hùng tráng mà thấm đượm tình người tình dân tộc, hiến dâng những thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất dành cho những người hùng của dân tộc, làm nên phẩm chất quý báu của con dân đất Việt. Hương nồng heo may trong tiết thu mang những nỗi bồi hồi,tưởng niệm về những con người anh hùng,hào kiệt đầy ưu tú hết lòng vì nước vì dân ấy ngã xuống đổi lấy tự do độc lập trong ngày 27/7 đầy ý nghĩa.

Chiến tranh đã qua đi, đất nước độc lập tự do ngày một phát triển,văn minh giàu đẹp nhưng chúng ta mãi không thể xóa nhoà đi nỗi đau đớn, mất mát mà nó để lại. Những người con đã anh dũng hi sinh trở về với đất mẹ, những người trở về trên mình tràn đầy thương tích như chứng minh cho những tàn khốc chiến tranh bom lửa để lại….tất cả làm nên những chiến thắng lịch sử, bảo vệ sự tồn vong của dân tộc. Chiến tích anh hùng đầy đớn đau ,máu thịt đổ xuống đánh đổi tương lai dân tộc sẽ mãi được ghi vào lịch sử,đời đời nhớ anh các anh hùng – liệt sĩ. Đồng bào cả nước bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất khi cùng chung tay hướng tới ngày 27/7 - ngày thương binh liệt sĩ với bao ý nghĩa tốt đẹp

27/7 hằng năm như nhắc nhở mỗi người dân Việt cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc đã phải đánh đổi biết bao xương máu của con dân anh hùng xả thân cứu quốc đầy máu và nước măt. Những người dân Việt Nam luôn hướng tới các anh ,bày tỏ sự tri ân chân thành nhất. Trên mạch tri ân đầy trang trọng ấy ,thứ tình cảm chân trọng nhất được lên ngôi. Ngày 27/7 như một ngọn nến thắp sáng những trái tim Việt, tình dân nồng ấm lan tỏa muôn nơi. Những hoạt động thiết thực làm tăng tính dân tộc, ý thức trách nhiệm với cộng đồng, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc

Những người vợ mất chồng,người mẹ mất con,con thơ mất cha , bạn bè tri âm chia lìa đôi ngả, hai người hai thế giới đầy xót xa thì ngày 27/7 như những dòng hồi tưởng quá khứ, một thước phim tua chậm về một thời đã qua . Chính lúc này đây cần sự chia sẻ của cộng đồng,tình người làm vực dậy tinh thần ,vơi bớt đi nỗi đau đớn không gì gánh nổi ấy.

Những chính sách thiết thực của Đảng và nhà nước , những tình cảm cao quý nồng nàn ,tràn đầy lòng yêu nước của mỗi con dân đất Việt như hàn gắn vết thương chiến tranh, kết nối những trái tim đang vỡ vụn vì mất người thân. Trong không khí tri ân tràn đầy tinh thần dân tộc, những hành động thăm mộ liệt sĩ, tặng quà cho người thân, những thương bệnh binh, dâng hoa đầy ý nghĩa.Ngày 27/7 ngày của đạo lí uống nước nhớ nguồn được nhân dân tưởng niệm , dạy bảo con cháu mai sau về lịch sử hào hùng dân tộc phải đánh đổi bằng tính mạng của những vị anh hùng của dân tộc. Hồn thiêng đất Việt mãi tỏa sáng làm nên đất nước tươi đẹp hơn. Là thế hệ học sinh, cần phải hiểu rõ những đau thương mất mát của dân tộc,bày tỏ lòng thành kính ,ngả mũ trước những hành động đầy khí phách ấy, cố gắng học tập phát triển và giữ vững nền độc lập dân tộc đền đáp xứng đáng công mà các anh đã đổ xuống

1 tháng 8 2021

Tham khảo

Cuộc sống con người có rất nhiều tình cảm thiêng liêng đáng quý, đáng trân trọng nhưng có lẽ tình cảm đẹp đẽ nhất không gì sánh bằng chính là tình mẫu tử. Tình mẫu tử là tình cảm yêu thương, sự nâng niu, quan tâm chăm sóc bằng cả tấm lòng mà mẹ dành cho con đồng thời là tình yêu thương, sự biết ơn, kính trọng mà người con dành cho mẹ mình. Từ tình yêu thương dành cho chúng ta, mẹ dành hết tâm huyết để chăm sóc, dạy dỗ ta nên người, hun đúc cho ta những tình cảm cao quý khác với một mong ước ta trở thành người có ích cho xã hội và có một tấm lòng lương thiện. Từ ý nghĩa cao đẹp đó, mỗi người con cần có trách nhiệm yêu thương mẹ, tích cực trau dồi kiến thức để trở thành một người hiền tài, luôn khắc ghi công lao to lớn của mẹ và đền đáp công ơn ấy bằng hành động thiết thực, xứng đáng. Không gì thay thế được tình mẹ, không gì quý giá hơn tình mẹ, chính những nghĩa cử cao đẹp đó mà tình mẹ đã đi vào thơ ca từ lâu đời và nổi bật là câu thơ: “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào.”

phép liệt kê đã đc mình bôi đen rồi nhé !

Câu trả lời đúng và ngắn gọn nhất:

-Nhân vật Ông giáo: là người hiểu đời, hiểu người và chan chứa tình yêu thương

-Nhân vật Lão Hạc: là người có ý thức cao về lẽ sống, trọng danh dự làm người hơn cả sự sống; một người cha hết lòng thương con, một người nông dân trung thực, thật thà, giàu lòng tự trọng

P/S: mình đã trả lời ngắn gọn nhất có thể cho bạn dễ học, có gì thắc mắc trong câu trả lời của mình thì hỏi mình ha

3 tháng 10 2016

Hai văn bản "Tôi đi học" và "Trong lòng mẹ" dù cho có những sự việc và hành động của nhân vật nhưng nhà văn đã dồn vào việc miêu tả các suy nghĩ của nhân vật, các thời gian trong văn bản liên tục thay đổi theo mạch hồi ức của nhân vật, các sự việc của hiện tại và quá khứ đan xen vào nhau, hoán đổi trật tự nên rất khó sắp xếp nên hai văn bản này rất khó tóm tắt.

3 tháng 10 2016

Đúng vì bài " tôi đi học và trong lòng mẹ" là 2 văn bản có nội dung chính rất nhiều và nó diễn đạt ý của quá khứ và hiện tại chúng đều kết hợp trộn vào với nhau.