Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tk:
Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh là một trong những bài thơ hay và đặc sắc về chủ đề quê hương, nổi bật trong bài thơ chính là nỗi nhớ về quê hương của tác giả. Cô đọng trong bốn câu thơ cuối chính là nỗi nhớ thương da diết, trong xa cách nhưng tác giả vẫn luôn một lòng hướng về quê hương.
Là một người con phải xa quê hương, Tế Hanh là một người yêu quê hương, ngôi làng chài của mình và trong lòng luôn canh cánh một nỗi nhớ về quê hương. Quê hương ở trong ông là hình ảnh mái làng chài ven biển “cách biển nửa ngày sông”, là những con người mặn mòi vị biển cả, là hình ảnh con thuyền và cánh buồm rẽ sóng chạy ra khơi. Nhưng tất cả những hình ảnh đó chỉ còn trong kí ức, trong nỗi nhớ của tác giả, mà tác giả đã buộc phải thổ lộ trong khổ cuối bài thơ:
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ…
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
Ngay câu đầu tiên tác giả đã khẳng định nỗi nhớ của mình khi ở một nơi xa hướng về quê hương. Dù phải xa cách quê hương nhưng không vì đó mà làm mờ nhạt đi tình yêu quê hương trong ông, ngược lại ông “luôn tưởng nhớ”, đó là nỗi nhớ luôn thường trực và xuyên suốt trong lòng ông. Tác giả nhớ về “Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi”, đó là những hình ảnh quen thuộc, gắn liền với người dân miền biển. Màu nước biển trong xanh nơi những con thuyền giương cánh buồm vôi trắng thâu góp gió rẽ ra biển khơi, tìm đến những mẻ cá bạc sau bao gian lao mưa nắng và hiểm nguy, vất vả. Đó là màu của thiên nhiên, màu nước xanh, màu cá bạc và màu trắng vôi của cánh buồm. Tất cả đã được in sâu trong trí nhớ và tâm hồn của tác giả. Thấp thoáng đâu đó ta vẫn thấy hình ảnh người dân chài, bởi không thể thiếu con người trong hình ảnh “Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi”. Đâu đó trong tiềm thức của nhà thơ, vẫn mường tượng ra cảnh sinh hoạt đánh bắt cá của người dân quê hương, họ đang ngày đêm ra khơi đánh bắt với sự hăng say và tinh thần yêu lao động, lái những con thuyền vươn ra biển cả, đương đầu với sóng gió và thử thách của đại dương mênh mông để rồi từ đó thu về những mẻ cá nặng trong niềm vui hân hoan. Dù ở một nơi xa, không tham gia vào hoạt động của dân làng chài nhưng tác giả vẫn cảm nhận rất rõ sức sống mãnh liệt của con người nơi đây. Cuối cùng, nỗi nhớ của tác giả đã trào dâng niềm xúc động bằng câu thốt lên “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Phải có sự gắn bó sâu sắc và tình yêu sâu đậm với ngôi làng chài này lắm, tác giả mới có những cảm nhận tinh tế, cách miêu tả đầy sống động và lãng mạn như thế. “Cái mùi nồng mặn” ấy chính là mùi của biển cả, của vị xa xăm nồng thở trong thân hình người dân trai tráng, của chất muối thấm trong thớ gỗ con thuyền. Tác giả nhớ tất cả những thứ đó chính là đang thốt lên nỗi nhớ khôn nguôi về quê hương.
Qua đoạn thơ cuối của bài thơ “Quê hương”, ta thấy được cảm xúc mạnh mẽ của tác giả được thể hiện qua các hình ảnh, cách miêu tả và lời than thở của nhà thơ. Tác giả đã cảm nhận về quê hương mình không chỉ bằng những cảm giác bên ngoài mà còn bằng cả chiều sâu tâm hồn, điều đó đã góp phần bộc lộ cảm xúc trữ tình của tác giả trong bài thơ này.
Cái chết của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao đã để lại cho người đọc một niềm thương cảm sâu sắc.(1) Lão xin Binh Tư ít bả chó với lý do bắt chó nhà khác – một lý do làm Binh Tư nghĩ lão giả bộ hiền lành như thế nhưng cũng ghê ra phết, một lý do làm ông giáo hiểu lầm lão, hiểu lầm một con người đã “khóc vì trót lừa con chó, một con người nhịn ăn để có tiền làm ma”. Vậy nhưng hóa ra, lão ăn bả chó để tự tử.(2) Lão đã chọn cái chết trong còn hơn sống khổ, sống nhục khi bị dồn vào đường cùng.(3) Lão chết vật vã, quằn quại trong đau đớn để chuộc tội với cậu Vàng: “vật vã ở trên giường,đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc…chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, giật nẩy lên”.(4)Chỉ có bằng cách này lão mới khỏi phạm vào mảnh đất thiêng dành cho con mình, mới có thể chấm dứt kiếp sống mòn lay lắt, héo úa(5). Cái chết của lão Hạc khiến ta đau đớn nhận ra một tình phụ tử thiêng liêng, thăm thẳm.(6)Lão chết để cấy cái sống cho đứa con trai đang đi phu đồn điền biền biệt,vì lão sống ngày nào tức là ăn vào tiền, vào đường sống của con ngày ấy(7). Xưa nay, không ít người cha người mẹ hi sinh cơm ăn, áo mặc vì con, hi sinh một phần thân thể vì con nhưng hi sinh cả mạng sống của mình như lão Hạc lại là một trường hợp hiếm thấy(8).Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng: lòng tự trọng của một lão nông nghèo nhưng trong sạch.(9) Cái chết của lão đã nói lên tình cảnh vá số phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám: đói khổ, bế tắc, cùng đường,…(10)Đồng thời, cũng có ý nghĩa tố cáo hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy người nông dân nghèo vào cuộc sống tăm tối, tàn tệ(11). Quả thực, cái chết của lão Hạc góp phần làm nên thành công về giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.(12)
Bánh Trung thu có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc và được truyền bá đến Việt Nam. Cứ đến ngày Rằm tháng 8, người dân Việt không ai quên mua những chiếc bánh Trung thu nhỏ xinh về để cúng bàn thờ tổ tiên, sau đó cùng nhau thưởng thức. Ngày Tết Trung thu cũng được coi là ngày lễ lớn thứ 3 trong năm tại Việt Nam.
Tương truyền rằng, cuối thời Nguyên của Trung Quốc có hai vị lãnh tụ của phong trào nông dân khởi nghĩa là Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn. Hai vị này đã tổ chức nhân dân vùng lên chống lại bè lũ thống trị tàn bạo. Để có thể truyền đạt tin tức và mệnh lệnh một cách bí mật, người ta đã làm những chiếc bánh hình tròn, trong những chiếc bánh này đều có nhét thêm một tờ giấy ước định thời gian khởi nghĩa là lúc trăng sáng nhất trong đêm rằm tháng 8 âm lịch. Sau đó những chiếc bánh này được người ta truyền đi cho nhau và trở thành một phương tiện liên lạc vừa an toàn lại vừa hiệu quả. Cũng từ chiếc bánh mà tin tức hô hào khởi nghĩa đã được truyền đi khắp nơi. Về sau người Trung Quốc lấy việc làm bánh Trung thu vào ngày Rằm tháng 8 để kỷ niệm sự kiện ấy.
NGUỒN GỐC THẬT SỰ RA ĐỜI BÁNH TRUNG THU
Bánh trung thu là tên gọi chỉ được dùng ở Việt Nam cho loại bánh nướng có nhân ngọt thường được dùng trong dịp Tết Trung thu. Bánh trung thu thường có dạng hình tròn hay hình vuông. Tết Trung thu xuất phát từ Trung Hoa và tồn tại trong văn hóa của một số quốc gia châu Á khác, trong đó có Việt Nam. Và chúng ta sẽ tìm hiểu nguồn gốc bánh trung thu được ra đời trong hoàn cảnh nào nhé!
Bánh trung thu – tinh hoa của đất trời
Bánh trung thu thực chất có nhiều tên. Trước đây nó được gọi là bánh Hồ, bánh hoàng tộc hoặc bánh đoàn viên. Nó từ lâu được sử dụng trong một nghi thức đón mặt trăng. Lịch sử và văn hóa thay đổi, bánh trung thu dần trở thành một mặt hàng thực phẩm được bày bán rộng rãi để người ta mua, thưởng thức hoặc biếu nhau. Bánh trung thu cũng dần mất giá trị điển tích hay mang tính thi ca và dần trở nên “thực dụng” hơn.
Đêm trung thu, sau khi đám trẻ đi theo đoàn múa lân rước đèn khắp phố, cả gia đình ngồi bên nhau, ngắm trăng, thưởng trà, ăn miếng bánh, hàn huyên một vài câu chuyện xưa cũ,...Chỉ vậy thôi là đã đủ cho một mùa đoàn viên, và điều đặc biệt là không thể thiếu món bánh trung thu đêm trăng rằm. Hương vị đặt trưng của món bánh này trong đêm trăng sáng đã làm nên biết bao giá trị đẹp, giúp con người có thể sum họp, đoàn viên hạnh phúc bên nhau, cùng nhau ngắm trăng và thưởng thức bánh trung thu. Vậy nên ta thấy được rằng món bánh này mang ý nghĩa, tinh hoa của đất trời, tất cả thu lại trong một chiếc bánh nhỏ nhưng ý nghĩa sâu sắc. Đó là muốn nhắn gửi đến với tất cả mọi người rằng, dù đi đâu về đâu, đến ngày Rằm thánh Giêng hãy quay về với gia đình của mình để cùng nhau họp mặt, vui vầy.
Nguồn gốc bánh trung thu
Thưởng thức banh trung thu là vậy, nhưng ít ai biết được thứ bánh này lại có nguồn gốc từ Trung Quốc và được gọi là bánh Nguyệt. Theo sử sách ghi chép từ thời Ân, Chu ở vùng Triết Giang đã có loại bánh kỷ niệm Thái Sư Văn Trọng gọi là bánh Thái Sư. Bánh này có thể coi như là thuỷ tổ của bánh Trung Thu. Vào thời Tây Hán, Trương Thiên đi Tây Vực mang về Trung Quốc hạt Mè, hạt Hồ đào, dưa hấu làm nguyên liệu cho bánh Nguyệt thêm dồi dào. Thời đó hồ đào là nguyên liệu chính của bánh Nguyệt nên còn gọi là bánh hồ đào.
Loại bánh này còn xuất hiện trong đời sống người dân kéo dài cho đến triều đại nhà Đường (618-907 SCN). Tại thời điểm đó, có rất nhiều cửa hàng bán loại bánh này ở Trường An. Trong một lễ hội chào đón trăng rằm, Hoàng đế Huyền Tông đã ăn thử một miếng bánh này và vô cùng ngạc nhiên trước hương vị của nó. Dương phi lúc này nhìn lên bầu trời đêm và thấy trăng tròn nên đã đề nghị lấy tên loại bánh này liên quan đến trăng, dịch ra có nghĩa là bóng trăng.
Theo thời gian, bánh trung thu cũng đã phát triển và mang hương vị riêng dựa trên các loại thực phẩm của địa phương. Ngày nay, mỗi dịp Ttrung thu về ta lại thấy những chiếc bánh trugn thu lại được bày bán trong các cửa hàng làm cho không khí nhà nhà cũng nhộn nhịp như ngày Tết cổ truyền. Vì khi thấy bánh trung thu có nghĩa là thấy được sự đoàn viên, sum họp.
Tóm lại, quan việc tìm hiểu nguồn gốc thực sự của chiếc bánh trung thu, ta lại càng thấy trân trọng và thêm yêu món bánh này. Bởi khi xét về mặt tinh thần, bánh trung thu là sợi dây nối kết con người lại với nhau, giup cho người biết yêu thương và nhớ về nhau nhiều hơn. Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của săn sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Vậy nên, ngay từ bây giờ, bạn hãy biết quan tâm đến những người thân yêu của mình nhiều hơn, nếu còn có thể!
Truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một trong những tác phẩm tiêu biểu thể hiện chân thực nhất về sô phận người nông dân trong xã hội cũ.- nghèo khổ, bần hàn, biến chất...Lão Hạc đại diện cho bộ phận nông dân nghèo, bị đè nén, tài sản chả có gi, luôn sống cô đơn sợ sệt. Số phận của Lão bế tắc, cay nghiệt quá đến mức lão phải tự tìm đến cái chết- một cái chết quằn quại, đau đớn chả khác nào một con chó dính bả. Nhân vật Binh Tư lại đại diện cho tầng lớp nghèo khổ quá đến mức biến chất, việc gi cũng làm, bất chấp mọi việc để có tiền. Số phận của hai người họ, chínhlà số phận của những người nông dân trong xã hội cũ. Những số phận khiến người xem không thể không xót xa, thương cảm. Thương thay con người dù có tốt đẹp đến đâu cũng đều phải quỵ ngã trước cái xã hội đầy bất công, oan trái này.
diễn dịch
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
Ai đưa con sáo sang sông,
Để cho con sáo sổ lồng bay ra.
Anh về học lấy chữ hương,
Chín trăng em đợi, mười thu em chờ.
Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
Anh đi anh nhớ non buồi
Nhớ sông Vị Thủy, nhớ người còn trinh
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu.
Ai về Hà Tĩnh thì về,
Mặc lụa chợ Hạ, uống chè hương sen.
Ai về Tuy Phước ăn nem,
Ghé qua Hưng Thạnh mà xem Tháp Chàm.
Ai về đến huyện Đông Anh,
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương.
Cổ Loa hình ốc khác thường,
Trải qua năm tháng, nẻo đường còn đây.
Anh hùng là anh hùng rơm,
Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng.
Ai về tôi gửi buồng cau,
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.
Anh đi Bình Định ở lâu,
Chiều chiều em đứng vườn dâu ngó chừng.
Hai hàng nước mắt rưng rưng,
Chàng xa thiếp cách, ngang chừng muốn băng.
Phụ mẫu nhà la dức rầm rầm,
Cơm sao ngơ ngáo, làm không muốn làm.
Bởi chưng thiếp bắc chàng nam,
Giơ tay không nổi còn làm việc chi.
Ai về nhớ Vải Ninh Hòa,
Nhớ cau Hổ Bái, nhớ cà Đan Nê,
Nhớ dừa Quảng Hán, Lựu Khê,
Nhớ cơm chợ Bản, thịt dê Quán Lào.
Ai về Nhượng Bạn thì về,
Gạo nhiều, cá lắm, dễ bề làm ăn.
Anh ơi! Cố chí canh nông
Chín phần ta cũng dự trong tám phần
Hay gì để ruộng mà ngăn,
Làm ruộng lấy lúa,chăn tằm lấy tơ.
C[sửa]
Cây cao thì gió càng lay ,
Càng cao danh vọng càng dày gian nan.
D[sửa]
Dã tràng se cát biển đông,
Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì.
Dù ai nói ngả nói nghiêng,
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
Dạy con từ thuở còn thơ,
Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về.
Dù em con bế con bồng,
Thi đua yêu nước quyết không lơ là.
Dù ai đi ngược về xuôi,
Cơm nắm lá cọ là người sông Thao.
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.
Dao cau rọc lá trầu vàng
Mắt anh anh liếc,mắt nàng nàng đưa.
Ai về đến huyện Sa Pa
Nhớ xem phong cảnh nóc nhà Đông Dương
Đ[sửa]
Đi cho biết đó biết đây,
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.
Con gái nói có là không,
Nói yêu là ghét, nói buồn là vui.
Đàn ông đi biển có đôi,
Đàn bà đi biển mồ côi một mình.
Đời người có một gang tay,
Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang.
Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi,
Mà chỉ khó vì lòng người ngại núi e sông.
Đa tình thì vướng nợ tình,
Trách người đã vậy, trách mình sao đây !
Đã cam quấn quít má đào,
Những mong chim nhạn mai trao chỉ hồng.
Đêm qua ra đứng bờ ao,
Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ.
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai ?
Buồn trông chênh chếch sao Mai.
Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ?
Đôi ta bắt gặp nhau đây,
Như con bò gầy gặp bãi cỏ hoang.
Đôi ta như tượng mới tô,
Như chuông mới đúc, như chùa mới xây.
Đôi ta như lửa mới nhen,
Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.
Đôi ta như rắn liu điu,
Nước chảy mặc nước, ta dìu lấy nhau.
Đôi ta như ruộng năm sào,
Cách bờ ở giữa làm sao cho liền?
Đôi ta như thể đồng tiền,
Đồng sấp, đồng ngửa, đồng nghiêng, đồng nằm.
Đôi ta như thể con bài,
Đã quyểt thì đánh, đừng nài thấp cao
Đôi ta như đá với dao,
Năng siếc, năng sắc, năng chào, năng quen.
Đôi ta như ngãi Phan Trần,
Khi xa ngàn dặm, khi gần bên đôi.
Đôi ta như rượu với nem,
Đang say ngây ngất, ai dèm chớ xa.
Đôi ta như lúa đòng đòng,
Đẹp duyên nhưng chẳng đẹp lòng mẹ cha
Đôi ta như chỉ xe ba,
Thầy mẹ xe ít, đôi ta xe nhiều.
Đêm nằm lưng chẳng tới giường,
Trông cho mau sáng ra đường gặp em.
Đi ngang thấy ngọn đèn chong chóng,
Thấy em nho nhỏ, muốn bồng mà ru.
Đường dài ngựa chạy biệt tăm,
Người thương có nghĩa trăm năm cũng về.
Đầu năm ăn quả thanh yên,
Cuối năm ăn bưởi cho nên đèo bòng.
Vì cam cho quýt đèo bòng,
Vì em nhan sắc cho lòng nhớ thương.
Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng:
Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng?
Trầu vàng nhá lẫn cau xanh,
Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời.
Đói lòng ăn nửa trái sim,
Uống lưng bát nước đi tìm người thương
Người thương, ơi hỡi, người thương,
Đi đâu mà để buồng hương lạnh lùng.
Đôi ta cùng bạn chăn trâu,
Cùng mặc áo vá nhuộm nâu một hang.
Bao giờ cho gạo bén sang,
Cho trăng bén gió, cho nàng bén anh.
Đường xa thì thật là xa,
Mượn mình làm mối cho ta một người.
Một người mười tám đôi mươi,
Một người vừa đẹp vừa tươi như mình.
Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà,
Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn.
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn,
Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.
Đêm qua vật đổi sao dời,
Tiếc công gắn bó nhỡ lời giao đoan.
Đêm qua trời sáng trăng rằm,
Anh đi qua cửa em nằm không yên.
Mê anh chẳng phải mê tiền,
Thấy anh lịch sự có duyên dịu dàng.
Thấy anh em những mơ màng,
Tưởng rằng đây đấy phượng hoàng kết đôi.
Thấy anh chưa kịp ngỏ lời,
Ai ngờ anh đã vội dời gót loan.
Thiếp tôi mê mẩn canh tàn,
Chiêm bao như thấy anh chàng ngồi bên.
Tỉnh ra lẳng lặng yên nhiên,
Tương tư bệnh phát liên miên cả ngày.
Nghĩ rằng duyên nợ từ đây,
Xin chàng hãy lại chơi đây chút nào.
Cho thiếp tỏ thiệt thấp cao!
Đợi chờ trúc ở với mai,
Đợi chờ anh ở với ai chưa chồng.
Đi qua nghiêng nón, cúi lưng,
Anh không chào, em không hỏi, vì chưng đông người.
Đôi ta thương mãi nhớ lâu,
Như sông nhớ nước, như nhành dâu nhớ tằm.
Đấy, đây xứng đáng cũng vừa,
Xin đừng kén chọn lọc lừa nơi nao.
Đu đủ tía, giềng giềng cũng tía,
Khoai lang ngâm, ngọn mía cũng giâm.
Củi kia chen lẫn với trầm,
Em giữ sao cho khỏi, kẻo lầm, bớ em!
Đi đâu bỏ nhện giăng mùng,
Bỏ đôi chiếu lạnh, bỏ phòng quạnh hiu!
Đại Hoàng phong cảnh hữu tình,
Của nhiều đất rộng gái xinh trai tài.
Đố ai lặn xuống vực sâu,
Mà đo miệng cá, uốn câu cho vừa.
Đố ai bắt chạch đằng đuôi,
Bắt chim đầu cánh, bắt người trong trăng.
Đố ai biết đá mấy hòn,
Tua rua mấy chiếc, trăng tròn mấy đêm.
Đố ai lượm đá quăng trời,
Đem gầu tát biển, ghẹo người trong trăng.
Đom đóm bay ra, trồng cà tra đỗ,
Tua rua bằng một, cất bát cơm chăm.
Tháng tư mua nứa đan thuyền,
Tháng năm tháng sáu gặt miền ruộng chiêm.
Đố ai tát bể Đông Khê,
Tát sông Bồ Đề, trăng tròn mấy đêm.
Đông Thành là mẹ là cha,
Đói cơm rách áo thì ra Đông Thành.
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Ai vô xứ Nghệ thì vô!
Đường lên Mường Lễ bao xa?
Trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh.
Đường lên xứ Lạng bao la?
Cách một trái núi với ba quãng đồng.
Ai ơi, đứng lại mà trông,
Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ…
Đường về Kiếp Bạc bao xa?
Đường về Kiếp Bạc có cây đa Bồ Đề.
Có yêu anh cắp nón ra về,
Giàu ăn, khó chịu chớ hề thở than.
Đất ta bể bạc, non vàng,
Bể bạc Nam Hải, non vàng Bồng Miêu.
Đố ai biết lúa mấy cây,
Biết sông mấy khúc, biết cây mấy tầng.
Đi bộ thì khiếp Hải Vân,
Đi thuyền thì khiếp sóng Thần, hang Dơi.
Yêu nhau cho thịt cho xôi,
Ghét nhau đưa đến Kim Bôi , Hạ Bì.
Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá,
Đò từ Vĩ Dạ thẳng ngả Ba Sình.
Lờ đờ bóng ngả trăng chênh,
Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non.
Đức Thọ gạo trắng nước trong,
Ai về Đức Thọ thong dong con người.
Đầm Đại Từ hoa sen thơm ngát
Giếng Đại Từ nước mát nước trong
Dòng Tô uốn khúc lượn quanh
Đất nuôi trẻ nhỏ lừng danh trong ngoài.
Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm.
Đố anh con rết mấy chân?
Núi Đầu Mâu mấy thước, chợ Hôm mấy người?
Đất Châu Thành anh ở
Xứ Cần Thơ nọ em về
Bấy lâu sông cận biển kề
Phân tay mai trúc dầm dề hột châu.
Đống Đa ghi để lại đây,
Bên kia thanh miếu, bên này Bộc am.
Đồng Nai có bốn rồng vàng,
Lộc họa Lễ phú San đàn Nghĩa thi.
Đời vua Thái Tổ, Thái Tông,
Con bế con bồng, con dắt, con mang.
Bò đen húc lẫn bò vàng,
Hai con húc chắc, đâm quàng xuống sông.
Thằng bé chạy về bảo ông
”Bò đen ta ngã xuống sông mất rồi”.
Đàn ông miệng rộng thì tài,
Đàn bà miệng rộng điếc tai láng giềng.
Đàn ông nông nổi giếng khơi,
Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu.
Đói thì đầu gối phải bò,
Cái chân hay chạy cái giò hay đi.
Đồng tiền không phấn không hồ,
Sao mà khéo điểm khéo tô mặt người!
Đem chuông đi đấm nước người,
Chẳng kêu cũng đấm ba hồi lấy danh.
Đi đâu mà bỏ mẹ già,
Gối nghiêng ai sửa, tách trà ai dâng.
Đói lòng ăn hột chà là,
Để cơm nuôi mẹ , mẹ già yếu răng.
Đẻ con chẳng dạy chẳng răn,
Thà rằng nuôi lợn mà ăn lấy lòng.
Đã sinh ra kiếp ở đời,
Trai thời trung hiếu đôi vai cho tròn.
Gái thời trinh tịnh lòng son,
Sớm hôm gìn giữ kẻo còn chút sai.
Trai lành gái tốt ra người,
Khuyên con trong bấy nhiêu lời cho chuyên.
Đã rằng là nghĩa vợ chồng,
Dầu cho nghiêng núi, cạn sông chẳng rời.
Đắng cay cũng thể ruột rà,
Ngọt ngào cho lắm cũng là người dưng.
Em chồng ở với chị dâu,
Coi chừng kẻo nó giết nhau có ngày.
Con cô, con cậu thì xa,
Con chú, con bác thật là anh em.
Đói thì ăn ngô, ăn khoai,
Đừng ở với dượng, điếc tai láng giềng.
Đường đi những lách cùng lau,
Cha mẹ tham giàu ép uổng duyên con.
Duyên sao cắc cớ, hỡi duyên!
Cầm gương, gương tối, cầm vàng, vàng phai.
Đừng nài lương giáo khác dòng,
Vốn đều con Lạc cháu Hồng khi xưa.
Đôi ta như cái đòng đòng,
Đẹp duyên, nhưng chẳng đẹp lòng mẹ cha.
- Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai.
Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm,
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say.
Đồn rằng quan tướng có danh,
Cưỡi ngựa một mình, chẳng phải vịn ai.
Ban khen rằng:"Ấy mới tài",
Ban cho cái áo với hai đồng tiền.
Đánh giặc thì chạy trước tiên
Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra!
Giặc sợ, giặc chạy về nhà
Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu
Anh về học lấy chữ Nhu
Chín trăng em đợi mười thu em chờ.
Đèn nào sáng bằng đèn Sa Đéc,
Gái nào đẹp bằng gái Nha Mân,
Anh thả ghe câu lên xuống mấy lần,
Thương em đứt ruột, nhưng tới gần lại run.
Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh,
Nước Đồng Mười lóng lánh cá tôm,
Muốn ăn bôn súng mắm kho,
Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm,
E - Ê[sửa]
Em như hoa gạo trên cây
Anh như một đám cỏ may bên đường.
Lạy trời cho cả gió sương,
Hoa gạo rụng xuống, lại luồn cỏ may.
Em liều một cái bánh bò
Còn nào chót chét,cặp giò chặt hai.
G[sửa]
Gió đưa cây cải về trời,
Rau răm ở lại, chịu lời đắng cay.
Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ.
Gánh cực mà đổ lên non,
Cong lưng mà chạy, cực còn theo sau.
Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh,
Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân?
Gái Tầm Vu đồng xu ba đứa,
Trai Thủ Thừa cưỡi ngựa xuống mua.
Gái Thái Bình lòng ngay dạ thẳng,
Trai bạc tình một cẳng về quê.
Gắng công kén hộ cốm Vòng
Kén chồng Bạch Hạc cho lòng ai vui
Gà khôn gà chẳng đá lang
Gái khôn gái chẳng bỏ làng gái đi.
H[sửa]
Hoa thơm ai chẳng muốn đeo,
Người khôn ai nỡ cứ theo nặng lời.
Hoa thơm ai chẳng nâng niu,
Người khôn ai chẳng mến yêu mọi bề.
Hôm qua tát nước đầu đình,
Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen.
Em được thì cho anh xin,
Hay là em (còn) để làm tin trong nhà.
Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy,
Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa.
Em với anh cũng muốn kết nghĩa giao hòa,
Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời.
Em với anh cũng muốn kết tóc ở đời,
Sợ rằng mây bạc giữa trời mau tan.
Học trò xứ Quảng ra thi
Thấy cô gái Huế bỏ đi không đành
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô tát ánh trăng vàng đổ đi
I[sửa]
Ích nước lợi nhà
L[sửa]
Làm trai cho đáng nên trai,
Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.
Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Làm trai lấy được vợ hiền,
Như cầm đồng tiền mua được của ngon.
Làm trai quyết chí tu thân,
Công danh chớ vội, nợ nần chớ lo.
Lên non mới biết non cao,
Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền.
Lục tỉnh có hạt Ba Xuyên,
Bạc Liêu chữ đặt, bình yên dân rày.
Mậu Thìn vốn thiệt năm nay,
Một ngàn hai tám, tiếng rày nổi vang.
Phong Thạnh vốn thiệt tên làng,
Giá Rai là quận, chợ làng kêu chung.
Anh em Mười Chức công khùng,
Bị tranh điền thổ, rùng rùng thác oan...
Lênh đênh ba mũi thuyền kề,
Thuyền ra Kẻ Chợ, thuyền về sông Dâu.
Lênh đênh ba bốn thuyền kề,
Chiếc ra Hà Nội, chiếc về sông Dâu.
Vì tằm em phải hái dâu,
Vì người lịch sự em ngồi rầu bên nong.
Lênh đênh chiếc bách giữa dòng,
Thương thân góa bụa phòng không lỡ thì.
Gió đưa cây trúc ngã quỳ
Ba năm trực tiết còn gì là xuân?
Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm.
Làng tôi có lũy tre xanh,
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.
Bên bờ vải nhãn hai hàng,
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.
M[sửa]
Muốn sang thì bắc Cầu Kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.
Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Mười năm lưu lạc giang hồ,
Một ngày tu tỉnh, cơ đồ lại nên.
Mấy đời bánh đúc có xương,
Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng.
Mẹ già như chuối chín cây,
Gió lay mẹ rụng, con phải mồ côi.
Mình về có nhớ ta chăng,
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.
Một năm chia mười hai kỳ,
Thiếp ngồi, thiếp tính khó gì chẳng ra.
Tháng giêng ăn tết ở nhà,
Tháng hai rỗi rãi quay ra nuôi tằm.
Tháng ba đi bán vải thâm,
Tháng tư đi gặt, tháng năm trở về.
Tháng sáu em đi buôn bè,
Tháng bảy, tháng tám trở về đong ngô.
Chín mười cắt rạ đồng mùa,
Một, chạp vớ được anh đồ dài lưng.
Anh ăn rồi anh lại nằm,
Làm cho thiếp phải quanh năm lo phiền.
Chẳng thà lấy chú lực điền,
Gạo bồ, thóc giống còn phiền nỗi chi.
N[sửa]
Nhà Bè nước chảy chia hai,
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi,
Như đứng đống lửa như ngồi đống than.
Người đâu gặp gỡ làm chi,
Trăm năm biết có duyên đường hay không.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Nực cười châu chấu đá xe,
Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng.
Ngoài miệng thì nói Nam mô,
Trong lòng thì chứa ba bồ dao găm.
Nghèo nhân nghèo nghĩa thì lo,
Nghèo tiền nghèo bạc chả lo là nghèo.
Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu
Nam Kì sáu tỉnh em ơi
Cửu Long chín ngọn cùng khơi một nguồn,
Sông Hương nước chảy trong luôn,
Núi Ngự danh tiếng cả muôn dặm ngoài.
Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?
Ngang lưng thì thắt bao vàng,
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài.
Một tay thì cắp hỏa mai,
Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền.
Tùng tùng trống đánh ngũ liên,
Chân bước xuống thuyền nước mắt như mưa.
Người ta rượu sớm trà trưa,
Thân em đi sớm về trưa cả đời.
Lạy trời ứng nghiệm một lời,
Cho em gặp được một người em thương.
Người ta bán vạn mua ngàn,
Thân em buôn bán cơ hàn vẫn vui.
Người ta đi đôi về đôi,
Thân em đi lẻ về côi một mình.
Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.
Núi cao chi lắm núi ơi,
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!
Nói chín thì nên làm mười
Nói mười làm chín kẻ cười người chê.
*Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
:Trong trời trông đất trông mây
Trong mưa trông nắng trông ngày trông đêm
:Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng
O - Ô - Ơ[sửa]
Ở đời muôn sự của chung,
Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi.
Ớt nào mà ớt chẳng cay,
Gái nào mà gái chẳng hay ghen chồng
Vôi nào là vôi chẳng nồng,
Gái nào là gái có chồng chẳng ghen.
Ở sao vừa được lòng người,
Ở rộng người cười, ở hẹp người chê
P[sửa]
Phượng hoàng ở chốn cheo leo,
Sa cơ lỡ vận phải theo đàn gà.
Bao giờ gió thuận mưa hòa,
Thay lông đổi cánh lại ra phượng hoàng.
Phải duyên phải kiếp thì theo,
Cám còn ăn được, nữa bèo như anh.
Phấn son tô điểm sơn hà,
Làm cho rỡ mặt đàn bà nước Nam.
Phong lưu là cạm ở đời,
Hồng nhan là bẫy những người tài hoa.
Phượng hoàng đậu nhánh vông nem,
Phải dè năm ngoái cưới em cho rồi.
Ngã tư Chợ Gạo nước hồi,
Tui chồng mình vợ còn chờ đợi ai.
Q[sửa]
Qua cầu ngả nón trông cầu,
Cầu bao nhiêu nhịp, ngả sầu bấy nhiêu.
Qua đình ngả nón trông đình,
Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu.
Quảng Nam có núi ngũ hành,
Có sông Chợ Củi, có thành Đồng Dương.
Quan văn mất một đồng tiền,
Xem bằng quan võ mất quyền quận công.
Quả cau nho nhỏ, cái vỏ vân vân,
Nay anh học gần, mai anh học xa.
Lấy anh từ thuở mười ba,
Đến năm mười tám thiếp đà năm con.
Ra đường thiếp hãy còn son,
Về nhà thiếp đã năm con với chàng.
Quả cau nho nhỏ, cái vỏ vân vân,
Nay anh học gần, mai anh học xa.
Tiền gạo thì của mẹ cha,
Cái nghiên, cái bút thật là của em.
Quân tử là quân tử Tàu,
Ăn cơm thì ít, ăn rau thì nhiều.
R[sửa]
Ra đi là sự đã liều,
Nắng mai phố lạ, mưa chiều thôn xưa.
Rồng vàng tắm nước ao tù,
Người khôn ở với người ngu bực mình.
Rượu nhạt uống lắm cũng say,
Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm.
Rủ nhau đi cấy đi cày,
Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu.
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu,
Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa.
Rủ nhau xuống bể mò cua,
Đem về nấu quả me chua trên rừng.
Em ơi chua, ngọt đã từng,
Non xanh, nước bạc ta đừng quên nhau.
Ruộng đồng mặc sức chim bay,
Nước sông lai láng cá bầy đua bơi.
Rừng có mạch, vách có tai,
Người trong chưa tỏ, người ngoài đã hay.
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn,
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
Ra đi ngó trước ngó sau,
Ngó nhà thấy cột, ngó nhau thấy buồn.
Ra đường bà nọ bà kia,
Về nhà không khỏi cái nia cái sàng.
Ra đường võng lộng nghêng ngang,
Về nhà hỏi vợ cơm rang đâu rồi ?
Ra sông mới biết cạn sâu,
Ở trong lạch hói, biết đâu mà dò.
Ra về bụng nhớ người thương,
Tay vỗ thanh giường chép miệng thở than!
Ra về ruột nọ quặn đau
Nhơn sâm sắc uống mấy tàu cho nguôi.
Rau muống bắt cuống rau răm,
Làm chi đến nỗi chàng cầm cổ tay.
Rau răm đất cứng dễ bứng khó trồng,
Dù thương cho lắm cũng chồng người ta.
Rau răm hái ngọn còn tươi,
Lạng nghe anh nói mấy lời mà cay.
Kể chi những chuyện trước đây,
Lòng em tưởng những núi này, non kia.
Rèm xưa ba bức mành manh,
Mắt cô thế ấy tu hành được đâu.
Rồng chầu ngoài Huế, ngựa tế Đồng Nai,
Nước sông trong chảy lộn sông ngoài,
Thương người quân tử lạc loài tới đây.
Rồng nằm bể cạn phơi râu,
Mấy lời anh nói giấu đầu hở đuôi.
Ru con con ngủ cho rồi,
Mẹ ra chỗ vắng, mẹ ngồi than thân.
Ruộng ai thì nấy đắp bờ,
Duyên ai nấy gặp, đừng chờ uổng công.
Rủ nhau đi cấy đi cày,
Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu.
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu,
Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa.
Rượu lạt uống lắm cũng say,
Người khôn nói lắm, dẫu hay cũng nhàm.
Rượu nằm trong nhạo chờ nem,
Qua nằm thuyền vắng chờ em một mình.
Rừng như biển thánh khôn dò,
Nhỏ mà không học, lớn mò sao ra.
S[sửa]
Số giàu đem đến dửng dưng,
Lọ là con mắt tráo trưng mới giàu.
Số giàu tay trắng cũng giàu,
Số nghèo chín đụn mười trâu cũng nghèo.
Sông sâu có thể bắc cầu,
Lòng người nham hiểm biết đâu mà mò.
Sông sâu còn có kẻ dò,
Lòng người nham hiểm ai đo cho tường.
Sông dài cá lội biệt tăm,
Phải duyên chồng vợ ngàn năm cũng chờ.
Ruộng ai thì nấy đắp bờ,
Duyên ai nấy gặp đừng chờ uổng công.
Số cô chẳng giàu thì nghèo
Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà.
Số cô có mẹ có cha
Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.
Số cô có vợ có chồng,
Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai.
Sông Vàm Cỏ nước trong thấy đáy,
Dòng Cửu Long xuôi chảy dịu dàng,
Ai về Mỹ Thuận, Tiền Giang,
Có thương nhớ gã đánh đàn năm xưa?
Sài Gòn có bến Chương Dương,
Có dinh Độc Lập có đường Tự Do.
T[sửa]
Thời giờ ngựa chạy, tên bay,
Hết trưa lại tối, hết ngày lại đêm.
Đông qua Xuân lại đến liền,
Hè về rực rỡ, êm đềm Thu sang.
Giờ con chăm học, chăm làm,
Thì mai sau sẽ giỏi dang giúp đời.
Nước nhà mong đợi con ơi,
Hãy luôn ghi nhớ những lời thầy khuyên.
Trăm năm đành lỗi hẹn hò,
Cây đa bến cũ, con đò khác đưa.
Trăm năm bia đá thì mòn,
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn,
Xấu người đẹp nết, còn hơn đẹp người.
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Ta về ta tắm ao ta,
Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn.
Trứng rồng lại nở ra rồng,
Liu điu lại nở ra dòng liu điu.
Tay bưng dĩa muối chấm gừng,
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.
Thân em như hạt mưa rào,
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
Thân em như hạt mưa sa,
Hạt xuống giếng ngọc, hạt ra ruộng cày.
Thôi thà đừng biết cho xong,
Biết bao nhiêu lại đau lòng bấy nhiêu.
Tròng trành như nón không quay,
Như thuyền không lái như ai không chồng.
Gái có chồng như gông đeo cổ,
Gái không chồng như mảnh gỗ long đinh.
Gỗ long đinh anh còn chữa được,
Chớ không chồng chạy ngược chạy xuôi,
Không chồng khổ lắm chị em ơi!
Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng nhớ thuyền. (khăng khăng đợi thuyền.)
Tiếc thay hột gạo trắng ngần,
Đã vo nước đục, lại vần than rơm.
Tiếc thay hạt gạo tám xoan,
Thổi nồi đồng điếu lại chan nước cà.
Tóc mai sợi vắn sợi dài,
Lấy nhau chẳng đặng thương hoài ngàn năm.
Trách ai tính chuyện đa đoan,
Đã hái được mận lại toan bẻ đào.
Trách người quân tử vô danh,
Chơi hoa xong lại bẻ cành bán rao.
Trúc xinh trúc mọc đầu đình,
Em xinh em đứng một mình cũng xinh.
Thân tui thui thủi một mình,
Đêm đêm lạnh lẽo buồn tình lang thang.
Nếu ai nghĩ chuyện đá vàng,
Tôi xin được dạo cung đàn tình chung.
Thức khuya mới biết đêm dài,
Ở lâu mới biết lòng người có nhân.
- Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà, hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em đã có chồng, anh tiếc lắm thay.
Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh không hỏi những ngày còn không.
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng, như cá cắn câu.
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra.
Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu co người nào nghe.
Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.
Ai ơi, nếm thử mà xem
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.
Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Thân em như cá giữa rào,
Kẻ chài, người lưới biết vào tay ai?
Thân em như cam quýt bưởi bòng
Ngoài tuy cay đắng trong lòng ngọt ngon.
Thân em như con hạc đầu đình,
Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay.
Thân em như ớt chín cây,
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.
Thân em như giếng giữa đàng,
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
Thân em như miếng cau khô,
Người thanh tham mỏng, kẻ thô tham dày.
Thân em như chiếc chổi đầu hè,
Để anh khuya sớm đi về chùi chân.
Thân em như cái cọc rào,
Mọt thì anh đổi, cớ sao anh phiền.
Thân em như cái sập vàng,
Anh như manh chiếu rách giữa đàng bỏ quên.
Lạy trời cho gió cả lên,
Cho manh chiếu rách trải trên sập vàng.
Thân em như trái xoài trên cây,
Gió đông, gió tây, gió nam, gió bắc,
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành,
Một mai rơi xuống biết đành vào tay ai?
Thân em như rau muống dưới hồ,
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?
Thân em như đóa hoa rơi,
Phải chăng chàng thật là người yêu hoa?
Thân em như cánh hoa hồng,
Lấy phải thằng chồng như đống cỏ khô.
Thân em như cá trong lờ,
Hết phương vùng vẫy biết nhờ nơi đâu.
Thân em đi lấy chồng chung,
Khác nào như cái bung xung chui đầu.
Thân em như quả dưa tây,
Lâu lâu anh bóp cho lây nỗi buồn.
Thân em như thể cánh bèo,
Ngược xuôi xuôi ngược theo chiều nước trôi.
Thân em vất vả trăm bề,
Sớm đi ruộng lúa, tối về ruộng dâu.
Có lược chẳng kịp chải đầu,
Có cau chẳng kịp têm trầu mà ăn.
Thân em như cột đình trung,
Tay dơ cũng quẹt, tay phung cũng chùi.
Thân em như cúc mọc bờ rào,
Kẻ qua ngắt nhụy, người vào bẻ bông.
Thân em như miếng bánh xèo,
Nằm trong chạn bếp... biết mèo nào tha.
Thân em như tấm lụa điều,
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương.
Thân em như cá trong bồn,
Không ăn có chịu, tiếng đồn oan chưa!
Thân em như cái chuông vàng,
Để trong thành nội có ngàn quân canh.
Thân anh như thể cái chày,
Bỏ lăn bỏ lóc chờ ngày dộng chuông.
Thân em chẳng đáng mấy tiền,
Vì tình em nặng, mấy nghìn cũng mua.
Thân em như mấy củ khoai,
Sáng sáng anh đói, anh nhai đỡ lòng.
Thân em như cỏ ngoài đồng,
Buồn thì anh nhổ, anh trồng rau răm.
Thân em như cánh chuồn chuồn,
Khi vui nó đậu, khi buồn nó bay.
Thân em như giọt nắng xuân,
Mơ vào cửa phủ thấm vần thơ anh.
Thanh Trì có bánh cuốn ngon,
Có gò Ngũ Nhạc có con sông Hồng.
Thanh Trì cảnh đẹp người đông,
Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh.
Trầu Bà Điểm xé ra nửa lá,
Thuốc Gò Vấp hút đã một hơi,
Buồn tình gá nghĩa mà chơi,
Hay là anh quyết ở đời với em?
Thương thay thân phận con rùa,
Lên đình đội hạc xuống chùa đội bia.
Thương thay cây quê giữa rừng,
Cay nồng ai biết, ngát lừng ai hay.
Thương thay thân phận đàn bà,
Hơn hai, ba tuổi vẫn là đàn em.
Trầu Đồng Nai trầu ăn nhả bã,
Thuốc Đồng Môn thuốc hút phà hơi.
Trầu nồng thuốc thắm ai ơi,
Gá duyên chồng vợ ở đời trăm năm.
Tháng chạp là tháng trồng khoai,
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà.
Tháng ba cày vỡ ruộng ra,
Tháng tư làm mạ mưa sa đầy đồng.
Ai ai cùng vợ cùng chồng,
Chồng cày vợ cấy trong lòng vui thay.
Tháng năm gặt hái đã xong,
Nhờ trời một mẫu năm nong thóc đầy.
Năm nong đầy em xay em giã,
Trấu ủ phân, cám bã nuôi heo.
Sang năm lúa tốt tiền nhiều,
Em đem đóng thuế, đóng sưu cho chồng.
Đói no có thiếp có chàng,
Còn hơn chung đỉnh giàu sang một mình.
Tháng giêng là tháng ăn chơi,
Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà.
Tháng ba thì đậu đã già,
Ta đi, ta hái về nhà phơi khô.
Tháng tư đi tậu trâu bò,
Để ta sắp sửa làm mùa tháng năm.
Sớm ngày đem lúa ra ngâm,
Bao giờ mọc mầm ta sẽ vớt ra.
Gánh đi, ta ném ruộng ta,
Đến khi nên mạ, thì ta nhổ về.
Lấy tiền mượn kẻ cấy thuê,
Cấy xong rồi mới trở về nghỉ ngơi.
Cỏ lúa dọn đã sạch rồi,
Nước ruộng vơi mười, còn độ một hai.
Ruộng thấp đóng một gàu giai,
Ruộng cao thì phải đóng hai gàu sòng.
Chờ cho lúa có đòng đòng,
Bây giờ ta sẽ trả công cho người.
Bao giờ cho đến tháng mười,
Ta đem liềm hái ra ngoài ruộng ta.
Gặt hái ta đem về nhà,
Phơi khô quạt sạch ấy là xong công.
Tháng giêng chân bước đi cày,
Tháng hai vãi lúa ngày ngày siêng năng.
Thuận mưa lúa tốt đằng đằng,
Tháng mười gặt lúa ta ăn đầy nhà.G
Tháng giêng ăn tết ở nhà,
Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè.
Tháng tư đong đậu nấu chè,
Ăn tết đoan ngọ trở về tháng năm.
Tháng sáu buôn nhãn bán trăm,
Tháng bảy hôm rằm, xá tội vong nhân.
Tháng tám chơi đèn kéo quân,
Trở về tháng chín chung chân buôn hồng.
Tháng mười buôn thóc, bán bông,
Tháng một tháng chạp nên công hoàn thành.
Trời cho cày cấy đầy đồng,
Xứ nào xứ nấy trong lòng vui ghê.
Một mai gặt lúa đem về,
Thờ cha kính mẹ nhiều bề hiếu trung.
Trâu ơi ta bảo trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Thằng Sang nói chuyện lung tung
Thằng Trung nói chuyện mọi người dễ nghe
thằng Sang như con chó đẻ
Nó ngu hơn cả thằng điên giữa đường
U[sửa]
Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở con còn ngây thơ
Ước gì sông rộng một gang,
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.
Ước gì anh hóa ra gương,
Để cho em cứ ngày thường em soi.
Ước gì anh hóa ra cơi,
Để cho em đựng cau tươi trầu vàng.
Uốn tre uốn thuở còn măng,
Dạy vợ dạy thuở băn khoăn mới về.
Ước gì sông hẹp một gang,
Bắc cầu trải gấm cho chàng sang chơi.
V[sửa]
Về ăn bánh đúc lá đa,
Người ơi người hỡi công cha ngày ngày.
Văn chương đựng không đầy lá mít,
Võ thì đá không bể nổi mảnh sành,
Nghe vua treo bảng cũng xòng xành ra thi.
Bảng đề không biết chữ chi,
Mài nghiên, mút bút có khi hết ngày.
Ví dầu dượng cháu người dưng,
Cháu cho dượng lấy dượng cưng suốt đời.
Văn chương phú lục chẳng hay,
Trở về làng cũ, học cày cho xong.
Sớm ngày vác cuốc thăm đồng,
Hết nước thì lấy gàu sòng tát lên.
Hết mạ ta lại quảy thêm,
Hết lúa ta lại mang tiền đi đong.
Nữa mai lúa chín đầy đồng,
Gặp về đập sảy bõ công cấy cày.
X[sửa]
Xa xôi em chớ ngại ngùng,
Xa người, xa tiếng nhưng lòng không xa.
Xấu xa cũng thế chồng ta,
Dù cho tốt đẹp cũng ra chồng người.
Y[sửa]
Yêu nhau yêu cả đường đi,
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.
Yêu nhau mấy núi cũng trèo,
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.
Yêu nhau cởi áo trao nhau,
Về nhà mẹ hỏi, qua cầu gió bay.
Yêu nhau củ ấu cũng tròn,
Ghét nhau thì củ bồ hòn cũng vuông.
Yêu nhau cau bảy bổ ba,
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười.
Những bài ca dao khác[sửa]
- Tiền trao cháo múc
Không tiền cháo trút trở ra
Tin nhau buôn bán cùng phịch nhau
Thiệt hơn, hơn thiệt, trước sau như lời
Thay gì lừa đảo kiếm lời
Một nhà ăn uống, tội trời riêng mang
Theo chi những thói gian tham
Pha phôi thực giả tìm đường dối nhau
Của phi nghĩa có giàu đâu
Ở cho ngay thật giàu sau mới bền
Mẹ già như chuối ba hương,
Như cơm nếp mật, như đường mía lau.
Đường mía lau càng lâu càng ngát,
Cơm nếp mật ngào ngạt hương say.
Ba hương lây lất tháng ngày,
Gió đưa mẹ rụng, con rày mồ côi.
Mẹ già như áng mây trôi,
Như sương trên cỏ, như lời hát ru.
Lời hát ru vi vu trong gió,
Sương trên cỏ khó vỡ dễ tan.
Mây trôi lãng đãng trên ngàn,
Gió đưa tan, hợp, hợp, tan, nao lòng.
Xem tiếp[sửa]
- Ca dao Việt Nam châm biếm, hài hước
- Ca dao Việt Nam về tình yêu quê hương, đất nước, con người
- Ca dao Việt Nam về quan hệ xã hội
- Ca dao Việt Nam về tình cảm gia đình
Cần Thơ là tỉnh,
Cao Lãnh là quê,
Anh đi lục tỉnh bốn bề,
Mải đi buôn bán chẳng về thăm em.
- Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No,
Anh có thương em, xin sắm một con đò, Để em qua lại mua cò gởi thơ.
- Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền,
Anh có thương em, cho bạc cho tiền,
Đừng cho lúa gạo xóm giềng cười chê.
- Con trai trong Quảng ra thi,
Thấy con gái Huế chân đi không đành.
- Cúc mọc bờ ao kêu bằng cúc thủy,
Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa.
Viết thư thăm hết mọi nhà,
Trước thăm phụ mẫu sau là thăm em.
- Chỉ điều xe tám, đậu tư,
Anh đi Gia Định thư từ cho em.
- Chị Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.
Chợ Sài Gòn cẩn đá
Chợ Rạch Giá cẩn xi măng
Giã em xứ sở vuông tròn
Anh về xứ sở không còn ra vô.
Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Không phải người con làng chài thì không thể viết hay như thế, tinh như thế, và cũng chỉ viết được những câu thơ như vậy khi tâm hồn Tế Hanh hoà vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Ở đó là âm thanh của gió rít nhẹ trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, là tiếng ồn ào của chợ cá và là những âm thanh lắng đọng trong từng thớ gỗ con thuyền.
Có lẽ, chất mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào da thịt nhà thơ, vào tâm hồn nhà thơ để trở thành nỗi niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Nét tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ông “nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”… Thơ Tế Hanh là thế giới thật gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ, cái thế giới tình cảm ta đã âm thầm trao cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến…”
Nói lên tiếng nói từ tận đáy lòng mình là lúc nhà thơ bày tỏ tình cảm của một người con xa quê hướng về quê hương, về đất nước :
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá
Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi.
Cuộc đời cách mạng gian nan sẽ có khi "lỡ bước" nhưng hai vị anh hùng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh lại coi đó như một phút nghỉ chân hay đang thử thách bản thân qua 2 tác phẩm "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" và "Đập đá ở Côn Lôn".Bước vào hai câu đầu cho ta thấy tư thế hiên ngang mạnh mẽ của con người khi đứng trước những nhọc nhằn của nhà tù . Tuy chịu muôn vàn khó khăn nhưng ng` anh hùng kô chịu cúi đầu khuất phục hoàn cảnh, họ đứng cao hơn mọi sự đầy đọa của kẻ thù . Bốn câu cuối khẳng định 1 lần nữa sự ngang tàng, phong lưu của tác giả . Nhưng trong bài "Vào nhà ngục Quảng Đông lại khác " trong cái vẻ lẫm liệt đó là sự nhận tội, hối hận của nhà văn khi chưa giải cứu được đất nước . Đặt mình trong thử thách gian nan đã khiến cho con người trở nên bền bỉ, dẻo dai, càng khẳng định ý trí chiến đấu cách mạng của "những kẻ vá trời" này
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Khái quát văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975
a. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa
+ Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối văn nghệ xuyên suốt (Bản đề cương văn hóa năm 1943) > yếu tố trọng yếu chấm dứt sự phân hóa phức tạp của văn hóa văn học nước ta dưới ách thực dân, tạo nên một nền văn nghệ thống nhất sau 1945.
+ Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ trường kí suốt 30 năm đã tác động sâu sắc, toàn diện tới đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc, trong đó có văn nghệ, tạo nên những đặc điểm riêng biệt của một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, ác liệt.
+ Nền kinh tế nghèo nàn và chậm phát triển, điều kiện giao lưu văn hóa bị hạn chế (chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng văn hóa các nước xã hội chủ nghĩa, cụ thể là Liên Xô và Trung Quốc…).
Trong hoàn cảnh như vậy, văn học giai đoạn 1945- 1975 vẫn phát triển và đạt được nhiều thành tựu, đóng góp cho lịch sử văn học những giá trị riêng.
b. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu
Chia làm 3 chặng
+ 1945- 1954:
- 1945- 1946: sáng tác phản ánh không khí hồ hởi mê say khi mới dành độc lập, ca ngợi “ cuộc tái sinh màu nhiệm” của dân tộc (Tình sông núi – Mai Ninh, Ngọn quốc kì- Xuân Diệu, Vui bất tuyệt – Tố Hữu…)
- Từ cuối 1946: tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp. Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến; hướng tới khám phá sức mạnh và phẩm chất tốt đẹp của quần chúng công nông binh; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của kháng chiến.
- Thể loại:
· Truyện và kí: mở đầu cho văn xuôi kháng chiến (Một lần tới thủ đô, Trận phố Ràng của Trần Đăng, Truyện ngắn Đôi mắt và nhật kí Ở rừng của Nam Cao, truyện ngắn Làng của Kim Lân…), hình thành những tác phẩm khá dày dặn (Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Đất nứớc đứng lên của Nguyên Ngọc, Truyện Tây Bắc của Tô Hoài…)
· Thơ: đạt được nhiều thành tựu ( Cảnh khuya, Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Tây Tiên của Quang Dũng…)
· Kịch: một số vở kịch gây sự chú ý (Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng,…)
+ 1955 - 1964:
- Nội dung bao trùm: Hình ảnh người lao động, những đổi thay của con người trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội với cảm hứng lãng mạn, lạc quan…
- Văn xuôi: mở rộng đề tài, bao quát nhiều vấn đề, nhiều phạm vi của hiện thực đời sống.
· Đề tài kháng chiến chống Pháp (Sống mãi với thủ đô, Cao điểm cuối cùng, Trứớc giờ nổ súng…)
· Đề tài hiện thực đời sống trước cách mạng tháng Tám (Vợ nhặt, Mười năm, Vỡ bờ…)
· Đề tài công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn với sự đổi đời của con người (Sông Đà, Mùa lạc, Cái sân gạch…)
- Kịch nói: một số tác phẩm được dư luận chú ý.
+ 1965 - 1975:
- Cao trào sáng tác viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ trong cả nước > chủ đề bao trùm: tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Văn xuôi:
· Những tác phẩm truyện, kí ra đời ngay trên tiền tuyến đầy máu lửa đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam anh dũng (Người mẹ cầm súng, Rừng xà nu, Hòn đất…)
· Miền Bắc: truyện, kí cũng phát triển (kí chống Mĩ của Nguyễn Tuân, Dấu chân người lính, Bão biển…)
· Thơ: đạt nhiều thành tựu xuất sắc
o Mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực.
o Tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận
o Ghi nhận một thế hệ nhà thơ trẻ chống Mĩ tài năng (Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Bằng Việt…) và hàng loạt các tác phẩm gây tiếng vang (Tập thơ Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường – Chim báo bão của Chế Lan Viên; Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm…
· Kịch: cũng có những thành tựu đáng ghi nhận.
Văn học vùng địch tạm chiếm: vì nhiều lí do không đạt được nhiều thành tựu lớn nếu đánh giá cả mặt tư tưởng và nghệ thuật.
c. Những đặc điểm cơ bản
c.1. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước > Đặc điểm bản chất của văn học từ năm 1945- 1975.
+ Mô hình nhà văn - chiến sĩ
+ Khuynh hướng tư tưởng chủ đạo: tư tưởng cách mạng, văn học là vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng.
+ Sự vận động, phát triển của văn học ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử của dân tộc> văn học là tấm gương phản chiếu những vấn đề trọng đại của lịch sử dân tộc.
c.2. Nền văn học hướng về đại chúng
+ Đại chúng: đối tượng phản ánh, đối tượng phục vụ, nguồn bổ sung cho lực lượng sáng tác.
+ Nội dung: cuộc sống nhân dân lao động, con đường tất yếu đến với cách mạng, xây dựng và khám phá vẻ đẹp hình tượng quần chúng…
+ Hình thức: ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng; hình ảnh lấy từ kho tàng văn học dân gian; ngôn ngữ giản dị, trong sáng.
c.3. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn > Đặc điểm thể hiện khuynh hướng thẩm mĩ của văn học 1945- 1975.
+ Khuynh hướng sử thi:
- Đề tài: những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân tộc
- Nhân vật chính: những con người đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất, ý chí toàn dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng dân tộc hơn là khát vọng cá nhân. Văn học khám phá con người ở khía cạnh trách nhiệm, bổn phận, lẽ sống lớn, tình cảm lớn.
+ Cảm hứng lãng mạn:
- Là cảm hứng khẳng định cái tôi dạt dào tình cảm hướng tới cách mạng.
- Biểu hiện: ca ngợi vẻ đẹp của con người mới, cuộc sống mới, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tin tưởng vào tương lai đất nước.
Ø Cảm hứng nâng đỡ con người vượt lên những chặng đường chiến tranh gian khổ, máu lửa, hi sinh.
+ Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn kết hợp tạo tinh thần lạc quan thấm nhuần cả nền văn học 1945 – 1975 và tạo nên đặc điểm cơ bản của văn học 1945- 1975.
2. Vài nét khái quát văn học Việt Nam từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX.
a. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá
+ 1975- 1985: nước nhà hoàn toàn độc lập, thống nhất nhưng gặp phải nhiều khó khăn thử thách mới.
+ Từ 1986: công cuộc đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực > văn học có điều kiện giao lưu, tiếp xúc mạnh mẽ > đổi mới văn học phù hợp với qui luật khách quan và nguyện vọng của văn nghệ sĩ.
b. Những chuyển biến và một số thành tựu
+ Thơ:
- Không tạo được sự lôi cuốn như giai đoạn trước nhưng cũng có những tác phẩm đáng chú ý (Chế Lan Viên với khát vọng đổi mới thơ ca qua các tập Di cảo, Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Thanh Thảo…)
- Trường ca nở rộ (Những người đi tới biển – Thanh Thảo, Đường tới thành phố - Hữu Thỉnh, Trường ca sư đoàn - Nguyễn Đức Mậu…)
+ Văn xuôi:
- Có nhiều khởi sắc hơn thơ ca.
- Ý thức đổi mới cách tiếp cận hiện thực đời sống, cách viết về chiến tranh tạo được sự chú ý với bạn đọc (Đất trắng - Nguyễn Trọng Oánh, Gặp gỡ cuối năm – Nguyễn Khải, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành - Nguyễn Minh Châu…)
- Kịch nói: phát triển mạnh mẽ (Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ, Mùa hè ở biển – Xuân Trình…)
Ø Nhận xét:
+ Văn học vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân văn và nhân bản sâu sắc.
+ Đề tài: phong phú, đa dạng.
+ Cách tiếp cận và khám phá con người: mối quan hệ phức tạp của đời sống cá nhân, thậm chí cả đời sống tâm linh, quan tâm tới đời sống cá nhân > Hướng nội là cái mới tiêu biểu của văn học thời kì này.
+ Tuy nhiên văn học còn nảy sinh một số xu hướng tiêu cực.
III. CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Đề 1: Trình bày những nét chính về bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội có ảnh hưỏng tới sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975.
Đề 2: Nêu tóm tắt các chặng phát triển và thành tựu mỗi chặng của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975.
Đề 3: Nêu và phân tích ngắn gọn những đặc điểm chính của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975.
Đề 4: Trình bày khái quát về văn học Việt Nam từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX.
Gợi ý giải đề
Đề 1:
+ Phân tích đề:
- Nội dung: chỉ trình bày bối cảnh (lịch sử, văn hóa, xã hội) từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975 có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của văn học.
- Hình thức: trình bày ngắn gọn > nổi bật những nét chính.
+ Hướng dẫn:
- Mối quan hệ giữa bối cảnh thời đại và văn học (ý dành cho học sinh khá giỏi)
· Văn học bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống > bối cảnh thời đại ít nhiều dội âm vang trong tác phẩm > Bối cảnh là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới đặc điểm thi pháp của một thời kì văn học.
· Lịch sử (một trong những yếu tố của bối cảnh thời đại) ảnh hưởng tới sự phận chia giai đoạn văn học. Tuy nhiên không phải lúc nào giai đoạn văn học cũng trùng khít với giai đoạn lịch sử bởi văn học có sự vận động và phát triển nội tại của nó.
- Bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa ảnh hưởng tới văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975 (trọng tâm)
· Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối văn nghệ xuyên suốt tạo nên một nền văn nghệ thống nhất sau 1945.
· Hai cuộc kháng chiến trường kí suốt 30 năm tạo nên những đặc điểm riêng biệt của một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, ác liệt.
· Nền kinh tế nghèo nàn và chậm phát triển, điều kiện giao lưu văn hóa bị hạn chế.
- Khẳng định: Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội đã có ảnh hưởng quan trọng tới sự hình thành và phát triển của văn học (chỉ nêu mà không phân tích)
· Văn học Việt Nam 1945- 1975 chia làm 3 giai đoạn, ứng với các giai đoạn lịch sử > hiếm có thời kì nào, mốc phân chia văn học lại trung khít với mốc phân chia lịch sử như vậy.
· Mang những đặc điểm riêng biệt (Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước; hướng về đại chúng; chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn)
Đề 2:
+ Phân tích đề:
- Dạng đề: thuần tái hiện kiến thức văn học sử.
- Nội dung: các chặng phát triển và thành tựu mỗi chặng.
- Hình thức: trình bày ngắn gọn.
+ Hướng dẫn:
- Khái quát: Văn học Việt Nam từ sau 1945- 1975 chia làm 3 chặng và mỗi chặng đều đạt được những thành tựu đáng kể.
- Cụ thể (trọng tâm)
· Chặng 1 (1945- 1954)
· Chặng 2 (1955 – 1964)
· Chặng 3 (1965- 1975)
- Nhận xét (ý dành cho học sinh giỏi)
· Thành tựu chủ yếu trên các thể loại: thơ, truyện và kí
· Các thể loại phát triển theo xu hướng khác nhau (có thể loại đạt đỉnh cao ở chặng này nhưng lại lắng xuống ở chặng khác). Sự lựa chọn thể loại chịu sự chi phối sâu sắc của mục tiêu cách mạng.> thành tựu văn học gắn bó khăng khít và gần như thuận chiều với xu hướng vận động của lịch sử (gợi nhớ thời kì văn học mang hào khí Đông A của nhà Trần).
Ø Xuất phát từ quan niệm: văn học là một loại vũ khí đấu tranh cách mạng.
Đề 3:
+ Phân tích đề:
- Nội dung: những đặc điểm của văn học Việt Nam từ 1945- 1975.
- Hình thức: nêu và phân tích ngắn gọn.
+ Hướng dẫn:
- Nêu lần lượt 3 đặc điểm.
- Mỗi đặc điểm:
· Phân tích ngắn gọn
· Lấy dẫn chứng:
o Loại dẫn chứng: Dẫn chứng khái quát (khoảng 3 dẫn chứng, nêu tên), dẫn chứng điểm (1 dẫn chứng, phân tích ngắn gọn)
o Cách lấy dẫn chứng điểm: mỗi đặc điểm phân tích ngắn gọn 1 dẫn chứng hoặc sau khi trình bày 3 đặc điểm, phân tích 1 dẫn chứng có thể hiện cả 3 đặc điểm đó.
Đề 4:
+ Phân tích đề:
- Nội dung: văn học Việt Nam từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX.
- Hình thức: trình bày khái quát.
+ Hướng dẫn:
Chia ý theo các phần trong Kiến thức cơ bản
- Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá.
- Những chuyển biến và một số thành tựu.
- Nhận xét.