Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các văn bản Đất rừng phương Nam, Giang và Xuân về cho thấy thiên nhiên tươi đẹp và những con người mộc mạc, ấm áp ở quê hương đất nước ta, ở mỗi mảnh đất lại có những cảnh đẹp riêng, nhưng ở bất cứ đâu ta cũng thấy ấm áp và tràn đầy tình yêu thương.
Các văn bản Đất rừng phương Nam, Giang và Xuân về gợi cho em vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam rất trù phú, đa dạng, mỗi nơi, mỗi vùng miền lại mang những đặc trưng riêng tạo nên dấu ấn. Con người Việt Nam là có tình, có nghĩa, có văn hóa và biết thưởng thức cái đẹp.
em có thể làm theo dàn ý như sau:
a. Mở đoạn:
- Dẫn dắt được vào vấn đề hợp lý
- Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái quát vấn đề.
b. Thân đoạn:
- Thơ ca dân gian là gì? (thuộc phương thức biểu đạt trữ tình của văn học dân gian gồm tục ngữ, dân ca, ca dao....; thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau, đa dạng và phong phú xuất phát từ những trái tim lao động của nhân dân; là cách nói giản dị, mộc mạc, chân thành nhưng thể hiện những tình cảm to lớn, cụ thể).
- Tại sao thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động (lập luận): Thể hiện những tư tưởng, tình cảm, khát vọng, ước mơ....của người lao động. Thơ ca dân gian "thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta":
Tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên (dẫn chứng) Tình cảm cộng đồng (dẫn chứng) Tình cảm gia đình (dẫn chứng) Tình cảm của con cháu đối với tổ tiên, ông bà (dẫn chứng) Tình cảm của con cái đối với cha mẹ (dẫn chứng) Tình cảm anh em huynh đệ ruột thịt (dẫn chứng) Tình cảm vợ chồng (dẫn chứng) Tình bằng hữu bạn bè thân thiết, tình làng xóm thân thương (dẫn chứng) Tình thầy trò (dẫn chứng) Tình yêu đôi lứa (dẫn chứng)
c. Kết đoạn:
- Đánh giá khái quát lại vấn đề
- Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làm sáng tỏ.
- Cõi lòng nhà thơ đã hòa vào trời thu, cảnh thu. Cảnh thu rất đẹp, rất sinh động. Phải yêu thiên nhiên, đất nước thì tác giả mới vẽ ra được một bức tranh thiên nhiên cảnh thu với màu sắc sống động, tươi sáng, mang một nét đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Đặc biệt, hai câu thơ cuối thể hiện tấm lòng của nhà thơ:
Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
→ Tác giả đi câu cá nhưng thực chất là suy tư, ngẫm ngợi về chuyện dân, chuyện nước, về nhân tình thế thái. Tác giả tuy ở ẩn nhưng không quay lưng với cuộc đời, vẫn nặng lòng với thời cuộc, với đất nước.
-
Cần Thơ gạo trắng nước trong,
Ai đi đến đó lòng không muốn về.
-
Cà Mau hãy đến mà coi,
Muỗi kêu như sáo thổi,
Đỉa lội lềnh tựa bánh canh.
-
Cần Thơ là tỉnh,
Cao Lãnh là quê,
Anh đi lục tỉnh bốn bề,
Mải đi buôn bán chẳng về thăm em.
-
Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No,
Anh có thương em, xin sắm một con đò,
Để em qua lại mua cò gởi thơ.
-
Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền,
Anh có thương em, cho bạc cho tiền,
Đừng cho lúa gạo xóm giềng họ hay.
-
Con trai trong Quảng ra thi,
Thấy con gái Huế chân đi không đành.
-
Cúc mọc bờ ao kêu bằng cúc thủy,
Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa.
Viết thư thăm hết mọi nhà,
Trước thăm phụ mẫu sau là thăm em.
-
Chỉ điều xe tám, đậu tư,
Anh đi Gia Định thư từ cho em.
-
Chị Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.
-
Chợ Sài Gòn cẩn đá
Chợ Rạch Giá cẩn xi măng
Giã em xứ sở vuông tròn
Anh về xứ sở không còn ra vô.
-
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ
-
Khen ai khéo họa dư đồ,
Trước sông Nhị Thủy, sau hồ Hoàn gươm
-
Lục tỉnh có hạt Ba Xuyên,
Bạc Liêu chữ đặt, bình yên dân rày.
Mậu Thìn vốn thiệt năm nay,
Một ngàn hai tám, tiếng rày nổi vang.
Phong Thạnh vốn thiệt tên làng,
Giá Rai là quận, chợ làng kêu chung.
Anh em Mười Chức công khùng,
Bị tranh điền thổ, rùng rùng thác oan...
-
Lênh đênh ba mũi thuyền kề,
Thuyền ra Kẻ Chợ, thuyền về sông Dâu.
-
Làng tôi có lũy tre xanh,
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.
Bên bờ vải nhãn hai hàng,
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.
-
Mẹ bồng con ra ngồi ái Tử
Gái trông chồng đứng núi Vọng Phu
Bao giờ nguyệt xế, trăng lu
Nghe con chim kêu mùa hạ, biết mấy thu gặp chàng.
-
Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi...
-
Muối khô ở Gảnh mặn nồng
Giồng Trôm, Phong Nẫm dưa đồng giăng giăng
-
Nam Kì sáu tỉnh em ơi
Cửu Long chín ngọn cùng khơi một nguồn,
Sông Hương nước chảy trong luôn,
Núi Ngự danh tiếng cả muôn dặm ngoài.
-
Nhà Bè nước chảy chia hai,
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.
-
Ngày xuân cái én xôn xao
Con công cái bán ra vào chùa Hương
Chim đón lối, vượn đưa đường
Nam mô đức Phật bốn phương chùa này.
-
Ngọ Môn năm cửa chín lầu
Cột cờ ba bậc, Phú Văn Lâu hai tầng.
- Những người mà xấu như ma
Uống nước chùa hà lại đẹp như tiên
-
Ở đâu năm cửa, nàng ơi !
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng ?
Sông nào bên đục bên trong ?
Núi nào thắt cổ bồng mà thánh sinh ?
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh ?
Ở đâu mà lại có thành tiên xây?
Ở đâu là chín tầng mây ?
Ở đâu lắm nước, ở đâu nhiều vàng ?
Chùa nào mà lại có hang ?
Ở đâu lắm gỗ thời nàng biết không ?
Ai mà xin lấy túi đồng ?
Ở đâu lại có con sông Ngân-Hà ?
Nước nào dệt gấm thêu hoa ?
Ai mà sinh ra cửa, sinh nhà, nàng ơi ?
Kìa ai đội đá vá trời ?
Kìa ai trị thủy cho đời bình yên
Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời ?
Xin em giảng rõ từng nơi từng người.
- Thành Hà nội năm cửa, chàng ơi !
Sông Lục-đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.
Nước sông Thương bên đục bên trong,
Núi đức thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh.
Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh,
Ở trên tỉnh Lạng, có thành tiên xây.
Trên trời có chín từng mây,
Dưới sông lắm nước, núi nay lắm vàng.
Chùa Hương-tích mà lại ở hang;
Trên rừng lắm gỗ thời chàng biết không ?
Ông Nguyễn Minh-Không xin được túi đồng,
Trên trời lại có con sông Ngân-hà.
Nước Tàu dệt gấm thêu hoa;
Ông Hữu-Sào sinh ra cửa, ra nhà, chồng ơi !
Bà Nữ-Oa đội đá vá trời;
Vua Đại-Vũ trị thủy cho đời bình yên
Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời,
Em xin giảng rõ từng nơi nhiều người
-
Quảng Nam có núi Ngũ Hành,
Có sông Chợ Củi, có thành Đồng Dương.
-
Quảng Nam nổi tiếng bòn bon
Chả viên Bình Định vừa ngon vừa lành
Chín mùi da vẫn còn tươi
Mùi thơm cơm nếp, vị thanh đường phèn.
-
Rau đắng nấu với cá trê
Ai đến đất Mũi thì "mê" không về!
-
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiêng, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
-
Sông Tô nước chảy quanh co,
Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya.
Buồn tình vừa lúc phân chia,
Tiếng ai như đã bên kia hẹn hò.
-
Sông Đồng Nai nước trong lại mát
Đường Hiệp Hòa lắm cát dễ đi
Gái Hiệp Hòa xinh như hoa thiên lý
Trai Hiệp Hòa chí khí hiên ngang.
-
Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.
-
Tiếng đồn chợ xổm nhiều khoai
Đất đỏ nhiều bắp, La Hai nhiều đường.
-
Trầu Bà Điểm xẻ ra nửa lá
Thuốc Gò Vấp hút đã một hơi
Buồn tình gá nghĩa mà chơi
Hay là anh quyết ở đời với em?
-
Trai nào khôn bằng trai Long Mỹ
Gái nào mũ mỹ bằng gái Hà Tiên.
- Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Hà Nội Nam Định dọn đường rước dâu
Thanh Hóa cung đốn trầu cau
Hà Nam thời phải thui trâu mổ bò
Ninh Bình đục đá nung vôi
Bắc Ninh thời phải thổi xôi nấu chè
Hà Giang chuyển gỗ làm nhà
...Cho Anh lấy nàng
-
U Minh, Rạch Giá thị hóa Sơn Trường
Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua.
-
Ước gì anh lấy được nàng,
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
-
Vịt nằm bờ mía rỉa lông
Thấy cảnh thương chồng đi núi Hà Tây
-
Xem kìa Yên Thái như kia,
Giếng sâu chín trượng, nước thì trong xanh.
Đầu chợ Bưởi điếm cầm canh,
Người đi kẻ lại như tranh họa đồ.
Cổng chợ có miếu vua cha
Đường cái chính xứ lên chùa Thiên Niên
- Cõi lòng nhà thơ đã hòa vào trời thu, cảnh thu. Cảnh thu rất đẹp, rất sinh động. Phải yêu thiên nhiên, đất nước thì tác giả mới vẽ ra được một bức tranh thiên nhiên cảnh thu với màu sắc sống động, tươi sáng, mang một nét đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Đặc biệt, hai câu thơ cuối thể hiện tấm lòng của nhà thơ:
Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
→ Tác giả đi câu cá nhưng thực chất là suy tư, ngẫm ngợi về chuyện dân, chuyện nước, về nhân tình thế thái. Tác giả tuy ở ẩn nhưng không quay lưng với cuộc đời, vẫn nặng lòng với thời cuộc, với đất nước.
1.Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là: biểu cảm.
2.- "Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị
Tiếng đàn kêu tính tịch tình tang..." (Truyện cổ tích "Thạch Sanh")
-"Có cô Tấm náu mình trong quả thị" (Truyện cổ tích "Tấm Cám")
-"Có người em may túi đúng ba gang."(Truyện cổ tích "Cây khế")
-"...Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi." (Truyện cổ tích "Sự tích trầu cau")
3.Biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ là: điệp cấu trúc "Quê hương tôi có..."
Tác dụng:
-Nghệ thuật: Làm cho lời thơ hài hòa cân đối,giàu giá trị gợi hình gợi cảm cho đoạn thơ, gây hứng thú cho bạn đọc.
-Nội dung:
+Tác giả làm nổi bật lên giá trị của những câu chuyện cổ, những câu ca dao tục ngữ,đồng thời khẳng định vai trò và ý nghĩa của văn học dân gian nước nhà, ca ngợi truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta: yêu công lí,chuộng hòa bình chính nghĩa;tình nghĩa thủy chung; nghĩa tình.
+Bên cạnh đó chúng ta cần tự hào và giữ gìn những truyền thống quý báu đó,học tập để trau dồi kiến thức và nhân cách.
4. Văn học dân gian đối vs mỗi nhà văn, nhà thơ... là nguồn mạch cảm xúc, là sản phẩm tinh hoa của dân tộc Việt được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ nghệ thuật, đc chọn lọc từ những từ ngữ trau chuốt, đc gọt dũa cẩn thận từ bao đời nay.Song ai cũng có thể tham gia được,ai cũng được sửa chữa để tác phẩm được hay hơn,đầy đủ, phong phú hơn.Văn học dân gian là kho tí thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc, có giá trị giáo dục sâu sắc đạo lí làm người,có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo bản sắc riêng cho nền văn hóa dân tộc.Đoạn thơ trên là vậy, nó mang đến cho tác giả tình cảm tự hào, yêu mến, trân trọng; đồng thời cũng là niềm tự hào trước những giá trị văn hóa tinh thần, trước những truyền thống tốt đẹp của cội nguồn.Bản thân mỗi chúng ta ai cũng tự hào, yêu mến những giá trị văn hóa đó, và cần giữ gìn nó vì đó là biểu hiện của lòng yêu nước ở mỗi người.
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: biểu cảm.
Câu 2: Những câu ca dao, tục ngữ hoặc truyện cổ được gợi nhớ trong đoạn trích là: Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế, Sự tích Trầu Cau, Tay bưng chén muối đĩa gừng – Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau…
Câu 3: Biện pháp điệp cấu trúc “Một … cũng…” Tác dụng: - Khẳng định giá trị nội dung của những câu truyện cổ, những câu ca dao tục ngữ. - Làm nổi bật vẻ đẹp truyền thống của dân tộc: thủy chung, nghĩa tình.
Câu 4: Đoạn thơ là tình cảm tự hào, yêu mến, trân trọng của nhà thơ về những tác phẩm văn học dân gian. Đó cũng là niềm tự hào trước những giá trị trị văn hóa tinh thần, trước những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Văn học dân gian là nguồn mạch, tinh hoa của văn hóa dân tộc, là tâm hồn Việt Nam được hun đúc bao đời. Tự hào, yêu mến những giá trị văn hóa, những truyền thống tốt đẹp đó cũng là tự hào về nguồn cội, là biểu hiện của lòng yêu nước trong mỗi con người.
Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu năng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”.
Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chin chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.
Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi long. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chin chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.
Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”
Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việ Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!
Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy
Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của an hem chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.
Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.
Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.
sai rồi bạn ơi cái này tình yêu gia đình rồi ko phải tình đất nước