Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại
- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...
+ Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.
+ Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.
...
b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:
- Kiểu nhân vật bất hạnh
- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc
- Các yếu tố hoang đường kì ảo:
+ Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai
+ Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân
+ So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú
+ Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.
c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...
“ Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững
Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa
Trong và thực , sang hai bờ suy tưởng
Sống hiên ngang mà nhân ái, bao dung.”
Bao nhiêu tấc đất , tấc vàng bấy nhiêu.”
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.”
Tìm nơi bong mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn .
( Côn Sơn ca – Nguyễn Trãi)
Trong tay cầm một ngọn tầm vông ,chi nài sắm dao tu , nón gõ
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi , cũng đất xong nhà dạy đạo kia
Gươm đeo dung bằng lưỡi dao phay , cũng chém rớt đầu hai nọ.”
Tình yêu lớn ấy đối với đất nước , những đồng cam cộng khổ vất vả hang ngày cũng như chiến đấu đã sớm gắn bó con người VN thành một khối yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong tình nhân ái cao cả . Cha ông ta đã tự dặn mình và dạy con cháu :
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày.”
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.”
Văn học Việt Nam thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm về chính trị, văn hóa, đạo đức, thẩm mĩ của con người Việt Nam qua nhiều thời kì trong nhiều mối quan hệ đa dạng :
- Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên: Đây là một nội dung quan trọng, xuyên suốt trong văn học Việt Nam, thể hiện rõ qua ba giai đoạn phát triển của văn học dân tộc:
+ Văn học dân gian kể lại quá trình ông cha ta nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên; miêu tả thiên nhiên đầy tươi đẹp, thân thiết và gần gũi với đời sống của con người.
+ Văn học trung đại gắn vẻ đẹo của thiên nhiên với quan niệm thẩm mỹ của con người.
+ Văn học hiện đại miêu tả thiên nhiên gắn liền với những cảm xúc giản dị trong cuộc sống của con người: tình yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống; tình cảm lứa đôi.
- Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia dân tộc:
+ Là phần nội dung quan trọng, phong phú và mang giá trị nhân văn sâu sắc, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam.
+ Được văn học đề cập đến ở nhiều khía cạnh như: tinh thần yêu nước, tình yêu làng xóm, yêu quê cha đất tổ, căm ghét các thế lực giày xéo quê hương, ý thức về quốc gia dân tộc, ý chí đấu tranh, khát vọng tự do, độc lập….
+ Tinh thần yêu nước là nội dung tiêu biểu, mang những giá trị quan trọng của văn học Việt Nam.
- Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội:
+ Thể hiện lòng nhân ái và mơ ước về một xã hội công bằng, tốt đẹp.
+ Lên tiếng tố cáo phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với những người dân bị áp bức trong xã hội có giai cấp đối kháng.
+ Là một tiền đề quan trọng cho sự hình thành chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo trong văn học dân tộc.
- Con người Việt Nam và ý thức về bản thân:
+ Văn học đã ghi lại quá trình tìm kiếm, lựa chọn các giá trị để hình thành đạo lí làm người của dân tộc Việt Nam.
+ Trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, trung tâm của văn học (cộng đồng hoặc cá nhân) có những giá trị và cách phản ánh riêng.
+ Xu hướng chung của sự phát triển văn học dân tộc là xây dựng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp như: nhân ái, thuỷ chung, tình nghĩa, vị tha, giàu đức hi sinh, …
Nội dung chính
Văn học Việt Nam có hai bộ phận lớn: văn học dân gian và văn học viết. Văn học viết Việt Nam gồm văn học trung đại và văn học hiện đại, phát triển qua ba thời kì, thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam.
Học văn học dân tộc là để tự bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, tình cảm, quan niệm thẩm mĩ và trau dồi tiếng mẹ đẻ.
Các câu trong đoạn văn đều nói về tình cảm của con người trong ca dao, nhưng vẫn có những lỗi sau:
- Ý của câu đầu và các câu sau không nhất quán. Câu đầu nói về tình yêu nam nữ, những câu sau lại chỉ nói về những tình cảm khác.
- Quan hệ thay thế của đại từ "họ" ở câu 2 và câu 3 không rõ.
- Một số từ ngữ diễn đạt không rõ ràng.
Đoạn văn có thể chữa lại như sau:
Trong ca dao Việt Nam, những bài nói về tình yêu nam nữ là nhiều nhất nhưng số bài thể hiện những tình cảm khác cũng không phải ít. Những con người trong ca dao yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau sinh sống, yêu nơi chôn nhau cắt rốn. Họ yêu làng, yêu nước, yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong xóm, ngoài làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và sâu sắc.
Văn bản “Nơi dựa”
- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết
- Hình tượng nhân vật:
+ Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi
+ Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững
→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống
Bài “Thời gian”
+ Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian
+ Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian
- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”
+ “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng
+ Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt
- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng
- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát
Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian
- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian
c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền
Văn bản “Mình và ta”
- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật
- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.
- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.
- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.
- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.
- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc
- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.
a, Văn bản Nhà sàn thuyết minh về một ngôi nhà sàn, một công trình xây dựng gần gũi, quen thuộc, bộ phận khá lớn người miền núi nước tả, một số dân tộc khác ở khu vực Đông Nam Á
- Nội dung: thuyết minh về kiến thức, nguồn gốc, những tiện ích của nhà sàn
b, Bố cục
MB (từ đầu đến... văn hóa cộng đồng): Định nghĩa và mục đích sử dụng của ngôi nhà sàn
TB (Toàn bộ nhà sàn... bao giờ cũng phải là nhà sàn): Thuyết minh về cấu tạo, nguồn gốc, công dụng của nhà sàn.
Kết bài (còn lại): đánh giá, ngợi ca vẻ đẹp nhà sàn ở Việt Nam xưa và nay
c, Văn bản Nhà sàn có thể tóm tắt như sau:
Nhà sàn là công trình kiến trúc dùng để ở hoặc với mục đích khác. Toàn bộ nhà sàn được dựng bằng vật liệu tự nhiên, nhiều cột chống. Không gian nhà sàn gồm mặt sàn, gầm sàn, ba khoang lớn nhỏ, hai bên cầu thang... được sửu dụng vào mục đích sinh hoạt, ăn ở, tiếp khách... khác nhau. Nhà sàn xuất hiện ở miền núi Việt Nam và khu vực Đông Nam Á từ thời Đá Mới. Nhà sàn có nhiều tiện ích, phù hợp với địa bàn cư trú vừa tận dụng nguyên liệu giữ vệ sinh... Nhà sàn ở miền núi nước ta đạt tới trình độ kĩ thuật, thẩm mĩ cao, đã, đang là đối tượng hấp dẫn khách du lịch