K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 1 2022

tk

 

 Tuổi thơ tôi gắn liền với những câu chuyện như Thạch SanhSọ DừaCây tre trăm đốt, v.v... được bà và mẹ kể cho mỗi tối trước khi đi ngủ. Những câu chuyện ấy đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ mãi. Ở lứa tuổi của tôi, cũng giống như các bạn, tôi cũng thích truyện tranh, hoạt hình,... nhưng truyện cổ tích vẫn là mạch nguồn dân tộc và có vị trí riêng trong trái tim tôi.

          Tôi đã gắn liền tâm hồn mình với ca dao, cổ tích. Vì vậy, để trả lời câu hỏi có thích đọc truyện cổ tích không, câu trả lời chắc chắn là có. Nhân vật thiện hay ác, tôi đều thích. Tôi thích cả những yếu tố có phần như hoang đường kỳ ảo, thích cả cái kết có hậu.

          Sẽ rất nhiều người nói rằng truyện cổ tích không hay vì các nhân vật trong truyện cổ tích phân rõ chính – tà, trắng – đen, mà con người ai cũng có cả xấu lẫn tốt. Nhưng với tôi, sự phân chia rõ ràng các tính chất cho từng nhân vật lại giúp ta dễ dàng nhận biết hơn. Những nhân vật cũng từ đó mà trở thành biểu tượng cho thiện lương hay ác độc. Lý Thông đã thành đại diện cho cái xấu. Còn Thạch Sanh đã thành đại diện cho cái tốt. Mẹ con Cám đã trở thành đại diện cho cái xấu. Còn cô Tấm lại là đại diện cho sự tốt đẹp, cho sự hiền dịu, chăm chỉ. Việc phân chia rõ ràng hai tuyến nhân vật để ta thấy rõ từng kiểu tính cách con người, đồng thời cũng là cách để giáo dục con người hướng thiện.

          Tôi còn thích truyện cổ tích vì nó phản ánh mong ước của nhân dân Việt Nam về kết thúc có hậu, về cái người ta vẫn gọi là Ở hiền thì lại gặp hiền/ Người ngay thì được Phật, tiên độ trì. Mỗi khi nhân vật chính diện gặp phải tai họa, gặp phải những thách thức, khó khăn tưởng như không cách nào hóa giải được, thì khi ấy những thế lực siêu nhiên sẽ xuất hiện cứu giúp. Nói cách khác, đó là khi yếu tố kỳ ảo trong truyện cổ tích bắt đầu xuất hiện. Yếu tố kỳ ảo đó có thể là ông Bụt giúp cô Tấm đi trẩy hội, giúp anh nông dân có được cây tre trăm đốt mà hẳn ai trong chúng ta cũng đã quen với câu nói của Bụt: “Làm sao con khóc?!”. Đó cũng có thể là những chi tiết như Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai vào một gia đình, mà sau này người con ấy có tên là Thạch Sanh. Đó cũng có thể là chuyện Sọ Dừa hàng ngày lăn lóc mà lại có thể hóa thành chàng trai khôi ngô tuấn tú, có sẵn các sính lễ để cưới con gái phú ông. Những yếu tố kỳ ảo như thế cho thấy niềm tin tâm linh, niềm tin về cái thiện, tinh thần nhân văn của con người Việt Nam.

          Những yếu tố kỳ ảo hay nhân vật có những nét tính cách đặc trưng còn liên kết với cái kết có hậu. Không chỉ là người hiền gặp hiền, mà cả kẻ ác sẽ gặp cái ác. Ta có thể thấy điều này qua truyện Tấm Cám và truyện Thạch Sanh. Mẹ con Cám cuối cùng có kết cục như thế nào, mẹ con Lý Thông có kết cục như thế nào, hẳn ai cũng đã rõ. Cái kết có hậu hay cái kết mang tính nhân quả không chỉ giáo dục con người ta mà còn cho thấy văn hóa người Việt, tin tưởng vào nghiệp, tin tưởng vào nhân quả. Đó có thể là sự ảnh hưởng của Phật giáo vào đời sống người Việt. Nói cách khác, người ta có thể nhìn thấy văn hóa Việt Nam thông qua truyện cổ tích. Văn hóa, đời sống người Việt cũng còn được thể hiện qua những hoạt động sinh hoạt hàng ngày của các nhân vật trong truyện. Đó là đốn tre để làm đũa trong truyện Cây tre trăm đốt. Đó là cô Tấm trèo lên cây cau, hay Sọ Dừa học hành để thi khoa cử rồi đỗ thành trạng nguyên. Tất cả những điều đó tạo nên một “hệ sinh thái” rất Việt Nam. Truyện cổ tích như vậy đã lưu giữ mạch nguồn của người Việt. Chính những điều về văn hóa đó đã khiến tôi yêu truyện cổ tích vô cùng.

          Mỗi người sẽ có những quan điểm riêng. Có người có thể sẽ không thích truyện cổ tích vì cho rằng nó đã cũ, vì cho rằng các nhân vật chia rõ ràng trắng – đen, thiện – ác quá. Nhưng với tôi, chính những điều đó lại cho tôi thích đọc truyện cổ tích vô cùng. Vì khi ấy, tôi học được những bài học làm người và được gặp lại ông cha của mình – cội nguồn văn hóa dân tộc.

D
datcoder
CTVVIP
7 tháng 12 2023

Bài viết tham khảo: Đề 1

Tố Hữu khi viết về người mẹ, ông viết bằng tấm lòng thương yêu, kính trọng, ngợi ca. Bài thơ “Mẹ Tơm” cũng được tác giả viết với dòng cảm xúc cao quý ấy và gửi gắm lòng biết ơn người mẹ đã nuôi dưỡng nhà thơ trong những ngày vượt ngục. Từ xúc cảm cụ thể, bài thơ vươn lên triết lí, để cao đạo lí ân nghĩa của dân tộc. 

Mẹ Tơm chính là người cưu mang giúp đỡ nhà thơ hay cũng chính là những anh chiến sĩ, Đảng ta. Mẹ nấu cơm cho cán bộ Đảng ăn mà không sợ kẻ thù biết:

“Con đã về đây, ơi mẹ Tơm

Hỡi người mẹ khổ đã dành cơm

Cho con, cho Đảng ngày xưa ấy

Không sợ tù gông, chấp súng gươm”

Tác giả như vui sướng khi trong lòng nghĩ reo lên khi gặp người mẹ anh hùng ấy. Chính mẹ là người đã không sợ những đe dọa và ác độc của quân thù. Mẹ chỉ là một người phụ nữ chân yếu tay mềm thế nhưng trái tim mẹ được đúc bằng thép để cho mọi sự tàn ác kia chỉ như gió thoảng bên tai mà thôi. Mẹ vẫn dành những phần cơm cho chiến sĩ cán bộ Đảng mà không hề sợ súng gươm quân thù.

Không chỉ thế người mẹ anh hùng ấy còn là một người yêu thương những cán bộ Đảng như chính con ruột của mình, căm thù bọn Tây Nhật:

“Thương người cộng sản, căm Tây – Nhật

Buồng Mẹ – buồng tim – giấu chúng con

Đêm đêm chó sủa… Làng bên động?

Bóng Mẹ ngồi canh lẫn bóng cồn…”

Chính vì thương người cộng sản và căm thù bọn cướp nước cho nên người mẹ ấy mới giúp các chiến sĩ của ta. Mẹ Tơm lấy căn buồng của mình để giấu bộ đội, lấy trái tim mình để giấu họ trong niềm yêu thương. Trái tim mẹ mang một tình thương bao la rộng lớn lắm, tình thương ấy đã lấn át hết đi những nỗi sợ hãi của mẹ. Không những thế trong trái tim ấy tồn tại cả sự cảm thù quân giặc kia cho nên nỗi sợ hãi súng gươm không có chỗ để tồn tại nữa. Mẹ đã già thế nhưng để bảo vệ cho những đứa con chiến sĩ của mình mẹ đã không quản nhọc nhằn ngồi canh chừng cho các con yên tâm làm việc.

Mẹ Tơm còn rất thông minh và giúp cho những chiến sĩ của ta truyền những thông tin mật đi một cách dễ dàng mà không ai biết:

“Chợ xa, Mẹ gánh mớ rau xanh

Thêm bó truyền đơn gọi đấu tranh

Bãi cát vàng thau in bóng Mẹ

Chiều về… Hòn Nẹ… Biển reo quanh…”

Mẹ không chỉ gan dạ mà còn khéo léo và thông minh. Mẹ gánh mớ hàng rau ra chợ để thêm vào đó bó truyền đơn gọi đấu tranh. Bóng mẹ in trên nền cát vàng phau thấy yêu thấy thương biết nhường nào. Gánh rau ra chợ nhưng cũng nằm trong mọi ánh mắt nhìn của quân giặc. Chính vì thế mà mẹ phải khéo léo thẩn trọng lắm mới không để bị lộ.

Khi chứng kiến cảnh những người con chiến sĩ của mình bị bắt thì mẹ đau xót vô cùng. Nhìn thấy máu đỏ pha cát lạnh mà mẹ ngồi trông nỗi đau vọng đến tận trời cao:

“Nhưng một đêm mưa, ướt bãi cồn

Lính về, lính trói cả hai con

Máu con đỏ cát đường thôn lạnh

Bóng mẹ ngồi trông, vọng nước non!”

Quay trở về với hiện tại người mẹ ấy đã đi thật rồi. Chỉ còn có một nắm cỏ với nắm đất mà thôi. Nhà thơ kể lại câu chuyện về người mẹ anh hùng đầy tình yêu thương và che chở. Thời gian trôi đi đã mang mẹ đi xa mất rồi. Người con năm xưa được mẹ cưu mang đến giờ này có thời gian về thăm mẹ thì mẹ Tơm đã không còn nữa. Nhà thơ đành thắp nén hương để chào mẹ hay cũng chính là cảm ơn mẹ.

Qua bài thơ ta thấy mẹ Tơm hiện lên là một bà mẹ anh hùng, một người phụ nữ yêu nước, căm thù giặc. Mẹ không quan khó nhọc nguy hiểm để cất giấu cán bộ chiến sĩ trong nhà mình. Mẹ đã già nhưng vẫn tham gia hoạt động cách mạng. Người mẹ ấy quả thật rất vĩ đại và đáng kính biết bao.

D
datcoder
CTVVIP
7 tháng 12 2023

Bài viết tham khảo: Đề 2

Từ lâu những câu chuyện cổ tích đã đi sâu vào tiềm thức tuổi thơ của mỗi người. Những câu chuyện cổ tích diệu kỳ được bà, mẹ kể cho nghe giúp tuổi thơ lớn lên với bao nhiêu cảm nhận về cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống. Chính vì thế em rất thích đọc truyện cổ tích.

Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu. Thông qua những đặc điểm về nội dung, ngôn ngữ, tính chất của cốt truyện, hình tượng nghệ thuật… nhằm phản ánh các mối quan hệ xã hội gửi gắm tinh thần lạc quan, cái thiện luôn chiến thắng và được tôn vinh, cái ác bị bài trừ.

Thứ nhất, em thấy những câu chuyện cổ tích phù hợp tâm lý trẻ thơ bọn em. Với trẻ, truyện cổ tích luôn là một món ăn tinh thần không thể thiếu bởi ở đó nó chứa những hình ảnh sinh động, bắt mắt và lôi cuốn. Trẻ luôn bị cuốn hút bởi cái đẹp, những điều kỳ diệu. Như hình ảnh Gióng vươn vai thành tráng sĩ – người anh hùng lí tưởng của dân tộc hay sự kì lạ của niêu cơm thần cứ hết lại đầy.

Thứ hai, những truyện cổ tích của dân tộc luôn hướng chúng em về cội nguồn dân tộc. Bởi chúng đều được sáng tác từ lòng tự tôn dân tộc, giúp các em hiểu hơn về lịch sử, cội nguồn của dân tộc. Những sự tích được lưu truyền từ đời này qua đời khác nhưng vẫn còn nguyên giá trị. Sự tích Thánh Gióng – đã trở thành biểu tượng quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam, biểu tượng cho sức mạnh thần kỳ và yêu nước của nhân dân ta.

Thứ ba, truyện cổ tích mang tính giáo dục cao. Chún luôn ẩn chứa bài học về đạo đức và giúp đỡ trẻ em khám phá, phân biệt được đúng sai, dạy con kỹ năng tư duy phê phán. Mỗi một truyện sẽ là chủ đề tuyệt vời để chúng ta thảo luận về đúng sai, hậu quả của sự lựa chọn, và rất nhiều kỹ năng tư duy phê phán. Các nhân vật trong truyện liên tục phải đối mặt với những lựa chọn lớn nhỏ. Đôi khi họ có những lựa chọn đúng, và đôi khi là sai. Và kết thúc mỗi một câu chuyện, các nhân vật sẽ được tận hưởng kết quả hoặc gánh chịu hậu quả từ những lựa chọn trước đó. Ví như câu chuyện cổ tích Thạch Sanh răn dạy cho ta bài học sống ở đời cần thiện lương, trung thực đừng như Lí Thông gian xảo, độc ác nhận kết cục trừng phạt sét đánh biến thành bọ hung. Những nhân vật họ sống chân thành, tốt bụng với những người xung quanh, giúp đỡ kẻ yếu, quan tâm đến những người nghèo khó… sẽ được in hằn trong tâm trí các em để quyết định đến việc hình thành cảm xúc và lòng nhân ái của trẻ sau này.

Những câu chuyện cổ tích được lặp đi lặp lại, cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác. Qua những câu chuyện, ta sẽ biết được thêm nhiều sự tích thú vị về con người, sự vật, sự việc thường xuất hiện trong các áng văn thơ văn của dân tộc ta. Tất cả sẽ làm giàu thêm trí tưởng tượng vốn rất phong phú của em và mọi trẻ em khác, bồi dưỡng tâm hồn, thêm yêu, thêm tin vào cổ tích.

10 tháng 1 2022

Tuổi thơ tôi gắn liền với những câu chuyện như Thạch SanhSọ DừaCây tre trăm đốt, v.v... được bà và mẹ kể cho mỗi tối trước khi đi ngủ. Những câu chuyện ấy đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ mãi. Ở lứa tuổi của tôi, cũng giống như các bạn, tôi cũng thích truyện tranh, hoạt hình,... nhưng truyện cổ tích vẫn là mạch nguồn dân tộc và có vị trí riêng trong trái tim tôi.

          Tôi đã gắn liền tâm hồn mình với ca dao, cổ tích. Vì vậy, để trả lời câu hỏi có thích đọc truyện cổ tích không, câu trả lời chắc chắn là có. Nhân vật thiện hay ác, tôi đều thích. Tôi thích cả những yếu tố có phần như hoang đường kỳ ảo, thích cả cái kết có hậu.

          Sẽ rất nhiều người nói rằng truyện cổ tích không hay vì các nhân vật trong truyện cổ tích phân rõ chính – tà, trắng – đen, mà con người ai cũng có cả xấu lẫn tốt. Nhưng với tôi, sự phân chia rõ ràng các tính chất cho từng nhân vật lại giúp ta dễ dàng nhận biết hơn. Những nhân vật cũng từ đó mà trở thành biểu tượng cho thiện lương hay ác độc. Lý Thông đã thành đại diện cho cái xấu. Còn Thạch Sanh đã thành đại diện cho cái tốt. Mẹ con Cám đã trở thành đại diện cho cái xấu. Còn cô Tấm lại là đại diện cho sự tốt đẹp, cho sự hiền dịu, chăm chỉ. Việc phân chia rõ ràng hai tuyến nhân vật để ta thấy rõ từng kiểu tính cách con người, đồng thời cũng là cách để giáo dục con người hướng thiện.

          Tôi còn thích truyện cổ tích vì nó phản ánh mong ước của nhân dân Việt Nam về kết thúc có hậu, về cái người ta vẫn gọi là Ở hiền thì lại gặp hiền/ Người ngay thì được Phật, tiên độ trì. Mỗi khi nhân vật chính diện gặp phải tai họa, gặp phải những thách thức, khó khăn tưởng như không cách nào hóa giải được, thì khi ấy những thế lực siêu nhiên sẽ xuất hiện cứu giúp. Nói cách khác, đó là khi yếu tố kỳ ảo trong truyện cổ tích bắt đầu xuất hiện. Yếu tố kỳ ảo đó có thể là ông Bụt giúp cô Tấm đi trẩy hội, giúp anh nông dân có được cây tre trăm đốt mà hẳn ai trong chúng ta cũng đã quen với câu nói của Bụt: “Làm sao con khóc?!”. Đó cũng có thể là những chi tiết như Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai vào một gia đình, mà sau này người con ấy có tên là Thạch Sanh. Đó cũng có thể là chuyện Sọ Dừa hàng ngày lăn lóc mà lại có thể hóa thành chàng trai khôi ngô tuấn tú, có sẵn các sính lễ để cưới con gái phú ông. Những yếu tố kỳ ảo như thế cho thấy niềm tin tâm linh, niềm tin về cái thiện, tinh thần nhân văn của con người Việt Nam.

          Những yếu tố kỳ ảo hay nhân vật có những nét tính cách đặc trưng còn liên kết với cái kết có hậu. Không chỉ là người hiền gặp hiền, mà cả kẻ ác sẽ gặp cái ác. Ta có thể thấy điều này qua truyện Tấm Cám và truyện Thạch Sanh. Mẹ con Cám cuối cùng có kết cục như thế nào, mẹ con Lý Thông có kết cục như thế nào, hẳn ai cũng đã rõ. Cái kết có hậu hay cái kết mang tính nhân quả không chỉ giáo dục con người ta mà còn cho thấy văn hóa người Việt, tin tưởng vào nghiệp, tin tưởng vào nhân quả. Đó có thể là sự ảnh hưởng của Phật giáo vào đời sống người Việt. Nói cách khác, người ta có thể nhìn thấy văn hóa Việt Nam thông qua truyện cổ tích. Văn hóa, đời sống người Việt cũng còn được thể hiện qua những hoạt động sinh hoạt hàng ngày của các nhân vật trong truyện. Đó là đốn tre để làm đũa trong truyện Cây tre trăm đốt. Đó là cô Tấm trèo lên cây cau, hay Sọ Dừa học hành để thi khoa cử rồi đỗ thành trạng nguyên. Tất cả những điều đó tạo nên một “hệ sinh thái” rất Việt Nam. Truyện cổ tích như vậy đã lưu giữ mạch nguồn của người Việt. Chính những điều về văn hóa đó đã khiến tôi yêu truyện cổ tích vô cùng.

          Mỗi người sẽ có những quan điểm riêng. Có người có thể sẽ không thích truyện cổ tích vì cho rằng nó đã cũ, vì cho rằng các nhân vật chia rõ ràng trắng – đen, thiện – ác quá. Nhưng với tôi, chính những điều đó lại cho tôi thích đọc truyện cổ tích vô cùng. Vì khi ấy, tôi học được những bài học làm người và được gặp lại ông cha của mình – cội nguồn văn hóa dân tộc.

10 tháng 1 2022

Em rất thích đọc truyện cổ tích.​Truyện cổ tích giúp các bé hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.Truyện cổ tích ra đời nhằm hướng con người đến những cái đẹp hoàn mỹ, ở lành gặp lành, thể hiện ước mơ và khát vọng về cuộc sống tươi đẹp của nhân dân ta. Truyện cổ tích dành cho bé sẽ giúp các bé hiểu hơn về lịch sử, cội nguồn của dân tộc.

5 tháng 4 2018

Truyện cổ tích là bình chứa ước mơ của người xưa. Thông qua truyện cổ tích, người nông dân gửi gắm hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp, công bằng trong xã hội. Truyện cổ tích đã gắn liền với mỗi chúng ta từ thuở còn nằm trong nôi. Những câu chuyện cổ tích qua lời kể dịu dàng của bà của mẹ ăn sâu vào trong tiềm thức của ta, theo ta lớn khôn tới tận bây giờ. Trong thế giới cổ tích đầy diệu kì và màu nhiệm ấy, tôi ấn tượng nhất với nhân vật anh Khoai trong truyện “Cây tre trăm đốt”

Anh Khoai trong truyện “Cây tre trăm đốt” là một chàng trai mới ngoài đôi mươi. Thân hình anh to cao, khỏe mạnh. Khuôn mặt vuông chữ điền thể hiện vẻ hiền lành, phúc hậu. Mái tóc đen nhánh được búi lên đỉnh đầu. Đôi mắt anh đen láy ánh lên sự lanh lợi, thật thà. Làn da bánh mật chứng tỏ đã trải qua nhiều sương gió. Từ con người anh toát lên vẻ chân chất, đôn hậu của những người nông dân Việt Nam từ bao đời.

Mồ côi từ nhỏ, anh sớm phải đi ở cho phú ông. Là một chàng trai hiền lành, thật thà, cho nên, anh lúc nào cũng chịu thương chịu khó, một nắng hai sương. Những công việc khó khăn, vất vả anh đều sẵn sàng đảm đương một cách vui vẻ, chẳng bao giờ oán thán một lời. Anh dậy từ lúc chú gà trống cất tiếng gáy đầu tiên chào mừng buổi sáng, ra đồng khi sương vẫn còn phủ đẫm trên từng cành cây kẽ lá, lung linh như những hạt ngọc. Và khi trời đã tối không còn nhìn rõ mặt người, anh mới cùng chú trâu lững thững ra về. Nhờ sự lao động cần cù, chăm chỉ của anh, nhà phú ông chẳng mấy chốc có của ăn của để, trâu bò đầy chuồng, thóc gạo để đầy trong kho. Thế nhưng, phú ông gian manh, xảo quyệt lại lợi dụng sự thật thà, chân chất của anh. Ông ta hứa nếu anh chăm chỉ làm lụng cho ông, ông ta sẽ gả con gái cho.

Ngày thực hiện lời hứa cũng đến. Phú ông sai anh vào rừng, dặn anh tìm cho được cây tre trăm đốt rồi sẽ cho lấy con gái mình. Anh vào rừng với niềm hi vọng và tin tưởng. Nhưng, anh tìm mãi, tìm mãi mà chẳng thấy cây tre trăm đốt nào. Cuối cùng, lúc anh bật khóc, Bụt đã hiện ra giúp đỡ. Nhờ có câu thần chú: “Khắc nhập, khắc xuất” của Bụt, anh đã có được cây tre trăm đốt và trừng trị cho lão phú ông một bài học. Anh Khoai hiền lành, tốt bụng rốt cục cũng có được hạnh phúc xứng đáng. Điều ấy cũng thể hiện triết lí ở hiền gặp lành ta thường thấy trong truyện cổ tích:
“Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì”

Những câu chuyện cổ tích đã có từ xa xưa nhưng dường như lúc nào cũng có sức hút mới mẻ đối với tuổi ấu thơ của mỗi người. Truyện cổ tích sẽ mãi là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của ta, dạy ta biết tin vào những điều thiện, điều tốt đẹp trong cuộc sống.

10 tháng 2 2022

Tham Khảo

(A cũng đồng ý với điều kiện trên , bài này em thấy câu nào hay hay , vừa ý mình thì viết vào bài nha ~)

Người xưa vẫn có câu “cái nết đánh chết cái đẹp”, “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Vẻ đẹp bên ngoài theo thời gian sẽ phai nhạt dần, khi ấy thứ để đánh giá cái đẹp của phụ nữ chính là vẻ đẹp tâm hồn bên trong con người họ.
Khi nhìn nhận đánh giá một sự vật,ta phải thấy rằng giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong,không phải lúc nào cũng thống nhất mà thông thường thì những sự vật có thực chất kém cỏi lạ thường một hình thức lôi cuốn hấp dẫn.Một vật dụng như chiếc tủ,chiếc giường,chiếc bàn bằng gỗ tạp lại được sơn phết,tô điểm với nước sơn bóng nhoáng,màu mè.Mỗi kẻ vô tài thường làm ra vẻ lịch duyệt,hiểu biết.Những kẻ “miệng nam mô bụng một bồ dao găm” vẫn tồn tại phổ biến trong xã hội. Do đó,trong tiếp xúc thường ngày với mọi sự vật,mọi con người phải chú trọng vào chất lượng bên trong của sự vật,vào vẻ đẹp tâm hồn của con người chớ đừng vì bóng sắc hấp dẫn bên ngoài mà quên đi cái mục ruỗng,thối nát,xấu xa và vô vị bên trong.

Nhưng trong xã hội ngày nay, một người có tâm hồn đẹp đến đâu mà không biết chăm chút cho nhan sắc bên ngoài của mình thì rất khó có thể thành công được. Vẻ đẹp nhan sắc bên ngoài luôn là bước đi đầu tiên sau đó mới là thời gian để chứng minh vẻ đẹp tâm hồn bên trong. Bởi ngay từ khi tiếp xúc, điều ta nhìn thấy trước hết là vẻ đẹp bên ngoài của con người đó. Vẻ đẹp nhan sắc luôn là vẻ đẹp được đánh giá đầu tiên. Không phủ nhận rằng nét đẹp bên trong vẫn được đánh giá cao hơn nét đẹp bên ngoài nhưng trên thực tế vẻ đẹp bên ngoài mới là cái trực quan nhất, mới là cái khiến người khác chú ý đầu tiên còn nét đẹp bên trong thì phải tiếp xúc một thời gian mới xác định được. Nhưng vẻ đẹp nhan sắc thôi thì chưa đủ để nói lên giá trị của con người, hơn nữa vẻ đẹp này rất phù du, không tồn tại lâu dài.Vì vậy khi đánh giá,ta cần coi trọng chất lượng của sự vật cũng như đạo đức,tài năng trí tuệ của con người.

Bài thơ gấu con chân vòng kiềng một lời khuyên sáng suốt, thiết thực trong cách đánh giá sự vật và con người trong mọi hoàn cảnh, đồng thời đó cũng là lời cảnh tỉnh đối với những ai chỉ chạy theo hình thức hào nhoáng bên ngoài mà quên đi phẩm chất tốt đẹp yếu tố cơ bản tạo nên giá trị đích thực của một con người.

10 tháng 2 2022

Thanks bạn ạ!

6 tháng 11 2017

Trong tất cả những câu truyện cổ tích em đã học thì” Em bé thông minh” là câu truyện hay và có ý nghĩa sâu sắc nhất. Em bé đã phải trả lời bao nhiêu câu hỏi hóc búa của nhà vua, nào là làm con chim sẽ thành ba mâm cỗ,trâu đực bắt đẻ chín con nhưng em bé đã trả lời một cách dễ dàng nhưng em ấn tượng nhất là lời thử thách của sứ giả bên nước làng giềng. Câu đố vô cùng hiểm hóc và có liên quan đến sự tự tôn của dân tộc và là mối lo ngại cho vua cùng các quan đại thần nhưng em bé đã giải rất nhanh bằng cách sử dụng kinh nghiêm dân gian và em đã đại diễn cho tài năng, trí tuệ của đất nước và đồng thời giữ được sự tự trọng cho đất nước, dân tộc. Em cảm thấy rất khâm phục em vì tuy còn nhỏ nhưng em đã góp công cứu nước nhà. Để cảm ơn em bé, vua cũng đã phong cho em làm trạng nguyện và xây dinh thự ngay bên cạnh hoàng cung để tiện thăm hỏi. Từ đó cho thấy, em bé là một người rất thông minh, nhanh trí, bình tĩnh, tự tin, can đảm và đầy bản lĩnh.

6 tháng 11 2017

bạn yêu dấu,cảm ơn đã giúp mình nhưng bạn làm short quá,làm thế nào làm bài văn dc?????

24 tháng 2 2022

đồng ý vì thạch sanh là chuyện cổ tích do con người nghĩ ra nhưng có những người cũng giống thạch sanh ở ngoài đời

24 tháng 2 2022

- Qua các bản kể có thể thấy truyện “Thạch Sanh” còn có thể giải thích nguồn gốc của các con vật: bọ hung, ễnh ương,… 

→ Ở một số bản kể, truyện cổ tích thường có nội dung giải thích nguồn gốc, sự tích của con vật, đồ vật, phong tục,… tạo sự hấp dẫn cho cốt truyện, đồng thời tạo ra một đặc điểm thi pháp: từ trong thế giới cổ tích, người kể chuyện đưa người đọc trở lại với thực tại, nhắc nhở họ về một hiện tượng nào đó vẫn thường xảy ra trong đời sống. 

12 tháng 10 2018

Trong truyện cổ dân gian, sự xuất hiện của Thần, Tiên, Bụt, Phật … đã tạo nên yếu tố hoang đường, yếu tố kì diệu. Những nhân vật siêu nhiên ấy nhằm giúp đỡ, độ trì người nghèo, bênh vực kẻ yếu, ban phép lạ cho người tốt, trừng phạt bọn xấu xa, gian ác trong cuộc đời. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy cũng có nhân vật Thần. Thần xuất hiện trong giấc mộng, mách bảo cho Lang Liêu mới được nối ngôi Vua “tuy đúng, nhưng chưa thật đầy đủ. Chưa thật đầy đủ ở điểm nào? Vì ý kiến ấy chưa đề cập đến yếu tố con người, van trò con người. Đó là Lang Liêu và nhà vua.

Lang Liêu là một ông hoàng “chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai …”. Đó là một ông hoàng giàu nhân đức, rất cần cù, sống gần dân, biết trọng nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Anh mồ côi mẹ, là một ông hoàng bị “lép vế” trong hoàng tộc nên mới được Thần hiến kế và độ trì. Việc Lang Liêu gặp Thần trong giấc mộng có ý nghĩa là Lang Liêu được lòng dân, bởi lẽ “thần bảo như dân bảo”.

Lang Liêu là một con người rất sáng tạo. Thần chỉ nói về giá trị của gạo, và mách bảo Lang Liêu nên lấy gạo để làm bánh, chứ không chỉ về cách thức cụ thể làm bánh ra sao. Thế nhưng Lang Liêu đã biết lấy gạo nếp đem vo sạch, lấy đõ xanh và thịt lợn làm nhân, lấy lá dong gói thành bánh hình vuông đem nấu chín; biết đồ gạo nếp, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Lang Liêu đã sử dụng nguyên liệu sẵn có của nhà nông, của quê hương xú sở, sáng tạo thành hai thứ bánh rất ngon. Anh rất xứng đáng nhận mọi phân thưởng cao quý.

Bánh của Lang Liêu sáng tạo nên không chỉ ngon mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa, tốt đẹp. Bánh giầy tượng trung cho Trời, bánh chưng tượng trưng cho Đất. Thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài. Có thể nói đó là sự hòa hợp giữa con người với đất trời, thiên nhiên tạo vật.  Lá dong bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Vua Hùng qua chiếc bánh chưng xanh gói bằng lá dong mà nêu cao bài học thương yêu đòan kết. Nhà vua ngẫm nhắc các hoàng tử và quân thần bài học giữ nước. Bánh chưng, bánh giầy với biểu tượng cao quý ấy đã thể hiện cái tâm cái tài, nhất là lòng trung hiếu của Lang Liêu. Lang Liêu đã làm vừa ý vua cha, xứng đáng được vua Hùng truyền ngôi báu, có Tiên vương chứng giám.

Truyền thuyết này đã giải thích nguồn gốc và tính nhân văn của bánh chưng, bánh giầy. Truyện bộc lộ niềm tự hào về một nét đẹp truyền thống của đất nước ta với hương vị Tết cổ truyền rất đậm đà. Và đó chính là bản sắc tốt đẹp của nền văn hóa, nền văn hóa Việt Nam.

Sâu xa hơn nữa, truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy còn thể hiện ý thức lấy nước, lấy dân làm gốc, coi trọng nghề nông, quý hạt gạo, biết ơn tổ tiên, kính Trời Đất với tất cả tấm lòng hồn hậu, chân thành của con người Việt Nam chúng ta.