Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thời điểm hiện tại là năm 2023 (Em nhớ coi lúc em đọc đáp án này thì lịch là năm nào nhé)
– Năm 179 TCN cách năm 2023= 2023 + 179 - 1 = 2201 (năm) (Vì không có năm 0) = 220 thập kỉ + 1 năm = 22 thế kỉ + 1 năm
– Năm 111 TCN cách năm 2023= 2023 + 111 - 1 = 2133 (năm) (Vì không có năm 0) = 213 thập kỉ + 3 năm = 21 thế kỉ + 33 năm
– Năm 1 TCN cách năm 2023= 2023 + 1 - 1 = 2023 (năm) (Vì không có năm 0) = 202 thập kỉ + 3 năm = 20 thế kỉ + 23 năm
– Năm 544 cách năm 2023= 2023 - 544 = 1479 (năm) = 147 thập kỉ + 9 năm = 14 thế kỉ + 79 năm
– Năm 938 cách năm 2023= 2023 - 938 = 1085 (năm) = 108 thập kỉ + 5 năm = 10 thế kỉ + 85 năm
Thành tựu văn hóa tiêu biểu của Champa từ thế kỉ II đến thế kỉ IV:
+ Từ thế kỉ IV, dân tộc Chăm đã có chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn của Ấn Độ.
+ Tôn giáo: theo đạo Bà-la-môn và Phật giáo.
+ Âm nhạc và múa phục vụ các nghi lễ tôn giáo đặc sắc
+ Nghệ thuật đặc sắc: tháp chàm, đền, tượng, các bức chạm nổi,...
+ Kiến trúc: nhiều công trình kiến trúc đặc sắc còn được bảo tồn đến ngày này (di tích Thánh địa Mỹ Sơn).
+ Các công cụ lao động của người nguyên thủy là : rìu tay, mảnh tước.
+ Những công cụ đó dùng để tạo ra lửa, đốn và chặt thức ăn, giúp đỡ con người thuận tiện hơn trong lao động.
Tác động của quá trình giao lưu văn hóa đến các quốc gia Đông Nam Á từ đầu Công Nguyên đến thế kỉ X:
– Về tôn giáo: Phật giáo và Hin- đu giáo của Ấn Độ theo chân nhà buôn, nhà truyền giáo vào Đông Nam Á.
– Về chữ viết và văn học: Nhờ hệ thống chữ cổ Ấn Độ, người ĐNA đã sáng tạo ra chữ viết riêng. Ngoài ra, họ còn tiếp thu văn học của người Ấn Độ để sáng tạo ra những bộ sử thi.
– Về kiến trúc và điêu khắc: Mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ, đặc biệt là đền tháp. Điêu khắc chủ yếu là tượng thần, tượng phật và phù điêu.
– Các vương quốc cổ đầu tiên của Khu vực Đông Nam Á như: Pê-gu, Pha-ton, Chân Lạp, Don ton, Phù Nam, Xích Thổ, Tu-ma-sic, Ma-lay-u, Ta-ru-ma, Cham- Pa
– Xác định vị trí của các vương quốc cổ đó thuộc quốc gia Đông Nam Á nào ngày nay:
+ Pê-gu, Pha-ton=> Mianma
+ Chân Lạp=> Lào, Campuchia, Thái Lan
+ Don ton=> Mianma, Thái Lan
+ Phù Nam, Cham pa=> Việt Nam
+ Xích Thổ=> Mai-lai-xia
+ Tu-ma-sic=> Xin-ga-po
+ Ma-lay-u, Ta-ru-ma=> In-do-ne-xi-a.
– Phạm vi lãnh thổ của Vương quốc Phù Nam từ thế kỉ III đến thế kỉ V: Chủ yếu thuộc Nam Bộ, Việt Nam ngày nay.
– Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, Phù Nam phát triển mạnh mẽ trong khu vực Đông Nam Á -> Đến thế kỉ VI, Phù Nam suy yếu và bị thôn tính.
TK:
* Tác động của điều kiện tự nhiên đến sự phát triển của Hy Lạp cổ đại:
- Điều kiện tự nhiên của Hi Lạp:
+ Nằm ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, vịnh biển,...
+ Địa hình bị chia cắt bởi biển, núi đồi, cao nguyên,...
+ Đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai cằn khô.
+ Có nhiều khoáng sản như đồng, sắt, vàng, bạc, đặc biệt là đá cẩm thạch…
- Tác động của điều kiện tự nhiên:
+ Thứ nhất, tác động tới sự hình thành nhà nước:
Do đất đai canh tác xấu, công cụ bằng đá, bằng đồng không có tác dụng mà phải đến khi công cụ bằng sắt xuất hiện, việc trồng trọt mới có hiệu quả => có sản phẩm dư thừa, khi đó mới xuất hiện tư hữu và sự phân chia giai cấp trong xã hội. Vì vậy, tới khoảng thiên niên kỉ I TCN, các nhà nước cổ đại mới ra đời ở Hi Lạp (muộn hơn so với các nước phương Đông).Do lãnh thổ bị chia cắt nên khó có điều kiện tập trung đông dân cư => khi xã hội có giai cấp hình thành thì mỗi vùng, mỗi bán đảo trở thành một quốc gia => diện tích mỗi nước khá nhỏ.+ Thứ hai, tác động tới đời sống kinh tế:
Đất đai ít, khô cứng nên kinh tế nông nghiệp không phát triển mạnh.Giàu tài nguyên khoáng sản và đặc biệt là có vị trí địa lí thuận lợi (ven biển) nên kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp (đặc biệt là mậu dịch hàng hải) rất phát triển.+ Thứ ba, tác động tới sự phát triển của văn hóa:
Vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu, học tập, tiếp thu văn hóa.* Vai trò của cảng biển Pi-rê đối với sự phát triển của kinh tế Hy Lạp cổ đại.
- Cảng Pi-rê là cảng biển nổi tiếng nhất của Hi Lạp cổ đại, trung tâm buôn bán của tất cả các thành bang thời bấy giờ.
- Từ cảng Pi-rê, người Hi Lạp đem hàng hóa giao thương khắp Địa Trung Hải, tới tận vùng Biển Đen.
- Khái niệm “Công nguyên”: quy ước thời gian tính từ mốc chúa Giê-xu ra đời (được gọi là năm 1 công nguyên).
- Khái niệm “trước Công nguyên”: quy ước thời gian tính từ mốc trước khi chúa Giê-xu ra đời.
- Khái niệm “thập kỉ”: khoảng thời gian 10 năm
- Khái niệm “thế kỉ”: khoảng thời gian 100 năm.
- Khái niệm “thiên niên kỉ”: khoảng thời gian 1000 năm.