Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tác động của quá trình giao lưu văn hóa đến các quốc gia Đông Nam Á từ đầu Công Nguyên đến thế kỉ X:
– Về tôn giáo: Phật giáo và Hin- đu giáo của Ấn Độ theo chân nhà buôn, nhà truyền giáo vào Đông Nam Á.
– Về chữ viết và văn học: Nhờ hệ thống chữ cổ Ấn Độ, người ĐNA đã sáng tạo ra chữ viết riêng. Ngoài ra, họ còn tiếp thu văn học của người Ấn Độ để sáng tạo ra những bộ sử thi.
– Về kiến trúc và điêu khắc: Mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ, đặc biệt là đền tháp. Điêu khắc chủ yếu là tượng thần, tượng phật và phù điêu.
– Các vương quốc cổ đầu tiên của Khu vực Đông Nam Á như: Pê-gu, Pha-ton, Chân Lạp, Don ton, Phù Nam, Xích Thổ, Tu-ma-sic, Ma-lay-u, Ta-ru-ma, Cham- Pa
– Xác định vị trí của các vương quốc cổ đó thuộc quốc gia Đông Nam Á nào ngày nay:
+ Pê-gu, Pha-ton=> Mianma
+ Chân Lạp=> Lào, Campuchia, Thái Lan
+ Don ton=> Mianma, Thái Lan
+ Phù Nam, Cham pa=> Việt Nam
+ Xích Thổ=> Mai-lai-xia
+ Tu-ma-sic=> Xin-ga-po
+ Ma-lay-u, Ta-ru-ma=> In-do-ne-xi-a.
Trong thời Bắc thuộc, người Việt đã biết tiếp thu các yếu tố bên ngoài đến phát triển văn hóa dân tộc. Cụ thể là:
– Các sản phẩm thủ công được cải tiến một cách sáng tạo (vòi ấm trang trí hình đầu gà, viền ngoài khay gốm trang trí hoa văn kiểu văn hóa Đông Sơn…)
– Người việt giữ những yếu tố của tiếng Việt truyền thống, tiếp nhận thêm nhiều lớp từ Hán và chữ Hán.
– Phật Giáo, Đạo giáo được người Việt tiếp nhận một cách tự nhiên, phổ biến, sâu sắc.
Phạm vi chủ yếu của Vương quốc Chăm - Pa là vùng duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam hiện nay (từ Quảng Nam cho tới Bình Thuận).
Thành tựu văn hóa tiêu biểu của Champa từ thế kỉ II đến thế kỉ IV:
+ Từ thế kỉ IV, dân tộc Chăm đã có chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn của Ấn Độ.
+ Tôn giáo: theo đạo Bà-la-môn và Phật giáo.
+ Âm nhạc và múa phục vụ các nghi lễ tôn giáo đặc sắc
+ Nghệ thuật đặc sắc: tháp chàm, đền, tượng, các bức chạm nổi,...
+ Kiến trúc: nhiều công trình kiến trúc đặc sắc còn được bảo tồn đến ngày này (di tích Thánh địa Mỹ Sơn).
- Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của cư dân Chăm-pa:
+ Từ thế kỉ IV, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Chăm vổ.
+ Cư dân Chăm-pa thờ tín ngưỡng đa thần và du nhập các tôn giáo từ bên ngoài (Phật giáo, Hin-đu giáo...)
+ Xây dựng nhiều đền, tháp thờ thần, phật như: Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương
+ Lễ hội và các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo gắn liền với đời sống hiện thực.
Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, một số vương quốc phong kiến ở khu vực ĐNA đã hình thành và phát triển:
– Tại lưu vực sông I-ra-oa-đi, vương quốc Kse-tra của người Pi-u, Pa-gan của người Miên hình thành
– Tại lưu vực sông Mê Nam, vương quốc Đva-ra-va-ti thành lập
– Trên đảo Su-ma-tơ-ra xuất hiện vương quốc Vi-giay-a
– Trên đảo Gia-va vương quốc Ca-lin-ga cũng được hình thành
– Ở hạ lưu sông Sê Mun, vương quốc Chân Lạp được hình thành.
=> Bộ máy các nước được tổ chức quy củ, hệ thống và hoàn thiện. Các vương quốc lục địa phát triển nông nghiệp, các vương quốc hải đảo phát triển thương nghiệp, hải cảng…
- Tóm tắt diễn biến trận Bạch Đằng năm 938:
+ Nhận được tin này, Lưu Hoằng Tháo sẽ kéo quân vào nước ta theo đường biển, Ngô Quyền đã chủ động lên kế hoạch đánh giặc ở vùng cửa sông Bạch Đằng.
+ Cuối năm 938, Lưu Hoằng Tháo dẫn quân tiến vào khu vực cửa biển Bạch Đằng. Khi nước triều dâng cao, Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra đánh và giả vờ thua.
+ Lưu Hoằng Tháo đốc quân đuổi theo, vượt qua khu vực có bãi cọc ngầm mà không hề hay biết.
+ Khi nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền hạ lệnh cho quân tấn công. Bị đánh bất ngờ, quân Nam Hán quay đầu tháo chạy.
+ Nước triều rút ngày càng mạnh, bãi cọc ngầm lộ ra. Các chiến thuyền của quân Nam Hán va vào bãi cọc, vỡ và bị chìm. Lưu Hoằng Tháo tử trận trong đám tàn quân.
– Phạm vi lãnh thổ của Vương quốc Phù Nam từ thế kỉ III đến thế kỉ V: Chủ yếu thuộc Nam Bộ, Việt Nam ngày nay.
– Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, Phù Nam phát triển mạnh mẽ trong khu vực Đông Nam Á -> Đến thế kỉ VI, Phù Nam suy yếu và bị thôn tính.